ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

4 539 1
ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN LỊCH SỬ  LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nêu tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản? Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày sự ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cho biết thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? ------Hết------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………………………… .…….…… Chữ kí của giám thị 1: ……… …………………………… . Số báo danh: ………………………………… .…….…… Chữ kí của giám thị 2: …………………… ………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn thi: LỊCH SỬ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 đ) Nêu tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? a. Những hoạt động yêu nước (2,25 điểm) - 18/6/1919: thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” 0,25 - 7/1920: Người tiếp xúc với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp. 0,25 - 12/1920: tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua, bỏ phiếu tán thành và gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 0,25 - 1921: Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp nhằm lên án CNĐQ . 0,50 - 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924), tham gia viết bài trên báo “Tia lửa đỏ”, tạp chí “Thư tín quốc tế” . 0,25 - 11/11/1924: Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng. 0,25 - 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, xuất bản báo “Thanh niên”, mở các lớp huấn luyện chính trị, xuất bản cuốn sách “Đường cách mệnh” nêu những vấn đề cơ bản đường lối chiến lược, sách lược cách mạng. 0,50 b. Ý nghĩa với cách mạng Việt Nam (0,75 điểm) - Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: “muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”. 0,25 - Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. 0,25 - Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. 0,25 Câu 2. (4,0 đ) Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? a. Hoàn cảnh (0,75 điểm) - CN Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước => PT CN phát triển đỉnh cao. 0,25 - Năm 1929 nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời, nhưng lại hoạt động riêng rẽ. PT CM có nguy cơ bị chia rẽ => yêu cầu phải thống nhất. 0,25 - Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, trở về Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1/1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. 0,25 b. Nội dung hội nghị (1,50 điểm) - Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam 0,50 - Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo 0,50 - 8/2/1930: các đại biểu về nước. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. 0,25 - 24/2/1930: Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. 0,25 c. Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1,75 điểm) - ĐCS VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc, lựa chọn của LS VN đầu thế kỷ XX. 0,50 - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với PT công nhân và PT yêu nước ở VN trong thời đại mới. 0,25 - Là một bước ngoặt vĩ đại trong LS CM VN. Từ đây, CM GP DT của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản VN. + Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo, bế tắc về đường lối của PT CM VN. + Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc VN, những thắng lợi cách mạng VN sau này 0,75 - Khi có Đảng, CM VN là 1 bộ phận khăng khít của CM TG. 0,25 Câu 3.a. (3,0 đ) Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản? a. Tình hình kinh tế 1952 – 1973 (1,0 điểm) + 1952 - 1960: phát triển nhanh, nhất là từ 1960 - 1970 có sự phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. 0,50 + Đầu những năm 70: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. 0,50 b. Nguyên nhân phát triển (2,0 điểm) + Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu 0,50 + Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật 0,25 + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có sức mạnh và tính cạnh tranh cao 0,25 + Áp dụng thành công những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm 0,50 + Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế 0,25 + Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (nguồn viện trợ của Mĩ, đơn đặt hàng của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh xâm lược Việt Nam…) 0,25 Câu 3.b. Trình bày sự ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cho biết thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? a. Sự ra đời (1,0 điểm) - Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển. 0,25 - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. 0,25 (3,0 đ) - Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước ĐNA liên kết với nhau. 0,25 => 8/8/1967: Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan. 0,25 b. Mục tiêu (0,50 điểm) - Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên 0,25 - Duy trì hòa bình, ổn định khu vực 0,25 c. Quá trình phát triển (1,0 điểm) - 1967 – 1975: là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. 0,25 - Hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976, với việc ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác” ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) 0,25 - Năm 1984, Brunây gia nhập, trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Năm 1992: Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Ngày 28-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7. Tháng 9-1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Năm 1999, Campuchia là thành viên thứ 10. 0,25 - Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. 0,25 d. Thời cơ và thách thức (0,50 điểm) - Thời cơ: Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học-kĩ thuật, công nghệ, văn hóa để phát triển 0,25 - Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội 0,25 . đại m i. 0,25 - Là m t bước ngoặt vĩ đại trong LS CM VN. Từ đây, CM GP DT của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản VN. + Ch m dứt. n m 1919 đến n m 1925. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách m ng Việt Nam? a. Những hoạt động yêu nước (2,25 đi m) - 18/6/1919: thay m t

Ngày đăng: 29/08/2013, 08:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan