De KS HSG L11- Lan 2

4 310 0
De KS HSG L11- Lan 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ÁN KIỂM TRA KHẢO SÁT HSG LỚP 11 – LẦN 2 NỘI DUNG THANG ĐIỂM Câu 1: a. EU - một trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới - Eu đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn cho các nước thành viên. - Sử dụng một đồng tiền chung (ơ-rô) - Dân số chỉ chiếm 7,1% và 2,2% diện tích nhưng chiếm 31% tổng giá trị kinh tế và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004) - EU đứng đầu thế giới về GDP (2004 – 12690,5 tỉ USD) - EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới. Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản → EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới b. Phân tích nội dung và lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông trong EU  Nội dung: Từ 1-1-1993, EU đã thiết lập một thị trường chung luôn tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên - Tự do di chuyển. Bao gồm tự do di chuyển, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. - Tự do lưu thông dịch vụ: vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch … - Tự do lưu thông hàng hóa. Các sản phẩm sản xuất hợp pháp ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. - Tự do lưu thông tiền vốn. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.  Lợi ích: + Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế + Thực hiện một chính sách thương mại chung với các nước ngoài liên minh + Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. c. Việc ra đời đồng Ơ rô là một bước tiến mới của liên kết EU vì: - Từ 1-1-1999 EU đã bắt đầu sử dụng đồng Ơrô trong giao dịch thanh toán. Đến năm 2006 đã có 13 nước thành viên EU sử dụng ơ-rô là đồng tiền chung. - Lợi ích cơ bản khi sử dựng đồng tiền chung châu Âu. + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu. + Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ. + Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. d. Liên kết vùng: - Khái niệm: + Liên kết vùng chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế-xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. 6,0 1,25 1,25 0,75 1,25 0,5 1 + Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU. Năm 2000, EU có khoảng 140 lien kết vùng. - Ý nghĩa của liên kết vùng: + Tăng cường quá trình kiên kết và nhất thể hoá ở EU. + Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của riêng mỗi nước. + Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. Câu 2: a. Nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc  Nhận xét: Công nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông (Đông đường kinh tuyến 105 0 Đ) - Tập trung hầu hết các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn: + Rất lớn: BK, TH, VH, TK, QC. + Lớn: Cáp Nhĩ Tân, Thiên tân…. - Tập trung các ngành công nghiệp quan trọng nhất: Luyện kim, điện tử viễn thông…  Giải thích: - Vị trí địa lí thuận lợi: Gần các nước phát triển, năng động. Các cảng biển lớn…thuận lợi cho hợp tác, đầu tư, xuất nhập khẩu … - Đk tự nhiên thuận lợi: + Giàu tài nguyên khoáng sản, thủy điện, thủy sản… + Đồng bằng rộng lớn, nguồn nước dồi dào… - ĐK kinh tế – xã hội: + Dân cư đông, lao dộng dồi dào có tay nghề + Cơ sở hạ tầng tốt: GTVT, TTLL, điện… + Nhiều cơ sở công nghiệp cũ để lại… + Nguyên liệu dồi dào từ nông – lâm – ngư nghiệp. + Chính sách mở cửa, phát triển vùng duyên hải của Nhà nước. b. Nhận xét về vai trò của công nghiệp nông thôn: - Tận dụng lao động và giải quyết việc làm nông thôn (thu hút trên 100 triệu lao động). Phân bố lại dân cư và lao động. - Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên nhiện liệu ở nông nghiệp, nông thôn: khoáng sản, thủy điện, nông – lâm – ngư nghiệp… - Tận dụng thị trường nông thôn rộng lớn - Cung cấp mặt hàng thiết yếu và hàng hóa xuất khẩu: VLXD, thực phẩm, hàng tiêu dùng… - Tạo điều kiện hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế và đô thị hóa nông thôn: cung cấp tới trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn. c. Trung Quốc tập trung đầu tư, phát triển vùng duyên hải vì: - Vùng có nhiều đk thuận lợi: + Thuận lợi về VTĐL: Gần các quốc gia, khu vực phát triển KT nên dễ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường + ĐKTN thuận lợi: ĐH bằng phẳng, KH thuận lợi, nguồn nước dồi dào Giàu khoáng sản và thủy điện + Thuận lợi về kinh tế – xã hội • LLLĐ dồi dào có tay nghề, người dân cần cù, có truyền thồng trong sản xuất, thị trường 1,0 6,0 0,5 0,25 0,5 1,25 1,25 0,25 0,25 0,5 2 tiêu thụ lớn • Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước: GTVT, TTLL… • Có lịch sử phát triển lâu dài, nhiều cơ sở kinh tế cũ - Đầu tư, phát triển vùng duyên hải sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội: + Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tiếp thu KHKT hiện đại, phương pháp quản lí tiên tiến của các nước phát triển. + Tạo môi trường đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản lí kinh tế – xã hội. + Là nơi thử nghiệm cải cách kinh tế + Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống + Đẩy mạnh đô thị hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế các vùng nội địa… Câu 3: a. Vẽ biểu đồ kết hợp: Cột chồng và đường biểu diễn b. Nhận xét và giải thích cơ cấu dân số Nhật Bản  Nhận xét: - Phần lớn DS ở độ tuổi 15-64 tuổi, đến trên 65 tuổi và dưới 15 tuổi - Thay đổi cơ cấu DS: + Nhóm dưới 15T giảm nhanh, từ 35,4% xuống 13,9%, chứng tỏ Tg ở mức thấp và giảm. + 15-64T tăng khá từ 59,6% xuống 66,9% (Từ 1997 nay đang giảm) + Trên 65T tăng nhanh, chứng tỏ tuổi thọ cao và tăng lên → Kết cấu DS già.  Giải thích: - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm nhanh: còn 0,1% - Tuổi thọ cao và tăng lên nhanh: 82 tuổi - Trình độ dân trí cao, kết hôn muộn… Câu 4: a. Nhận xét và giải thích:  Nhận xét: - Sản lượng thuộc loại lớn nhất thế giới: Năm 1985 chiếm trên 15% (T1/thế giới), năm 2003 vẫn chiếm 6% (T5/thế giới) - Sản lượng có xu hướng giảm khá nhanh và liên tục: 1985 -2003 giảm 2,5 lần (giảm 6815,2 nghìn tấn), trung bình mỗi năm giảm trên 378.622 tấn  Giải thích: - Trữ lượng cá ở vùng biển NB giảm, vì đánh bắt lâu đời - Các quốc gia thực hiện vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí ngày càng chặt chẽ - Thực hiện công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi…. - Văn hóa ẩm thực (cá là món truyền thống) thay đổi (chuộng đồ ăn phương Tây) - Nhập khẩu cá ngày càng tăng: Năm 2005, nhập khẩu thủy sản chế biến lên tới 40 vạn tấn. b. Đánh bắt hản sản là ngành kinh tế quan trọng của NB vì: - NB là nước quần đảo, bờ biển dài, rộng với hải sản phong phú, trữ lượng lớn - Nằm kề nhiều ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn. - Phương tiện đánh bắt hiện đại, cảng cá, công nghiệp chế biến phát triển mạnh. - Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của NB 1,25 3,0 1,5 0,75 0,75 3,0 0,75 1,25 1,0 3 Câu 5: 1- Miền Đông .  Đặc điểm: - Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền - đến kinh tuyến 105 o Đông, chiếm gần 50% diện tích của cả nước. - Đh có các đồng bằng châu thổ rộng lớn: ĐB, HB, HT, HN, và các vùng đồi núi thấp, bồn địa Tứ Xuyên - Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt đới sang gió mùa ôn đới. Lượng mưa tương đối lớn - Đất đai: Phù sa trên các đồng bằng châu thổ, duyên hải và đất hoàng thổ ở LV sông Hoàng Hà màu mỡ, rộng lớn. Ngoài ra còn có các đồng cỏ phân bố rộng - Hạ lưu các con sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà… mật độ dày đặc, nguồn nước dồi dào. - Sinh vật: Rừng, thủy sản…. đã bị khai thác nhiều phục vụ vào sản xuất và đời sống - Khoáng sản: Nhiên liệu và kim loại ở phía Bắc, KL màu ở phía Nam. Trữ lượng lớn - Bờ biển kéo dài, vùng biển rộng nhiều vũng vịnh và đảo. Cảnh quan đẹp và hải sản phong phú  Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp với SP đa dạng thuộc cả khí hậu ôn đới và cận nhiệt. Phát triển nhiều ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Cư trú và giao thông vận tải thuận tiện  Khó khăn: Bão, lũ lụt… nhất là đồng bằng Hoa Nam. 2. Miền Tây .  Đặc điểm: - Miền Tây Trung Quốc trải dài từ kinh tuyến 105 o Đông sang hết phía Tây, chiếm gần 50% diện tích của cả nước. - Địa hình gồm các dãy núi cao (Hymalaya…), các sơn nguyên (Tây Tạng…) đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - Khí hậu núi cao và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn, tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn - Đất đai: Đất đồi núi, hoang mạc khô cằn - Sông ngòi: Thượng nguồn các con sông, dốc nhiều thác ghềnh - Rừng, đồng cỏ chiếm diện tích lớn, chưa được khai thác nhiều - Khoáng sản là tài nguyên chính của miền này: Dầu mỏ, than đá ở phía Bắc, Sắt, đồng, thiếc ở phía Nam  Thuận lợi: phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và thủy điện. Chăn nuôi gia súc và lâm nghiệp. Du lịch.  Khó khăn: khí hậu khắc nghiệt, khô hạn…giao thông vận tải, cư trú khó khăn … 2,0 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Tổng điểm: 20,0 4 . cù, có truyền thồng trong sản xuất, thị trường 1,0 6,0 0,5 0 ,25 0,5 1 ,25 1 ,25 0 ,25 0 ,25 0,5 2 tiêu thụ lớn • Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt. nghiệt, khô hạn…giao thông vận tải, cư trú khó khăn … 2, 0 0,5 0 ,25 0 ,25 0,5 0 ,25 0 ,25 Tổng điểm: 20 ,0 4

Ngày đăng: 18/08/2013, 10:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan