ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN ĐIA LÍ LỚP 12

4 538 0
ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN ĐIA LÍ LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN MÔN ĐIA LÍ LỚP 12

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 Môn thi: ĐỊA – Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (3,0 điểm): 1. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về đặc điểm địa hình và đất? 2. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên khoáng sản và hải sản của nước ta? Câu II. (2,0 điểm) 1. Nêu các đặc điểm nổi bật về khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam. 2. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông- Tây ở vùng đồi núi nước ta được biểu hiện như thế nào. Câu III. (3,0 điểm) 1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi ở nước ta như thế nào? 2. Bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tai một số địa điểm. (đơn vị: 0 C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội 13,3 27,0 21,2 Huế 19,7 29,4 25,1 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm trên. b. Dựa vào biểu đồ, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. II. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) 1. Trình bày các đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta. 2. Phân tích các ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp. Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu nào đã tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên? --------------------Hết------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) khi làm bài thi. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2:……… TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: ĐỊA LÍ- Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ----------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung. 1. Nếu thí sinh làm theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thi, thì vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn quy định. 2. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch so với Hướng dẫn chấm thi và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50 điểm; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) I (3,0đ) 1 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về đặc điểm địa hình và đất? * Giống nhau - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Đất phù sa màu mỡ. * Khác nhau - Địa hình: + Đồng bằng sông Hồng: cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, có đê ven sông nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa: các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. + Đồng bằng sông Cửu long địa hình thấp và bằng phẳng hơn, không có đê, mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn (kể tên), thường bị ngập nước vào mùa mưa, mùa cạn nước triều lấn. - Đất: + Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa trong đê: phù sa cổ, bạc màu; vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. + Đồng bằng sộng Cửu Long đất phù sa được bồi tụ hàng năm; đất phèn và đất mặn chiếm 2/3 diện tích. (1,5đ) 0,5 0,5 0,5 2 Biển Đông ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên khoáng sản và hải sản của nước ta? - Tài nguyên khoáng sản: + Nhiều bể trầm tích chứa dầu, khí có trữ lượng khá lớn (kể tên). + Các bãi cát ven biển có trữ lượng ti tan lớn … + Biển là nguồn muối vô tận, vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là Nam Trung Bộ. (1,5đ) 0,75 - Tài nguyên hải sản (sinh vật): + Sinh vật biển nhiệt đới phong phú, giàu có về thành phần loài, năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ… (dẫn chứng) + Nhiều loài có giá trị kinh tế cao. +Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn có các tài nguyên quý giá… 0,75 II (2,0đ) 1 Nêu các đặc điểm nổi bật về khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam. - Khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Nhiệt độ trung bình năm trên 25 0 C. - Nóng quanh năm không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0 C, biên độ nhiệt năm nhỏ. - Mùa mưa và mùa khô phân hóa sâu sắc. (1,0đ) 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông- Tây ở vùng đồi núi nước ta được biểu hiện như thế nào. Nguyên nhân? - Khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, thì vùng núi thấp phía nam Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan giống như vùng ôn đới. - Khi sườn đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào, gây mưa vào thu - đông, thì Tây Nguyên lại là mùa khô. Khi Tây Nguyên vào mùa mưa, thì đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. (1,0đ) 0,5 0,5 III (3,0đ) 1 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi ở nước ta như thế nào? - Mạng lưới sông ngòi dày đặc + Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km. + Đi dọc bờ biển trung bình 20 km gặp một cửa sông + Sông ngòi nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa + Tổng lượng nước lớn 839 tỉ m 3 /năm (60% phát sinh ngoài lãnh thổ). + Tổng lượng phù sa lớn khoảng 200 triệu tấn /năm. - Chế độ nước theo mùa: mùa lũ – mùa cạn, có tính thất thường… (0,1đ) 0,5 0,25 0,25 2 Vẽ biểu đồ, nhận xét * Vẽ biểu đồ cột nhóm, các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Yêu cầu: đúng, đẹp, chính xác- khoa học, đầy đủ các yêu cầu. - Nếu thiếu: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị…, trừ 0,25 điểm/ý. * Nhận xét - Nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình tháng VII của các địa điểm đều cao (đều nóng)… - Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam. (2,0đ) 1,5 0,5 II. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm) IV.a 1 Trình bày các đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta. (1,0đ) 0,5 (2,0 đ) - Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và tạo nên phân bậc rõ rệt theo độ cao, phân hóa đa dạng. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. - Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: + Hướng tây bắc- đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. + Hướng vòng cung, thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. 0,5 2 Phân tích các ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp. - Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình nông- lâm kết hợp. - Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh . (1,0đ) 0,5 0,5 IV.b (2,0đ) Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu nào đã tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên? * Gió mùa mùa hạ: từ tháng V-X có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta. - Đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm hướng tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến nước ta. + Phạm vi hoạt động: cả nước. + Tác động: gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt –Lào trở nên khô, nóng. - Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam thổi đến nước ta, qua biển nên có tính chất nóng ẩm. + Phạm vi hoạt động: cả nước. + Tác động: gây mưa lớn kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa tây nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa lớn vào tháng IX cho Trung Bộ. * Nguyên nhân chủ yếu tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên là do gió Tín phong bán cầu Bắc. (2,0đ) 0,25 0,5 0,75 0,5 -------------------Hết----------------- . khi cộng đi m toàn bài, l m tròn đến 0,50 đi m (lẻ 0,25 l m tròn thành 0,50 điê m; lẻ 0,75 l m tròn thành 1,00 điê m) . B. Đáp án và thang đi m Câu Ý Nội. nước lớn 839 tỉ m 3 /n m (60% phát sinh ngoài lãnh thổ). + Tổng lượng phù sa lớn khoảng 200 triệu tấn /n m. - Chế độ nước theo m a: m a lũ – mùa cạn, có

Ngày đăng: 29/08/2013, 08:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan