BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO học SINH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN DI LINH, TỈNH lâm ĐỒNG

85 147 0
BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO học SINH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN DI LINH, TỈNH lâm ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHPT HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 1 Cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệmHĐTN Cơ sở pháp lý Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Chương trình phổ thông mới, HĐTN là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp1 đến lớp 12 Ở tiểu học hoạt động này được gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở THCS và THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2 Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay Đổi mới nội dung GDPT theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 3 Các định hướng trên đây đã được cụ thể hoá trong mục 2, điều 24 Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/ 8/ 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 2018 của ngành giáo dục Văn bản số 1688/SGDĐT- GDTrH ngày 07/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 – 2018 Cơ sở giáo dục 4 Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục (HĐGD) được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học, nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định mình, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết 5 Nội dung giáo dục của HĐTN thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những người lao động tiêu biểu ở địa phương 6 Nhận định việc tổ chức các HĐTN trong trường phổ thông là một hướng đi đúng và cũng là một phần quan trọng trong lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, vai trò, chức năng và tầm quan trọng của HĐTN trong các nhà trường hiện nay, mặc dù trong chương trình hiện hữu không có thuật ngữ HĐTN song ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai thực hiện HĐTN trong các nhà trường từ cấp Tiểu học trở lên thông qua hoạt động GDNGLL, tích hợp liên môn, thực hành, ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn, đều là các hình thức giúp HS được học từ trải nghiệm, trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm quản lý, lựa chọn các hình thức tổ chức HĐTN phù hợp với đơn vị mình, đồng thời nâng cao kỹ năng tổ chức của GV, kỹ năng tham gia hoạt động của HS, làm nền tảng để tổ chức HĐTN trong chương trình GDPT tổng thể sau này, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệmHĐTN Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 7 Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được những mục đích nhất định Trong nhà trường phải xác định mục đích của HĐTN cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó cần định hướng đa dạng của mục tiêu giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế Các biện pháp phải đảm bảo việc thực hiện chương trình hoạt động theo đúng phân phối chương trình môn học Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Các biện pháp phải phù hợp với các văn bản quy định về quản lý tổ chức HĐTN Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các nhà trường phổ thông Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh: 8 Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý khác nhau Nhà trường - giáo viên phải hiểu những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng lứa tuổi học sinh Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch Để định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng và hiệu quả Tính kế hoạch của HĐTN sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học phổ thông tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm ĐồngHĐTN Nâng cao nhận thức và thái độ cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệmHĐTN đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh a) Mhối với việc giáo dục toàn diện c 9 Mục đích của Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thực về tầm quan trọng của HĐTN cho học sinh của các trường THPT, để các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có thái độ và hành động đúng đắn, góp phân nâng cao chất lượng HĐTN của các trường THPT tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Nhận thức và hành động có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng Khi tổ chức một hoạt động, vị trí và vai trò cũng như trách nhiệm của các lực lượng tham gia có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động đó Vì vậy việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng giáo dục trong cộng đồng xã hội là điều kiện đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả HĐTN 10 Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả tính khả thi trung bình của bảy biện pháp là 2.47, cho phép khẳng định mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá ở mức độ có tính khả thi cao Trong đó, biện pháp 1 và 2 có tính khả thi cao nhất và Y Y = 2.63 = 2.55 , xếp thứ 1 và 2 Biện pháp 7 CBQL và GV đánh giá tính khả thi không cao Y = 2.33, vì cho rằng việc huy động xã hội hóa giáo dục hiện nay rất khó khăn, nhất là đối với địa phương kinh tế chưa phát triển Các biện pháp còn lại được đánh giá tương đối đồng đều về tính khả thi 71 - Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 72 ST T Nội dung biện pháp Tính cần Tính khả Hiệu số thiết thi thứ bậc Điể m TB Th ứ bậc Điể m TB Th ứ bậc D Xi D 2 -Yi X Xi Y Yi 2.85 1 2.63 1 0 0 2.78 3 2.55 2 1 1 2.73 4 2.45 5 -1 1 2.65 5 2.48 4 1 1 Nâng cao nhận thức 1 và thái độ cho các lực lượng giáo dục Bồi dưỡng nâng cao 2 năng lực tổ chức cho đội ngũ giáo viên Tăng cường vai trò 3 của Hiệu trưởng trong chỉ đạo tổ chức quản lý 4 Đa dạng hóa các loại 73 hình tổ chức Đổi mới công tác 5 kiểm tra, đánh giá 2.53 7 2.35 6 1 1 2.83 2 2.50 3 -1 1 đầu tư cơ sở vật chất, 2.60 6 2.33 7 -1 1 phản hồi thông tin để cải tiến Phối hợp nhà trường 6 – gia đình – cộng đồng Quản lý tăng cường 7 trang thiết bị X 2.71 74 2.47 6 Sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r  1 6�D 2 N ( N 2  1) Trong đó: r là hệ số so sánh thứ bậc Spearman D là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem so sánh N là số đơn vị nghiên cứu ta có: 6�D 2 N ( N  1) 2  6�D 2  6*6  36 ; N ( N 2  1)  7 * (49  1)  336 ; 36  0,11 336 Từ đó suy ra: r  1 6�D 2 N ( N 2  1)  0,89 Nhận xét: 75 Với hệ số tương quan r = 0,89 cho phép kết luận mối tương quan về mặt nhận thức giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nêu ra ở trên là mối tương quan thuận và rất chặt chẽ Điều đó chứng tỏ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có tính tương quan thuận, chặt chẽ, thống nhất với nhau Nghĩa là bảy biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đưa ra vừa có tính cần thiết và vừa tính khả thi cao - Mối quan hệ giữa Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện phápquản lý HĐTN 76 Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục của đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì HĐTN là một đòi hỏi tất yếu đối với một xã hội phát triển Để thực hiện tốt và phát huy hiệu được quả của HĐTN, CBQL các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất Mỗi biện pháp quản lý đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng nhưng lại là tổng hòa của mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý HĐTN Tuy vậy, điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý HĐTN ở mỗi trường có những điểm khác nhau Các biện pháp quản lý HĐTN đề xuất đã được tiến hành khảo sát đều khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi cao khi đưa vào thực hiện Điều này đảm bảo về tính khoa học, tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong công tác quản lý HĐTN Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện HĐTN Từ kết quả nghiên cứu thực hiện luận văn “Quản lý HĐTN cho học sinh các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” tác giả rút ra kết luận: 77 HĐTN là con đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng lực thực tiễn, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HÐTN có ưu thế vượt trội so với hoạt động giáo dục khác trong việc gắn kết nhà trường với đời sống thực tế xã hội và càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế tri thức 78 Quản lý HĐTN cho HS là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình quy định, bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương Quá trình tác động đó được chủ thể quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng thực hiện các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể để triển khai các nội dung theo qui định của chương trình giáo dục cấp học Trong quản lý HĐTN cho HS hiệu trưởng phải lựa chọn được các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương, đảm bảo các yêu cầu khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục 79 Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu hồ sơ nhà trường và thông qua kết quản lý các hoạt động tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTN ở các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cho thấy rằng: Công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTN của các trường đã đạt được một số kết quả nhất định.Việc lập kế hoạch hoạt động đã được quan tâm thực hiện với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường Các hình thức tổ chức HĐTN thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức với sự tham gia tích cực của học sinh 80 Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch còn có một số khó khăn và hạn chế nhất định như: Một bộ phận lực lượng tham gia Ban chỉ đạo còn yếu về năng lực quản lý HĐTN; Chưa huy động được đông đảo các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia; Chưa đổi mới trong kiểm tra đánh giá HĐTN mà vẫn còn mang nặng tính hình thức đối phó CBQL đa số đều có nhận thức đúng, song nhận thức sự cần thiết đầu tư cho hoạt động này chưa cao do đó các trường chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này nên nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu, lực lượng tham gia tổ chức chủ yếu vẫn là GV, điều kiện về CSVC thiếu thốn, hoạt động chưa phát huy được tính tích cực của HS Bên cạnh đó CMHS, HS và một số GV còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh các trường THPT, để khắc phục các hạn chế bất cập nhằm nâng cao chất lượng HĐTN luận văn đã đề xuất 07 biện pháp quản lý dành cho CBQL của các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Đó là: 81 - Nâng cao nhận thức và thái độ cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của HĐTN đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh - Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các HĐTN cho đội ngũ giáo viên - Tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong chỉ đạo, tổ chức quản lý HĐTN - Đa dạng hóa các loại hình tổ chức HĐTN - Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá phản hồi thông tin để cải tiến - Phối hợp “Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng” trong tổ chức HĐTN - Quản lý tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cho HĐTN 82 Các biện pháp nói trên đã được khảo nghiệm qua ý kiến của CBQL, GV các trường THPT, hầu hết các ý kiến đều đồng ý các biện pháp đưa ra là cần thiết và có tính khả thi Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau Để tổ chức thực hiện có hiệu quả HĐTN, các biện pháp phải được sử dụng đồng bộ, tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương mà xem xét vận dụng một cách hợp lý Tổ chức các lớp tập huấn về HĐTN cho CBQL, GV trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ Xây dựng nội dung, chương trình HĐTN phù hợp với thực tế địa phương Cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý HĐTN theo hướng XHH trong các nhà trường Đầu tư CSVC cho các nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của giáo viên, tăng cường trang bị thiết bị dạy học 83 Cần có sự động viên, khen thưởng đối với các đơn vị, các cá nhân làm tốt công tác quản lý HĐTN; tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng ra các đơn vị làm tốt Chủ động xây dựng kế hoạch, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động TNST cho HS Tăng cường nâng cao nhận thức, xác định vai trò và trách nhiệm tham gia, tổ chức thực hiện HĐTN của nhà trường đối với GV Chủ động trong tuyên truyền đến các lực lượng xã hội, xây dựng các mối quan hệ tích cực trong cộng đồng để tạo đực sự đồng thuận và tin tưởng của cộng đồng đối với các hoạt động của nhà trường Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, chú trong bồi dưỡng và giúp đỡ GV trong tổ chức các HĐTN; triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 84 Cần xây dựng đội ngũ cốt cán của nhà trường đảm bảo có đủ năng lực, quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt các HĐTN Phân công giáo viên, nhân viên phụ trách các công việc trong nhà trường và các HĐTN cần phải quan tâm đến năng lực, nguyện vọng của từng người Những vấn đề nghiên cứu và trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Tác giả mong rằng những vấn đề còn lại sẽ được tiếp tục nghiên cứu và được góp ý, chỉ dẫn để hoàn thiện hơn 85 ... tiện tổ chức hoạt động nhà trường Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Di Linh, tỉnh Lâm ĐồngHĐTN Nâng cao nhận thức thái độ cho lực lượng... quốc tế Chương trình phổ thơng mới, HĐTN hoạt động giáo dục thực bắt buộc từ lớp1 đến lớp 12 Ở tiểu học hoạt động gọi Hoạt động trải nghiệm, THCS THPT gọi Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp... vai trị hoạt động trải nghiệmHĐTN việc giáo dục toàn di? ??n cho học sinh a) Mhối với việc giáo dục tồn di? ??n c Mục đích Biện pháp nhằm nâng cao nhận thực tầm quan trọng HĐTN cho học sinh trường THPT,

Ngày đăng: 22/03/2019, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan