Tài liệu tập huấn kỹ năng

42 1.1K 7
Tài liệu tập huấn kỹ năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN, ĐỐI THOẠI, HỘI THẢO I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA DIỄN ĐÀN, ĐỐI THOẠI, HỘI THẢO: 1. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo là các phương thức khác nhau trong công tác tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên, tuy nhiên chúng có mục đích và ý nghĩa giống nhau. Đó là nơi để thanh thiếu nhi được dịp tự thể hiện, tự khẳng định mình, phát huy được dân chủ trong sinh hoạt. Mỗi người được tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của mình với bạn bè, đồng chí, với lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Qua diễn đàn, đối thoại, hội thảo, mỗi bạn trẻ có thể biểu hiện thế giới nội tâm của mình trước công chúng từ tâm trạng đến tình cảm, từ cá tính đến phương pháp tư tưởng . Tự thể hiện không chỉ có mục đích tự thân, nó còn là một trong những lý do tồn tại của con người với tư cách là một cá nhân cần được khẳng định về trí tuệ và nhân cách, về quan điểm và thái độ hành động trong cuộc sống. 2. Mục đích cần đạt tới của diễn đàn, đối thoại, hội thảo là những chân lý cụ thể, là câu trả lời hợp lý hoặc giải pháp tối ưu cho một vấn đề, do vậy khoảng cách về cấp, chức, độ tuổi, địa vị xã hội. bị mờ nhạt đi tạo nên bầu không khí dân chủ thực sự, tất cả các thành viên đều đóng vai trò của người nói và người nghe, đều bình đẳng trong việc trình bày những quan điểm riêng của mình, bảo vệ đến cùng những quan điểm đó, khi chưa có những quan điểm khác thuyết phục hơn. Tất cả đều tự do trong việc thừa nhận, ủng hộ hay phản bác quan điểm này hay quan điểm khác. Vì vậy, các kỹ năng diễn thuyết trước công chúng của thanh thiếu nhi cũng được hình thành và phát triển. 3. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo đều hướng vào một chủ đề nhất định do đó trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thực hiện mỗi bạn trẻ có điều kiện tự nghiên cứu, tìm hiểu và trao đổi rộng rãi với nhiều người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Đó cũng là một quá trình giúp đỡ họ tự giáo dục theo chủ đề được Đoàn, Hội, Đội đặt ra có mục đích. II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC. 1. Diễn đàn a) Khái niệm: Diễn đàn là nơi thanh thiếu nhi công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Có 2 loại diễn đàn: Diễn đàn trực tiếp: Người phát biểu và người nghe trực diện nhau. Diễn đàn gián tiếp là loại diễn đàn thông qua đài, báo chí và các phương tiện khác. Chẳng hạn, đoàn viên thanh niên có thể sử dụng Báo Tiền phong, Thanh niên, còn thiếu nhi có báo Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng, . Diễn đàn là nơi thanh niên có dịp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Quan điểm đó có thể chưa đúng hay lệch lạc nhưng không phải vì thế mà bị "truy chụp" bị đánh giá về tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Vấn đề quan trọng của diễn đàn là thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và hành động cho thanh thiếu nhi. b) Cách tổ chức - Bước chuẩn bị: + Thông báo chủ đề (những chủ đề đưa ra diễn đàn phải là những vấn đề mà thanh thiếu nhi quan tâm). Hướng dẫn kỹ những nội dung chính của chủ đề để từ đó thanh niên tự tìm hiểu và sẵn sàng chuẩn bị tham gia. + Chuẩn bị ý kiến nòng cốt. Những ý kiến nòng cốt thường là những ý kiến nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, cả mặt phải, cả mặt trái của vấn đề nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề, để cuộc tranh luận phong phú, đa dạng, sôi nổi. + Chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của chủ đề. Câu hỏi phải hết sức cụ thể dễ hiểu, có thể dưới dạng xử lý tình huống, trình bày quan điểm đối với những ý kiến "ngược" + Lựa chọn hình thức diễn đàn để từ đó thiết kế chỗ ngồi, bài trí phòng họp và kịch bản cho buổi diễn đàn (hình thức có thể lựa chọn: hái hoa dân chủ, kịch bản sân khấu hoá, báo tường) - Bước tổ chức diễn đàn + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Mục đích, ý nghĩa, lý do diễn đàn; thành phần đại biểu mời và đại biểu tham gia diễn đàn) + Đoàn viên, thanh niên phát biểu về các nội dung thuộc chủ đề diễn đàn (những ý kiến nòng cốt có thể phát biểu trước hoặc sau do không khí sôi nổi hay trầm lắng của diễn đàn, có thể nêu ra một vài tình huống có vấn đề để tranh luận) + Kết thúc diễn đàn phải có bài tổng kết nhằm định hướng vấn đề và gợi những suy nghĩ tiếp. Người tổng kết diễn đàn có thể mời các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị - xã hội có hiểu biết sâu sắc về chủ đề của diễn đàn. c) Một số điều chú ý - Tuỳ theo số lượng người tham gia và hình thức thể hiện mà bố trí địa điểm diễn đàn cho phù hợp. Trang trí hội trường phải nêu rõ chủ đề của diễn đàn. Số lượng người tham gia có thể mở rộng tới những người quan tâm đến chủ đề của diễn đàn (ngoài đoàn viên, thanh niên) - Có chủ toạ điều khiển ( có thể trực tiếp, có thể thông qua người dẫn chương trình) và thư ghi chép để làm cơ sở cho việc tổng kết diễn đàn. - Trong quá trình diễn đàn nên xen kẽ các hình thức văn nghệ (hát, tấu, thơ ca .) để làm cho buổi diễn đàn vui vẻ, hấp dẫn. Nếu phần văn nghệ cũng tập trung vào chủ đề của diễn đàn thì hiệu quả diễn đàn càng cao. 2. Đối thoại a) Khái niệm Đối thoại là loại hình trao đổi trực tiếp về một vấn đề nào đó mà thanh niên quan tâm. "Nghe thanh niên nói, nói cho thanh niên hiểu" chính là hình thức đối thoại, nhằm giải đáp thắc mắc, nguyện vọng của thanh niên, giúp thanh niên nhận thức đúng về một vấn đề nào đó để có tình cảm đẹp, ý chí lớn và hành động tích cực, tự giác. Đối thoại chính là cách thức người nói và người nghe có "trao đi đổi lại" một cách trực tiếp. Người nghe không còn đóng vai trò thụ động mà phát huy được tính chủ động, chính kiến riêng sáng tạo của mình. b. Cách tổ chức - Bước chuẩn bị + Thu thập những thắc mắc, những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Có 2 cách thu thập ý kiến: nghe phản ánh trực tiếp; thông qua thư từ khiếu nại, kiến nghị hoặc những câu hỏi của thanh niên. + Phân loại ý kiến: Mỗi nhóm vấn đề, nội dung thường có nhiều câu hỏi đề cập, do vậy phân loại sẽ giúp cho đối thoại không bị trùng lặp ý kiến và đảm bảo tính chặt chẽ, logic của vấn đề cần đề cập. + Chuyển các ý kiến của thanh niên tới các cơ quan ban ngành, đến các cá nhân có liên đới trách nhiệm nghiên cứu và chuẩn bị đối thoại với thanh niên. - Bước tổ chức đối thoại: + Đối thoại là hình thức giáo dục, nên việc tổ chức đối thoại cần phải mang lại hiệu quả giáo dục cao. Có chuẩn bị địa điểm, hội trường chu đáo, trân trọng người đến đối thoại. + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu + Giới thiệu chủ đề, nội dung của buổi đối thoại và người lên đối thoại + Tiến hành đối thoại. Trong quá trình đối thoại điểm nào chưa rõ, người nghe có quyền chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề nhưng cần tránh biến "đối thoại" thành cuộc cãi vã vô tổ chức, vô kỷ luật (Đối thoại là một khía cạnh của dân chủ nhưng không phải là dân chủ vô tổ chức). + Sau đối thoại, ban tổ chức lên cảm ơn người đối thoại và kết luận những vấn đề đã được giải quyết. Những vấn đề chưa thoả đáng đề nghị người đối thoại tiếp tục nghiên cứu và trình bày sau c. Một số điều chú ý. - Nên tổ chức đối thoại theo chủ đề. Tránh tràn lan. Người đối thoại với thanh niên phải nắm vững nội dung thanh niên cần đối thoại. Tránh trả lời qua loa đại khái, né tránh. - Người đối thoại không nên hứa trước thanh niên những việc ngoài khả năng giải quyết của mình. Những vấn đề ngoài phạm vi chủ đề đối thoại hoặc chưa đủ căn cứ để giải quyết trong đối thoại cần bảo lưu để giải quyết sau hoặc kiến nghị lên cấp cao hơn - Có thể xen kẽ một số hoạt động văn hoá tạo không khí giao lưu vui vẻ giữa người đối thoại với thanh niên. 3. Hội thảo. a. Khái niệm: Khác với diễn đàn thanh niên, hội thảo là nơi diễn ra cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó có tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mục đích của hội thảo là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, để đề xuất kiến nghị một cách có cơ sở khoa học mang tính khả thi. Nội dung của hội thảo là những vấn đề xuất phát từ nhu cầu bức bách của cuộc sống, từ đòi hỏi của phong trào TTN, giúp các cấp bộ Đoàn định hướng và phương pháp giải quyết những khó khăn đang đặt ra. b. Cách tổ chức hội thảo - Bước chuẩn bị: + Thông báo nội dung hội thảo tới đoàn viên, thanh niên để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tư liệu +Ban tổ chức cần chuẩn bị đề dẫn. Đề dẫn có tính chất gợi ý những vấn đề cần thảo luận. + Căn cứ vào chủ đề có thể phân công các tham luận tại hội thảo. Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học, do đó các tham luận khi chuẩn bị cần có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng để minh họa, chứng minh cho các quan điểm của mình. - Bước tiến hành hội thảo + Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu và các thành phần tham gia hội thảo + Đề dẫn hội thảo + Các tham luận và các phát biểu tranh luận về các nội dung của hội thảo Để vấn đề nêu ra trong hội thảo được xem xét một cách toàn diện, các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan biện chứng và phải luôn luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý. + Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó mà đề xuất kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên của hội thảo tiếp tục suy nghĩ, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống đề điều chỉnh quan điểm của mình. c. Một số điều chú ý: - Hình thức hội thảo cũng như diễn đàn thanh niên. Có trang trí hội trường nêu bật chủ đề của hội thảo. Có đoàn chủ tịch điều hành và thư ghi chép thảo luận. Thành phần hội thảo ngoài đoàn viên, thanh niên cần mời thêm các nhà khoa học, những người quan tâm đến nội dung hội thảo cùng tham dự và đóng góp ý kiến. - Khi tiến hành hội thảo cần có phát biểu tranh luận không nên chỉ lần lượt đọc các tham luận đã được chuẩn bị sẵn mà thiếu đi phần thảo luận tự do của những người tham gia hội thảo. - Những tham luận có thể được biên tập in thành kỷ yếu hội thảo cho mọi người tham khảo, khi phát biểu không nhất thiết phải đọc lại tất cả những gì đã có trong kỷ yếu - Trong quá trình hội thảo có thể kết hợp sinh hoạt văn nghệ làm cho buổi hội thảo thực sự mang màu sắc thanh niên (nhưng không được lạm dụng) Bài 14 KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HỘI THI I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÁC HỘI THI. 1. Mục đích. - Hội thi là hệ thống cách thức, biện pháp tác động vào thanh thiếu nhi, kích thích họ tích cực tìm hiểu, tiếp thu, rèn luyện và thể hiện năng lực hành động, năng lực hiểu biết về một chủ đề nhất định, đạt những chỉ tiêu nhất định do ban tổ chức hội thi đặt ra. - Hội thi là một trong những phương thức hoạt động hấp dẫn của Đoàn, Hội, Đội nhằm giáo dục bồi dưỡng rèn luyện thanh thiếu nhi về truyền thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, về kỹ năng nghiệp vụ . để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra hay do nhiệm vụ học tập lao động, công tác, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị đòi hỏi. - Thông qua các hội thi tuyên truyền ảnh hưởng, uy tín của tổ chức Đoàn, Hội, Đội đối với toàn xã hội, đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ. 2. Ý nghĩa. - Hội thi là dịp để các tổ chức cơ sở Đoàn thu hút đông đảo thanh thiếu nhi vào tổ chức, vào các hoạt động tập thể. Quá trình chuẩn bị và tham gia hội thi, thanh thiếu nhi tích cực tự giác chủ động tìm hiểu, luyện tập để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết - Hội thi là môi trường, tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức hành vi của mình trong học tập, lao động công tác và trong cuộc sống hàng ngày. - Hội thi còn là diễn đàn để thanh thiếu nhi bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm (theo chủ đề hội thi). Thông qua đó các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác thanh thiếu nhi. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT HỘI THI 1. Công tác chuẩn bị - Xây dựng kế hoạch hội thi: Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề của hội thi, mục đích yêu cầu, qui mô thời gian, địa điểm, đối tượng, thành phần dự thi; các nội dung chính của hội thi, thể lệ cuộc thi; Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi; các giải thưởng của hội thi và biện pháp thực hiện. - Báo cáo chủ trương, kế hoạch hội thi với cấp uỷ và lãnh đạo địa phương, đơn vị; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên (nếu hội thi không phải do cấp Đoàn trên tổ chức). Tranh thủ sự trợ giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội. - Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các đại diện của các đơn vị tham gia hội thi quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện. - Các đơn vị, cá nhân tham gia hội thi tiến hành họp bàn biện pháp thực hiện, thống nhất chọn cử đại biểu dự thi (trừ hội thi bắt buộc tất cả dự thi). Tổ chức tập dượt theo các nội dung của hội thi.quán triệt nội qui và thể lệ cuộc thi cho các đối tượng tham gia hội thi. - Tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của hội thi mà ban tổ chức cuộc thi có thể tiến hành tập huấn kỹ cho thanh thiếu nhi tham gia hội thi về những vấn đề cơ bản nhất để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của hội thi. - Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với chủ đề của Hội thi. Xây dựng, duyệt và thực hiện makét trang trí đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính hấp dẫn của hội thi. - Thiết kế chương trình công diễn của hội thi, tổ chức tổng duyệt (nếu thấy cần thiết) hoặc phổ biến cho các đối tượng dự thi để có kế hoạch thực hiện đúng theo kịch bản. 2. Tổ chức hội thi Hội thi có thể tiến hành qua vòng loại, vòng sơ khảo và vòng chung khảo, tuỳ thuộc theo từng chủ đề nhất định. Vòng chung khảo là thời điểm thể hiện kết quả của từng thí sinh (đơn vị) về các nội dung dự thi. Để hội thi đạt kết quả cao cần chú ý một số vấn đề sau (đối với các Hội thi cần thể hiện trước công chúng) a) Bài trí sân khấu - Phông màn nên chọn gam màu sáng, qua ánh đèn tôn vẻ tươi trẻ phù hợp với ma két trang trí đã được duyệt. Tuy nhiên tuỳ tình hình cụ thể mà có những sửa đổi điều chỉnh hay thay đổi cho hợp lý. - Có hệ thống đèn đủ sáng, có đèn màu càng tốt. Phân công người phụ trách ánh sáng để điều phối màu cho phù hợp theo nội dung thi. Nên có cây cảnh đặt trên sân khấu, đảm bảo khung cảnh hội thi gần với thiên nhiên. - Âm thanh: Nên có máy "tăng âm", Micro tốt (vì chất lượng âm thanh góp phần lớn vào sự thành công của hội thi) Có Micro cho thí sinh và người dẫn chương trình, cho ban giám khảo (nếu thấy cần thiết) - Các thí sinh có chỗ ngồi, có phòng tập kết, nơi trang điểm, thay trang phục. - Sắp xếp chỗ ngồi của ban giám khảo hợp lý đảm bảo theo dõi thí sinh thực hiện các nội dung hoàn chỉnh từ đầu đến cuối hội thi. b) Chương trình hội thi (công diễn) - Ổn định tổ chức bằng chương trình văn nghệ chào mừng hoặc một số bài hát cá nhân hay tập thể. - Khai mạc hội thi, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người dẫn chương trình. - Người dẫn chương trình tự giới thiệu (có thể 2 người) giới thiệu Ban giám khảo và điều khiển thực hiện các nội dung hội thi theo kịch bản. - Các thí sinh tham gia thực hiện các nội dung của hội thi. Xen kẽ giữa các phần thi có các tiết mục văn nghệ để các thí sinh có thời gian thay trang phục chuẩn bị cho các phần thi tiếp theo. Đồng thời ban giám khảo có thời gian đánh giá kết quả những nội dung đã thực hiện. - Công bố kết quả và trao thưởng cho những thí sinh, đơn vị đoạt giải. - Bế mạc hội thi c. Với các đối tượng dự thi và tổ chức hội thi - Với thí sinh: Cần bình tĩnh, tự tin, không "tự nhiên chủ nghĩa", cần tránh các biểu hiện khiếm nhã trước khán giả như bĩu môi, vò đầu, bứt tai, so vai, rụt cổ, dạng chân, khuỳnh tay v.v . Tránh chào và chúc quá nhiều đặc biệt là đối với ban giám khảo. - Với người dẫn chương trình: + Cần nghiên cứu kỹ các đối tượng dự thi, chuẩn bị kỹ kịch bản từ lời giới thiệu, thuyết minh ngắn gọn dí dỏm, hấp dẫn phù hợp với từng thí sinh đến một vài lời bình để chuyển tiếp nội dung hợp lý. + Cần tuân thủ chương trình, kịch bản đã định không tuỳ hứng thay đổi làm thí sinh mất bình tĩnh thiếu tự tin. + Khi đọc câu hỏi cho thí sinh (nếu có) cần rõ ràng mạch lạc kết hợp với ánh mắt, nụ cười, tạo cho họ niềm tin, bình tĩnh trả lời. Biết động viên khích lệ thí sinh nhưng không nên đánh giá chất lượng câu trả lời của thí sinh. + Không nói quá dài, đi lại quá nhiều trên sân khấu, không được nhầm lẫn họ tên, số báo danh thí sinh. + Trước các tình huống bất ngờ cần bình tĩnh chủ động xử lý. Trường hợp ngoài giới hạn cho phép cần xin ý kiến của Ban tổ chức hội thi hay Ban giám khảo. - Với Ban giám khảo: + Cần thống nhất nội dung đáp án và thang điểm cho từng nội dung thi. + Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ về xử lý tình huống để chủ động hỏi thí sinh (nếu hội thi có yêu cầu dùng hình thức này). + Cần có phiếu điểm chấm cho từng thí sinh, có thư tổng hợp ngay sau từng nội dung mà thí sinh đã thực hiện xong. + Sau khi thí sinh thi xong nên có thời gian nhất định để thống nhất đánh giá xếp loại, trên cơ sở tổng hợp của thư ký, cần có những điều chỉnh cho hợp lý và thoả đáng đảm bảo công minh, chính xác. - Với Ban tổ chức: + Cần chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình theo kế hoạch đã được thống nhất, khéo léo xử lý những tình huống phát sinh, đảm bảo hội thi đạt mục tiêu, yêu cầu như đã xác định. + Chọn người dẫn chương trình nhanh nhẹn, hoạt bát, có giọng nói ấm truyền cảm không nói ngọng, nói lắp. Nên có tổng duyệt trước khi hội thi công diễn chính thức. + Cần bố trí thời gian tập huấn, trao đổi giải đáp những vấn đề mà thí sinh còn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị cho các nội dung thi. + Quan hệ liên kết phối hợp và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân tạo điều kiện tốt nhất cho hội thi. + Hội thi không chỉ đơn thuần là chọn và trao giải thưởng cho những thí sinh điển hình nhất mà chính là tạo được phong trào thi đua sôi nổi của mọi thanh thiếu nhi hướng về hội thi. Mặt khác không phải hội thi nào cũng phải được tổ chức công diễn ở sân khấu và tuỳ vào tính chất, mục đích, nội dung của từng hội thi để ban tổ chức hội thi quyết định hình thức và biện pháp tiến hành cho phù hợp. III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỘI THI VÀ CUỘC THI. 1. Các cuộc thi vui chơi tổ chức trong phòng, hội trường. a) Thi hát liên khúc Chọn chủ đề như mưa, nắng, sông, biển, hoa, tuổi trẻ. Chia nhóm, các nhóm lần lượt hát các bài hát có nội dung theo chủ đề được chọn, nhóm nào hát trùng với các bài hát đã hát trước đó hoặc không tìm được bài hát nào nữa coi như thua cuộc. b) Thi đố vui. Chia nhóm, các nhóm lần lượt ra câu đố hoặc câu đối để nhóm khác trong vòng một thời gian nhất định tìm ra câu trả lời đúng hoặc câu đối chỉnh nhất. Sau một số câu đố hay câu đối do quản trò quy định thì cộng điểm xếp loại thắng thua cho các nhóm. c) Thi tài trí với các nội dung sau: - Tự giới thiệu - Nhận thức - Đố vui với 3 nội dung: Giải thích một đồ vật, bình chú cho một bức tranh và một hành động kỳ quặc. - Thi năng khiếu - Thi hùng biện Tất cả những nội dung trên đều phải hướng về một chủ đề bắt buộc được qui định trước d) Thi ứng xử Quản trò đặt ra những tình huống có vấn đề, các cá nhân hay các nhóm xử lý các tình huống đó. Ngoài ra còn có thể tổ chức thi kể chuyện vui, thi vẽ, thi nói dối, thi ảo thuật, thi quản trò, thi hát dân ca, thi vũ hội v.v . 2. Một số cuộc thi trong hội trại. a) Trò chơi lớn: Là cuộc chơi với qui mô lớn về số lượng người tham gia, thời gian, địa điểm và nội dung chơi. Cụ thể: - Thi phát và nhận tín hiệu Morse, Semafore - Thi hành quân theo dấu đường - Thi dịch và thực hiện theo mật thư - Thi các trò chơi nhỏ (những trò chơi qui định trong khi hành quân theo dấu đường và thực hiện mật thư) b) Thi kỹ năng dựng lều - Thi cắm trại nhanh: Các nhóm dự thi với số lượng người như nhau, các điều kiện các phương tiện như nhau nhưng phải đảm bảo dựng lều đúng kỹ thuật và nhanh nhất. - Thi trại đẹp: Đẹp bao gồm sự thông minh sáng tạo trong cách trình bày, đúng kỹ thuật qui định, hình thức hài hoà cân đối, trật tự, vệ sinh nội vụ gọn gàng, sạch sẽ. c. Các cuộc thi khác: Thi kéo co, thi cắm hoa, thi đấu thể thao, thi trò chơi, thi văn nghệ, thi hoá trang, thi hùng biện. Tổ chức vui chơi cho thanh thiếu nhi thông qua hình thức hội thi là một vấn đề cần được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Các cuộc thi chính là động lực thúc đẩy các bạn trẻ phát huy tinh thần sáng tạo và khả năng ứng xử trong mọi hoạt động. Các cuộc thi trong vui chơi của thanh thiếu nhi bao giờ cũng nhẹ nhàng và mang tính giáo dục cao. Nếu biết kết hợp các trò chơi dân gian, các trò chơi truyền thống với các trò chơi hiện đại sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí cho giới trẻ và định hướng giá trị cho họ trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể, tuỳ điều kiện cở vật chất và tuỳ từng đối tượng cụ thể mà đưa ra các cuộc thi cho phù hợp, có hiệu quả giáo dục cao. Không nên tổ chức các cuộc thi như cá cược, ganh đua hay vụ lợi làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của các Hội thi. 4. Hội thi thanh lịch a) Mục đích ý nghĩa - Thông qua hội thi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về chính trị, văn hoá, xã hội từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày. - Hội thi thanh lịch là môi trường và cơ hội tốt nhất để thanh thiếu nhi được bộc lộ, được thể hiện hết những khả năng, năng lực của mình cả về nhận thức, cả về kỹ năng ứng xử giao tiếp trong công việc và trong cuộc sống. - Hội thi thanh lịch còn là diễn đàn của tuổi trẻ về nếp sống văn hoá, về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và thời đại. - Là một phương thức có hiệu quả để đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi. Thông qua hội thi, tổ chức Đoàn, Hội, Đội được củng cố, xây dựng và phát triển. Hội thi thu hút các ban ngành, các đoàn thể các lực lượng xã hội cùng quan tâm đến công tác thanh thiếu nhi, có những giải pháp tích cực, đồng bộ, có hiệu quả trong sự nghiệp chăm lo giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ. b. Đối tượng tham gia Mọi thanh thiếu nhi có thể tham gia hội thi, được lựa chọn từ chi đoàn, chi hội, chi đội, nhóm, câu lạc bộ, từ các đơn vị học tập, lao động, công tác. Nếu số lượng tham gia thi đông thì hội thi có thể tiến hành nhiều vòng loại với nhiều hình thức khác nhau để từ đó tuyển chọn số người cần thiết tham gia thi chung khảo. c. Những nội dung cơ bản Căn cứ vào từng đối tượng, từng lĩnh vực khác nhau mà đề ra nội dung cho phù hợp. Có thể tạm đưa ra những nội dung chính sau: - Thi nhận thức: Thông qua hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của thí sinh về nghề nghiệp chuyên môn, về chính trị, văn hoá, xã hội. - Thi ứng xử: Những tình huống đưa ra trong hội thi nhằm đánh giá khả năng ứng xử của thí sinh có chính xác thông minh và linh hoạt không. - Thi năng khiếu: đó là sự bộc lộ những khả năng của thí sinh về mọi mặt. Nội dung này sẽ giúp cho hội thi thêm phần hấp dẫn, sinh động. - Thi thời trang là nét đặc trưng cho các hội thi thanh lịch. Đó là những trang phục tự chọn, trang phục bắt buộc mà thí sinh phải thể hiện sao cho hợp thời trang, hợp mốt được cộng đồng chấp nhận. - Ngoài ra còn có thể thi hùng biện hay thi kỹ năng hoạt động xã hội 5. Thi cán bộ Đoàn giỏi Thi cán bộ Đoàn giỏi (Bí thư chi đoàn) là một trường hợp đặc biệt của hội thi thanh lịch. Tuy nhiên, các nội dung thi cần được điều chỉnh cho thích hợp với đối tượng dự thi. - Phần nhận thức: Kiểm tra sự hiểu biết của thí sinh về các chủ trương công tác của Đoàn, nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Phần ứng xử: nêu các tình huống về nghiệp vụ công tác Đoàn (như bầu cử trong Đại hội, chuyển sinh hoạt Đoàn cho một đoàn viên nào đó, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, .) - Phần năng khiếu, có thể là năng khiếu văn nghệ, thể thao, có thể là khả năng nói trước công chúng . Có thể kiểm tra về kỹ năng tổ chức một số hoạt động cụ thể do Đoàn cơ sở tổ chức . c Bài 12 HÁT, MÚA TẬP THỂ TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG I. HÁT TẬP THỂ 1. Mục đích, ý nghĩa Trong một cuộc gặp mặt đông vui, trước cuộc họp chi đoàn, chi hội, chi đội, những khuôn mặt trẻ trung, rạng rỡ, những lời ca tiếng hát cùng tiếng vỗ tay và tiếng cười sảng khoái. Đó là hình ảnh đẹp đẽ thể hiện tình bạn, tình đồng chí của mỗi tập thể thanh thiếu nhi. Hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, sinh hoạt thanh thiếu nhi là hoạt động cần thiết không thể thiếu được của giới trẻ. Nó là nhịp cầu, là sự giao lưu, khởi động đầy hứng thú sôi nổi, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho từng cá nhân và cho cả tập thể. Đồng thời với ý nghĩa, nội dung của từng thể loại, bài hát sẽ tạo được tình cảm với những sắc thái khác nhau, góp phần giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết thân ái trong một tập thể vững mạnh. Hát tập thể góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật cho mỗi thành viên, Nó luôn kích thích lôi cuốn người tham dự cùng hát, cùng vỗ tay theo từng lời, tiết tấu, nhịp điệu của bài hát. 2. Những điều cần chú ý khi điều khiển hát tập thể. a) Lựa chọn bài hát cho phù hợp, đây là bước rất quan trọng không thể tuỳ tiện. Bài hát được lựa chọn cần phù hợp với số lượng thành viên tham dự, phù hợp với chủ đề của buổi sinh hoạt, phù hợp với không gian, địa điểm nơi diễn ra cuộc họp. Chẳng hạn, trong một hội nghị với hàng trăm người tham dự với thành phần rất khác nhau thì nên chọn một bài hát thật quen thuộc và dễ hát. Nhưng trong sinh hoạt chi đoàn, chi hội với số lượng ít thì có thể hát những bài mà các bạn trẻ ưa thích. b) Giới thiệu bài hát, mời hát linh hoạt kèm theo những động tác cần thiết cũng là một nghệ thuật của người điều khiển. Bắt nhịp bài hát rõ ràng, chính xác, đúng nhịp phách, đúng cao độ, trường độ, sẽ làm tăng hiệu quả của việc hát tập thể. Khéo xử lý tình huống bất trắc có thể xảy ra (bắt giọng cao hay thấp quá) cũng tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong tập thể. c) Có thể chọn một số bài hát mới đơn giản để tập cho mọi người trước buổi sinh hoạt tập thể. Những nhạc sĩ có tài thường sáng tác được những bài hát như vây. Ví dụ bài "Nụ cười hồng" của Lê Quốc Thắng chỉ có 4 câu rất dễ thuộc, dễ nhớ, nhịp phách đơn giản rất dễ hát. Trong 5 phút mọi người có thể thuộc và hát được ngay. d) Kết hợp hát tập thể với trò chơi tập thể là một nét độc đáo trong phong cách điều khiển của ngươì cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Hát liên khúc, hát đuổi, hát theo nhịp vỗ tay . có thể sử dụng các hình thức, phương pháp của câu lạc bộ các bạn yêu nhạc do đài truyền hình phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức trong sinh hoạt văn nghệ tập thể (thi hát theo từng chủ đề: Cây, con, sông, biển). 3. Tập hát cho tập thể a) Đây là một việc làm tưởng dễ, nhưng không phải bất kỳ ai hễ cứ thuộc bài hát là có thể tập được cho người khác. Hướng dẫn một bài hát mới cho tập thể cũng cần có phương pháp, nghĩa là làm cho mọi người dễ thuộc, dễ tiếp thu và có thể tự hát được một cách nhanh nhất. b) Tập hát cho tập thể, có thể tiến hành theo các bước sau đây: - Hát trước 1-2 lần để cho mọi người cảm nhận tiết tấu, giai điệu của bài hát. - Chép lời của bài hát (trên bảng nếu có) và phân tích ý nghĩa của lời ca để mọi người bước đầu nhận biết được tính chất, thể loại của bài hát (hành khúc, trữ tình, dân ca .) Tập từng câu một với giọng vừa phải (không cao quá, không thấp quá), chú ý những chỗ khó hát (luyến, láy ngắt âm) - Bài hát có thể có nhiều đoạn, có thể tập từng đoạn một, thuộc hết đoạn này mới sang đoạn khác. - Sửa ngay những chỗ mà nhiều người hát sai (về cao độ, trường độ) nhất là những lỗi theo quán tính (đã biết sơ sơ nhưng không chính xác) - Nếu có thời gian, cần gọi một vài bạn lên hát đơn ca, hoặc chia nhóm để thi xem nhóm nào hát đúng, hát hay (nhận xét lẫn nhau) - Ôn luyện thường xuyên, mỗi cá nhân cần tự nhẩm lại bài hát sau khi tập. Có như vậy mới chóng thuộc và có thể tham gia hát tập thể một cách vui vẻ, tự nhiên. - Tập hát cho tập thể, nên điều quan trọng là thuộc bài hát, sau mới lưu ý đến hát đều (cao độ, trường độ, ngân, nghỉ). Khi tất cả cùng thuộc bài hát vừa tập mới quan tâm đến việc thể hiện tình cảm của bài hát. - Có thể "nhại lại" (mang tính chất vui vẻ) những chỗ hát sai, hát ê-a, để tạo dấu ấn, giúp mọi người nhanh chóng tự sửa lỗi của mình. - Có thể hát mẫu khi sử dụng những yếu tố sơ đẳng của kỹ thuật thanh nhạc: lấy hơi, nhả chữ, giọng cổ, giọng mũi, ngân dài . 4. Các loại bài hát tập thể thông dụng a) Các bài hát theo qui định (nghi lễ nghi thức) - Quốc ca - Quốc tế ca - Lãnh tụ ca - Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam - Thanh niên làm theo lời Bác - Lên đàng - Tiến lên đoàn viên b) Những ca khúc cách mạng quen thuộc - Màu cờ tôi yêu (Phạm Tuyên) - Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi (Huy Du) - Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (Triều Dâng) - Hành khúc thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh (Văn Dung) - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) - Đêm Trường Sơn nhớ Bác - Như có Bác trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên) - Cuộc đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu) (Có thể tham khảo tập bài hát "100 ca khúc chào thế kỷ" Nxb Thanh niên Hà Nội, 2000 do Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đoàn phát hành đến tận cơ sở). II. NHẢY MÚA TẬP THỂ 1. Vài nét về nghệ thuật nhảy múa sinh hoạt Nghệ thuật nhảy múa rất đa dạng, nhiều màu sắc cả về nội dung và hình thức. Đó vừa là một bộ môn của nghệ thuật sân khấu, vừa là một món ăn tinh thần hàng ngày của quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu nhi. Nhảy múa trong sinh hoạt cộng đồng là loại hình sinh hoạt phổ cập có tính chất truyền thống ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều điệu nhảy thú vị như: Xoè vòng của dân tộc Thái ở Tây Bắc, "Lăm Vông" của các bộ tộc Lào, Tăng-gô, Van-Xơ ở Châu Âu, Cha-Cha-Cha, Rum Ba ở Châu Mỹ, . - Nhảy múa sinh hoạt phát triển các yếu tố dân gian, các động tác đơn giản được lặp đi lặp lại, dễ học, dễ nhớ và mang tính quần chúng cao, từ các cháu mẫu giáo, thanh thiếu nhi đến những người cao tuổi. Nhảy múa sinh hoạt là một hoạt động văn hoá lành mạnh làm cho cuộc sống thêm vui tươi, phấn khởi, lạc quan, yêu đời, đồng thời cũng có tác dụng thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi. Đó là phương tiện giao lưu tình cảm thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhảy múa sinh hoạt là hình thức vận động, kết hợp nhiều yếu tố: nghe, nhìn, nhảy múa, ca hát làm cho con người thêm nhanh nhẹn hoạt bát. Đồng thời qua đó góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ. 2. Phương pháp tổ chức nhảy múa tập thể a) Đội hình thường gặp là nhảy vòng tròn, nhảy đôi hoặc nhảy tự do Đội hình vòng tròn thường được sử dụng trong các đêm lửa trại (kết thành nhiều vòng tròn mà tâm là đống lửa trại), trong các cuộc vui liên hoan khi gặp mặt hoặc chia tay.Nhảy múa tập thể với đội hình vòng tròn thường được thực hiện theo nhạc của những bài hát sinh hoạt cộng đồng như Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn, Như có Bác trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên hoặc các bài hát dùng trong Đêm lửa trại. Đặc điểm là dễ tập, dễ nhảy, kể cả những người chưa biết cũng có thể tham gia, như bạn bè người xung quanh học và làm theo các động tác của họ. Nhảy đôi thường được áp dụng cho các điệu vũ quốc tế như Cha-cha-cha, Rum-Ba,Van-xơ khi hội vui lên cao trào, mọi người có thể nhảy tự do (theo cách là được học hoặc tự nhảy theo ý của mình). Khi nhảy tự do điều quan trọng không còn là ở chỗ phải đúng động tác, đúng qui cách nữa mà chủ yếu là để thể hiện lòng say mê, hứng khởi của bản thân đối với bạn bè, đồng chí, với tập thể, thể hiện "vui hết mình" b) Tổ chức nhảy múa tập thể - Phải có người chủ trò, vừa đóng vai người dẫn chương trình, vừa điều phối phát động lực lượng nòng cốt châm ngòi, từ đó cuốn hút mọi người cùng tham gia đông đảo. - Người chủ trò chỉ huy dàn nhạc (hoặc đàn oóc, hoặc băng nhạc có sẵn) một số bạn có giọng hát tốt hát theo dàn nhạc để làm nền cho điệu nhảy. - Đặc biệt trong các cuộc vui liên hoan của thanh niên, thường có các vị đại biểu của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đại diện các đoàn thể khác (công đoàn, phụ nữ .) tham dự. Vì vậy cần cử một số bạn trẻ đến mời các vị đại biểu cùng tham gia nhảy múa chung vui cùng thanh niên. - Chú ý nên kết thúc khi cuộc vui đạt đến đỉnh cao, không nên để đến lúc cuộc vui đã tàn dễ gây tâm lý nhàm chán. Kết thúc như vậy sẽ gây được dấu ấn sâu sắc trong lòng người tham dự. - Cũng hết sức tránh hiện tượng có một số bạn nhân cuộc vui mà đưa vào những trò đùa quá chớn như xuyên tạc bài hát, xuyên tạc các điệu nhảy múa, gây cười thiếu văn hoá . Bài 11 KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRẠI I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh thiếu nhi. Thanh thiếu nhi thích giao lưu thông qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Trại sẽ đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh thiếu nhi và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội. Trại là hình thức lập "làng" lưu động mà ngày xưa dân du mục thường dùng, quân đội thường đóng trại trong các cuộc hành quân, các tổ chức đoàn thể, trường học thường dùng hình thức trại để tổ chức cuộc liên hoan họp bạn, tổng kết mừng công, tập huấn chuyên đề . Trại là nơi tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi hoà nhập vào cuộc sống tập thể với các hình thức học mà chơi, chơi mà học. Hoạt động của trại mang tính đồng đội cao, vì vậy rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của mỗi một thành viên đối với cộng đồng, xây dựng được bầu không khí thân ái, đoàn kết, gắn bó trong quá trình hoạt động ở trại và sau những ngày trại. II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRẠI 1. Một số loại hình chủ yếu - Trại dã ngoại: Thường gắn với các hoạt động tham quan, dã ngoại, pícníc. thường tổ chức với mục đích là nghỉ ngơi, thư giãn. - Trại ngắn tổ chức trong khoảng thời gian 1 đến 2 ngày với mục đích để học tập, thay đổi không khí sinh hoạt hoặc tham gia công tác xã hội tại địa phương nào đó. - Tại tập huấn: Nhằm mục đích huấn luyện cho thanh thiếu nhi về chuyên môn, về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội. - Trại bay: Dùng cho những hoạt động dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau. Có nơi gọi là trại cơ động chỉ tổ chức cho thanh thiếu nhi thực sự tháo vát, có sức khoẻ và giỏi về công tác hoạt động xã hội. - Hội trại thi tài: Thường tổ chức gắn với từng địa phương đơn vị, với mục đích nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tay nghề chuyên môn bằng những hình thức thi thố tài năng, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau. - Hội trại truyền thống: là một hình thức hoạt động sáng tạo của phong trào thanh thiếu niên giúp cho thanh thiếu nhi nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, dân tộc, Đoàn, địa phương, đơn vị, của cách mạng tạo cho họ cảm xúc sâu sắc, khơi dậy trong họ niềm tin đi tới tương lai. Hội trại truyền thống thường được tổ chức vào những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị trọng đại khác. - Trại liên hoan họp bạn: Nhằm mục đích hội họp những người có cùng chung một sở thích, nhu cầu, cùng lứa tuổi hay nghề nghiệp, nhằm để giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Trại liên hoan họp bạn có thể tổ chức ở qui mô lớn: tỉnh, khu vực, quốc gia . 2. Chuẩn bị cho một cuộc trại - Xác định mục tiêu và thời điểm tổ chức trại, đặc biệt loại trại, chủ đề của trại, qui mô trại; thành lập ban chỉ huy trại. - Xây dựng kế hoạch chương trình chi tiết thảo luận và thống nhất trong tập thể lãnh đạo Đoàn, Hội, Đội - Làm việc với chính quyền địa phương hay lãnh đạo đơn vị nơi cắm trại. - Thông báo chủ trương, kế hoạch, chương trình cho các đơn vị tham gia để xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho cuộc đi trại. - Trước ngày đi trại (hoặc khai mạc hội trại ) cần họp Ban chỉ huy trại để đánh giá tình hình chuẩn bị, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, đảm bảo cuộc đi trại (hội trại) diễn ra đúng kế hoạch, chương trình đã thống nhất. 3. Phương pháp xây dựng kế hoạch cho một cuộc cắm trại (hội trại). Kế hoạch gồm 3 phần chính sau: Phần thứ nhất: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỤ THỂ Phần thứ hai: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG, BIỆN PHÁP - Chủ đề của trại - Qui mô, thời gian và địa điểm - Đối tượng, thành phần tham gia - Những nội dung diễn ra trong quá trình tổ chức trại. - Phương pháp thực hiện từng nội dung - Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân tham gia trại Phần thứ ba: CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN - Phân công trách nhiệm cụ thể trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện cho Ban chỉ huy trại (từng tiểu ban và từng thành viên) - Công tác chuẩn bị: Tiến độ thời gian, yêu cầu cần đạt được của từng đơn vị tham gia. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết cho các hoạt động ở trại (kịch bản) từ đó phân công thực hiện khép kín. Để đảm bảo thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của trại cần thiết phải xây dựng nội dung và thể lệ các cuộc thi, hội thi (nếu có) và phổ biến trước cho các đơn vị, cá nhân tham gia trại. 4. Một số hoạt động cơ bản có thể tổ chức ở trại (hội trại) - Tuỳ theo loại trại, mục đích yêu cầu, qui mô của trại mà đề ra những hoạt động thích hợp: a) Các trò chơi tập thể - Trò chơi lớn: Tổng hợp nhiều trò chơi với qui mô lớn, nhiều người tham gia trong phạm vi địa bàn rộng, thời gian kéo dài (có sử dụng dấu đi đường, truyền tin, mật thư .) - Các trò chơi dân gian, trò chơi nhỏ b) Các cuộc thi + Thi trò chơi + Thi dựng lều nhanh, trại đẹp + Thi truyền tin (morse, Semaphore) + Thi thể thao: Cờ vua, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, kéo co v.v . +Thi cắm hoa + Thi nấu ăn + Thi văn nghệ + Đồng diễn thể dục, võ thuật c) Múa hát tập thể d) Các cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các đơn vị e) Tham quan, viếng nghĩa trang f) Các hoạt động nhân đạo từ thiện h) Lửa trại: tổ chức vào buổi tối với nhiều loại hình khác nhau. 5. Lập chương trình của một cuộc cắm trại (Hội trại) a) Tập kết đến địa điểm trại - Kiểm tra lại số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo - Nghỉ 30' - Ban chỉ huy chỉ dẫn địa điểm dựng trại cho các đơn vị Có thể bắt đầu tập kết đến địa điểm thông qua trò chơi lớn, khi đến địa điểm dựng trại dùng mật thư hay truyền tin để chỉ dẫn cho các đơn vị, vị trí dựng trại nhằm tạo không khí sôi động của trại ngay từ những hoạt động trên. - Các đơn vị dựng lều, cột cờ, lều chỉ huy, lều cứu thương, bố trí các địa điểm hoạt động . có thể tổ chức thi dựng lều nhanh giữa các đơn vị. b) Khai mạc trại: - Các trại viên tập trung về địa điểm để làm lễ khai mạc - Chào cờ - Trại trưởng đọc lời khai mạc, nêu mục đích nội dung và chương trình - Phát biểu chào mừng của đại biểu thanh niên địa phương - Các hoạt động phục vụ cho lễ khai mạc: Thể dục nhịp điệu, võ thuật, biểu diễn nghệ thuật vv . - Các đại biểu và ban chỉ huy đi thăm các đơn vị và chấm trại lần 1 c) Hoạt động trại: Tuỳ theo quy mô, thời gian và số lượng các đơn vị mà lựa chọn tổ chức các [...]... cách và các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp ứng xử 3 Tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi thể hiện khả năng, năng khiếu, óc sáng tạo của mình trong những tình huống có vấn đề II KỸ NĂNG QUẢN TRÒ Muốn tổ chức trò chơi, người điều khiển trò chơi (quản trò) phải có một số kỹ năng cơ bản Nội dung trò chơi phong phú hấp dẫn, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò vụng về thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém... cán bộ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cần được tiến hành thường xuyên thông qua các lớp đào tạo tập huấn hàng năm, thông qua các loại hình sinh hoạt Câu lạc bộ cán bộ Đoàn Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cần tập trung vào những nội dung về kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cần phải trang bị cho cán bộ Đoàn trình độ lý luận chính trị và kiến thức, hiểu... cắm trại, hành quân ra về 6 Một số kỹ năng phục vụ cho hoạt động trại - Trại viên phải biết thực hiện các loại gút: + Gút đầu dây: Đơn, kép, số 8 + Gút nối: Dẹt, bò, thợ dệt, nối câu + Gút níu: Mỏ chim, thòng lọng, sơn ca - Kỹ năng truyền tin + Truyền tin bằng Morse: Dùng tay, dùng còi, dùng đèn pin + Truyền tin bằng tín hiệu Semaphore: Dùng cờ theo quy định - Kỹ năng soạn thảo và dịch mật thư: dạng... nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt bắt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản trò "giàu có" một hành trang không thể thiếu được của người cán bộ thanh thiếu thiếu nhi hôm nay Kỹ năng tổng hợp 15:41 15/08/2005 Bài 9 KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TỔNG HỢP I XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU ĐÚNG ĐẮN, VỪA SỨC 1 Thu hút tập hợp... thanh niên trường học: Đăng thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, đi đầu xây dựng xã hội học tập; tham gia xây dựng các Câu lạc bộ học thuật theo chuyên ngành, hình thành các tổ, nhóm giúp nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng Đăng thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường, tham gia phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi cử; xây dựng môi trường sư phạm... tác tổ chức của Đoàn phát hiện những người có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, hăng hái, ham thích và có khả năng hoạt động chính trị, xã hội, có khả năng tập hợp thanh niên, được thanh niên yêu quý, tín nhiệm để lựa chọn cán bộ Đoàn, đồng thời cần chú ý kiểm tra, xem xét những mặt về năng lực, trình độ chuyên môn, sức khoẻ, ngoại hình, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, v.v… 6.2 Đào tạo, bồi... thảo và dịch mật thư: dạng Morse, dạng Semaphore, dạng chủ thay chữ, số thay chữ, dạng chuyển dịch vị trí, toạ độ, ẩn ngữ vv Đã có những tài liệu chuyên đề về các kỹ năng nói trên (do Trung ương Hội LHTN Việt Nam biên soạn) Trò chơi TTN 15:42 15/08/2005 Bài 10 KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TTN 1 Đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi,... nghiêm nghị khi điều hành như là một trọng tài của cuộc thi đấu thể thao - Thiên vị hoặc quá dễ dãi đối với người phạm luật, người thua - Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu - Tự ái, nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị người chơi chê trách III KỸ NĂNG XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG 1 Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý Tình huống này thường gặp ngay... an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; Gương mẫu thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư” Kỹ năng công tác thanh niên: Rèn luyện kỹ năng trong các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể; trong giao tiếp, ứng xử; trong múa, hát và tổ chức trò chơi - Công tác xây dựng, củng cố cơ sở Đoàn, Hội; phụ trách Đội và tham gia xây dựng Đảng: Tích... đề có liên quan đến nội dung cần chỉ đạo -Lập kế hoạch chỉ đạo, thống nhất kế hoạch tiến hành với Đoàn cơ sở ở điểm chỉ đạo, báo cáo kế hoạch thực hiện với lãnh đạo địa phương - Tập huấn cán bộ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, kỹ năng công tác cần thiết cho đội ngũ cán bộ ở điểm chỉ đạo - Triển khai thực hiện kế hoạch đã được thống nhất - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, phát hiện những mâu thuẫn, . những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết - Hội thi là môi trường, tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình. Đã có những tài liệu chuyên đề về các kỹ năng nói trên (do Trung ương Hội LHTN Việt Nam biên soạn) Trò chơi TTN 15:42 15/08/2005 Bài 10 KỸ NĂNG TỔ CHỨC

Ngày đăng: 19/08/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan