Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

86 114 0
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1/Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay thương mại đã trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của những quốc gia khác nhau ngày càng xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng gắn lại, thương mại làm đã có những phát triển bước phát triển vượt bậc, làm cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng lớn mạnh và thống nhất. Thương mại tựa như đôi cánh vĩ đại cho sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế còn kém xa các nước tiên tiến, thì quá trình toàn cầu hóa thực sự mang lại một cơ hội vàng cho sự vươn lên. Nhiều bài học của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc đã chứng minh rằng một quốc gia lạc hậu hoàn toàn có thể vươn lên ngang tầm các quốc gia phát triển nếu biết tận dụng thời cơ của toàn cầu hóa, đặc biệt là tận dụng những cơ hội do tự do Thương mại mang lại. Trước năm 1978, Trung Quốc thi hành những chính sách hạn chế thông Thương, nhất là với thế giới bên ngoài. Khi đó, người ta vẫn biết Trung Quốc là một nước lớn nhưng chỉ là lớn về lãnh thổ và quy mô dân số. Nền kinh tế Trung Quốc quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ và dần vươn lên trở thành một siêu cường mới của thế giới. Sức mạnh Trung Quốc chỉ có thể giải thích được bằng sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong suốt hơn 30 năm cải cách. Đi sâu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước này, nhiều nhà kinh tế đã khẳng định rằng chính sự phát triển của thương mại đã chắp cánh cho sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong những điểm đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc so với các quốc gia khác trên thế giới và cũng là bài học mà nhiều nước đang phát triển hiện nay cần học tập từ quốc gia này. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có cùng chung nhiều điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là định hướng phát triển. Hiện nay cả hai nước đều đang ra sức nỗ lực phát triển kinh tế, nhằm vươn lên hàng ngũ các nước phát triển. Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam là quốc gia không chỉ lạc hậu hàng trăm năm so với quốc tế mà so sánh với Trung Quốc chúng ta cũng đi sau tới hàng chục năm. Do đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là hết sức quan trọng với nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều chưa hoàn thiện. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh nước ta nên tập trung sản xuất các mặt hàng với hàm lượng vốn, hàm lượng lao động cao. Đây là điểm tương đồng với nền sản xuất Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà cả hai quốc gia cùng sản xuất thì mặt hàng của Trung Quốc luôn có tính cạnh tranh cao hơn của Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ thực sự rất có giá trị thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là lý do em chon đề tài “Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2/Mục đích nghiên cứu đề tài -Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân mà Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa giá rẻ. -Tìm hiểu các kinh nghiệm và biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để bán hàng giá rẻ ra thị trường nội địa và quốc tế. -Rút ra những kinh nghiệm và bài học với phía chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số điều kiện áp dụng. 3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu nền sản xuất Trung Quốc trên cơ sở vận dụng những những quan điểm của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter. Tập chung đi sâu vào phân tích nền sản xuất Trung Quốc dưới góc độ chi phí sản xuất, các kinh nghiệm bán hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các biện pháp chính phủ nước này áp dụng để hỗ trợ khối các nhà sản xuất và khối các doanh nghiệp xuất khẩu. 4/Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích kinh tế lượng. Ngoài ra phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng ở các phân tích định lượng và định tính trong bài. 5/Kết cấu bài viết Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của bài nghiên cứu này gồm bốn phần nội dung chủ đạo sau đây: -Chương I: Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết cạnh lơi thế cạnh tranh quốc gia Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chung nhất về thương mại quốc tế, môi trường thương mại hiện nay và một số vấn đề cơ bản của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của chương này là nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của thương mại nhất là đối các quốc gia đang phát triển trong đó có Trung Quốc, đồng thời cách thức chung nhất để xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia theo lý thuyết của M.Porter. Ở Trung Quôc, các lợi thế cạnh tranh đó được biểu hiện ra ở ngay yếu tố giá rẻ của hàng hóa – điều mà chúng ta sẽ làm rõ ở các phần tiếp theo. -Chương II: Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc Chương này sẽ tập chung đi sâu vào lý giải các nguyên nhân làm hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, lại có giá thấp hơn rất nhiều so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại. Nội dung kết cấu phần này sẽ được trình bày theo các khâu của quá trình xuất để cuối cùng tính ra các chi phí bộ phận làm nên giá thành và sau này là giá bán sản phẩm. Cuối phần này, ta sẽ có được những thông tương đối cụ thể về các biện pháp liên hoàn mà chính phủ và các công ty Trung Quốc đã tiến hành để làm giảm giá bán sản phẩm. -Chương III: Một số kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc trên trường nội địa và quốc tế Chương này sẽ làm rõ các biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để đẩy mạnh đầu ra cho các sản phẩm giá rẻ, đưa hàng hóa của mình ra chiếm lĩnh các thị trường. Các biện pháp của chính phủ và doanh nghiệp sẽ được trình bày cụ thể ở từng mục một. -Chương IV: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương này sẽ tổng kết những bài học đối của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, chương cuối cũng đề ra các cách thức nhằm áp dụng một cách có hiệu quả những bài học đó trong tình hình thực tiễn.

Ngày đăng: 23/09/2018, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1/Tính cấp thiết của đề tài

    • 2/Mục đích nghiên cứu đề tài

    • 3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu

    • 4/Phương pháp nghiên cứu

    • 5/Kết cấu bài viết

    • NỘI DUNG CHÍNH

    • I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

      • 1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế

        • 1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tế

        • Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giới

          • Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025  

          • Nguồn: World Bank, World Development Indicators 1999 and WEFA Forecast, 2000  Số liệu từ: World and US forecast GDP source info.

          • Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006

          • Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giới

            • 1.1.2. Thương mại đối với các nước đang phát triển

            • 1.1.3. Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc

            • 1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và áp dụng với trường hợp Trung Quốc

            • II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc

              • 2.1. Mô hình phân tích

              • 2.2. Nguyên nhân do các yếu tố đầu vào

                • 2.2.1. Lao động

                • Bảng 2.2.1.1: Lương của người lao động trong lĩnh vực sản xuất một số quốc gia năm 2001.

                • Đồ thị 2.2.1.2: Lương và năng suất lao động tại một số quốc gia

                • Bảng 2.2.1.3 Chi phí nhân công/giờ trong ngành dệt may ở một số quốc gia

                • Hình 2.2.1.3: Phân vùng phát triển kinh tế ở Trung Quốc, vành đai phát triển nhất ở miền đông được tô đậm

                  • 2.2.2. Vốn

                  • 2.2.3. Tài nguyên và các nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan