Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình đô thị Việt Nam hiện nay

13 819 4
Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình đô thị Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... q trình phân công lao động vợ chồng ba gia đình cụ thể thuộc quận Thanh Xuân_Hà Nội, sử dụng hệ thống khái niệm: phân công lao động, phân công lao động theo giới, phân công lao động gia đình,... hình phân cơng lao động gia đình thị thời buổi kinh tế thị trường hiên Khái niệm: Phân công lao động: Theo quan niệm xã hội học A Comte “ phân cơng lao động chun mơn hóa nhiệm vụ lao động nhằm... cá nhân Sự phân công lao động xã hội xảy sở khác đặc điểm tự nhiên chủ thể lao động, dựa vào đặc điểm kinh tế_xã hội Phân công lao động theo giới: Theo Ăngghen phân cơng lao động theo giới có

Ngày đăng: 20/09/2018, 13:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.1 Trong công việc “nhà”

  • Phân công lao động trong việc nội trợ

  • Theo mô hình phân công lao động truyền thống ở các gia đình Việt Nam phụ nữ đảm nhận những công việc nội trợ , nam giới sửa chữa đồ dùng trong gia đình. Nội trợ được xem là công việc “phi kinh tế” không được trả công và là công việc dành riêng cho phụ nữ. Người chủ yếu làm các công việc nội trợ là vợ chiếm 82,5%, chồng chiếm 3,5%. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (2004) thời gian trung bình mỗi ngày làm việc nhà của nam giới 1,6 giờ, nữ 2,2 giờ. “ ối! việc nội trợ vợ anh quán xuyết hết. Anh đi làm về muộn, về đến nhà đã có cơm ăn rồi, ăn xong chỉ muốn nghỉ ngơi thôi. Lúc rảnh rỗi hay ngày nghỉ đi thể thoa cùng đồng nghiệp hoặc đưa gia đình về quê nên cũng không có nhiều thời gian làm việc nhà. Anh ít đi chợ và vào bếp lắm, chỉ khi nào nhà có việc, khách khứa thì đi nhưng cũng đi cùng chị, anh chỉ đi theo xách đồ thôi. Con trai bọn anh không biết mặc cả đâu”

  • “tấc nhiên là vợ tôi phải đảm nhiệm hết những công việc nội trợ rồi. Công việc của tôi khá bận nên tôi hầu như không có thời gian làm những công việc nhà. Việc nội trợ thì do vợ tôi làm hết còn vào ngày nghỉ, thi thoảng tôi cũng giúp đỡ vợ làm việc nhà. Thường thì khi tôi về nhà là mệt lắm rồi, tôi chỉ muốn đi ngủ”( anh H, lái xe, Thanh Xuân)

  • Thường là những công việc tiêu tốn nhiều thời gian, sức lao động của người phụ nữ. “sáng nào chị chẳng dạy sớm đi chợ, chuẩn bị bữa sáng, cho con ăn, dọn dẹp nhà cửa, quần áo, rồi mới đi làm…anh ý dậy ăn xong có mỗi việc đưa con đi học thôi, có biết việc gì đâu”.( chị H, nhân viên văn phòng) Dù tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần mất đi, nhưng một nghịch lý vẫn đang tồn tại là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là công việc của phụ nữ. Do vậy ngay từ nhỏ trong quá trình xã hội hóa các bé gái đã được dạy và tuân theo những giá trị chuẩn mực truyền thống về thiên trức của người phụ nữ là làm mẹ, làm vợ, làm người nội trợ, thành thạo các công việc bếp núc, thêu thùa, may vá…do vậy các bé gái thường làm việc nhà thành thạo hơn bé trai. “tôi cho rằng đàn ông khó làm nội trợ được, nếu để họ đi mua bán gì chắc sẽ bị mua đắt. Theo họ người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ làm tốt hơn. Người phụ nữ ngay từ nhỏ đã tỏ ra có khả năng vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, may vá, thuê thùa nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Họ khéo léo hơn đảm nhiệm công việc nhà cũng dễ hơn.”(chị H, nhân viên văn phòng)

  • Như vậy có thể thấy việc phân công lao động phần nào chịu ảnh hưởng của đặc trưng giới tính. Theo đó quan niệm chung về đặc điểm dịu dàng, cẩn thận, chu toàn, khéo léo, tình cảm của người phụ nữ gắn với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ. Đặc điểm manh mẽ, quyết đoán, không khéo léo, vô tâm của người đàn ông quy định vai trò của người chồng trong gia đình là trụ cột kinh tế, tấm gương về đạo đức, chỗ dựa cho gia đình, quyết định những công việc lớn, quan hệ xã hội, cộng đồng. Phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao động sản xuất vừa phải làm công việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng không được gia đình, xã hội thừa nhận và đánh giá cao, xem đó là bổn phận, trách nhiệm, những công việc này đều không được trả công.

  • Tuy nhiên hiện nay sự biến đổi của cuộc sống kinh tế thị trường, nhận thức về bình đẳng giới buộc người phụ nữ phải có sự sắp xếp và đòi hỏi phải có sự chia sẻ từ chồng mình“ Có chứ! anh cũng nấu cơm, phơi quần áo, rửa bát, quét nhà. Nói chung là vợ chồng trẻ mà cần có sự chia sẻ với vợ chứ, cũng muốn cô ấy có thời gian cùng mình xem phim hay chăm sóc con nên lúc cô ấy làm việc này thì anh làm việc khác có gì đâu. Có khi những ngày nghỉ hai vợ chồng cùng lau dọn nhà cửa, cô ấy lau nhà anh quét mạng nhện, lau cửa…cũng thấy vui lắm”( anh T, 27 tuổi, kỹ sư)

  • Chăm sóc các thành viên khác

  • Công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong nhà thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Được xem là bổn phận của người phụ nữ với mức độ tham gia thường xuyên nhiều hơn nam giới. Chăm sóc người ốm vợ chiếm gần 69,5%, chồng chỉ chiếm 30%, trong việc chăm sóc con nhỏ vợ cũng là người chủ yếu thực hiện vai trò này với gần 80%, chồng chiếm khoảng 20%. Việc chăm sóc người phụ thuộc trong gia đình đều do phụ nữ đảm nhận, nam giới có tham gia nhưng sự chia sẻ không nhiều. Cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc tái sản xuất sức lao động nói riêng và tái sản xuất con người nói chung

  • Trong giáo dục con cái nam giới thường tham gia nhiều hơn nữ giới do trình độ nam giới cao hơn phụ nữ, hơn nữa với đặc trưng giới mạnh mẽ, quyết đoán tiếng nói của nam giới trong gia đình thường có trọng lượng với con cái hơn phụ nữ. “ công việc cho con ăn uống, tắm rửa cho con do tôi phụ trách. Còn việc học hành của con thì cả hai vợ chồng cùng đảm nhận. Nhưng thường việc dạy con học, đọc sách cùng con, họp phụ huynh do thường chồng tôi làm vì tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa, ăn uống xong phải quần áo, bát đũa bù đầu ra thời gian đâu lo việc học cho con. Chỉ lúc nào chồng tôi bận tôi mới đi thay. Nói chung những vấn đề liên quan đến con cái cả hai vợ chồng đều tham gia, người lo việc này người lo việc kia”

  • Như vậy đã có sự chia sẻ công việc gia đình giữa vợ và chồng đặc biệt trong những công việc như chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái đều có sự tham gia của cả vợ và chồng, khoảng cách chênh lệch giữa hai giới những năm gần đây có xu hướng giảm. Nhờ nhận thức về giới được nâng cao.

  • Theo cách tiếp cận chức năng cho rằng “đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò biểu cảm. Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo nhất” quan điểm này phần nào lý giải việc gia đình, xã hội dường như đã mặc đinh và chấp nhận sự tồn tại của bất bình đẳng trong mô hình phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới đối với những công việc chăm sóc gia đình. Cần có sự phân công lao động một cách hợp lý hơn giữa vợ và chồng trong công việc của gia đình trên cơ sở cùng gánh vác trách nhiệm, vừa đảm bảo phát huy đúng trách nhiệm, đặc trưng giới tính, vai trò của từng giới vừa tạo điều kiện cơ hội tăng sự gắn kết xã hội trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thành viên trong gia đình. Nhằm giảm nhẹ những gánh nặng gia đình đối với phụ nữ tạo điều kiện phát huy năng lực, sức sáng tạo của người phụ nữ.

  • 4.2 Trong lao động sản xuất

  • Dựa vào đặc trưng giới xã hội luôn kỳ vọng người đàn ông là trụ cột của gia đình, được coi là ông chủ, người chịu trách nhiệm về kinh tế cho gia đình và cũng có mọi quyền hành. Người vợ được trông đợi là đảm đang, quán xuyết mọi công việc trong gia đình như sinh con đẻ cái, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Nhưng trong bối cảnh công nghiệp hóa_hiện đại hóa thì sự phân công lao động có sự thay đổi. Hiện nay ngoài công việc nội trợ, phụ nữ tham gia lao động sản xuất, làm việc tại công sở, nhà máy, buôn bán, làm thuê…phụ nữ thường chọn những công việc buôn bán nhỏ, công chức nhà nước…những công việc ít thời gian, nhẹ nhàng, ít biến động để có nhiều thời gian chăm sóc gia đình và có thể tạo thu nhập thêm cho gia đình. Sự phân công trong gia đình còn thể hiện rõ trong công việc sản xuất, sự phát triển xã hội, kinh tế thị trường ngày càng khẳng định được vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế. Người phụ nữ ý thức được tầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập của mình trong gia đình. Tham gia hầu hết các loại hình, công việc sản xuất, tỷ lệ tham gia và mức độ đóng góp sức lao động thường cao hơn nam giới. Nếu trong các gia đình nông thôn: tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thường từ 60-70% nhưng tỷ lệ tham gia các hoạt động sản xuất nghề thủ công và làm thuê của nam giới cao hơn nữ giới. Điều này nói lên sự phân công lao động rõ rệt. Nam giới chủ yếu làm các công việc mang tính kỹ thuật, cơ bắp( cày bừa…), độc hại ( phun thuốc..). Phụ nữ tham gia các công việc nhẹ nhàng, tỷ mỉ, mất nhiều thời gian. Như nhổ cỏ, bón phân, bảo quản, bán sản phẩm…Những công việc sản xuất do phụ nữ đảm nhận chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, không tính ra tiền. Trong các gia đình ở đô thị thì việc tham gia sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình được thể hiện rõ rằng hơn. Trình độ văn hóa của phụ nữ ở đô thị cao hơn, có cơ hội tìm kiếm việc làm, khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ ở đô thị được giảm bớt. Tuy nhiên phụ nữ chỉ dừng lại ở việc làm ở một cơ quan, công việ nhất định với thời lượng thường là 8h/ngày. Trong khi đó nam giới có nhiều cơ hội về thời gian và cơ hội tham gia nhiều loại hình công việc hơn, có thể làm việc cho vài công ty cùng một lúc, hoặc nhận thêm việc về nhà làm…dọ vậy thu nhập của nam giới thường cao hơn nữ giới, họ có cơ hội thay đổi công việc nhiều hơn để tìm những cơ hội việc làm phù hợp với bản thân, mức lương cao.

  • Điều này nói lên tính di động xã hội của nam giới, là một trong những lý do cho thấy mặc dù thời lượng lao động của phụ nữ luôn cao hơn nam giới nhưng thu nhập của người phụ nữ thấp hơn nam giới đồng thời càng khẳng định gánh nặng công việc gia đình và sản xuất đè nặng lên vai người phụ nữ. Cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ mang tính tự nhiên, tất yếu. Mối giới có vai trò, chức năng riêng phụ thuộc vào đặc trưng tự nhiên của giới tính. Việc nhận định đúng vai trò, chắc năng của từng giới để có sự điều chỉnh trong quá trình phân công lao động giữa nam và nữ góp phần giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng tạo ra sự phát triển bền vững, mối liên kết khăng khít trong quan hệ xã hội giữa các thành viên

  • 4.3 Tham gia các công việc cộng đồng

  • 5 Kết luận

  • Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam vẫn là phương thức phổ biến, trong đó, người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở trong nhà hay gần nhà như nội trợ và chăm sóc người thân trong gia đình; nam giới phù hợp hơn với các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa nhà. Phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình độ học vấn cao. Trong những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn.Cả nam và nữ đều đồng ý công việc gia đình của người vợ đều cần có sự chia sẻ củ người chồng. Ngày nay người phụ nữ ngoài việc nội trợ, chăm sóc gia đình họ còn trực tiếp tham gia sản xuất nên họ không thể làm tốt một lúc việc nhà và những công việc ngoài xã hội nếu không có sự chia sẻ, giúp đỡ của người chồng.

  • Việc dựa vào quan điểm của lý thuyết chức năng giới không chỉ giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn sâu sắc về quá trình phân công lao động trong gia đình giữa nam và nữ mà còn phần nào lý giải và có cái nhìn mới về sự bất bình đẳng mang tính lịch sử, có thể xem đó là sự phát triển theo đúng quy luật của xã hội. Dù xã hội có phát triển tiến bộ, bình đẳng giới được đề cao thì những chắc năng vai trò chính của nam và nữ vẫn được đảm bảo. Bởi chức năng và vai trò đó xuất phát từ đặc trưng riêng của từng giới tính. Tuy nhiên sự khác biệt xã hội giữa phụ nữ và nam giới (còn gọi là sự khác biệt giới) không phải tự nhiên mà có, mà do con người tạo nên. Trong thực tế vẫn có những phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán, có nam giới điềm đạm, kiên nhẫn; có nhiều phụ nữ và người lao động kiếm tiền và cũng có nam giới chăm chỉ làm việc gia đình.Vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới và bản chất của phân công lao động sẽ góp phần đánh giá đúng năng lực, sức lao động của từng giới từ đó có sự điều chỉnh trong quá trình phân công lao động giữa nam và nữ góp phần tạo ra sự công bằng, phát huy năng lực, khả năng, sáng tạo, phát triển toàn diện và giảm bớt gánh nặng công việc gia đình cho người phụ nữ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan