Sổ tay phóng viên tin - phóng sự truyền hình

35 3.5K 26
Sổ tay phóng viên tin - phóng sự truyền hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở một loạt các lớp huấn luyện do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Anh BBC và Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Canada CBC tiến hành. Ngày nay, truyền hình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Số người xem thời sự giảm đi. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy khán giả thiếu ý thức ràng buộc vào nhiều vấn đề mà họ xem trong các chương trình thời sự. Phóng viên thời sự than vãn thiếu kỹ năng nghề nghiệp; họ nói nhiều phỏng vấn không có trọng tâm; bài viết cẩu thả; và ít coi trọng khả năng kể chuyện của hình ảnh.

-----[\[\----- Sổ tay phóng viên Tin Phóng Sự Truyền Hình Sổ tay phóng viên Tin - Phóng Sự Truyền Hình Người dịch: Lê Phong Hiệu đính : Trần Bình Minh Quĩ Reuters xuất bản 1999 1. Giới thiệu Cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở một loạt các lớp huấn luyện do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Anh BBC và Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Canada CBC tiến hành. Ngày nay, truyền hình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Số người xem thời sự giảm đi. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy khán giả thiếu ý thức ràng buộc vào nhiều vấn đề mà họ xem trong các chương trình thời sự. Phóng viên thời sự than vãn thiếu kỹ năng nghề nghiệp; họ nói nhiều phỏng vấn không có trọng tâm; bài viết cẩu thả; và ít coi trọng khả năng kể chuyện của hình ảnh. Cuốn sách này trình bày những kỹ năng cơ bản. Dựa trên những quan sát và kinh nghiệm của một số nhà báo và giảng viên phát thanh, truyền hình tầm cỡ ở châu âu và bắc Mỹ, sách này là cuốn hướng dẫn đơn giản giúp tạo những thói quen tốt. Tác giả George Leornard nói tất cả chúng ta đều học trò trên con đường tiến tới hoàn thiện- và chúng ta luôn là học trò. Không bao giờ muộn khi nhìn lại những thói quen cũ (có lẽ là xấu). Và để tạo những thói quen tốt mới. 2. Nghề làm báo Một trong những vấn đề khó nhất là định nghĩa thế nào là câu chuyện (tin bài). Và là phóng viên bạn cần phải biết điều này. Dưới đây là một vài suy nghĩ từ khắp nơi trên thế giới.: -"Tin tức là quá trình làm thay đổi trong 1 thế giới đang thay đổi, tạo nền nếp cho cuộc sống của nhân loại." (Julius Reuters) -"Tin tức là lịch sử đúng như nó diễn ra. Thành cổ Pompeii bị phá huỷ là một tin, nhưng chúng ta bây giờ gọi nó là gì nhỉ?" (A rthur Christiansen, cựu biên tập viện tờ London Daily Epxress). -" Tin tức là nghệ thuật lừa gạt kẻ thù mà không làm thất vọng những người bạn của mình." (Gosef Goebbels). -"Tin tức là những gì mà ngài tổng biên tập của tôi nói là tin." (phóng viên học việc) -"Tin tức là những gì chính phủ của tôi gọi nói là tin." (cán bộ bộ thông tin). -"Chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin." Định nghĩa truyền thống gọi tin là cái gì đó mới, có thực và thú vị. Nhưng nó lại gợi ra nhiều câu hỏi khác: • Mới với ai? • Sự thật của ai? • Thú vị như thế nào? Sau đây là 1 vài trắc nghiệm bạn có thể áp dụng với những tin-bài sắp được đưa ra thảo luận: • Có mới không? (Bạn không thấy ai trong phòng tin biết chuyện này.) • Có phải đây là diễn biến mới của 1 câu chuyện cũ? (Người ta nói: "Tôi chưa nghe điều đó về anh ta, cô ta hay nó". • Chuyện đó có ảnh hưởng đến những người khác ngoài nhân vật chính của câu chuyện hay không? • Có ảnh hưởng đến người dân trong tương lai không? (Họ có thể chưa biết điều này.) • Có giúp người dân biết được thông tin này không? (Tin mà bạn có thể dùng.) • Có phù hợp với khán giả của bạn không? (Bạn có biết khán giả của mình là ai không?) • Có phải là chuyện làm người ta nhíu lông mày không? (Nó có làm bạn phải thở hít sâu khi kể chuyện này không?) 3.Khảo sát (liên hệ cơ sở) Mọi tin bài chỉ thành công khi có tiến hành khảo sát . Bạn là 1 phóng viên giỏi phỏng vấn, hay được làm việc với nhà nhiếp ảnh tài ba, hay có kỹ năng viết bài tuyệt vời - tất cả những điều đó chẳng là gì nếu như công việc khảo sát được tiến hành không tốt. Thiếu tìm hiểu, khảo sát kỹ, chúng ta không có nhiều sự lựa chọn và không thể định rõ trọng tâm của câu chuyện (tin-bài). Tuy nhiên, trước khi bắt đầu khảo sát, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng thế nào là 1 câu chuyện (tin-bài) hay.Định nghĩa này sẽ khác nhau giữa các đài truyền hình và giữa các tổ chức. Thậm chí ngay trong một đài truyền hình, nó cũng có thể khác nhau giữa các chương trình. Câu chuyện có thể khác nhau, nhưng các bạn có thể hỏi những câu sau với bất cứ câu chuyện nào: • Có phù hợp không? • Có độc đáo không? • Có gây cảm xúc không? • Có ảnh hưởng đến người dân không? • Họ có quan tâm không? • Người ta có nói về chuyện đó không? • Có phù hợp với mục đích của chương trình hay không? • Có thể làm được không? ( đã có nguồn nào để làm? có tiếp cận được không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?) Và sau đó quá trình khảo sát mới bắt đầu. Trước hết xin nhớ 2 điều: • Không giả định điều gì. • Kiểm tra mọi thứ. Khảo sát là tìm cách lấy (moi) thông tin từ các mối liên hệ của bạn. Đây không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo tin đến đâu. Và bạn càng tỏ ra ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng giải thích vấn đề một cách đơn giản của người bạn phỏng vấn. Ghi chép Bạn phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Cách an toàn nhất là dùng một máy ghi âm nhỏ. Hãy hỏi trước và nếu người bạn phỏng vấn cảm thấy không thoải mái thì đừng dùng máy. Nhưng nếu người bạn phỏng vấn không quen trả lời để ghi âm thì sẽ ra sao khi đội quay phim xuất hiện? Bạn đừng ngần ngại khi phải ghi chép, trừ khi nó làm cho người chúng ta tiếp cận lo lắng. Trong trường hợp đó hãy tập trung cao để ghi nhớ, và ghi chép lại vào lúc sớm nhất. Và không quên những thông tin cơ bản - tên, địa chỉ, số điện thoại. Hãy kiểm tra chính tả (Không bao giờ viết sai tên họ người mình tiếp xúc.) Tên người bị viết sai chính tả sẽ hạ uy tín chương trình của bạn và bản thân bạn một cách nhanh nhất. Tiến hành phỏng vấn khảo sát 1. Tự giới thiệu • Giới thiệu mình một cách rõ ràng. • Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ. • Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ. 2. Trong khi trao đổi • Đặt các câu hỏi mở-đóng - Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào? • Đặt câu hỏi đơn giản. • Biết mình muốn có những thông tin nào. • Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu. • Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh luận. • Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái ngược từ phía những người cung cấp thông tin khác. ("Hôm qua, ông X nói . . . Bạn trả lời như thế nào?) • Ghi chép. • Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc. 1. Kết thúc cuộc trao đổi • Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thoại. • Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới. • Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm thông tin. • Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại. Là người khảo sát(liên hệ) phải luôn ghi nhớ những điểm sau: • Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện thoại. • Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người không biết mà chỉ tưởng tưởng là những người nói hay. • Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu chuyện? • Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường, phong tục tập quán địa phương. • Giữ gìn những ghi chép. • Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn. • Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn. • Hãy duy trì các mối liên hệ. Câu hỏi khảo sát chính - "tại sao?" Câu hỏi tại sao sẽ cho bạn nhiều thông tin nền hơn là số thông tin bạn sử dụng trong bài viết, nhưng nó cần để hiểu câu chuyện, xây dựng các câu hỏi phỏng vấn, đánh giá các câu trả lời, và xét đoán mức độ tình cảm (emotion). Câu hỏi này cũng cho phép đánh giá lời nói của những người tham gia (từ mọi phía), tính chính xác và độ tin cậy, đặc biệt là khi họ trích dẫn những con số thống kê và quy chế. Đây là câu hỏi đơn giản và ngắn nhất ta có thể hỏi. Tại sao? Và chúng ta hãy còn dùng nó chưa thường xuyên. Tại sao? • Tại sao điều đó lại xảy ra? • Tại sao anh lại cảm thấy thế? • Tại sao điều đó lại quan trọng? • Tại sao người ta lại quan tâm? Năm qui tắc khảo sát: 1. Ném rác vào . . . nhặt rác ra. 2. Nếu bạn chưa chắc chắn về điều gì đó, hãy tìm cách hiểu thấu đáo. 3. Nếu một dự án không thành công ở giai đoạn khảo sát thì sẽ chỉ tồi tệ hơn trên hiện trường. 4. Giữ các ghi chép. 5. Giữ lời hứa. 4.Khảo sát hình ảnh Các sự kiện thời sự diễn ra như các cuộc nổi loạn đều có sự phát triển riêng của nó. Nhìn chung, với những sự kiện này, bạn chỉ ghi lại được những gì có thể. Tuy nhiên, nhiều tin bài liên quan đến hình ảnh và sự kiện chừng nào đó nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cần hình ảnh hoá những ý tưởng chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin-bài) và lập kế hoạch quay phim. Trong khi lắng nghe để lấy thông tin bạn cũng phải thấy hình ảnh. Máy quay sẽ ghi hình cái gì?Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia?Làm thế nào để minh hoạ thái độ của người tham gia cuộc vận động/nạn nhân/ linh mục? Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những hình ảnh mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ fát triển kỹ năng hình ảnh hoá sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung câu chuyện với những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay trong đầu mình. · Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/quay được cái gì? · Hỏi xem nơi xẩy ra câu chuyện trông nó như thế nào? · Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình ảnh!!) · Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh. · Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/xem/giúp đỡ. · Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh". Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hoá của bạn. Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc sách, hay nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay phim. Hình dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn hình xung quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn hình sẽ là một cảnh trong bộ phim truyện nhỏ. Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt - cảnh chính diễn tả hành động, tâm trạng hay nhân vật. Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình ảnh tóm tắt hành động đó. . -- -- - [[ -- -- - Sổ tay phóng viên Tin Phóng Sự Truyền Hình Sổ tay phóng viên Tin - Phóng Sự Truyền Hình Người dịch: Lê Phong. Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Anh BBC và Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Canada CBC tiến hành. Ngày nay, truyền hình đang

Ngày đăng: 15/08/2013, 14:28

Hình ảnh liên quan

Phóng Sự Truyền Hình - Sổ tay phóng viên tin - phóng sự truyền hình

h.

óng Sự Truyền Hình Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan