SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

49 710 3
SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc.

1 SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI HẦU VIỆC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC NHẠC LÝ CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁNH ĐÀN DÀNH CHO NGƯỜI HÁT DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI PHỤC VỤ 2 MỤC LỤC NHẠC LÝ CĂN BẢN Trang 3-21 I. KÝ HIỆU ÂM NHẠC Trang 4-13 II. TIẾT TẤU. Trang 13-17 III. TIẾT NHỊP Trang 18-19 IV. CUNG VÀ QUÃNG Trang 20-21 DÀNH CHO NGƯỜI ĐÀN Trang 22-trang 37 V. PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT HỢP ÂM. Trang 23-29 VI. MỘT SỐ CÁC HỢP ÂM CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO. Trang 31-32 VII. CÁC CÁCH BỎ TIẾT ĐIỆU VÀ TỐC ĐỘ NHẠC Trang 33-34 VIII. CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO MỘT BẢN NHẠC Trang 34-37 DÀNH CHO NGƯỜI HÁT Trang 38-trang 46 IX THANH NHẠC VÀ CÁCH HÁT Trang 39-46 DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN Trang 47- trang 49 X. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT Trang 47 XI. KỸ THUẬT TẬP HÁT VÀ HUẤN LUYỆN HỢP CA Trang 47-48 XI. MỘT VÀI KỸ THUẬT ĐÁNH NHỊP CĂN BẢN Trang 49 XII. LỜI KẾT Trang 49 3 NHẠC LÝ CĂN BẢN 1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc. 2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được. 3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện âm thanh. một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ. 4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính sau : Cao độ là độ cao thấp của âm thanh (được phân thành 7 nốt cơ bản Đồ, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si). Cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh. Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh (ký hiệu bằng các hình nốt) Âm sắc là các sắc thái khác nhau của âm thanh đục trong, sáng tối … (ví dụ như khúc đó, nốt đó cần đánh chậm buồn hay là nhanh vui tươi) Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal … 5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực. 4 I. CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn . người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc. A. KHUÔNG NHẠC Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc. Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó. Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày phần 4 ( trang 3 và trang 4 ). Đối với những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính thì người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ để ghi các nốt nhạc đó. dòng kẻ phụ trên dòng kẻ phụ dưới Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết. Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra. B. TÊN NỐT NHẠC Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: Đô - Rê - Mi - Fa -Sol - La – Si Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Fa (F); Sol (G); La (A); Si (B) hay là H Có 7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau: 5 C. HÌNH NỐT NHẠC Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: Có 7 loại hình nốt nhạc sau: Các giá trị của nốt nhạc: tương ứng ta có các giá trị của dấu lặng : D. KHÓA NHẠC Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc. Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Sol, khoá Fa và khóa Đô. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Sol. 1) Khoá Sol dòng 2 : Nốt Sol bắt đầu từ dòng thứ 2, từ đó người ta tính các nốt khác. - Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe . Ví dụ người ta tính lên . - Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Sol Ricordi và khóa Sol hạ quãng 8 Ví dụ người ta tính xuống. 6 2) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone . Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông. 3) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola. Nốt nhạc nằm trên dòng 3 là nốt Đô. Từ nốt đô ta tính các nốt khác trên khuông. E. CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG. Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau: 1) Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc: -Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải. -Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái. 2) Cách ghi đuôi nốt có dấu móc: Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải: 3) Cách ghi nhạc ở bài hát một bè: -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. -Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý. -Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên. 4) Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo) -Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên. -Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống. 5) Gạch ngang trường độ: Các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ. 7 F. KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CƯỜNG ĐỘ 1) Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là Pianissimo (pp) : Rất nhẹ Piano (p) : Nhẹ Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa Forte (f) : Mạnh Fortissimo (ff) : Rất mạnh Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh 2) Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường độ : Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại Diminuendo (dim.) : Bớt lại Morendo (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài) Smorzando (Smor.) : Tắt dần Subito forte (Sf.) : Mạnh đột ngột Sforzando (Sfz.) : Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp) Marcato (>) : Mạnh mà rời Staccato (dấu chấm trên dấu nhạc) : Nhẹ mà rời Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc) : Cẩn trọng, nâng niu (pfp) Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng). 3) Phân loại cường độ: Có 2 cách phân định cường độ 3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ". Cụ thể : - Trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ - Trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ; - Trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. 8 3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc 4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ, thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi. G. DẤU HOÁ Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng: 9 1) Ảnh hưởng của dấu hóa Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau: 1.1) Dấu hóa theo khóa. Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó. Tất cả các nốt Fa trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá. Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá. *Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá. Ở một số nước như Đức, Nga … khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C … người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx … và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses :Đôbb ;Des :Rêb ; Ees —>Es : Mib; Aes —> As : Lab. 1.2) Dấu hóa bất thường. - Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường. - Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp. Chú ý : Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường. 2) Dấu nhắc lại. Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần. 10 3) Khung thay đổi. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi. Lần 1: Trình diễn bình thường Lần 2: Đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau. 4) Dấu hồi tấu. Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần. 5) Dấu CODA. Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần. 6) Cách xử lý khi gặp các ký hiệu phía trên. 6.1) Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi. Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8. . SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI HẦU VIỆC LÝ THUYẾT ÂM NHẠC NHẠC LÝ CĂN BẢN DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁNH ĐÀN DÀNH CHO NGƯỜI HÁT DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẨM NANG DÀNH CHO. ĐỘ NHẠC Trang 33-34 VIII. CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO MỘT BẢN NHẠC Trang 34-37 DÀNH CHO NGƯỜI HÁT Trang 38-trang 46 IX THANH NHẠC VÀ CÁCH HÁT Trang 39-46 DÀNH CHO

Ngày đăng: 15/08/2013, 14:28

Hình ảnh liên quan

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh (ký hiệu bằng các hình nốt) - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

r.

ường độ là độ dài ngắn của âm thanh (ký hiệu bằng các hình nốt) Xem tại trang 3 của tài liệu.
C. HÌNH NỐT NHẠC - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC
C. HÌNH NỐT NHẠC Xem tại trang 5 của tài liệu.
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: Có 7 loại hình nốt nhạc sau: Các giá trị của nốt nhạc:  - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

ph.

ân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc: Có 7 loại hình nốt nhạc sau: Các giá trị của nốt nhạc: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng mộ tô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

p.

lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng mộ tô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ Xem tại trang 11 của tài liệu.
Khi giá trị của dấu lặng bằng giá trị của hình note thì người ta gọi đó là nghịch phách đều - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

hi.

giá trị của dấu lặng bằng giá trị của hình note thì người ta gọi đó là nghịch phách đều Xem tại trang 16 của tài liệu.
B. Nghịch phách: - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

gh.

ịch phách: Xem tại trang 16 của tài liệu.
Ví dụ 2: dấu lặng dài hơn hình note. - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

d.

ụ 2: dấu lặng dài hơn hình note Xem tại trang 17 của tài liệu.
Ví dụ 1: Hình note dài hơn dấu lặng. - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

d.

ụ 1: Hình note dài hơn dấu lặng Xem tại trang 17 của tài liệu.
- Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào) - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

d.

ưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình vòng tròn hợp âm căn bản như sau: - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

Hình v.

òng tròn hợp âm căn bản như sau: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Cơ sở của các thủ pháp chỉ huy là những hình vung tay hai, ba và bốn phách. Khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để  vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác họa sự chuyển động của các phách, lại  vừa diễn t - SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC

s.

ở của các thủ pháp chỉ huy là những hình vung tay hai, ba và bốn phách. Khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác họa sự chuyển động của các phách, lại vừa diễn t Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan