Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây họ cam quýt

6 3.5K 42
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây họ cam quýt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cam quýt là cây thổ sản của vùng Đông Nam Á. Nhìn chung cam, quýt chịu lạnh kém, dưới 130C cây ngừng sinh trưởng, trên 300C cây quang hợp giảm. Cam quýt ưa ánh sáng nhẹ, cao quá sẽ làm giảm quang hợp và quả dễ bị cháy nắng.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây họ cam quýt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn I- ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY THUỘC HỌ CAM QUÝT : Cam quýtcây thổ sản của vùng Đông Nam Á. Nhìn chung cam, quýt chịu lạnh kém, dưới 13 0 C cây ngừng sinh trưởng, trên 30 0 C cây quang hợp giảm. Cam quýt ưa ánh sáng nhẹ, cao quá sẽ làm giảm quang hợp quả dễ bị cháy nắng. Cam quýt cần đất có tầng canh tác sâu độ 15m, tốt nhất là đất thịt tơi xốp phì nhiêu, độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Cam quýt cần nhiều K hơn N nếu muốn có quả to, đẹp phẩm chất tốt. II CÁC GIỐNG CAM QUÝT, BƯỞI, CHANH ĐANG PHỔ BIẾN HIỆN NAY GỒM CÓ : 1- Giống cam : Cam Dây, cam Mật, cam Xoàn, cam Sành. 2- Giống quýt : Quýt Đường, quýt Tiều. 3- Giống chanh : Chanh giấy, chanh núm. 4- Giống bưởi : Bưởi Năm Roi, Bưởi Lông, Bưởi Xiêm vang, Bưởi Bánh xe, Bưởi Thanh Trà da sần, bưởi Thanh trà hạt lép, bưởi Đường tròn da cóc, bưởi Đường tròn da láng, bưởi Đường tròn ruột hồng, bưởi Đường tròn hạt lép, bưởi Đường lá cam, bưởi Dây, bưởi Da xanh. III- NHÂN GLỐNG CÂY HỌ CAM QUÝT : Nhân giống họ cam quýt bằng cách chiết cành, ghép mắt, cây ghép. Hiện nay việc sản xuất giống cam quét sạch bệnh đã đang được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm thực hiện. Bà con nông dân muốn trồng cam quýt, chanh cần liên hệ với các cơ sở bán giống tin cậy để có cây giống sạch, tránh tổn thất cho sau này. IV- KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC : 1- Thời vụ : Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn ít bị sâu bệnh tấn công). 2- Kỹ thuật trồng : Đối với vùng đất thấp, mực nước ngầm cao, dễ ngập lũ nên lên liếp, đắp mô là tốt nhất để tạo cho được độ sâu mặt đất, không để mực nước ngầm ảnh hưởng bộ rễ. Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20 - 40 cm đường kính ban đầu là 60 - 80 cm. Vùng đất cao (gò) cần đào hố. Truờc khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoại mục vào mô hoặc hố bón thêm vôi để tăng độ pH đất, có thể dùng thêm Furadan để phòng trừ tuyến trùng. - Khoảng cách trồng : Nên trồng khoảng cách âm 3m x 4m đối với chanh, quýt 4m x 4m hoặc 4m x 5m đối với cam hoặc quýt, 6 x 8m đối với bưởi. - Cách xuống giống : Nên trồng đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Đặt cây thẳng khi cây có nhiều cành bên, đặt cây hơi nghiêng nếu thấy có ít cành bên. Moi lỗ, xé bầu ni lon, đặt cây vào lỗ, nén đất chặt, cắm cọc số cây cố định tránh gió làm lay gốc, trời nắng cần tủ gốc tưới đậm. Trồng cây chắn gió cây che mát : Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm, mãng cầu xiêm . Hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa . đồng thời phải trồng cây chắn gió dừa, xoài, vông . để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh. Tủ gốc giữ ẩm : Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp này cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu ( bắp, đậu, khoai). Mực nước trong mương : Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50 - 80 cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn tích tụ phù sa Vét bùn, bồi liếp : Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/ lần tiến hành vét mương lấy một lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác. 3- Xử lý ra hoa : Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho cam, quýt chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có điều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm cho nên không nên xiết nước quá 20 ngày. + Ưu điểm của xiết nước : Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Nhược điểm : Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cỗi. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân xanh. 4- Tỉa cành tạo tán : Hàng năm sau khi thu hoạch thì cần phải tỉa cành, tạo tán cho cây. Cắt bỏ những cành sâu bệnh, vô hiệu. Có thể bón cơ bản hàng năm như sau: Năm tuổi N g/cây P O g/cây 2 5 K O g/cây 2 Hữu cơ kg/cây 1 -3 100 50 60 30 4 - 6 200 150 100 50 7 - 9 300 250 150 100 > 9 600 350 200 100 Chia ra bón 4 lần : - Lần l : Trước khi ra hoa, bón l/3 đạm. - Lần 2 : Khi quả nhỏ, bón l/3 đạm + l/2 Kali. - Lần 3 : Trước khi thu hoạch l tháng, bón l/2 Kali. - Lần 4 : Sau khi thu hoạch, bón 100% phân hữu cơ lân + l/3 đạm còn lại. Cách bón : Dựa theo hình chiếu của tán cây mà cuốc rãnh xung quanh gốc sâu 10 - 20 cm, rộng 20 - 30 cm, cho phân vào, lấp đất lại tưới nước. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh cây theo hình chiếu của tán phải cách gốc 50 cm. Có thể sử dụng phân tôm, phân cá, phân dơi để bón bổ sung cho cây cam quýt, hoặc dùng một số loại phân bón lá phun 4 - 5 lần/ vụ quả ở giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày. Vôi cũng rất cần thiết cho các cây thuộc họ cam quýt, hàng năm có thể bón bổ sung cho mỗi gốc khoảng l kg vôi loại đã hoại (vôi đã hút ẩm) để tránh làm phỏng rễ. Phòng trừ sâu bệnh : Trồng cây giống sạch bệnh (vàng lá Greening các bệnh virus hay tương tự virus tiềm ẩn), cây giống không có triệu chứng bệnh chảy mủ, loét . đủ tiêu chuẩn. Xử lý phòng ngừa sâu bệnh : - Hàng năm nên quýt vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc cam, quýt. Tránh tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc. Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non giai đoạn mang trái. - Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ cam quýt (nhất là trong mùa mưa có ẩm độ cao) nên dùng Zineb rải gốc, trung bình 40 kg/ha chia làm 2 lần vào tháng 5 tháng 9 (âm lịch). - Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh vàng lá Greening để kịp thời loại bỏ. - Sâu vẽ bùa : Có thể dùng các loại thuốc phun như Antphos 25EC, Trebon 10EC, Bi58, Fastac . - Sâu xanh (sâu cam, bướm phượng) có thể dùng Trebon 10EC, Cypermep 10EC , 25EC, Brightin 18EC . - Rầy Chổng cánh : Có thể dùng Trebon lOEC, Hopfa 41EC . - Bọ xít cam : Có thể dùng Hopfa 41EC, Bi58, Cypermep 10EC . - Ngài chích quả : Vệ sinh vườn, tỉa thoáng tán, đặt bả bằng miến quả xắt lát trộn thuốc trù sâu - Cấu xanh (là một loại bọ cánh cứng có vòi như con mọt), có thể dùng thuốc Fastac 5EC phun vào chiều tối. - Ruồi đục trái : Đặt bẫy ruồi dưới tán, dùng bả chua ngọt tẩm thuốc (có thể dùng các loại thuốc : Methyl Eugenol, Ruvacon 90L, Vizubon D). Vệ sinh vườn, thu dọn quả đem ngâm trong hố nước có thuốc trừ sâu, rải thuốc diệt nhộng. - Xén tóc hại cam : Dùng vợt bắt diệt xén tóc trưởng thành, cắt bỏ những cành bị hại nặng làm củi trước mùa nhộng vũ hóa, chích hoặc bơm thuốc vào lỗ sâu đục sau đó dùng đất sét miết kín lỗ để diệt sâu bên trong. - Nhện : Có thể dùng Anfamite 15EC. Thu hoạch bảo quản : Cam quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8 - 10 tháng, tùy theo giống tuổi cây, tình trạng sinh trưởng . Thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương mại. . Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây họ cam quýt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn I- ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY THUỘC HỌ CAM QUÝT : Cam quýt là cây thổ sản. đẹp và phẩm chất tốt. II CÁC GIỐNG CAM QUÝT, BƯỞI, CHANH ĐANG PHỔ BIẾN HIỆN NAY GỒM CÓ : 1- Giống cam : Cam Dây, cam Mật, cam Xoàn, cam Sành. 2- Giống quýt

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan