ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

5 659 5
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Đánh giá những tác động tích cực từ những hoạt động đó tới phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam. Câu 2 ( 2,5 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam? Câu 3 (2,5 điểm): Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Hành trình đó có gì khác so với những người đi trước? Câu 4 (1,5 điểm): Trình bày mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 - 1949. Câu 5 (1,5 điểm): Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? -----------------------Hết----------------------- Họ tên thí sinh .Số báo danh Chữ ký của giám thị I Chữ ký của giám thị II . ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25 Đáp án thang điểm Ý NỘI DUNG ĐIỂ M Câu 1 (2 điểm): Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Đánh giá những tác động tích cực từ những hoạt động đó tới phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam. 1 Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX 1.0 - Chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc 0,25 - Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập Hội Duy Tân, thực hiện chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt nam 0,25 - Từ 1905 đến 1908, ông tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản. 0,25 - Tháng 6/1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. 0,25 2 Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đã tác động tích cực đến Cách mạng Việt Nam 1.0 - Thức tỉnh các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam phát triển. 0,25 - Đưa ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản về Việt Nam, góp phần tạo nên một phong trào đấu tranh mới trên cả nước 0,25 - Những hoạt động của Phan Bội Châu đã để lại những bài học kinh nghiệm cho những người yêu nước cách mạng Việt Nam . (liên hệ tới quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc). 0,5 Câu 2 (2,5 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam? 1 Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp. 1.5 - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa, tầng lớp địa chủ vừa nhỏ đã tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp phản động tay sai. 0,25 - Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, khiến cho mâu thuẫn với đế quốc - phong kiến ngày càng gay gắt hơn, nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. 0,25 - Giai cấp tư sản ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận, trong đó tư sản mại bản cấu kết với đế quốc ., tư sản dân tộc do bị chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc dân chủ. 0,25 - Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống đế quốc tay sai, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. 0,25 - Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần đấu tranh chống Pháp ngày càng cao. 0,25 * Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Phong trào đấu tranh chống đế quốc tay sai phát triển mạnh với những nội dung hình thức phong phú hơn. 0,25 2 Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1.0 - Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng mạnh 0.25 - Đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ - Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề ., nên có tinh thần cách mạng cao độ triệt để 0.25 - Có quan hệ gắn bó với nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông - Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc 0.5 - Với nhứng đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh nhanh chóng vươn lên thành một lực lượng chính trị độc lập trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Câu 3 (2,5 điểm): Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Hành trình đó có gì khác so với những người đi trước? 1 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920) 1.0 - Tháng 6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1917, với hành trình qua nhiều châu lục, Người đã thực hiện quá trình vô sản hóa chính mình, từ đó có những nhận thức khách quan về thế giới “ .Chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn”. 0,25 - Năm 1917, Người về Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước; Năm 1919, Người tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp; Tháng 6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không được chấp nhận, Người đã rút ra kết luận quan trọng “muốn cứu nước, giành độc lập dân tộc chỉ có thể dựa vào chính sức mình”. 0,25 - Giữa năm 1920, Người đọc bản thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc thuộc địa, khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. 0,25 - Tháng 12/1920, Người tham dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế III tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. 0,25 2 Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với những người đi trước 1.5 - Về hướng đi sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những người đi trước, hướng về Trung Quốc Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương tây, đến nước Pháp 0,25 - Về mục đích: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài, tổ chức lực lượng đánh Pháp theo con đường dân chủ tư sản, Nguyễn Ái Quốc đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào 0,5 mình, mục đích là đi tìm đường cứu nước. - Về hành trình: để tìm chân lý cứu nước, Người đã trải qua một cuộc hành trình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nhân dân lao động các nước, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. 0,5 * Nguyễn Ái Quốc tiếp cận, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê - nin đi theo con đường cách mạng vô sản 0,25 Câu 4 ( 1,5 điểm ): Trình bày mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949. 1 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu 0.75 - Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới 0,25 - Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ 0,25 - Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân phong trào vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. 0,25 2 Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu từ 1947 đến năm 1949 0.75 - Mỹ viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp Thổ Nhĩ Kỳ để biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô các nước dân chủ nhân dân Đông Âu . 0,25 - Mỹ thực hiện “kế hoạch Macsan” (6-1947) nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, đồng thời qua kế hoạch này tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô các nước Đông Âu. 0,25 - Tháng 4/1949 Mỹ 11 nước Tây Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô các nước XHCN Đông Âu 0,25 Câu 5 (1,5 điểm): Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? 1 Những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 0.75 - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mỹ (trừ Thái Lan). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước này lại là thuộc địa của phát xít Nhật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ thân phận thuộc địa, các nước Đông Nam Á đã giành độc lập. 0,25 - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau nhanh chóng đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như Singapore, Malayxia, Thái Lan . 0,25 - Cùng với quá trình phát triển, các nước Đông Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết khu vực, hợp tác để phát triển trở thành tổ chức liên kết hợp tác thành công nhất của các nước đang phát triển, một khu vực kinh tế năng động 0,25 2 Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á 0.75 - Năm 1945, với sự xuất hiện của thời cơ thuận lợi, các nước Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, 0,25 - Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở 0,25 ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực. - Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á . 0,25 . các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - Hết -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi

Ngày đăng: 28/08/2013, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan