Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội

75 261 1
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày một sâu sắc tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, các quốc gia muốn phát triển không thể không tham gia vào quá trình hội nhập. Ngành ngân hàng tài chính là một trong những ngành kinh tế trụ cột của quốc gia cũng có rất nhiều điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu theo sự thay đổi của nền kinh tế. Thực hiện mở cửa ngành ngân hàng đồng nghĩa chúng ta sẽ chấp nhận những cạnh tranh ngày một gay gắt hơn giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh. Chính cạnh tranh buộc các ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóa các khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ … Khách hàng của các ngân hàng thương mại chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của nền kinh tế. Trong xu thế hiện nay, đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng đó chính là các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện càng nghiệp vụ như cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp … đối với các khách hàng là doanh nghiệp. Để thực hiện các nghiệp vụ đó, ngân hàng phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo tính khả thi của các dự án, tính khả thi của những công việc mà doanh nghiệp tiến hành làm. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn, với phương tiện thiết bị hiện đại, đã thu được rất nhiều thành tựu trong 17 năm hoạt động vừa qua. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Techcombank – chi nhánh Hà Nội), em thấy hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chính điều này đã làm giảm tính nhanh nhạy trong hoạt động của ngân hàng, gây khó khăn trong việc hợp tác với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng hiện nay. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là: “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội”. Chuyên đề thực tập chia làm ba phần: Chương 1: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Techcombank – chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Techcombank – chi nhánh Hà Nội

Ngày đăng: 23/09/2018, 09:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày một sâu sắc tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, các quốc gia muốn phát triển không thể không tham gia vào quá trình hội nhập. Ngành ngân hàng tài chính là một trong những ngành kinh tế trụ cột của quốc gia cũng có rất nhiều điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu theo sự thay đổi của nền kinh tế. Thực hiện mở cửa ngành ngân hàng đồng nghĩa chúng ta sẽ chấp nhận những cạnh tranh ngày một gay gắt hơn giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh. Chính cạnh tranh buộc các ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóa các khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ … Khách hàng của các ngân hàng thương mại chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của nền kinh tế. Trong xu thế hiện nay, đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng đó chính là các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện càng nghiệp vụ như cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp … đối với các khách hàng là doanh nghiệp. Để thực hiện các nghiệp vụ đó, ngân hàng phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo tính khả thi của các dự án, tính khả thi của những công việc mà doanh nghiệp tiến hành làm.

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn, với phương tiện thiết bị hiện đại, đã thu được rất nhiều thành tựu trong 17 năm hoạt động vừa qua. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Techcombank – chi nhánh Hà Nội), em thấy hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chính điều này đã làm giảm tính nhanh nhạy trong hoạt động của ngân hàng, gây khó khăn trong việc hợp tác với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng hiện nay. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là: “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Hà Nội – Techcombank chi nhánh Hà Nội”.

  • Chuyên đề thực tập chia làm ba phần:

  • Chương 1: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

  • Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Techcombank – chi nhánh Hà Nội

  • Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Techcombank – chi nhánh Hà Nội

  • CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

        • 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng

        • Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.

        • Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng nhưng cách tiếp cận thận trọng nhất là xem xét ngân hàng trên phương diện các loại hình dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Theo đó: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

        • Còn có định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu của ngân hàng, như định nghĩa theo Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách và các loại hình ngân hàng khác”. “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

        • Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

        • Ngân hàng thương mại có đặc điểm giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

        • Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

        • Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của ngân hàng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, ngân hàng thương mại không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình doanh nghiệp khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Từ đó cho thấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

        • Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế.

        • Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có những đặc thù riêng mả các doanh nghiệp trong các ngành khác không có. Đồng thời, diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của ngân hàng thương mại có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt động của ngân hàng để phân tích kết quả tài chính.

          • 1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

          • Hoạt động huy động vốn

          • Một ngân hàng bao giờ cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng việc huy động vốn. Đối tượng huy động vốn của ngân hàng là tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng) là một trong những nguồn quan trọng. Các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.

          • Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, tuy nhiên,khi cần các ngân hàng thường vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau như: vay từ ngân hàng nhà nước nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác, các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan