skkn sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học quyền “bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” môn GDCD 12

23 223 0
skkn sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học quyền “bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” môn GDCD 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học 2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu dạy học quyền “Bình đẳng Hơn nhân Gia đình” mơn GDCD lớp 12 2.3.1 Sử dụng Kĩ thuật động não không công khai để dạy học. .. tạo 2.1.2 Lý luận số Kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng dạy học quyền: “Bình đẳng Hơn nhân Gia đình” mơn GDCD 12 2.1.2.1 Kĩ thuật động não không công khai * Giới thiệu: Động não không cơng khai hình... đề tài: “ Sử dụng số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu dạy học quyền “Bình đẳng Hơn nhân Gia đình” mơn GDCD 12 ” cho sáng kiến kinh nghiệm mình, kinh nghiệm chủ quan cá nhân tơi Vì

Ngày đăng: 17/09/2018, 14:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đê

  • 2.1.1 Lý luận chung về Kĩ thuật dạy học tích cực

  • Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, cho nên việc đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” [7, điều 28]

  • Trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã, đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Do đó phương pháp và hình thức dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các phương pháp hiện đại (nghiên cứu trường hợp điển hình, dự án, hợp đồng, thảo luận nhóm, đóng vai…) và các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…). Bên cạnh những phương pháp dạy học lại có các kĩ thuật dạy học hỗ trợ. Mỗi khi dạy học một bài hoặc một chủ đề nào đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau miễn sao phải phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh.

  • Phương pháp dạy học là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của bài học. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hoặc hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ hoặc nội dung cụ thể. [9]

  • Kĩ thuật dạy học tích cực là một thuật ngữ được dùng dể chỉ những kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.

  • Bản chất của việc dạy học có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực là nhằm khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ. Mặt khác, coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với đời sống xã hội.

  • Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, trong đó sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT là ưa thích hoạt động tìm tòi, khám phá. Việc học đối với học sinh một khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo.

  • 2.1.2 Lý luận về một số Kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD 12.

  • 2.1.2.1 Kĩ thuật động não không công khai.

  • * Giới thiệu:

  • Động não không công khai là một hình thức biến đổi của thảo luận viết, mỗi thành viên của nhóm viết ra ý nghĩ của mình để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không công khai và không tham khảo người khác, sau đó nhóm mới tiến hành thảo luận chung.

  • * Dụng cụ:

  • Giấy, bút cho các thành viên trong nhóm.

  • * Thực hiện:

  • - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, quy định thời gian làm việc cá nhân để giải quyết vấn đề trước khi thảo luận nhóm.

  • - Sau khi hoàn tất việc làm cá nhân, lần lượt từng người trình bày ý kiến.

  • - Bắt đầu thảo luận khi tất cả thành viên đã trình bày xong ý kiến.

  • * Lưu ý:

  • Trong quá trình động não, cá nhân không được tham khảo ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

  • * Ưu điểm:

  • - Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào.

  • - Hữu ích khi sử dụng để thu thập thông tin phản hồi.

  • * Hạn chế:

  • Do không được quyền tham khảo ý kiến các thành viên khác nên các ý kiến tham gia có thể lạc đề, lan man hoặc chú trọng những vấn đề tiểu tiết.

  • 2.1.2.2 Kĩ thuật KWL

  • * Giới thiệu:

  • KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986. Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học.

  • Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài học. Thông tin nay sẽ được ghi nhận vào cột K (Know – điều đã biết) của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W (Want to know– điều muốn biết) của biểu đồ. Trong quá trình học hoặc sau khi học xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L (Learned – điều đã học được).

  • * Dụng cụ:

  • Bảng KWL của Giáo viên; Phiếu học tập KWL của học sinh.

  • * Thực hiện:

  • - Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học hoặc chủ đề Giáo viên phát phiếu học tập KWL cho học sinh. (Kĩ thuật này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm học sinh).

  • - Bước 2: Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.

  • - Bước 3: Học sinh điền các thông tin vào phiếu KWL

  • Tên bài học/chủ đề: ………………………………………….

  • Tên học sinh/nhóm học sinh: ………………………………..

  • Lớp: …………. Trường: …………………………………….

  • K

  • (Know – Điều đã biết)

  • W

  • (Want to know –

  • Điều muốn biết)

  • L

  • (Learned –

  • Điều đã học được)

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • + Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì các em đã biết liên quan đến bài học/chủ đề.

  • + Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học/chủ đề.

  • - Bước 4: Sau khi kết thúc bài học/chủ đề học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học rồi đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

  • * Lưu ý:

  • - Khi sử dụng kĩ thuật KWL đối với nhóm học sinh thì trước khi học sinh điền thông tin vào cột K, Giáo viên phải yêu cầu học sinh trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm.

  • - Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn biết và đã học được vào các cột tương ứng.

  • * Tác dụng đối với học sinh:

  • - Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kĩ năng qua bài học.

  • - Từ việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của mình sau bài học.

  • 2.1.2.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

  • * Giới thiệu:

  • Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh đê mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết sẽ bao quát được phạm vi sâu rộng. Kĩ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu. Não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, màu săc, hình dạng…

  • * Dụng cụ:

  • Bảng lớn, giấy khổ lớn, bút nhiều màu sắc.

  • * Thực hiện:

  • Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng cá nhân, mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn.

  • * Lưu ý:

  • - Có nhiều cách tổ chức thông tin theo sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc; sơ đồ mạng; sơ đồ chuỗi… Giáo viên nên để học sinh lựa chọn sơ đồ mà các em thích.

  • - Giáo viên cần đưa câu hỏi gợi ý để thành viên nhóm lập sơ đồ.

  • - Khuyến khích sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt.

  • * Ưu điểm:

  • - Phù hợp với tâm lý học sinh, dễ hiểu, dễ ghi nhớ.

  • - Rất thích hợp với kiểu bài ôn tập, tổng kết, liên kết lý thuyết với thực tế.

  • * Hạn chế:

  • Sơ đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.

  • 2.1.3 Một số yêu cầu khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD 12.

  • 2.2 Thực trạng việc sử dụng các Kĩ thuật dạy học tích cực và vấn đề dạy học quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD lớp 12.

  • 2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD lớp 12.

  • 2.3.1 Sử dụng Kĩ thuật động não không công khai để dạy học khái niệm “Bình đẳng đẳng trong Hôn nhân và Gia đình”.

  • * Mục đích:

  • - Khơi gợi trí nhớ học sinh về một số nội dung đã được làm quen ở lớp học dưới. (Bài 12, môn GDCD lớp 10)

  • - Đảm bảo 100% học sinh phải tham gia tích cực vào hoạt động học.

  • - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân.

  • - Phát huy khả năng, tư duy sáng tạo cho học sinh.

  • * Cách tiến hành:

  • Giáo viên chia lớp thành 6 - 8 nhóm (tùy vào số lượng học sinh trong lớp và cách để vị trí bàn ghế), sau đó phát những mẩu giấy nhỏ (tờ giấy A4 cắt làm 4) cho từng học sinh của các nhóm đó. Yêu cầu từng học sinh ở mỗi nhóm giải quyết nhiệm vụ mà giáo viên giao. Quy định thời gian làm việc cá nhân là 3 phút.

  • Trong mỗi mẩu giấy giáo viên in sẵn các câu hỏi cần giải quyết: E hiểu thế nào là bình đẳng? Hôn nhân là gì? Gia đình là gì? Gia đình bao gồm những thành viên nào? Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình được hiểu như thế nào?.

  • Mỗi học sinh động não để viết ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề mà giáo viên giao. Tuy nhiên, không công khai và không tham khảo ý kiến người khác.

  • Hết thời gian quy định, giáo viên yêu cầu một vài cá nhân ở mỗi nhóm trình bày ý kiến của mình (càng nhiều học sinh trình bày càng tốt nhưng nếu trùng ý kiến thì không cần trình bày để đảm bảo về mặt thời gian). Lúc này giáo viên có thể nhận xét và bổ sung luôn cho ý kiến cá nhân.

  • Hình ảnh minh họa

  • Khi các ý kiến cá nhân hoàn tất, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung theo các nhóm đã chia ban đầu. Lúc này nhiệm vụ đặt vào một câu hỏi duy nhất là: “Thế nào là bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” ?. Thời gian thảo luận chung là 2 phút. Quá trình học sinh thảo luận chung, giáo viên quan sát, phát hiện khó khăn và kịp thời giúp đỡ.

  • Hình ảnh minh họa

  • Hết thời gian quy định, đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung (nếu có). Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận đơn vị kiến thức. (Khái niệm bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình)

  • 2.3.2 Sử dụng Kĩ thuật KWL để dạy học nội dung “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình”.

  • * Mục đích:

  • - Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài học.

  • - Giúp học sinh tự giám sát quá trình học – hiểu của các em.

  • - Giúp học sinh tự đánh giá quá trình học – hiểu của chính các em.

  • - Tạo cơ hội để học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài học.

  • - Phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.

  • * Cách tiến hành:

  • Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề, dẫn dắt hướng học sinh vào nội dung quyền Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình. Sau đó, giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo mẫu sau:

  • Tên bài học/chủ đề: ……………………………………………………..

  • Tên học sinh: ………………………………… Lớp: …………………..

  • Trường: …………………………………………………………………

  • K

  • (Know – Điều đã biết)

  • W

  • (Want to know –

  • Điều muốn biết)

  • L

  • (Learned –

  • Điều đã học được)

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • -

  • Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào phiếu học tập.

  • Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì học sinh đã biết liên quan đến nội dung bài học. Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học.

  • Hình ảnh minh họa

  • Bước 3: Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

  • Tên bài học/chủ đề: Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình.

  • Tên học sinh: Nguyễn Văn X. Lớp: 12B2.

  • Trường: THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

  • Bước 4: Sau khi kết thúc bài học, học sinh điền vào cột L của phiếu học tập những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học, đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

  • 2.3.3 Sử dụng Kĩ thuật Sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình”.

  • * Mục đích:

  • - Phát triển tư duy logic; khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh.

  • - Giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu kiến thức.

  • * Cách tiến hành:

  • Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to (A1) và một số bút màu cho các nhóm. Sau đó yêu cầu các em sơ đồ hóa các kiến thức trong bài học. Thời gian làm việc khoảng 5 phút.

  • Trong lúc các nhóm làm việc, giáo viên quan sát, phát hiện khó khăn và kịp thời giúp đỡ.

  • Hết thời gian quy định giáo viên giúp các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng. Học sinh quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) cho sản phẩm của các nhóm.

  • Hình ảnh minh họa

  • Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và kết luận bằng một sơ đồ kiến thức của mình (Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn trên giấy Ao hoặc thiết kế trên Powerpoint để trình chiếu)

  • 2.4 Kết quả

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan