Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế việt namx

16 2.5K 16
Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế việt namx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam có 3260 km bờ biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. - Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2 , rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. - Vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, vịnh, đầm, phá, cửa sông và trên 400.000 hecta rừng ngập mặn rất thuận lợi cho phát triển, nuôi trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá. - Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế; 1600 loài giáp xác như tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ…; khoảng 250 loài động vật thân mềm như mực, bạch tuộc… Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển, rong biển… 2. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam - Ngày 5/10/1961, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành nghị định 150CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục thủy sản. Đây là thời điểm ra đời ngành Thủy sản Việt Nam như một chính thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước.

Phần I: Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam I.Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 1. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam - Việt Nam có 3260 km bờ biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. - Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km 2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km 2 , rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. - Vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, vịnh, đầm, phá, cửa sông và trên 400.000 hecta rừng ngập mặn rất thuận lợi cho phát triển, nuôi trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá. - Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế; 1600 loài giáp xác như tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ…; khoảng 250 loài động vật thân mềm như mực, bạch tuộc… Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển, rong biển… 2. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam - Ngày 5/10/1961, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành nghị định 150CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục thủy sản. Đây là thời điểm ra đời ngành Thủy sản Việt Nam như một chính thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước. - Thời kì thứ nhất, từ trước năm 1980, ngành Thủy sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp, tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng sẵncủa thiên nhiên theo kiểu “ hái, lượm” : cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đáng giá thành tích theo sản lượng, không dựa theo giá trị. - Thời kì thứ hai, từ năm 1980 đến nay, chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng. II. vị trí, vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam 1. Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế - Trong những năm qua, với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay. - Ngành thủy sản thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp 4 -5 % vào GDP . - Ngành thủy sản đóng góp khá mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam. 2. Ngành xuất khẩu thủy sản với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghề thủy sản từ tự cung tự cấp đã trở thành nghề có khả năng phát triển kinh tế hàng hóa. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân. 3. Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề xã hội - Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của cộng đồng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo. - Ổn định xã hội và an ninh quốc gia - Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của nhân dân bằng cách cung cấp cá và hải sản cho tiêu thụ nội địa - Tăng xuất khẩu để thu ngoại tệ Phần II. Thực trạng xuất khẩu thủy sảnViệt Nam I. Tình hình thị trường thủy sản trên thế giới - Theo thống kê của tổ chức nông lương FAO, hiện nay trên thế giới có 179 quốc gia ở đó nhân dân sử dụng thủy sản làm thực phẩm. Dự đoán năm 2010, lượng tiêu thụ thủy sản trung bình mỗi người là 18,4kg mỗi năm. - Thị trường thủy sản thế giới vô cùng đa dạng và phong phú với hàng trăm dạng sản phẩm được chia ra thành các nhóm chính là cá tươi, ướp đông, đông lạnh, giáp xác và nhuyễn thể tươi ướp đông lạnh; cá hộp; giáp xác và nhuyễn thể hộp; cá khô, ướp muối, hun khói; cá và dầu cá. - Ba khu vực nhập khẩu lớn là Mỹ, Nhật, Tây Âu. Các nước và các khu vực tiêu thụ lớn khác như: Trung Quốc, Hồng Kong, Hàn Quốc, Đài Loan… - Nguồn cung thủy sản trên thế giới chủ yếu do sản lượng đánh bắt, nuôi trồng tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1. Thị trường xuất khẩu của VIệt Nam - Nhật Bản - Mỹ - EU - Thị trường khác NHẬT BẢN -Là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỉ USD/năm và đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009 -Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm, các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi…,mực, bạch tuộc, ghẹ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: • Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm: - Cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; - Mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. * Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuộc được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do sản phẩm mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vậy thời gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế. Nhóm sản phẩm cá (cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh) được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bị hạn chế. -Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009) -Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010. MỸ -Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ theo tháng năm 2008-2009 (triệu USD) Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ 9 tháng đầu năm đạt 498,2 triệu USD, tiếp tục giữ thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu nhưng lại giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2008. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của 9 tháng đầu năm là -0,2% (trong khi tốc độ tăng trưởng của 8 tháng đầu năm là 6%). Có thể nói kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ bắt đầu tỏ ra đuối sức kể từ tháng 8/09 trong khi cùng thời điểm năm 2008 kim ngạch mặt hàng này lại đang có sự bứt phá rất mạnh mẽ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: • Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. • Ngoài tôm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triệu USD. • Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này EU - Thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia . Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD . - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: + Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc. Cá fillet xuất khẩu từ các nước chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản lượng nhập khẩucủa thị trường EU. Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. + Nhóm sản phẩm tôm là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%). Sở dĩ như vậy năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam còn thấp, làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam yếu, khó chiếm lĩnh thị trường EU. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam kém, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế. + Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc: Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô, loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% . THỊ TRƯỜNG KHÁC NGA - Là 1 một trong những thị trường mới đầy tiềm năng - Từ tháng 5 đến tháng 9/2009 , xuất khẩu gần 40000 tấn thủy sản, doanh thu hơn 64 triệu $ - Giá xuất khẩu vào Nga cao hơn các nước châu Âu khác từ 15 - 20% - Về sản phẩm cá basa và cá tra , thị trường Nga chiếm đến 14.4% kim ngạch xuất khẩu chỉ sau EU là 39.2%. cá tra và basa vẫn là mặt hàng chủ yếu Năm 2009, vượt qua ASEAN, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản khô Việt Nam. Khối lượng đạt xấp xỉ 12.000 tấn (tăng 147,3%), giá trị gần 60 triệu USD (tăng 70,8%). ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là những thị trường nhập khẩu thủy sản khô chính của Việt Nam, chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu của cả nước. 2. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Sau đây là một số mặt hàng hải sản xuất khẩu chính của Việt Nam: Cá các loại: trong 6 tháng/2010, lượng xuất khẩu cá đạt gần 449 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 18,9% về lượng và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu cá các loại trong 6 tháng/2010 là nhóm hàng cá tra, basa với lượng xuất khẩu đạt hơn 304 nghìn tấn, tăng 12,3%, trị giá đạt 653 triệu USD, tăng 6% so với 6 tháng/2009. Tiếp theo là cá ngừ đạt hơn 41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng 83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng/2009. Tôm các loại: lượng xuất khẩu trong 6 tháng/2010 đạt 87,2 nghìn tấn với trị giá hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu tôm sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng 97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144 triệu USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là 107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6 tháng/2009. Mực và bạch tuộc: trong 6 tháng đầu năm 2010, cả nước xuất khẩu 41,7 nghìn tấn với trị giá là 173,4 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu mực đạt 24,1 nghìn tấn với trị giá là 121 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và tăng 9,1% về trị giá; bạch tuộc đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá là 52,5 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 7,3% về trị giá so với 6 tháng/2009. Thuỷ sản loại khác: lượng xuất khẩu thuỷ sản loại khác trong 6 tháng/2010 đạt gần 20,2 nghìn tấn với trị giá đạt 82,6 triệu USD, giảm 26,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, xuất khẩu cua, ghẹ các loại đạt 5,2 nghìn tấn với trị giá gần 38 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây  Về kim ngạch và tốc độ tăng xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009.  Về mặt hàng, mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm, nhưng XK tôm năm 2009 vẫn đạt kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%  Về thị trường: Thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 6/2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Những hạn chế và khó khăn trong xuất khẩu thủy sảnViệt Nam o Việc nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch. Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh của nguyên liệu nhập khẩu chưa chặt chẽ. o Chủng loại thủy sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu dưới dạng thô nên tính cạnh tranh không cao o Trình độ công nghệ và kĩ thuật sản xuất, chế biến còn thấp. Cán bộ quản lý doạnh nghiệp hạn chế về năng lực,kiến thức và kinh nghiệm o Chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thủy sản ở nước ngoài. Kênh thông tin ch o tiêu dùng chưa đủ nguồn lực để thực hiện Phần 3: Mục tiêu, phương hướng và các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sảnViệt Nam. I. Mục tiêu, phương hướng 1. Mục tiêu - Nâng cao giá trị và sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu - Xác lập trí ngày càng cao của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. - Đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ lao động. - Đổi mới công nghệ và kĩ thuật đồng bộ với các bước đi thích hợp trong một hệ thống sản xuất liên hoàn từ tạo nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu theo hướng giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm sơ chế 2. Phương hướng. - Phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản mới cho xuất khẩu. - Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. - Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. - Phấn đấu tăng giá thuỷ sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh - Tiếp tục đẩy mạnh CNH- HĐH ngành thuỷ sản nước ta. II. Giải pháp 1. Phát triển sản xuất nguyên liệu. - Phát triển sản xuất nguyên liệu là yếu tố hàng đầu để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Muốn tăng nhanh giá trị kim ngạch, vấn đề nguyên liệu phải được giải quyết đồng bộ, từ khâu giống, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch, hạ giá thành sản xuất nguyên liệu để đảm bảo có nguồn nguyên liệu phát triển ổn định và có chất lượng tốt. . sản xuất mở rộng. II. vị trí, vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam 1. Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế - Trong. I: Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam I.Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 1. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam - Việt

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan