Nghiên cứu thị trường về thương hiệu lợi ích và cạm bẫy

4 431 1
Nghiên cứu thị trường về thương hiệu  lợi ích và cạm bẫy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng làm cơ sở cho hoạt động xây dựng thương hiệu và tạo ra một bản sắc nhận diện thương hiệu vững mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu những

Nghiên cứu thị trường về thương hiệu: Lợi ích cạm bẫy. Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng làm cơ sở cho hoạt động xây dựng thương hiệu tạo ra một bản sắc nhận diện thương hiệu vững mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu những người làm marketing không có đủ kiến thức kinh nghiệm sâu sắc, quan trọng hơn, họ không có được cách tiếp cận khách quan mang tính phản biện về công cụ marketing nhiều đòi hỏi phức tạp này. Sau đây là câu chuyện về một sai lầm kinh điển về nghiên cứu thị trường của hãng nước ngọt nổi tiếng Coca Cola cách đây 25 năm cho đến nay đây vẫn là bài học quý giá cho những người làm marketing. Năm 1985, Coca Cola đã dành 4 triệu đôla để tiến hành một cuộc thử nghiệm hương vị cho sản phẩm New Coke với sự tham gia của 200.000 người tại các thành phố lớn của nước Mỹ. Theo đó người tham gia sẽ được uống thử các lon Coke mới (New Coke) không đề tên sản phẩm trên lon (Trong tiếng Anh gọi là Blind test). Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng thích sản phẩm mới này hơn loại Coke cũ Pepsi vì New Coke có vị ngọt hơn. Có được phản hồi tích cực này, New Coke đã được tung ra thị trường thay thế loại Coke cũ với hi vọng đánh dấu một cột mốc phát triển mới cho Coca Cola. Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt New Coke, đại bản doanh của Coca Cola nhận được khoảng 6.000 cú điện thoại phàn nàn mỗi ngày từ phía khách hàng là họ không có hứng thú với New Coke mong muốn được uống loại Coca cũ truyền thống trước đây. Doanh số giảm mạnh kết quả là tất cả sản phẩm New Coke bị thu hồi chỉ sau vỏn vẹn 2 tháng. Thất bại này đã minh chứng cho một sự thật rằng nghiên cứu thị trường không chỉ đơn thuần sử dụng một cách thụ động kết quả điều tra. Nghiên cứu thị trường chỉ mang lại hiệu quả khi toàn bộ quá trình nghiên cứu được tiến hành đúng cách được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trên tất cả các khâu từ xác định mục đích của nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu cũng như kỹ năng đọc kết quả nghiên cứu (đặc biệt đối với công cụ nghiên cứu thị trường mang tính chất định tính). Câu hỏi đầu tiên phải đặt ra trước khi tiến hành nghiên cứu thương hiệu là: vị thế thương hiệu có ý nghĩa như thế nào trong tâm thức cảm nhận của khách hàng mục tiêu? Trong ví dụ về New Coke ở trên, những người đứng đầu Coca Cola dường như không thật sự hiểu được giá trị vô hình của thương hiệu này. Coca Cola được xem như một hình mẫu thương hiệu giá trị của nó nằm ở chính hình ảnh truyền thống vốn có (nhiều người Mỹ coi Coca Cola như một sản phẩm biểu tượng của nước Mỹ) chứ không phải những giá trị cơ học hữu hình như vị ngọt hay một đặc tính nào khác. Về khía cạnh thiết kế nghiên cứu, điều thiết yếu là những nghiên cứu viên phải chọn được đúng đối tượng để tham gia điều tra. Các câu hỏi nghiên cứu phải rõ ràng dễ hiểu để đáp viên hiểu được mục đích câu hỏi là gì. Trong cuộc thử nghiệm hương vị của New Coke, khi các đáp viên nói rằng họ thích vị ngọt của New Coke sẽ mua sản phẩm này, họ không hề biết rằng khi New Coke được tung ra thị trường sẽ đồng nghĩa với việc những lon Coca Cola cũ sẽ không còn được bán nữa. Sự hiểu lầm này chính là kết quả của những sai sót trong khâu thiết kế nghiên cứu ban đầu dẫn đến kết quả nghiên cứu về sau hoàn toàn sai lệch. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kỹ năng phân tích vận dụng kết quả nghiên cứu. Đây là một công việc nhiều thách thức, đòi hỏi nhà tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp phải có cách tiếp cận biện chứng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về thị trường. Năm 2008, Richard Moore Associates đã phát triển thành công bản sắc nhận diện thương hiệu Trang sức cao cấp CAO (thương hiệu được bảo trợ bởi PNJ). Ban đầu, kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng không có phản hồi tích cực lắm về việc sử dụng tên CAO cho một nhãn hiệu trang sức cao cấp bởi vì nó mang lại cảm giác quá cứng nhắc. Một mặt ghi nhận phản hồi này, mặt khác đội ngũ thiết kế Richard Moore Associates đã “làm mềm” lại chữ CAO để tận dụng được nét nghĩa cao quý nội tại của nó. kết quả đã chứng minh tên thương hiệu này đã rất thành công sau khi đưa ra thị trường. Nghiên cứu thị trường là một công cụ rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cũng như tạo ra một bản sắc nhận diện thương hiệu vững bền. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường cũng có thể phản tác dụng nếu những người làm marketing chỉ biết ngây thơ sử dụng một cách thụ động kết quả nghiên cứu. . Nghiên cứu thị trường về thương hiệu: Lợi ích và cạm bẫy. Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng làm cơ sở cho hoạt động xây dựng thương hiệu và. một sự thật rằng nghiên cứu thị trường không chỉ đơn thuần sử dụng một cách thụ động kết quả điều tra. Nghiên cứu thị trường chỉ mang lại hiệu quả khi toàn

Ngày đăng: 13/08/2013, 15:44

Hình ảnh liên quan

thương hiệu và giá trị của nó nằm ở chính hình ảnh truyền thống vốn có (nhiều người Mỹ coi Coca Cola như một sản phẩm biểu tượng của nước Mỹ) chứ không phải những giá trị  cơ học hữu hình như vị ngọt hay một đặc tính nào khác - Nghiên cứu thị trường về thương hiệu  lợi ích và cạm bẫy

th.

ương hiệu và giá trị của nó nằm ở chính hình ảnh truyền thống vốn có (nhiều người Mỹ coi Coca Cola như một sản phẩm biểu tượng của nước Mỹ) chứ không phải những giá trị cơ học hữu hình như vị ngọt hay một đặc tính nào khác Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan