Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên khoa KT QTKD

9 1.1K 10
Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên khoa KT   QTKD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ mà ngành công nghệ thông tin trên thế giới đang phát triển như bão. Máy tính, Internet, điện thoại di động, truyền hình kỹ thuật số…đã thực sự làm thay đổi về mọi mặt đời sống của con người. Từ năm 1996, Bill Gates, chủ tịch hội đồng quản trị của hãng Microsoft, nhà sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới đã nói về tác động của công nghệ thông tin giải băng tần rộng đối với đời sống con người: “Ngày ấy hầu như đã đến. Ngày mà bạn có thể điều hành công việc, học tập, thám hiểm thế giới và các nền văn hoá của nó, giải trí, kết bạn, đến các khu chợ lân cận và cho bạn mình xem ảnh, dù họ ở bất cứ đâu mà bạn không phải rời khỏi chiếc bàn hoặc chiếc ghế tựa của mình.” (Bill Gates, Con đường phát triển, Penguin Books Ltd, Middesex, England, 1996). Sự phát triển công nghệ thông tin đã thực sự tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người. Việt Nam nói nhiều tới tầm quan trọng của Công nghệ thông tin, nhu cầu nối mạng toàn cầu để hội nhập và phát triển, thậm chí coi việc giới trẻ ngày càng quan tâm và sử dụng Internet nhiều là một biểu hiện của sự nâng cao trình độ tin học và phát triển giáo dục. Trong những năm gần đây, chính phủ nước ta rất coi trọng vai trò của công nghệ thông tin và ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này. Thật vậy, với sự tiện lợi, đơn giản một nơi kết nối cả thế giới, Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của thanh thiếu niên tại các đô thị lớn. Những tiện ích mà internet mang lại cho chúng ta là rất lớn, số lượng người sử dụng để tìm kiếm thông tin đã tăng lên đáng kể. Internet đã trở nên thông dụng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với sinh viên, đó là kho tàng kiến thức rộng lớn, có thể giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức xã hội, học hỏi được kinh nghiệm của các doanh nhân, hiểu biết nhiều hơn các nền văn hóa trên thế giới, giải trí…. Theo đó thì mỗi người lại có những mục đích sử dụng riêng của mình, nên nhu cầu sử dụng internet sẽ rất đa dạng. Vậy đối với sinh viên khoa kinh tế trường Đại học An Giang thì như thế nào? Và các nhân tố có tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của họ là gì? Đó là lí do tôi chọn đề tài này tìm hiểu “nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học An Giang. Mục tiêu cụ thể: + Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mong muốn sử dụng dịch vụ của sinh viên. + So sánh sự khác biệt về nhu cầu sử dụng Internet như là: thời gian, thời điểm sử dụng, mục đích, chi phí, kết quả học tập, giới tính… 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học An Giang. - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh. SVTH: Mai Thị Thuý Như 1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD - Thời gian thực hiện: 06/03/2010 – 24/05/2010. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện theo hai bước: - Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và sử dụng kỹ thuật thảo luận trực tiếp với sinh viên. - Bước 2: Nghiên cứu chính thức: + Nghiên cứu định tính + Nghiên cứu định lượng Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ và thiết lập bản câu hỏi, thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn với sinh viên qua hình thức trả lời bản câu hỏi. 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cho thấy được sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng của sinh viên, những tác động của internet đối với sinh viên trong học tập, giải trí. Qua đó phản ánh được đối với các cơ sở, nhà cung cấp dịch vụ Internet những yếu tố mà sinh viên quan tâm khi lựa chọn địa điểm, lựa chọn dịch vụ Internet. SVTH: Mai Thị Thuý Như 2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG GIỚI THIỆU VỀ KHOA Khoa kinh tế - QTKD được thành lập từ năm 2000, ngay từ đầu thành lập trường Đại học An Giang với hai chuyên ngành đào tạo: kế toán doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, và đến hôm nay đã đào tạo năm ngành nghề: ngoài hai ngành kế toán doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp thì khoa còn có các ngành: quản trị kinh doanh, kinh tế đối ngoại, tài chính ngân hàng, đây là những ngành nghề mới được đào tạo sau này. Khoa có đào tạo cả hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm, các địa điểm đào tạo được đặt tại TP Long Xuyên và chi nhánh xuống các huyện thị trong tỉnh, chẳng hạn như: Châu Đốc, Châu Phú, Tri Tôn…Trong tương lai khoa có chiến lược mở rộng quy mô và phạm vi đào tạo. Hiện tại, tại địa bàn TP Long Xuyên, khoa có đào tạo khoảng 27 lớp với khoảng hơn 1000 sinh viên được đào tạo theo chương trình đại học chính quy. Trong tương lai, lực lượng này sẽ tăng lên rất nhiều bởi lẽ nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình phát triển, vì vậy số lượng thí sinh đăng kí vào học các ngành kinh tế sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, trường đã được nâng cấp, mở rộng quy mô, tăng cường trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành,…Do đó, khả năng thu hút thí sinhvề trường đối với Đại học An Giang nói chung và khoa kinh tế nói riêng là rất lớn. Thực tế cho thấy trong những năm qua, số lượng thí sinh đăng kí vào học ngành kinh tế tại trường Đại học An Giang có mức tăng trưởng đáng kể, tính đến thời điểm này khoa đã có 6 khoá học đã ra trường và đã có việc làm. Theo đánh giá của các cơ quan, doanh nghiệp thì các sinh viên của khoa là một lực lượng năng động, có khả năng và rất có triển vọng trong hoạt động kinh tế, do các sinh viên đã được trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên ngành, cả về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Bên cạnh kiến thức về các môn học, các sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng về tiếng anh,tin học ứng dụng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giạo tiếp,…Do đó, khi đi làm việc thực tế các bạn sinh viên thích ứng rất nhanh, làm việc rất tốt và các bạn hoàn toàn có khả năng để trở thành những nhà kinh tế giỏi. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế như ngày nay, các thiết bị công nghệ ngày càng được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu làm việc của mọi người, đối với các bạn sinh viên cũng thế, để đáp ứng một cách tốt nhất cho công việc trong tương lai, khi công nghệ càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ cũng tăng lên, trong đó Internet càng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các bạn sinh viên khoa kinh tế. (Nguyễn Thị Tú Trinh. 2008. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang. Chuyên đề seminar. Khoa kinh tế, Đại Học An Giang) Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SVTH: Mai Thị Thuý Như 3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Trong chương này nội dung tập trung chủ yếu là giải thích các định nghĩa, thuật ngữ sử dụng trong đề tài và thể hiện các nội dung nghiên cứu qua sơ đồ nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu. 3.1 Các khái niệm liên quan 3.1.1 Nhu cầu Trong đề tài cần phân biệt sự khác biệt giữa các khái niệm: nhu cầu, mong muốn, yêu cầu. Theo Philip Kotler: Nhu cầu (needs): nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó. Mong muốn (wants): mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó. Yêu cầu (demands): yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Theo định nghĩa khác của tác giả Trần Minh Đạo nhu cầu gồm có: Nhu cầu tự nhiên: phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu tự nhiên được hình thành do trạng thái ý thức của người ta về việc thiếu một vật phẩm để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinhcủa môi trường giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện. Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Nhu cầu có khả năng thanh toán: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng. Hai cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng đều thống nhất chia nhu cầu thành ba nhóm: Needs, Wants, Demands. Đề tài sẽ sử dụng các thuật ngữ nhu cầu, mong muốn và yêu cầu để thể hiện các khái niệm này. 3.1.2 Dịch vụ Là một loại hàng hoá đặc biệt vô hình được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. 3.1.3 Thị trường Thị trường là nơi tập hợp những người mua hiện có và sẽ có. Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu, mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó. 3.1.4 Giá cả Là số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ. 3.1.5 Phân phối Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng: các kênh phân phối và phân phối trực tiếp. SVTH: Mai Thị Thuý Như 4 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD 3.1.6 Sản phẩm Là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình hay dịch vụ, sức lao động, mặt bằng tổ chức và ý tưởng. 3.1.7 Chiêu thị Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượng đối với người mua và tạo uy tín đối với doanh nghiệp. 3.1.8 Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. 3.2 Mô hình nghiên cứu Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Internet Nghiên cứu bắt đầu từ nhận thức nhu cầu, tiêu chí lựa chọn dịch vụ đến sự khác biệt trong sử dụng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiêu chí lựa chọn dịch vụ, phân tích sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên. Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: Mai Thị Thuý Như 5 Tìm kiếm tài liệu học tập Chơi game Xem phim Nghe nhạc/chat Khác Nhận thức nhu cầu Tiêu chí lựa chọn dịch vụ Sự khác biệt trong sử dụng Giá Phân phối Sản phẩm Chiêu thị Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu, nội dung chương này sẽ thể hiện một cách cụ thể và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, thang đo và mẫu. 4.1 Quy trình nghiên cứu Hình 4.1 Mô hình qui trình nghiên cứu Từ những thông tin thu thập được từ dữ liệu thứ cấp, thiết kế nghiên cứu được hình thành gồm có: Nghiên cứu sơ bộ: chọn ra 5 sinh viên khoa kinh tế phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi, phục vụ nghiên cứu chính thức. Hiệu chỉnh bản hỏi: từ những thông tin trong quá trình nghiên cứu sơ bộ bảng hỏi được chỉnh sửa cho phù hợp và hoàn chỉnh hơn. Cụ thể tìm ra những câu hỏi gây khó khăn cho đáp viên trong việc trả lời, thông tin và trật tự các câu hỏi chưa thích hợp…, để hiệu chỉnh. SVTH: Mai Thị Thuý Như 6 Dữ liệu thứ cấp Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ Bản câu hỏi Nghiên cứu chính thức Bản câu hỏi Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu Hiệu chỉnh bản câu hỏi Xử lí dữ liệu Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Nghiên cứu chính thức: Sau khi nghiên cứu sơ bộ, bảng hỏi được hiệu chỉnh phù hợp, tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua bảng hỏi đã được hiệu chỉnh bằng cách phỏng vấn trực tiếp Xử lí dữ liệu: Dữ liệu được xử lí,cung cấp thông tin cho báo cáo nghiên cứu. Báo cáo nghiên cứu: Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được tổng hợp, phân tích trong báo cáo nghiên cứu. 4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: thu từ sách, báo, Intrenet các lý thuyết về nhu cầu, giá cả, thị trường, Internet,… Dữ liệu sơ cấp: Thông qua bản câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Bản câu hỏi gồm 2 phần chính: + Phần 1: Phần nội dung chính + Phần 2: Thông tin đáp viên 4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi được làm sạch, phân loại, mã hoá, tiến hành nhập liệu bằng phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả. - Xử lý số liệu: Phần mềm Excel. 4.4 Thang đo 4.4.1 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale): Dùng cho câu hỏi chỉ có 1 trong 2 lựa chọn, cụ thể: Bảng 4.4.1 Thang đo nhị phân Q1. Bạn đã từng sử dụng Internet tại các dịch vụ Internet chưa?  Có  Chưa 4.4.2 Thang đo nhóm (Category Scale) Dùng cho câu hỏi có nhiều phương án trả lời *Câu hỏi một lựa chọn (Single Response) Bảng 4.4.2.1 Thang đo nhóm_SR Q3. Bạn thường chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần sử dụng Internet? Đvt: Đồng  < 2000  2000-3000  3000-6000  >6000 *Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response) Bảng 4.4.2.2 Thang đo nhóm_MR SVTH: Mai Thị Thuý Như 7 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Q2. Bạn thường sử dụng Internet vào mục đích gì? Bạn vui lòng chọn 3 (ba) hình thức bạn sử dụng thường xuyên khi truy cập Internet.  Đọc báo xem tin tức thời sự, thể thao  Chơi game  Nghe nhạc  Xem phim, hình ảnh  Tham gia các diễn đàn học tập  Khác (ghi rõ)…………………………………………………………………… 4.5 Cở mẫu và phương pháp chọn mẫu Cở mẫu: 60 sinh viên khoa kinh tế. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện các sinh viên khóa 8 khoa kinh tế bao gồm các ngành kinh tế đối ngoại, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, có chú ý sự khác biệt về thời gian sử dụng và ngành học, thu nhập… Bảng 4.5 Khung chọn mẫu DH8KD DH8QT DH8TC DH8NH DH8KT (15 sinh viên) (10 sinh viên) (10 sinh viên) (10 sinh viên) (15 sinh viên) 4.6 Tiến độ nghiên cứu Bảng 4.6 Khung tiến độ Công việc Tuần thứ A Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Thảo luận trực tiếp 2 Hiệu chỉnh thang đo - bản câu hỏi B Nghiên cứu chính thức 1 Phát hành bằng câu hỏi 2 Thu thập hồi đáp 3 Xử lý và phân tích dữ liệu C Soạn thảo báo cáo 1 Đến kết quả lần 1 2 Kết quả lần 2 3 Kết luận và thảo luận 4 Hiệu chỉnh cuối cùng Tóm tắt: SVTH: Mai Thị Thuý Như 8 Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa KT - QTKD Chương 4 đã tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Kỹ thuật thảo luận tay đôi với 5 sinh viên được dùng trong nghiên cứu sơ bộ để tìm kiếm những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác phát thảo bảng câu hỏi phỏng vấn. Từ những thông tin đó ta chỉnh sửa cho phù hợp và hoàn chỉnh hơn trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức để thu thập số liệu để xử lý. CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SVTH: Mai Thị Thuý Như 9 . hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học An Giang. Mục tiêu cụ thể: + Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh. động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của họ là gì? Đó là lí do tôi chọn đề tài này tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên Khoa kinh

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan