skkn GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH qua hoạt động GDNGLL

25 315 4
skkn GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH qua hoạt động GDNGLL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ 1.Lý do chon đề tài: Hiện nay nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kỹ năng sống rất thấp, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp , hợp tác khi làm việc nhóm, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.v.v...những

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM THUỶ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNGNGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Họ và tên: Cao Văn Nhất

Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thủy Tỉnh Thanh Hóa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THUỘC

MÔN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Trang 2

PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ1.Lý do chon đề tài:

Hiện nay nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kỹ năng sống rất thấp, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp , hợp tác khi làm việc nhóm, sống ích kỷ, vô  tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.v.v những vấn đề đó đang là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải  phiền lòng vì con, đặc biệt trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.

Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù các tình huống rất đơn giản Một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế  giới  ảo của Internet của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những  cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi  tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.

Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy  sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền lành, ngoan ngoãn,  ít nói do đó kỹ  năng tự  bảo vệ mình cũng cần được coi trọng.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu:

Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng

Trang 6

chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập Đặc biệt là phong trào: " xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực" của ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2013.

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững

Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học và Trung học cơsở thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” nhằm:

- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường

Tiểu học và Trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế của nhà trường.

- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở.

- Đổi mới hình thức và phương pháp GDNGLL một cách hiệu quả, thu hút được nhiều học sinh tham gia.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa  tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung  giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.

Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.

Trang 7

Phạm vi đề tài này mới chỉ giới hạn trẻ em từ 8 đến 14 tuổi tại các trường TH và THCS ở các xã Cẩm Sơn; Cẩm Phong; Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm; Cẩm Tú - huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

4 Thời gian nghiên cứu:

Từ năm học 2009 - 2010 dến năm học 2011-2012

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Tập huấn cho GV TPT đội, giáo viên chủ nhiệm TH và THCS của các xã: Cẩm Sơn; Cẩm Phong; Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm; Cẩm Tú

- Tập huấn cho học sinh là trẻ nòng cốt của câu lạc bộ ( Ban cán sự lớp và ban chỉ huy liên đội )

- Trực tiếp giảng dạy một số tiết cho các em học sinh tại các nhà trường ( TH và THCS Cẩm Thạch, TH và THCS Cẩm Tâm, TH và THCS Cẩm Quý )

- Thông qua phiếu lượng giá đầu vào và đánh giá cuối khóa sau mỗi lớp tập huấn

Trang 8

PHẦN II: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Khái niệm về kỹ năng sống:

Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu  cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.

(*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng  là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh  thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người  khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt  thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi  năng lực tâm lý xã hội này”.

(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi  trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến  thức, thái độ và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức  (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng  vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).

(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả  Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ

Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).

Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)

Có nhiều cách để phân loại kỹ năng sống:

Trang 9

2 Phân loại kỹ năng sống:

2.1 Phân loại kỹ năng sống dựa vào môi trường sống:

+ Kỹ năng sống tại trường học + Kỹ năng sống tại gia đình + Kỹ năng sống tại nơi làm việc

2.2 Phân loại kỹ năng sống dựa vào các lĩnh vực tâm lý:

+Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch,kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phêphán…

+Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năngxây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…

+Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làmchủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học

Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu khác nhau.

Trang 10

II.THỰC TRẠNG:

Như chúng ta đã biết tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ XXI đó là: Học để biết ( learn to know), học để làm ( learn to do), học để cùng chung sống (learn to live toghether) và học để tự khẳng định bản thân (learn to be).

Khái niệm học cũng như mục tiêu của sự học là rất rộng Tuy nhiên, với chương trình, nội dung và phương pháp học ở nhà trường hiện nay của chúng ta, trẻ em chủ yếu là học được nhiều kiến thức (học để biết) Còn việc học để biết làm (biết hành động), học cách để chung sống và đặc biệt là học để tự khẳng định … còn nhiều hạn chế

Không chỉ trẻ em, mà cả người trưởng thành cũng cần có những kỹ năng sống thiết yếu Việc học kỹ năng sống không bao giờ là muộn và phải được học suốt đời, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ em, chúng ta cần lựa chọn những kỹ năng sống nào phù hợp để hướng dẫn các em là điều không dễ Cũng cần nói thêm rằng kỹ năng sống chỉ hình thành thông qua rèn luyện, không ai có thể dạy kỹ năng sống trong một vài buổi học Các lớp học kỹ năng sống thực chất là dạy các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghĩ và cung cấp cho các em một số cách thức rèn luyện trong cuộc sống.

Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học Tuy nhiên, chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học, hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi

Trang 11

môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học chính khóa.

Từ thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy rằng :"Giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh TH và THCS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp" cho các

em học sinh là góp phần bổ sung sự thiếu hụt những điều mà các em còn ít được dạy ở nhà trường, ở gia đình Qua đó nhằm góp phần  giáo dục cho các em trở thành những  con người phát triển toàn  diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và  có ích cho xã hội.

III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Tổ chức tập huấn cho giáo viên :

Trong 3 năm thực hiện, chúng tôi đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên và trực tiếp giảng dạy về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi Với phương pháp cùng tham gia, ban đầu các em còn e dè và ngại tham gia, nhưng sau một thời gian ngắn làm quen các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình

Qua việc tập huấn còn giúp cho các giáo viên có những phương pháp và cách thức tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh; biết thiết kế và lập kế hoạch bài giảng cho việc giảng dạy tại các nhà trường.

Hiểu rõ kỹ năng sống, tầm quan trọng và phương pháp rèn kỹ năng sông cho học sinh, biết cách thiết kế 01 bài dạy về kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

VD: Ngày 19; 20 và 21 tháng 7 năm 2011 chúng tôi đã tập huấn cho 33

giáo viên chủ nhiệm ở Bậc TH và THCS thuộc các xã: Cẩm Sơn; Cẩm Phong; Cẩm Tâm; Cẩm Vân; Cẩm Tâm; Cẩm Tú - huyện Cẩm Thủy.

Trang 12

Trong quá trình tập huấn chúng tôi đều tiến hành đánh giá trước và sau khi tập huấn

* Đánh giá trước khi tập huấn:

Tổng số

33 - Anh (Chị) Hiểu kỹ năng sống là gì? và tầm quan trọng của nó?

- Hiểu đầy đủ : 35 % - Hiểu chưa đầy đủ: 65 % 33 - Tại sao phải rèn kỹ năng sống cho học

- Hiểu rõ: 40 %

- Hiểu chưa đầy đủ: 60% 33 - Những phương pháp và nội dung mà

anh (chị) đã sử dung để rèn KNS cho học

33 - Đã từng tham gia tập huấn 70% Chưa tham gia

*Đánh giá sau khi tập huấn:

TS học

33 - Mức độ hài lòng chung về khóa tập

Trang 13

33 - Ý nghĩa và tầm quan trong của việc

GD kỹ năng sông cho học sinh

- Nêu đầy đủ: 95 % - Nêu chưa đầu đủ: 5 % 33 - Nhận xét về tập huấn viên - Nhiêt tình, vui vẻ, hòa nhã

- Phương pháp phù hợp - Tác phong chuẩn mực - Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ 33 - Mong muốn những khóa học tiếp - Được tham gia nhiều lớp tập

huấn PP rèn KNS cho hs

2 Các bước tiến hành một bài dạy kỹ năng sống thông qua HĐNGLL:

Chúng ta không thể dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách thuyết trình hay giảng giải, mà chỉ hướng dẫn, gợi mở cho các em suy nghĩ, chỉ dẫn các em các hình thức rèn luyện để có kỹ năng sống cần thiết.

Một bài dạy kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần thực hiện theo 4 phần như sau:

Hoạt động 1: Trò chơi khởi động:

Trang 14

- Tiêu chí lựa chọn trò chơi:

+ Trò chơi có sự tham gia của tất cả học sinh.

+ Nếu nội dung trò chơi là gợi ý để dẫn dắt tới kỹ năng sống cần dạy cho học sinh thì càng tốt

Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.

- Mục đích: Thông qua bài tập này, GV có thể gợi ý để học sinh hiểu về kỹ năng sống cần học và lý do tại sao lại cần học kỹ năng sống này.

- Số lượng bài tập: Hạn chế, khoảng 1 - 2 bài - Lưu ý lựa chọn bài tập trải nghiệm:

+ Không chọn tình huống quá khó.

+ Không chọn tình huống nhạy cảm về giới tính, tôn giáo, dân tộc, phong tục tập quán địa phương.

- Hình thức bài tập trải nghiệm có thể là: + Xem một đoạn băng hình + Học sinh đóng tiểu phẩm.

+ Giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống.

Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kỹ năng sống cần học và thuyết

trình ngắn gọn về khái niệm kỹ năng sống cần học, tại sao phải học kỹ năng sống này, luyện tập thế nào để hình thành kỹ năng sống đó.

Trang 15

- Học sinh tham gia tích cực, giảng viên chỉ hướng dẫn, không can thiệp quá sâu.

- Sau mỗi bài thực hành của học sinh, GV cần có những gợi ý để định hướng hành vi cho học sinh.

3 Tham khảo một trong những bài đã dạy thành công,cụ thể là :

DẠY KỸ NĂNG TỪ CHỐIHoạt động 1: Trò chơi khởi động:

- Mục đích: Tạo sự vui vẻ cho học sinh.

- Tên trò chơi: Tôi thích cái gì?

Hướng dẫn chi tiết:

- Giáo viên để rất nhiều đồ văn phòng phẩm lên sàn nhà hoặc bàn - Cả lớp đứng thành vòng tròn

- Lần lượt từng người suy nghĩ và thể hiện sở thích của mình bằng động tác ( có thể sử dụng các phương tiện/ văn phòng phẩm mà không được dùng lời nói)

- Khi có 1 người thể hiện thì những người còn lại đoán xem bạn mình có sở thích gì

- Cuối cùng người thể hiện nói rõ hơn về sở thích của mình

Ý nghĩa: Ngoài ý nghĩa khởi động, trò chơi này còn dùng trong giảng dạy kỹnăng giao tiếp không lời Học sinh cần hiểu rằng lời nói không phải là phươngtiện duy nhất trong giao tiếp Ngôn ngữ của cơ thể cũng rất quan trọng tronggiao tiếp Hoạt động này cũng là dịp mọi người có dịp nghĩ lại về sở thích của

Trang 16

Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.

- Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận tình huống sau:

- Một người bạn thân của bạn rủ bạn bỏ học để đi chơi điện tử ở quán

NET, bạn không muốn đi, nhưng không muốn bạn ấy mất lòng Bạn sẽ từ chối như thế nào?

- Các nhóm đóng tiểu phẩm và trình bày tiểu phẩm trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét từng cách từ chối, lựa chọn cách từ chối hợp lý, khéo léo nhất.

Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kỹ năng sống cần học và thuyết

trình ngắn gọn về khái niệm kỹ năng sống cần học, tại sao phải học kỹ năng sống này, luyện tập thế nào để hình thành kỹ năng sống đó.

- GV nói với học sinh: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải từ chối

rất nhiều điều do người khác đề nghị, nhưng việc từ chối sao cho người đề nghịkhông giận mình là một điều rất khó Chúng ta phải học cách làm điều này Đâylà kỹ năng từ chối.

*Gợi ý thảo luận để rút ra kết luận:

+Từ chối không có nghĩa là chỉ nói không, mà phải làm sao để người khác biết mình không muốn điều đó, không có cơ hội để đề nghị mình chuyện đó.

+ Khi từ chối, hãy khéo léo, mềm dẻo, không được lên lớp, dạy dỗ người ta.

+ Không hứa hẹn dịp khác, không lấy lý do lòng vòng để tránh trường hợp người ta tiếp tục đề nghị mình ở những lần sau.

Trang 17

+ Phải kiên định lập trường của mình, không nên vì quá nể nang, sợ mất tình cảm mà phải chấp nhận làm những điều mình không mong muốn.

Hoạt động 4: Thực hành:

- Tình huống 1: Bạn được cô giáo ( thầy giáo) giao nhiệm vụ làm lớp phó phụ trách học tập, bạn cảm thấy bạn không đủ năng lực để nhận nhiệm vụ này, trong khi có nhiều bạn khác học giỏi, có thể đảm đương nhiệm vụ này tốt hơn Bạn từ chối cô giáo như thế nào để cô không nghĩ bạn trốn tránh nhiệm vụ hay kiêu căng.

- Tình huống 2: Một bạn trong lớp rủ bạn bỏ nhà vài ngày lên thành phố đi chơi , bạn không muốn đi, nhưng cũng không muốn tình cảm bạn bè bị sứt mẻ Bạn sẽ làm gì.

(Lưu ý: GV có thể nghĩ ra các tình huống thực hành phù hợp với đốitượng học sinh của mình)

- Giáo viên dán 2 tờ giấy khổ to (cỡ A0) lên bảng

- Giáo viên kẻ 1 vạch xuất phát từ chỗ mỗi nhóm đứng đến tờ giấy dán

Trang 18

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết hoạt động này: Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau thử làm họa sĩ Một đội sẽ vẽ 1 người đàn ông và một đội sẽ vẽ 1 người phụ nữ Tuy nhiên mỗi đội vẽ trong một hoàn cảnh khác nhau Một đội mở mắt và một đội phải bịt mắt khi vẽ

- Gáo viên hô “Bắt đầu” thì lần lượt từng người trong mỗi đội lên vẽ lên tờ giấy khổ to.

- Giáo viên trao cho nhóm 1 vài cái khăn để bịt mắt

- Sau khi các nhóm đã hoàn thành, Giáo viên hỏi bức tranh của đội nào

đẹp hơn? Tại sao?

*Kết luận: Giáo viên hãy cảm ơn các em vì đã tham gia rất vui vẻ trò

chơi này và nhấn mạnh với các em rằng:VD: Đội 1 vẽ nhanh hơn và đẹp hơnđội 2 vì họ không phải bịt mắt Tuy nhiên, qua trò chơi này, tôi không muốn sosánh xem tranh của nhóm nào đẹp hơn mà chỉ muốn nói rằng: Để hoàn thànhcông việc của mình, chúng ta phải có đủ kiến thức, thông tin Nếu chúng takhông hiểu biết về chính điều kiện hoàn cảnh của chính chúng ta và xung quanhthì rất khó để đạt được mục tiêu.

Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm.

- Treo 2 quả bóng trên cao (sao cho học sinh cao nhất cũng không với tới).

- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm phải lấy được quả bóng đó (không được dùng gậy, không dùng vật dụng nào khác).

- GV quan sát học sinh tìm cách lấy bóng Sẽ có đội nghĩ ra cách vài người cầm tay nhau, làm thành cái kiệu ( cái cáng), để cho một học sinh khác đứng lên và lấy được bóng.

Ngày đăng: 18/09/2018, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Lý do chon đề tài:

  • 5. Phương pháp nghiên cứu:

  • PHẦN II: NỘI DUNG

  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

  • 1. Khái niệm về kỹ năng sống:

  • Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu  cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.

  • +Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

  • II.THỰC TRẠNG:

  • Như chúng ta đã biết tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ XXI đó là: Học để biết ( learn to know), học để làm ( learn to do), học để cùng chung sống (learn to live toghether) và học để tự khẳng định bản thân (learn to be).

  • Khái niệm học cũng như mục tiêu của sự học là rất rộng. Tuy nhiên, với chương trình, nội dung và phương pháp học ở nhà trường hiện nay của chúng ta, trẻ em chủ yếu là học được nhiều kiến thức (học để biết). Còn việc học để biết làm (biết hành động), học cách để chung sống và đặc biệt là học để tự khẳng định … còn nhiều hạn chế.

  • Không chỉ trẻ em, mà cả người trưởng thành cũng cần có những kỹ năng sống thiết yếu. Việc học kỹ năng sống không bao giờ là muộn và phải được học suốt đời, dưới nhiều hình thức khác nhau.

  • Trong hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ em, chúng ta cần lựa chọn những kỹ năng sống nào phù hợp để hướng dẫn các em là điều không dễ. Cũng cần nói thêm rằng kỹ năng sống chỉ hình thành thông qua rèn luyện, không ai có thể dạy kỹ năng sống trong một vài buổi học. Các lớp học kỹ năng sống thực chất là dạy các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghĩ và cung cấp cho các em một số cách thức rèn luyện trong cuộc sống.

  • + kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan