NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRÂU TRẮNG.

4 645 0
NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRÂU TRẮNG.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những giai thoại về trâu trắng 28/01/2009 8:52 Trâu trắng (TNO) Trong dân gian lưu truyền quan niệm cho rằng trâu trắng (trâu cò) xuất hiện thường mang lại vận may, những điều tốt đẹp đối với mọi người. Trong dân gian hiện vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết, giai thoại về trâu trắng và các địa danh khá nổi tiếng mang tên con vật này. Truyền thuyết về trâu trắng Truyền thuyết 12 cung hoàng đạo có kể về cung Kim Ngưu (Taurus) rằng: Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa - con gái một vị vua của Phoenicia - đang nhổ cỏ cạnh bờ sông thì một con trâu trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa quên hết cả cẩn trọng liền cưỡi lên lưng chú trâu trắng. Bất thình lình, chú trâu nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus - chúa tể của các vị thần - biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, sau đó cưới nàng và sinh sống ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đi qua được biết đến dưới cái tên Europe và đó chính là châu Âu ngày nay. Ở Việt Nam có khá nhiều giai thoại về trâu trắng, trong đó đặc biệt nhất là giai thoại gắn liền với địa danh Cù lao Trâu ở vùng Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Chuyện kể rằng ngày xưa có hai mẹ con trâu trắng về đây sinh sống, vào mùa lũ, hai mẹ con trâu lạc nhau, buồn vì nhớ nhau nên hai mẹ con trâu cùng chết trên các giồng ở cù lao. Tình mẫu tử của hai mẹ con trâu trắng làm người dân cảm động nên đặt tên là Cù lao Trâu. Cũng có giả thuyết cho rằng nơi đây ngày xưa nuôi rất nhiều trâu, trong đó có cặp trâu thần thường xuất hiện giúp đỡ người dân. Dù câu chuyện mang tính huyền thoại nhưng đó cũng thể hiện ước mơ của người dân là có cuộc sống an lành trên vùng đất cù lao này. Tại TP Cao Lãnh, cũng có một địa danh nữa mang tên rạch Trâu Trắng - là con kênh dài hàng chục cây số thuộc phường 11 hiện nay. Gắn bó với vùng đất cù lao này hơn 70 năm, ông Dương Văn Nam ở làng Tân Thuận xưa (nay là xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh) cho biết, Cù lao Trâu ngày xưa thuộc tổng An Tịnh có rất nhiều gò, giồng nên khi mùa lũ đến, xung quanh nước ngập trắng đồng, người ta thường đem trâu về đây cầm (nuôi giữ) rất nhiều, đợi đến nước rút mới đem về quê nên mới có tên là Cù lao Trâu. Ở Cà Mau cũng có một truyền thuyết khá thú vị về trâu trắng. Tương truyền khi chúa Nguyễn Ánh trên đường chạy về phương Nam trước sự truy đuổi của quân Tây Sơn, đến vùng Cà Mau bỗng dưng mây đen bao phủ kín trời, phía trước không tìm thấy lối ra, sau lưng quân Tây Sơn truy đuổi, thuyền của chúa Nguyễn không còn biết lối nào mà đi. Lúc này Nguyễn Ánh ngửa mặt lên trời mà than rằng: Chẳng lẽ ta đã đến ngày tận số, bỗng nhiên một con trâu trắng xuất hiện phía trước dẫn đường, thuyền theo trâu trắng thoát ra và đến được ngã ba Tắc Thủ, rồi từ đó chạy ra cửa sông Đốc nên đã thoát nạn. Nơi mây bao phủ kín đất trời và trâu trắng dẫn đường ấy sau này được gọi là sông Bạch Ngưu. Ngày nay, sông Bạch Ngưu vừa là ranh giới, vừa là con kênh thủy lợi của xã An Xuyên thuộc TP Cà Mau và xã Tân Lộc thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Cù lao Trâu: Vùng đất "địa linh nhân kiệt" Cù lao Trâu là một địa danh đã có từ xưa ở vùng đất Cao Lãnh, hiện gồm các xã Tân Thuận Tây, Hòa An, Tịnh Thới và các phường 4, 6, Hòa Thuận. Là vùng đất được phù sa bồi đắp mà thành, nằm giữa hai con sông là sông Cao Lãnh và sông Tiền. Tại đây, bên bờ rạch Cái Tôm là ngôi nhà nhỏ nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng sinh sống. Những năm tháng sống ở Cù lao Trâu, cụ Sắc thường bàn việc nước với các nhà nho yêu nước của địa phương như: Nguyễn Quang Diêu, Lê Chánh Đáng, Dương Bá Trạc, Lê Văn Giáo, Võ Hoành, Nguyễn Quyền, Nguyễn Chánh Vị . Đất Cù lao Trâu như chỗ dựa tinh thần cho cụ đi khắp xứ Nam kỳ rồi sang xứ Chùa Tháp truyền bá tư tưởng yêu nước. Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc Những năm cuối đời, cụ đã về ở hẳn tại đây và làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và dạy học cho người dân trong làng, đồng thời kết giao với những người yêu nước và truyền bá tư tưởng yêu nước cho người dân. Hiện lăng mộ cụ Phó bảng là di tích lịch sử trên đất cù lao, là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến vùng đất Cao Lãnh. Nơi đây còn là quê hương của cụ Nguyễn Quang Diêu (1880), người làng Tân Thuận (nay là Tân Thuận Tây), xuất thân trong một gia đình nho học, từng tham gia phong trào Đông du, góp phần đưa vùng Cao Lãnh trở thành một trong những nơi có phong trào Đông du sớm và mạnh ở miền Nam. Đồng chí Phạm Hữu Lầu là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Đồng Tháp cũng xuất thân từ Cù lao Trâu. Ông là một trong bảy ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Tại Cao Lãnh, Sa Đéc và TP.HCM đều có con đường mang tên ông. Cù lao Trâu cũng là nơi Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp (tỉnh Kiến Phong trước đây) được thành lập. Hiện tại, Cù lao Trâu cũng là nơi có trường Đại học Đồng Tháp, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng Điều dưỡng, cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền và nhiều công trình quan trọng khác của tỉnh Đồng Tháp . . Những giai thoại về trâu trắng 28/01/2009 8:52 Trâu trắng (TNO) Trong dân gian lưu truyền quan niệm cho rằng trâu trắng (trâu cò) xuất hiện. nay. Ở Việt Nam có khá nhiều giai thoại về trâu trắng, trong đó đặc biệt nhất là giai thoại gắn liền với địa danh Cù lao Trâu ở vùng Cao Lãnh (tỉnh Đồng

Ngày đăng: 20/08/2013, 01:10

Hình ảnh liên quan

Bất thình lình, chú trâu nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền - NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRÂU TRẮNG.

t.

thình lình, chú trâu nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền Xem tại trang 1 của tài liệu.
Tại đây, bên bờ rạch Cái Tôm là ngôi nhà nhỏ nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng sinh sống - NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRÂU TRẮNG.

i.

đây, bên bờ rạch Cái Tôm là ngôi nhà nhỏ nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng sinh sống Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan