THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG CHUYÊN môn THEO CHỦ đề CHO GIÁO VIÊN mầm NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục

58 284 0
THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG CHUYÊN môn THEO CHỦ đề CHO GIÁO VIÊN mầm NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Kiến An là quận nằm phía Nam của thành phố Hải Phòng có tổng diện tích 29,8 km², dân số khoảng 8,6 vạn người Quận duy nhất có được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, rừng núi, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, quốc phòng đặc biệt là giáo dục Kiến An góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố cảng biển phát triển một cách toàn diện Quận Kiến An là nơi trung tâm của Quốc phòng và Giáo dục Trên địa bàn quận có căn cứ quân sự Quân khu 3, có trường đại học sư phạm Hải Phòng đào tạo đủ các cấp học từ cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau đại học Hằng năm cung cấp cho thành phố đội ngũ giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn Quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch, Dịch vụ và Nông nghiệp Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục quận Kiến An đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định sự cố gắng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cùng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh, giáo dục quận Kiến An đã có những chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả - Khái quát tình hình giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Tình hình chung về giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Năm học 2017 - 2018 thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Hải Phòng, ngành GD&ĐT quận Kiến An chủ động thực hiện nhiệm vụ năm học, tiếp tục triển khai các nội dung đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi các cấp Giáo dục mầm non quận Kiến An đến năm học 2017- 2018 có 17 trường mầm non, trong đó có 13 công lập, 01 trường cơ quan xí nghiệp và 03 trường tư thục, có 05/17 trường đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp nhà trẻ đạt 18,2%, trẻ mẫu giáo đạt 97,6%, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%, số trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100% Trên 98% trẻ đạt yêu cầu mục tiêu cuối độ tuổi theo quy định - Số lượng, chất lượng trẻ cấp học mầm non * Về quy mô trường lớp - Số lượng trẻ cấp học mầm non quận Kiến An 2015 - 2016 Năm học Tổng số 2016 - 2017 2017 - 2018 Số Số Số Số Số Số Số Số Số trường lớp trẻ trường lớp trẻ trường lớp trẻ 17 187 6271 17 193 6451 17 198 6601 Qua thống kê số lượng trẻ mầm non được huy động đến trường, lớp hàng năm đều thấy có sự tăng lên rõ rệt Thực hiện Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Phòng GD&ĐT quận Kiến An đã chỉ đạo các cơ sở GDMN trên địa bàn huy động và tiếp nhận 100% trẻ 5 tuổi đến trường, lớp mầm non Các trường mầm non đã làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội, các đoàn thể và cha mẹ học sinh để huy động trẻ 5 tuổi đến trường Vì vậy trong các năm học qua, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến trường lớp mầm non luôn đạt 100% Năm 2012, quận Kiến An đã được Bộ GD&ĐT và thành phố Hải Phòng công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen trong công tác Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi Từ năm 2012 đến nay quận Kiến An luôn duy trì đạt chuẩn và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi Bên cạnh đó việc huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi đến trường, lớp cũng không ngừng tăng * Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng - Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non - Theo dõi sức khỏe 2015 - 2016 2016 - 2017 Tổng số trẻ: 6271 trẻ Tổng số trẻ: 6451trẻ 2017 - 2018 Tổng số trẻ: 6601trẻ Năm học Bình Suy dinh Bình Suy dinh Bình Suy dinh thường dưỡng thường dưỡng thường dưỡng Số trẻ 5906 365 6129 322 6318 283 Tỷ lệ 94,2 5,8 95 5.0 95.7 4.3 - Theo dõi chiều cao 2015 - 2016 Năm học Bình 2016 - 2017 Bình Thấp còi thường 2017- 2018 Bình Thấp còi thường Thấp còi thường Số trẻ 5835 436 6058 393 6291 310 Tỷ lệ 93 7 93.9 6.1 95,3 4,7 Trẻ mầm non quận Kiến An được chăm sóc, giáo dục theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại các cơ sở GDMN trên địa bàn quận đạt 100% Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 5% so với đầu năm học Chất lượng giáo dục trẻ - Thực hiện Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng, Phòng GD&ĐT quận Kiến An chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình GDMN đến 100% trường, lớp mầm non toàn quận Các nhà trường tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo về thực hiện chương trình GDMN mới qua đó rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình - Các trường mầm non quan tâm đầu tư đến thiết bị dạy học cần thiết, hiện đại, 100% các trường đều trang bị hệ thống chiếu sáng học đường đạt tiêu chuẩn, trang bị máy tính, kết nối mạng internet Trang bị máy tính để trẻ được học và chơi trên máy tính với các phần mềm phù hợp với sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non như: chương trình Kidsmart, Happykids và một số phần mềm phát triển tư duy cho trẻ sưu tầm trên Internet - Hiện nay phần lớn các trường, các lớp mầm non tư thục độc lập trên địa bàn quận đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, thường xuyên đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn hàng năm, các nhà trường thực hiện nghiêm túc, thực chất công tác đánh giá trẻ để điều chỉnh kịp thời nội dung, mục đích các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, với điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục, có biện pháp phối hợp tích cực với phụ huynh BD kiến thức cho trẻ, nâng cao chất lượng chuyên môn của mỗi đơn vị giáo dục trên địa bàn quận Kiến An Chất lượng giáo dục đạt tỷ lệ cao từ 95% đến 98% yêu cầu theo 5 lĩnh vực phát triển của trẻ (Nguồn: số liệu khảo sát đánh giá trẻ mầm non quận Kiến An) - Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL và GV các trường MN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng - Số lượng đội ngũ CBQL, giáo viên mầm non quận Kiến An 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 Năm học CBQL GV CBQL GV CBQL GV 41 370 41 386 41 396 Nhìn vào bảng nhận thấy số lượng giáo viên mầm non không ngừng tăng Có sự gia tăng đó là do sự huy động trẻ ra lớp hàng năm đều tăng ở tất cả các trường trên địa bàn quận Kiến An * Chất lượng - Thực trạng trình độ đào tạo của GVMN quận Kiến An 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 SL % SL % SL % Trung cấp 202 54.6 191 49.5 129 32.5 Cao Đẳng 88 23.8 102 26.3 169 42.7 Đại học 80 21.6 93 24.2 97 24.6 Sau ĐH 0 0 0 0 1 0.2 Đạt chuẩn, trên chuẩn 370 100 386 100 396 100 Trình độ đào tạo Từ bảng số liệu trên ta thấy, trình độ đào tạo chuyên môn của GVMN đều đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%, tỷ lệ GV trên chuẩn chưa cao, số giáo viên có trình độ đào tạo đại học và sau đại học còn thấp Nguyên do hằng năm số trẻ ra lớp tăng nên các trường mầm non đều phải tuyển hợp đồng thêm giáo viên mới ra trường có trình độ chuyên môn được đào tạo đa phần là Trung cấp Sư phạm mầm non - Thực trạng về độ tuổi của GVMN quận Kiến An Độ tuổi Dưới 30 tuổi Dưới 40 tuổi Dưới 50 tuổi Từ 50- 55 Tổng số: 396 202 112 67 15 Tỷ lệ % 51 28.2 17.0 3.8 + Nhận xét: Đội ngũ GVMN trong độ tuổi còn trẻ nhiều, có lợi thế về sức khỏe, về độ tiếp thu nhanh những kiến thức mới, có lòng nhiệt tình với công việc Tuy nhiên, các giáo viên mầm non trẻ tuổi cũng có một số khó khăn như sau: - Còn hạn chế về chuyên môn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ - Hạn chế trong kinh nghiệm sống, ứng xử với đồng nghiệp, trong giao tiếp với phụ huynh - Hạn chế trong tích lũy kiến thức các ngành khác phục vụ cho chuyên ngành GDMN - Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thuận lợi Giáo dục mầm non luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ quận đến cơ sở, vật chất trường lớp được đầu tư xây mới bổ sung, mở rộng khuôn viên, cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp; luôn nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, hàng năm tỷ lệ trẻ huy động ra lớp đều tăng lên năm sau cao hơn năm trước; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nâng lên; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được tăng cả về số lượng, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng GD&ĐT đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành Cử cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, các hội nghị chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức Hiện nay, toàn quận có 491 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, trong đó Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng 41, chủ lớp mầm non tư thục đã cấp phép 54, giáo viên 396 Hiệu trưởng giỏi cấp quận 17 đồng chí, cấp thành phố 5 đồng chí; giáo viên giỏi cấp quận 155 đồng chí, cấp thành phố 28 đồng chí Về quy mô phát triển GDMN: Quy mô giáo dục mầm non được phát triển mạnh ở các loại hình trường, lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân trong toàn quận Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ Về cơ sở vật chất: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tích cực trong công tác tham mưu với Quận ủy, UBND tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới cho các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định Hàng năm quận đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, mua sắm trang thiết bị theo hướng đồng bộ và hiện đại Ngoài ra, quận còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Hiện nay, tổng số trường MN đạt chuẩn Quốc gia của quận là 05/17 trường Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm đầu tư Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới khang trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Khó khăn Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Trình độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong quận Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao Trong BDCM, hầu hết giáo viên chưa xác định được mục đích bồi dưỡng chuyên môn là để có kỹ năng sư phạm vững vàng đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, nuôi dạy trẻ mà chủ yếu nặng về kiến thức mang tính lý thuyết Cả cán bộ quản lý, GV đều chú ý đến mục đích kiến thức và vận dụng sáng tạo mà coi nhẹ hình thành kỹ năng GV quan tâm đến mục đích kiến thức, điều này thể hiện sự thiếu tự tin về những hiểu biết trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ Do thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên khi xây dựng kế hoạch một số cán bộ quản lý còn yếu, chưa xác định đầy đủ các phần việc phải làm Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đôi khi còn lúng túng, hiệu quả chưa cao Chưa có sự thống nhất trong cách lựa chọn các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giữa cán bộ quản lý và giáo viên Công tác kiểm tra, đánh giá GV mầm non là một trong những nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Tuy nhiên, không phải HT nào cũng làm nhiệm vụ này thường xuyên đề cho GV mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực - Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng tổ chức hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Mức độ thực hiện Tổ chức hoạt động bồi TT CBQL dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho Thường GVMN xuyên GV Chưa thường xuyên Thường xuyên SL % Chung Chưa thường xuyên SL % Thường xuyên SL % Chưa thường xuyên SL % SL % SL % 32 82 18 122 45,5 146 54,5 154 50,1 153 49,9 Tổ chức HĐ BDCM 1 theo chủ đề tập trung theo kế hoạch của 7 PhòngGD&ĐT quận Tổ chức thực hiện 2 các chuyên đề bồi 24 61,5 15 38,5 112 41,8 156 58,2 136 44,3 171 55,7 dưỡng thường xuyên 3 Tổ chức kiến tập, 11 28,2 28 71,8 74 27,6 194 72,4 85 27,7 222 72,3 tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn * Nhận xét: - Thứ tự số 1 “Tổ chức hoạt động bồi dưỡn chuyên môn theo chủ đề tập trung theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT”: tiêu chí này được CBQL các trường đánh giá ở mức độ khá thường xuyên Tuy nhiên, chỉ có 45,5 % giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên Đây là một hình thức BDCM theo chủ đề cho GV mỗi khi có sự thay đổi về nội dung chương trình GDMN hay vào trong các đợt bồi dưỡng hè Kết quả thu được sau mỗi đợt BDCM tập trung chưa được tiến hành kiểm tra, đánh giá Số lượng giáo viên trường mầm non được tham gia bồi dưỡng tập trung còn hạn chế, những giáo viên tham dự BDCM về cũng chưa biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được Phòng GD&ĐT bồi dưỡng trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ - Thứ tự thứ 2 “Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên” Qua khảo sát ở các trường, CBQL và GV đều cho rằng công tác tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên là cần thiết Tuy nhiên, có rất ít trường tiến hành tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên Phần lớn, các trường chỉ tổ chức tập huấn bồi dưỡng trong hè, hoặc đầu năm học mới Số lần tổ chức cũng rất ít Vì vậy, mức độ đánh giá các CBQL và GV chỉ đạt 44,3% - Thứ tự số 3 “Tổ chức kiến tập, tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn”: đây là một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN Tuy nhiên, các trường MN quận Kiến An, công tác này tổ chức chưa nhiều Nguyên do, chủ yếu do không có thời gian, kinh phí, tâm lý ngần ngại do vậy, các buổi kiến tập ở trường bạn chỉ dừng ở mức học hỏi, tham khảo, vì vậy công tác này hiệu quả chưa cao - Thực trạng chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN Mức độ thực hiện CBQL GV Chung Chỉ đạo hoạt động BDCM Tt theo chủ đề cho GVMN Thường xuyên SL % Chưa thường xuyên SL Thường xuyên % SL % Chưa thường xuyên Thường xuyên SL % SL % Chưa thường xuyên SL % Xây dựng ban chỉ đạo 1 hoạt động BDCM theo 19 48,7 20 51,3 181 67,5 87 32,5 200 65.1 107 34,9 chủ đề trong trường Hướng dẫn chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ 2 chức hoạt động BDCM 22 56,4 17 43,6 166 62 102 38 188 61.2 119 38,8 theo chủ đề cho tổ chuyên môn Hướng dẫn chỉ đạo, tạo 3 điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự BD 32 82 7 18 99 37 169 63 131 43 176 57 chuyên môn theo chủ đề 4 Chỉ đạo phối hợp các lực 26 66,7 13 33,3 183 68.3 85 31,7 209 68 98 32 Mức độ thực hiện CBQL GV Chung Chỉ đạo hoạt động BDCM Tt theo chủ đề cho GVMN Thường xuyên Chưa thường xuyên SL % SL 32 82 7 Thường xuyên % SL % Chưa thường xuyên Thường xuyên SL % SL % Chưa thường xuyên SL % lượng trong hoạt động BDCM theo chủ đề Theo dõi, đôn đốc, giám 5 sát việc thực hiện hoạt động BDCM theo chủ đề 18 203 75.8 65 24,2 235 76,5 72 23,5 cho giáo viên + Nhận xét: - “Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV của trường”: Thực tế khảo sát ở các trường cho thấy, hoạt động này được thực hiện ở mức độ thấp và hiệu quả không cao Nguyên nhân là do các trường MN quy mô nhỏ, lượng cán bộ, giáo viên ít, do vậy thường lơ là trong việc xây dựng các văn bản, kế hoạch, việc thành lập Ban chỉ đạo công tác chuyên môn trong mỗi nhà trường MN cũng vậy, có những trường không kiện toàn Ban chỉ đạo công tác chuyên môn hàng năm, hoặc nếu có, cũng không phát huy được vai trò của Ban chỉ đạo chuyên môn trong trường MN - “Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho tổ chuyên môn” Theo cán bộ quản lý và giáo viên trường MN, trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn ở các trường được thực hiện chưa thường xuyên: đánh giá chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn cũng như chưa thật sự tạo điều kiện để tổ chuyên môn thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non (cán bộ quản lý: 56.4%, GV: 62.0%) - “Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề”: Yếu tố quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người giáo viên là tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình Công tác này được cán bộ quản lý và GV ở các trường đánh giá khá thường xuyên và đạt mức độ hiệu quả khá với cán bộ quản lý, còn với giáo viên chỉ đạt mức thấp là 37% Nguyên do, mặc dù thúc đẩy công tác tự bồi dưỡng ở giáo viên, tuy nhiên theo đánh giá của giáo viên trường MN, người cán bộ quản lý chưa thật quan tâm đến các điều kiện về thời gian, về mức thưởng, phạt, đãi ngộ động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên kịp thời trong công tác tự bồi dưỡng - “Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non”: cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá hoạt động này đạt hiệu quả ở mức độ trung bình Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu quả của việc xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên chưa cao Đồng thời, hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong hoạt động này phụ thuộc vào năng lực quản lý của cán bộ quản lý, ở đây là Hiệu trưởng - Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non Mức độ thực hiện Chỉ đạo hoạt động bồi TT dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN CBQL Thường xuyên SL % GV Chưa thường xuyên SL Thường xuyên % SL % Chung Chưa thường xuyên Thường xuyên SL % SL % Chưa thường xuyên SL % Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, 1 đánh giá hoạt động bồi 32 82 7 18 208 77,6 60 22,4 241 78.5 66 21,5 dưỡng chuyên môn theo chủ đề Quy định tiêu chí kiểm 2 tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 26 66.7 13 33,3 184 68,7 84 31,3 209 68.1 98 31,9 theo chủ đề Phối hợp các lực lượng 3 có liên quan trong kiểm 30 77 9 23 156 58.2 112 41,8 187 61 120 39 9 23 126 47 142 53 158 51.5 149 48,5 tra đánh giá 4 Tổng kêt đánh giá, rút 30 77 Mức độ thực hiện Chỉ đạo hoạt động bồi TT dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN CBQL Thường xuyên SL % GV Chưa thường xuyên SL Thường xuyên % SL % Chung Chưa thường xuyên Thường xuyên SL % SL % Chưa thường xuyên SL % kinh nghiệm sau đợt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề Thực hiện theo quy chế đề ra với các giáo viên 5 không đạt yêu cầu sau 26 66.7 13 33,3 143 53.4 125 46,6 170 55.4 137 44,6 hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề + Nhận xét: - “Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non”: Theo kết quả khảo sát ở các trường mầm non cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ thực hiện là 78,5% Kết quả này cho ta thấy cán bộ quản lý ở các trường có quan tâm đến việc đưa ra các quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề nhưng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chưa triệt để nên sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non kết quả chưa cao - “Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non”: cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các nhà trường có đề ra quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non, song hoạt động này chưa thực hiện tốt nên kết quả thấp Điều này cho thấy, cán bộ quản lý ở các trường chưa quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên sau các đợt bồi dưỡng - “Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá”: kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động này đạt (61%) Ta thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non - “Tổng kết, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề”: qua số liệu khảo sát cho thấy công tác này ít khi được thực hiện và hiệu quả chưa cao (51.5%) Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non “Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau đợt bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề”: công tác này ít được thực hiện và hiệu quả thấp Phần lớn là do thực trạng thiếu giáo viên ở các trường mầm non, giáo viên hợp đồng nhiềugiáo viên mầm non hợp đồng trường lương thấp, vì vậy, cán bộ quản lý còn e ngại khi đưa ra các hình thức kỉ luật về công tác bồi dưỡng chuyên môn với giáo viên * Kết quả trên cho thấy việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục còn hạn chế, mặc dù trong kế hoạch nhà trường đã đưa ra công tác kiểm tra đánh giá định kỳ thường xuyên - Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Mức độ ảnh hưởng Không Điểm Thứ Rất Tt Các yếu tố khách quan Ảnh ảnh ảnh TB bậc hưởng hưởng 1 Yếu tố về quản lý nhà nước hưởng 235 33 0 2.87 1 2 huy động sự đóng góp của phụ huynh, 218 50 0 2.81 2 65 0 2.75 3 Yếu tố thực hiện công tác xã hội hóa các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư Yếu tố về kinh tế - xã hội, truyền thống 3 văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã 203 hội + Nhận xét: Từ kết quả bảng cho thấy 3 yếu tố khách quan đều ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN Mặc dù được xếp theo thứ bậc, nhưng vẫn thể hiện không có yếu tố nào là không ảnh hưởng đến việc hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non trong công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên là không đồng đều nhau ở mỗi trường MN Đây là vấn đề đòi hỏi người Hiệu trưởng phải đầu tư, suy nghĩ để có được những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên phù hợp nhất, hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các nhà trường mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay - Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN quận Kiến A, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc QL hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN Điểm Thứ Mức độ ảnh hưởng Tt Các yếu tố chủ quan Rất BDCM theo chủ đề trong trường MN 214 2.80 1 Ảnh ảnh hưởng hưởng Nhận thức của HT về vị trí, vai trò của bậc Không ảnh 1 TB 54 hưởng 0 Năng lực quản lý chuyên môn của Hiệu 2 trưởng còn hạn chế do không kịp thích 200 61 7 2.72 3 196 63 9 2.70 4 185 74 9 2.65 5 5 thức tổ chức hoạt động BDCM theo chủ 202 61 5 2.73 2 79 11 2.62 6 ứng với điều kiện thực tế ở trường MN 3 Xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu BDCM theo chủ đề của giáo viên HT chưa tổ chức, chỉ đạo sâu sát tới các 4 thành viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ BDCM theo chủ đề cho giáo viên Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình đề cho giáo viên chưa thiết thực Chưa nghiêm túc thực hiện trong kiểm tra 6 đánh giá Chưa đề ra cụ thể chế độ chính sách thưởng, phạt trong hoạt động 178 BDCM theo chủ đề + Nhận xét: - Yếu tố chủ quan được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất là "Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của BDCM theo chủ đề trong trường MN" - Theo kết quả khảo sát, phần lớn CBQL và GV trường mầm non đều nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động chuyên môn trong trường mầm non, các CBQL và GV đều xác định việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, là xương sống trong nhà trường Nó tác động đến tất cả các hoạt động khác trong nhà trường, phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc - giáo dục trẻ Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, quản lý việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN của các trường MN đã có thực hiện Những trường mà quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề của HT cho GV được đẩy mạnh, những trường đó khẳng định được với phụ huynh, với các cấp các ngành chất lượng chuyên môn của nhà trường, và đó là những trường MN phát triển bền vững của quận Tuy nhiên nhiều trường việc quản lý bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên còn nhiều hạn chế như: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng mà chưa bám sát vào nhu cầu của đội ngũ GV, chưa nghiêm túc trong tổ chức triển khai chỉ đạo, đánh giá, kiểm tra công tác BDCM theo chủ đề Do đó, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Đánh giá mặt thành công của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Hiệu trưởng và giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của HĐ BDCM theo chủ đề, nó quyết định đến chất lượng và đảm bảo được sự phát triển bền vững của mỗi nhà trường mầm non - Hiệu trưởng đã rất quan tâm đến công tác triển khai HĐ BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ - Hiệu trưởng có sự quản lý tốt, rất nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm, đều qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý giáo dục, hoặc có kinh nghiệm trong ngành MN, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể, luôn có tinh thần cầu tiến, luôn kiên trì, nỗ lực, năng động, trong quản lý - Trong quá trình quản lý HĐBDCM theo chủ đề, hiệu trưởng đã quan tâm trong việc đề ra kế hoạch BDCM theo chủ đề cho giáo viên và tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ BDCM theo chủ đề Đã vận dụng các biện pháp kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với hoạt động BDCM theo chủ đề trong nhà trường - Đã có nhiều cố gắng để xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, thúc đẩy hoạt động BD và tự BDCM theo chủ đề trong đội ngũ cán bộ giáo viên trong mỗi nhà trường - Đánh giá mặt hạn chế của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục Mặc dù quy mô của các trường lớp mầm non không ngừng được mở rộng, song việc đảm bảo chất lượng chuyên môn ở các trường mầm non luôn là những điều đáng lo ngại với các nhà quản lý giáo dục Một nguyên nhân lớn khiến chất lượng chuyên môn trong các nhà trường MN chưa thật bình ổn và phát triển bền vững, đó là do công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên còn nhiều hạn chế, đó là: - Một số trường Hiệu trưởng chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề xuyên suốt trong năm học phù hợp với điều kiện nhà trường - Một số trường chưa kịp thời trong: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức về công tác chuyên môn; triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn của ngành học cập nhật theo từng năm học; giáo viên chưa kịp thời nắm bắt những kiến thức mới về đổi mới trong giáo dục - Một số hiệu trưởng nhà trường chưa có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể trong công tác triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề trong nhà trường - Một số nơi việc xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên còn nghèo nàn, chưa nắm bắt được nhu cầu của giáo viên, chưa đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn công việc, vì vậy, chất lượng đạt được qua các buổi bồi dưỡng chưa cao - Có đơn vị chưa quan tâm tới các hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn Đặc biệt là việc cập nhật những phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học trong giáo dục trẻ mầm non - Có đơn vị chưa kịp thời trong khuyến khích các giáo viên tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, chưa động viên các giáo viên sáng tạo trong làm các đồ dùng tự tạo phục vụ mục đích giáo dục trẻ, tự học hỏi các kiến thức chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tự học các kiến thức khác phục vụ cho công tác chuyên môn như: sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin - Công tác kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề còn bị buông lỏng Chưa đề ra hình thức thưởng, phạt thi đua thỏa đáng để động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tham gia công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng - Một số đơn vị chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu, phối kết hợp giữa các thành phần trong nhà trường, với phụ huynh, với địa bàn dân cư, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để phát huy mọi nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ - Bên cạnh những trường khang trang, có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học thì còn có những trường chưa thường xuyên bổ sung trang bị đồ dùng thiết bị tối thiểu, trang bị học phẩm, đồ dùng trực quan để tiến hành các hoạt động giáo dục cho trẻ Trong chương này chúng tôi khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục Trong 3 năm qua từ kết quả điều tra thực trạng đã nêu trên cho thấy, dù còn nhiều bất cập, nhiều khó khăn, nhưng giáo dục mầm non trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đang không ngừng mở rộng quy mô mạng lưới, mỗi cơ sở giáo dục đều đang nỗ lực củng cố và tìm những hướng phát triển phù hợp với đặc thù riêng của mình Các cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề và nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên trường mầm non là rất lớn Khảo sát cụ thể cho thấy kết quả phản ánh tương đối khách quan về trình độ chuyên môn của GV trường MN, thực trạng của quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN Với kết quả khảo sát trên, mỗi người làm công tác Hiệu trưởng trong trường MN càng nhận thấy sự cần thiết phải có kế hoạch, lịch trình tổ chức thực hiện cụ thể, có kiểm tra rà soát kết quả cũng như có các quan tâm động viên kịp thời trong việc quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN để nâng cao chất lượng hoạt động BDCM theo chủ đề cũng như nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường mầm non ... chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non bối cảnh đổi giáo dục - Thực trạng phương pháp bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng bối cảnh đổi. .. chủ đề cho giáo viên mầm non bối cảnh đổi giáo dục - Thực trạng hình thức bồi dưỡng chun mơn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng bối cảnh đổi giáo dục - Thực trạng. .. thực trạng quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng bối cảnh đổi giáo dục - Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo

Ngày đăng: 26/05/2019, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

  • - Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

  • - Khái quát tình hình giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Tình hình chung về giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

  • - Số lượng, chất lượng trẻ cấp học mầm non

  • - Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL và GV các trường MN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

  • - Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của giáo dục mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Thuận lợi

  • - Khó khăn

  • - Thực trạng về chuyên môn và nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Vài nét về mẫu nghiên cứu và cách xử lý số liệu khảo sát

  • + Vài nét về mẫu nghiên cứu: chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 16 trường mầm non của quận Kiến An để tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

  • - Nhóm CBQL:16 Hiệu trưởng của 16 trường mầm non quận Kiến An

  • - Thực trạng chuyên môn của giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Một số đơn vị có giáo viên năng động, nắm bắt nhanh những đòi hỏi về chuyên môn phù hợp với thực tế của trường lớp và địa bàn dân cư. Luôn trau dồi rèn luyện ham học hỏi, bồi dưỡng và có ý thức trong tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

  • - Nhận thức về vị trí, vai trò của bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của giáo viên mầm non trongbối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GVMN quận Kiến An, thành phố Hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  • - Thực trạng về hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non quận Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan