đề thi thử Cao đẳng-Đại học-2009 - Đề số 02

5 337 1
đề thi thử Cao đẳng-Đại học-2009 - Đề số 02

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 02 1.Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, hiện tượng nào đã xảy ra? A.Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B.Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử 2n, qua thụ tinh tạo ra thể tứ bội. C.Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào sôma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây. D.Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào sôma tạo ra tế bào 4n. 2.Trường hợp đột biến làm cho 2 cặp NST tương đồng, mỗi cặp tăng thêm một NST gọi là? A. Thể đa nhiễm. B. Thể ba nhiễm kép. C. Thể tam. D. Thể khuyết nhiễm. 3. Ở cây trồng có thể sinh sản sinh dưỡng, loại đột biến nào dưới đây có thể di truyền được cho thế hệ sau bằng cách giâm, ghép cành? A. đột biến sôma. B. Đột biến tiền phôi hoặc xảy ra ở hợp tử. C. Đột biến giao tử qua thụ tinh đi vào hợp tử. D. Tất cả đều đúng. 4. Có 4 dòng ruồi giấm từ 4 vùng địa lí khác nhau. Trên NST số 2 khi phân tích trình tự gen người ta thu được kết quả: Dòng 1: ABFEDCGHIK. Dòng 2: ABCDEFGHIK. Dòng 3: ABFEHGIDCK. Dòng 4: ABFEHGCDIK. Nếu dòng 3 là dòng gốc thì loại đột biến đã sinh ra 3 dòng kia là loại đột biến nào và trình tự phát sinh các dòng đó như thế nào? A. Chuyển đoạn dòng 4,3,2,1. B. Đảo đoạn, dòng 4,3,2,1. C. chuyển đoạn, dòng 3,4,1,2. D. Đảo đoạn, dòng 3,4,1,2. 5. Biến dị di truyền không bao gồm các loại sau đây? A. Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể. B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến gen hiặc đột biến NST gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của cá thể. 6. Chọn lọc cá thể khi thực hiện trên đối tượng là cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn có đặc điểm gì? A. Phải tiến hành lai giữa các dòng khác nhau sau khi chọn lọc để tạo ưu thế lai. B. Phải chọn lọc nhiều lần mới có kết quả. C. Phải tiến hành giao phấn để tránh tình trạng thoái hoá giống. D. Chỉ thực hiện một lần đã có kết quả. 7. Đóng góp chủ yếu của học thuyết tiến hoá của Kimura là gì? A. Giải thích sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. B. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính đối với tiến hoá. C. Giải thích thành công sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên. D. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên. 8. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? A. Kiểu gen của cơ thể. B. Giai đoạn phát triển của cơ thể sinh vật. C. Điều kiện môi trường. D. Sự phối hợp giữa kiểu gen và môi trường. 9. Yếu tố cơ bản nhất trong quá trình phát sinh loài người đã làm con người thoát khỏi trình độ động vật? A. Sự hình thành dáng đi thẳng làm giải phóng hai chi trước.B. Lao động với hoạt động chế tạo công cụ. C. sự hình thành hệ thống di truyền tín hiệu. D. Khả năng tác động vào tự nhiên, cải taọ hoàn cảnh sống. 10. Phát biểu nào dưới đây về hội chứng Đao là không đúng? A. Mẹ trên 35 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng Đao. B. Đây là trường hợp đột biến thể ba nhiễm liên quan đến NST thường. C. Người bệnh mang đột biến thể ba nhiễm của NST giới tính. D. Người bệnh có biểu hiện điển hình: cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, lông mi ngắn và thưa…. 11. Từ giống táo Gia Lộc của Hải dương, Viện cây lương thực và thực phẩm đã tạo giống táo má hồng bằng cách nào? A. Sử dụng NMU để gây đột biến. B. Sử dụng 5 brômuraxin để gây đột biến. C. Xử lí bằng tia phóng xạ để gây đột biến. D. Sử dụng EMS để gây đột biến. 12. Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó: A. Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, bảo đảm sự thích nghi cuae cơ thể trước môi trường sinh thái. B. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài. C. Một kiểu gen phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của môi trường. D. Hình thành những đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử dưới tác dụng của CLTN. 13. Để gây đột biến gen trong công tác giống, người ta thường sử dụng hoá chất nào? A. EMS. B. 5 brôm uraxin. C. NMU. D. tất cả đều đúng. 14. Bước chuyển biến quan trọng trong việc chuyển biến từ vượn người thành người là gì? A. Hoạt động lao động và chế tạo công cụ lao động. B. Sự hình thành tiếng nói và chữ viết. C. Biết dùng lửa để bấu chín thức ăn. D. Sự hình thành dáng đi thẳng. 15. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Trong quần thể chỉ có các cây thuần chủng lưỡng bội. Hãy cho biết cách tạo ra cây quả đỏ tam bội từ những cây lưỡng bội này: A. Tứ bội hoá các cây quả vàng rồi cho giao phấn với cây quả đỏ. B. Tứ bội hoá cây quả đỏ luỡng bội rồi cho lai với cây lưỡng bội quả đỏ. C. Tứ bội hoá các cây quả đỏ lưỡng bội rồi cho lai với cây quả vàng. D. Cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng được F1 toàn quả đỏ, sau đó cho đa bội hoá F1. 16. Để nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN plasmit, người ta sử dụng enzim nào? A. Restrictaza. B. Tyrosinaza. C. Polimeraza. D. Ligaza. 17. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng tự thụ phấn nhằm mục đích gì? A. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. B. Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen, để dò tìm tổ hợp lai bố mẹ có giá trị kinh tế nhất. C. đánh giá vai trò của gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng, để dò tìm tổ hợp lai bố mẹ có giá trị kinh tế nhất. D. B và C đúng. 18. Phương pháp nghiên cứu phả hệ ở người không cho phép xác định: A. khả năng di truyền của một tính trạng hoặc bệnh. B. vai trò của môi trường trong quá trình hình thành tính trạng hoặc bệnh. C. tính trạng hoặc bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính quy định. D. tính chất trội, lặn của gen chi phối tính trạng hoặc bệnh. 19. Sự hình thành các hệ tuơng tác giữa các đại phân tử được hình thành vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh sự sống? A. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. B. Giai đoạn tiến hoá hoá học. C. Giai đoạn tiến hoá hoá học và tiền sinh học. D. Giai đoạn tiến hoá sinh học. 20. Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là gì? A. Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Không đúng khi đưa ra luận điểm nguồn gốc thống nhất của các loài.\ C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. D. Không đúng khi cho rằng biến dị cá thể là nguyên liệu của quá trình chọn lọc và tiến hoá. 21. Đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên là gì? A. Nòi sinh thái. B. Quần thể. C. Nòi địa lí. D. Nòi sinh học. 22. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là gì? A. Đưa ra học thuyết người là động vật cao cáp phát sinh từ vượn. B. Sinh vật có khả năng thích nghi và không có loài nào bị đào thải. C. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật. D. Chứng minh tiến hoá hữu cơ là một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. 23. Ở ruồi giấm, phân tử prôtêin quy định tính trạng đột biến mắt trắng kém phân tử prôtein quy định tính trạng mắt đỏ bình thường 1 aa và có 2 aa mới, các aa còn lại không có gì thay đổi. Gen mắt đỏ đã bị đột biến như thế nào? A. Mất 3 cặp nu kế nhau mã hoá cho 1 aa. B. Mất 3 cặp nu ở 3 bộ ba mã hoá tiếp theo, mỗi mã mất 1 cặp nu. C. Thêm 1 cặp nu vào giữa 2 bộ ba. D. Mất 2 cặp nu của 1 mã bộ ba và 1cặp nu của mã bộ ba trước hoặc sau mã đó. 24. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbéc là gì? A. Mỗi quần thể giao phối có thành phần kiểu gen đặc trưng. B. Trong quần thể giao phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ. C. Mỗi quần thể được đặc trưng bởi một tỉ lệ phân bố kiểu hình. D. Quá trình tiến hoá diễn ra trên cơ sở tích luỹ các đột biến trung tính. 25. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên là gì? A. Đột biến NST. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến gen. D. Đột biến đa bội. 26. Tại sao quá trình giao phối được cho là nguyên nhân tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá? A. Tạo ra các biến dị tổ hợp. B. Trung hoà tính có hại của đột biến. C. Phát tán các đột biến trong quần thể. D. Tất cả đều đúng. 27. Dạng cách li nào làm cho hệ gen mở của quần thể trở thành hệ gen kín của loài mới? A. Cách li sinh sản. B. Cách li địa lí. C. cách li di truyền. D. cách li sinh thái. 28. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu? A. Cách li địa lí. B. Tích luỹ các đột biến có lợi. C. Chọn lọc tự nhiên. D. sự thay đổi điều kiện địa lí. 29. Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở nhóm sinh vật nào? A. Thực vật. B. Thực vật và động vật. C. Thực vật và những sinh vật ít di động xa. D. Động vật. 30. Trong một quần thể người có tần số tương đối của các calen M và N quy định nhóm máu MN là 0,54M và 0,45N. Xác định tỉ lệ các nhóm máu MM, MN, NN của quần thể đó? A. 0,8281MM: 0,1638MN: 0,0081NN. B. 0,0361MM: 0,3078NM: 0,6561NN. C. 0,3MM: 0,6MN: 0,1NN D. 0,2916MM: 0,4968MN: 0,21116NN. 31. Ở người, bệnh bạch tạng do gen b gây ra. Trong một quần thể người, người mắc bệnh được gặp với tần số khoảng 1/20000. Tỉ lệ người mang gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp là bao nhiêu? A. 1%. B. 1,4%. C. 2,8%. D. 0,7%. 32. Trong một quần thể cây trồng, thấy xuất hiện một cây có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường nhưng không có khả năng sinh sản hữu tính. Khả năng nào sau đây đã xảy ra? A. Cá thể đó là thể đa bội chẳn. B. Cá thể đó là đa bội lẻ. C. Cá thể đó được nuôi trồng ở điều kiện tốt nhất. D. Cá thể đỏ là thể ba nhiễm. 33. Hoá chất nào dưới đây gây đột biến gen bằng cách thay cặp G-X bằng cặp T-A hoặc X-G? A. Cônsixin. B. NMU. C. 5BU. D. EMS. 34. Chọn giống hiện đại khác chọn giống cổ điển ở điểm nào? A. Dựa trên những phát hiện các tác nhân gây đột biến nhân tạo. B. Không dựa vào kiểu hình mà chỉ dựa vào kiểu gen trong việc đánh giá kết quả lai. C. Dựa trên những thành tựu về lai tạo, gây đột biến nhân tạo và kĩ thuật di truyền để chủ động tạo nguồn biến dị. D. Hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh ngẫu nhiên của các biến dị. 35. Để phát hiện các trường hợp bệnh di truyền gây ra do đột biến số lượng NST ở nguời, phương pháp nào dưới đây được sử dụng? A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Phương pháp nghiên cứu tế bào. C. Phương pháp phân tích đột biến gen. D. Phương pháp lập phả hệ. 36. Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu nào? A. Đột biến tự nhiên. B. Đột biến gen. C. Đột biến nhân tạo. D. Đột biến NST. 37. Loại đột biến cấu trúc NST nào sẽ làm thay đổi vị trí của các gen giữ 2 NST của cặp NST tương đồng? A. Chuyển đoạn tương hỗ. B. Lặp đoạn. C. Tiếp hợp và trao đổi chéo. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. 38. Những dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống không thể có ở vật thể vô cơ là gì? A. Cảm ứng. B. Vận động, sinh trưởng. C. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá và sinh sản. D. tất cả các đặc điểm trên. 39. Đột biến gen xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Đặc điểm cấu trúc của gen. B. đặc điểm của loại tế bào xảy ra đột biến. C. Loại tác nhân đột biến, cường độ, liều lượng của tác nhân. D. A và C đúng. 40. Chất cônsixin thường đuợc dùng để gây đột biến thể đa bội ở động vật, do có khả năng: A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc. D. cản trở sự phân li của toàn bộ NST trong giảm phân. 41. Hôn nhân giữa một người nam mắc bệnh máu khó đông và một người nữ bình thường không có ai mắc bệnh máu khó đông trong dòng họ. Khả năng họ sinh một người con mắc bệnh là bao nhiêu? A. 50%. B. 25%. C. 0%. D. 100%. 42. Kết quả nào dưới đây không phải là kết quả của hiện tượng giao phối gần? A. Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm. B. Bước trung gian để tạo ưu thế lai. C. Hiện tượng thoái hoá. D. Tạo ra các dòng thuần khác nhau. 43. Ở người để một đột biến gen lặn sau khi xuất hiện có thể biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp: A. Đột biến xảy ra trên NST X không có alen tương ứng trên Y. B. Có thêm một đột biến mất đoạn xảy ra ở vị trí tương ứng với vùng mang gen đột biến trên NST tương đồng. C. Cần thời gian để alen lặn có thể xuất hiện ở trạng thái đồng hợp. D. A và B đúng. 44. Bộ ba mở đầu với chức năng quy định khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin là gì? A. AUU. B. AUA. C. AUG. D. AUX. 45. Lai đậu Hà lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà lan thân thấp, hạt nhăn thu được F1 toàn đậu thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỉ lệ phân tính kiểu hình như thế nào? A. 3: 3: 1: 1 B. 1: 1: 1: 1 C. 3: 1 D. 9: 3: 3: 1 46. Ở các loài sinh sản vô tính bộ NST ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình? A. Nguyên phân. B. Thụ tinh. C. Giảm phân. D. Nguyên phân và giảm phân. 47. Đặc trưng nào sau đây của quần xã sinh vật không đúng? A. Mỗi quần xã sinh vật chỉ có một quần thể ưu thế. B. Mỗi quần xã sinh vật thường có 1 quần thể đặc trưng. C. Mỗi quần xã sinh vật là một cấu trúc động. D. Mỗi quần xã sinh vật có 1 cấu trúc đặc trưng. 48. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, thể dị hợp 4 cặp gen: AbcD/aBCd giảm phân cho số loại giao tử là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 49. Kiểu hình của cơ thể là? A. Kết quả của các quy luật di truyền. B. Kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường cụ thể. C. Khả năng phản ứng trước điều kiện môi trường của cùng một kiểu gen. D. Do kiểu gen quy định 50. Nhân tố nào đóng vai trò cơ bản trong nhịp ngày đêm? A. Độ ẩm. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Độ dài chiếu sáng trong ngày. 51. Các nhân tố sinh thái đã tác động lên cơ thể sinh vật như thế nào? A. Mỗi nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên cơ thể sinh vật. B. Tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ phức tạp giữa các nhân tố vô sinh và hữu sinh. C. Tác động tổng hợp của toàn bộ phức hệ sinh thái. D. Tác động cộng gộp của tất cả các nhân tố sinh thái. 52. Chức năng của tARN là gì? A. Truyền thông tin di truyền. B. Lưu giữ thông tin di truyền. C. Cấu tạo ribôxôm. D. Vận chuyển axit amin. 53. Lai ruồi giấm thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt thu được F1 toàn bộ ruồi thân xám cánh dài. Cho biết các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Lai phân tích ruồi đực F1, kết quả lai thu được: A. 41% thân xám, cánh dài: 41% thân đen, cánh cụt: 9% thân xám, cánh cụt: 9% thân đen, cánh dài. B. 75% thân xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh cụt. C. 25% thân xám, cánh dài: 75% thân đen, cánh cụt. D. 50% thân xám, cánh dài: 50% thân đen, cánh cụt. 54. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập? A. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. D. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. 55. Chiều dài của gen cấu trúc mã hoá cho 1 loại prôtêin có 158 axit amin là bao nhiêu? A. 1625,2A 0 . B. 3624A 0 . C. 1632A 0 . D. 1628,6A 0 . 56. Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn. Mẹ tam thể x bố đen, tỉ lệ màu lông của các mèo con sẽ như thế nào? A. Mèo cái: 50%đen: 50% tam thể, mèo đực 100% hung. B. Mèo cái: 50% đen: 50% tam thể, mèo đực: 50% đen: 50% hung. C. Mèo cái toàn đen, mèo đực 50% đen: 50% hung. D. Mèo cái: 50% đen: 50% tam thể, mèo đực: 100% đen. 57. Mỗi quần xã có 1 cấu trúc đặc trưng nhằm mục đích gì? A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã. B. Tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Tất cả đều đúng. . nhiễm. 33. Hoá chất nào dưới đây gây đột biến gen bằng cách thay cặp G-X bằng cặp T-A hoặc X-G? A. Cônsixin. B. NMU. C. 5BU. D. EMS. 34. Chọn giống hiện đại. tử qua thụ tinh đi vào hợp tử. D. Tất cả đều đúng. 4. Có 4 dòng ruồi giấm từ 4 vùng địa lí khác nhau. Trên NST số 2 khi phân tích trình tự gen người ta

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan