Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975 làm khóa luận tốt nghiệp

100 179 0
Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975 làm khóa luận tốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này này, tôi đã may mắn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều phía. Đầu tiên và trên hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn của tôi, Thầy Nguyễn Văn Ninh (Tiến sĩ), người đã cho tôi sự hướng dẫn, chỉnh sửa, bình luận và khuyến khích kỹ lưỡng. Khóa luận tốt nghiệp này sẽ không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của thầy. Tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả đội ngũ giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản về lịch về phương pháp DHLS và phương pháp nghiên cứu lịch sử. Tôi xin gửi lời cám ơn đến đội ngũ nhân viên thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vì sự chu đáo của họ trong việc hướng dẫn và giúp tôi tìm kiếm đến những tư liệu và tài liệu đáng tin cậy. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này để truyền đạt lời cảm ơn chân thành đến nhân viên quản lý phòng tư liệu khoa Lịch sử đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng và tham khảo những tư liệu quý báu của khoa Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi cũng vô cùng biết ơn đến bố mẹ, bạn gái và bạn học của tôi. Sự khuyến khích và hỗ trợ của họ đã đưa khóa luận này của tôi đi đến hoàn thiện Tôi xin trân thành cảm ơn Hà Nội, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Cao Việt Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích DHLS Dạy học lịch sử ĐDTQ ĐDTQ HS HS HTHT HTHT GV GV   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 10 7. Cấu trúc của đề tài 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐDTQ NHẰM TẠO HTHT CHO HS TRONG QUÁ TRÌNH DHLS Ở TRƯỜNG THPT 11 1.1 Cơ sở lí luận 11 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 11 1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề 21 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS 29 1.2. Cơ sở thực tiễn 31 1.2.1 Về phía GV 31 1.2.2 Về phía HS 34 Tiểu kết chương I 37 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐDTQ NHẰM TẠO HTHT CHO HS TRONG DHLS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 19541975 38 2.1. Vị trí ý nghĩa của phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 1975 38 2.1.1 Vị trí 38 2.1.2. Ý nghĩa 39 2.2. Nội dung kiến thức cơ bản phần lịch sử Việt Nam và ĐDTQ có thể sử dụng 41 2.3. Một số biện pháp sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 44 2.3.1. Sử dụng sự mâu thuẫn trong nội dung đồ dùng trực trực quan tạo tình huống có vấn đề. 44 2.3.2. Sử dụng nền tảng trực quan và cơ sở trực quan để xây dựng trò chơi lịch sử 48 2.3.3 Sử dụng kết hợp ĐDTQ với các phương pháp dạy học khác 51 2.3.4. Sử dụng ĐDTQ nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá 64 2.4. Một số yêu cầu khi sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954 1975 73 Tiểu kết chương 2 80 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia trên thế giới, Sức mạnh của giáo dục đã được các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới chứng minh. Đối với khu vực Châu Á chúng ta có thể nhìn thấy một Nhật Bản vươn lên trong “sự nghèo nàn của tài nguyên thiên nhiên” không phải ngẫu nhiên vô tình mà Nhật Bản làm được điều đó mà bởi yếu tố giáo dục tạo ra nhưng con người Nhật Bản sáng tạo, với tinh thần thép và kỷ luật thép và từ chính những con người ấy đã đưa đất nước Nhật Bản phát triển như ngày nay. Cùng trong khu vực chúng ta có thể thấy một Singgapo phát triển vào hàng bậc nhất thế giới, vậy nguyên nhân do đâu mà Singgapo từ một ốc đảo hoang sơ vươn lên thành một thiên đường lý tưởng của trái đất như vậy ? để trả lời câu hỏi này thì Lý Quang Diệu cựu thủ tướng Singapo trong một chuyến thăm Việt Nam vào năm 2007 ông đã từng gợi mở cho những là lãnh đạo Việt Nam về những ý tưởng phát triển đất nước trong đó Lý Quang Diệu khẳng định “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong phát triển kinh tế”. Đúng như vậy thắng trong cuộc đua giáo dục không những tạo đà phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế mà còn tạo ra nền tảng yếu tố con người quyết định sự phát triển mọi mặt của đất nước. Ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay Đảng và nhà nước luôn trú trọng đến vấn đề giáo dục và coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 2020” đã khẳng định: tiếp tục phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị, xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận… Để làm được điều đó chiến lược nhấn mạnh: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học và công nghệ”. Đồng thời từ đặc điểm lịch sử của Việt Nam một quốc gia có bề giày văn hoá, một quốc gia có đặc điểm lịch sử mà ít quốc gia nào trên thế giới có, đó là chống giặc ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước luôn luôn song hành cùng với nhau. Có lẽ hiếm quốc gia nào trên thế giới từ khi hình thành cho đến ngày hôm nay lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam và nó đã trở thành đặc trưng khi nhắc đến lịch sử của “đất nước hình chứ S”. Ngày hôm nay Việt Nam đang hòa bình nhưng những bài học trong quá khứ thì phải ghi nhớ và không thể quên bởi “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác”. Do vậy việc giáo dục lịch sử ở một đất nước đặc biệt như Việt Nam cần phải được đề cao và xem trọng và sứ mệnh, trọng trách cao cả ấy được đặt lên vai của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục lịch sử ở các cấp trong đó có tác động sâu sắc nhất chính là giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó thực tế thì bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang không được đặt cân xứng với vị thế và chức năng của môn học này, có thể nhìn thấy điều đó từ nhiều mặt cả về phía HS lẫn phía chương trình giáo dục. Điều đó được thể hiện rõ qua “tâm lí môn phụ” và thực chất với số tiết ít ỏi của môn học lịch sử so với các môn học tạm coi là chính như toán, văn, anh… được quy định trong phân phối chương trình và với số tiết học ít ỏi của môn lịch sử trong hệ thống các môn học ở trường THPT thì quả thật đó không dừng lại ở mặt tâm lí nữa mà thực tế nó được xếp vào môn học phụ. Cùng với đó là thực trạng việc dạy và học ở trường THPT chưa thực sự được hiệu quả, bởi lẽ với một lượng kiến thức lịch sử khổng lồ mặc dù đã được rút gọn lại rất nhiều trong sách giáo khoa lịch sử nếu chỉ dạy trong một tiết, và nhiều nhất là hai tiết một bài thì thực sự HS khó có thể nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về lịch sử được. Đa phần GV muốn dạy được hết hàm lượng kiến thức của một bài trong vòng một tiết thì kiến thức lịch sử cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến sự kiện, nhân vật lịch sử…và có chút lí giải giúp HS hiểu, còn vấn đề nhận thức đúng đắn, đa chiều của lịch sử thì ít có GV nào làm được do vậy khó có thể tạo ra hứng thú học môn lịch sử cho HS. Và cũng chính việc dạy lịch sử mang tính chất đề cập và cung cấp sự kiện như vậy quyết định đến khâu kiểm tra đánh giá đa phần cũng chỉ dừng lại ở kiểm tra sự nhớ và thuộc của họ mà ít chú ý đến mặt kiểm tra tư duy, thái độ và cảm xúc của HS. Vì thế mà khi nhắc đến học lịch sử hay kiểm tra lịch sử là HS có tâm lý sợ nhiều hơn là hứng thú. Đồng thời chúng ta biết rằng đặc trưng của môn học lịch sử là học về những gì đã diễn ra trong quá khứ và không còn trong hiện tại, nếu có thì cũng chỉ là di tích hoặc một phần nào đó liên quan đến quá khứ mà thôi. HS không thể nhìn thấy những sự kiện lịch sử trực tiếp cũng không thể quay ngược lại thời gian để xem diễn biến lịch… đó là điều không thể. Học lịch sử là học những sự kiện, những nhân vật… qua sự tái hiện bằng ngôn ngữ, bằng hình ảnh, bằng sự phản ánh của tư liệu lịch sử mà thôi do đó HS sẽ rất khó để có thể hình dung lại được lịch sử nếu như GV chỉ tái hiện bằng lời nói hay bằng chữ viết trên bảng một cách thông thường chính vì vậy cần có một loại hình hỗ trợ làm tăng tính trực quan giúp cho HS không chỉ hiểu được sự kiện lịch sử một cách dễ dàng mà còn giúp HS có những cảm xúc hứng thú khi học lịch sử Nếu như tư liệu gốc có tác dụng khẳng định và kiểm chứng sự đúng đắn của những sự kiện lịch sử giúp HS hiểu những gì đang diễn ra một cách gần nhất, khách quan nhất với sự thực lịch sử, thì các loại đồ dụng trực quan sẽ giúp cho HS dễ dàng hình dung và tái hiện lịch sử hơn rất nhiều bởi tính trực quan của nó đem lại. Từ đó không chỉ giúp HS hiểu được kiến thức bài học dễ dàng hơn mà còn giúp các em rèn luyện phát triển tư duy, và đặc biệt tạo ra tâm lý thích học, yêu quý môn lịch sử cho HS. Chính vì vậy xuất phát từ vai trò, vị trí, nội dung và và thực trạng dạy và học lịch sử những năm gần đây bên cạnh những điểm sáng mà môn lịch sử đạt được vẫn tồn tại nhiều mảng tối cần phải khắc phục mà muốn thay đổi được HS thì GV phải là người thay đổi trước do đó cần có sự đổi mới trong tư duy và phương pháp dạy học để khắc phục và cải thiện được những hiện trang trên từ đó mà tác giả đưa ra đề tài sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS ở trường THPT trong DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 làm khóa luận tốt nghiệp 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về sử dụng các loại ĐDTQ và HTHT trong dạy học thì đây không phải là vấn đề mới mẻ và xa lạ đối với giới nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, nó đã được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học và nhà sư phạm nghiên cứu. Có các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan, những công trình có đề cập đến hay có những công trình chuyên sâu về đề tài này, trên cơ sở đó đã góp phần không nhỏ cung cấp những mảng hiểu biết cơ bản để tác giả có thể xây dựng lên công trình nghiên cứu của mình 2.1 Tài liệu nước ngoài Tài liệu về giáo dục L. X. Xlovaytrich, “Từ hứng thú đến tài năng”, nxb Phụ Nữ, năm 1975. Qua cuốn sách này, tác giả cho chúng ta thấy tài năng được khơi nguồn từ hứng thú, có tạo được hứng thú thì mới giúp trẻ phát huy được tài năng của mình. Robert J Marzano, (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày rất nhiều khía cạnh xoay quanh nghệ thuật dạy học trong đó tác giả có trình bày về làm cách nào để thu hút học sinh tham gia hoạt động học tập, làm cách nào để học sinh tương tác hiệu quả với kiến thức mới. Thomas Armstrong, (2011), Đa trí tuệ lớp học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Nội dung cuốn sách trình bày phương pháp giảng dạy trên một mô hình mới, mô hình đa trí tuệ nhằm khơi dậy cho học sinh phát triển năng khiếu trong lớp học, sự đánh giá phản hồi của học sinh dành cho giáo viên giảng dạy từ đó tăng tính chủ động và phát huy thế mạnh từng loại trí tuệ, khơi dậy sự hứng thú ở học sinh Florian H. Müller, Johann Louw, 2004. “Learning Environment, Motivation and Interest: Perspectives on SelfDetermination Theory”, Research Journal, from http:journals.sagepub.comdoiabs10.1177008124630403400201 Following selfdetermination theory (SDT) and the theory of interest, it is proposed that perceived support of basic psychological needs (support of autonomy, competence and social relatedness), as well as aspects of a constructivist learning environment (teachers interest, relevance of contents, and quality of instruction, as well as transparency and fit of requirements) are associated with selfdetermined motivation and with study interest. Theo lý thuyết về sự tự quyết (SDT) và lý thuyết về HTHT, người học nếu như nhận được sự hỗ trợ về những nhu cầu tâm lý cơ bản (hỗ trợ về tự giác, năng lực và những mối quan hệ xã hội), cũng như những khía cạnh của một môi trường học tập kiến tạo (sự hứng thú của GV, sự phù hợp của nội dung bài học, chất lượng của các hướng dẫn, cũng như những yêu cầu minh bạch, phù hợp) có liên quan đến động lực và HTHT. Tài liệu về ĐDTQ Nikiphorop Đ.N, Nguyên tắc trực quan trong DHLS. NXB Giáo dục – Matxcova – 1964 (Hoàng Trung dịch). Trong tài liệu này tác giả đã nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của những phương tiện trực quan đối với nhận thức của con người, từ đó tác giả đưa ra những phương pháp sử dụng ĐDTQ trong DHLS nhằm phát huy yếu tố tích cực cho người học A.A Vaghin, Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, nxb giáo dục Matxcova – 1972. (Hoàng Trung dịch) Tài liệu đã nhấn mạnh đến ý nghĩa và vai trò của ĐDTQ trong dạy học lich sử, tác giả đã đưa ra lập luận ĐDTQ trong DHLS không chỉ có tác dụng minh họa kiến thức mà nó còn có tác dụng khái quát hóa kiến thức lịch sử, hiện tượng lịch sử mang tính quy luật, đồng thời ĐDTQ giúp giúp HS nhận thức vấn đề lịch sử một cách dễ dàng hơn trong quá trình học N.G Đairi, chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973 Tác giả đã khẳng định phương thức trực quan trong DHLS có vai trò quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả trong quá trình dạy học không chỉ đối với HS mà nó cũng là yêu cầu đối với sự chuẩn bị bài học lịch sử của người thầy. I.A Cooplep: Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, Tập 2, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1978 Tác giả khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu trực quan không chỉ đối với quá trình giảng dạy của GV mà ngay cả việc kiểm tra tri thức kết hợp kĩ năng, kỹ xảo của HS. Kharlamop, Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, tập I, nxb Giáo dục, 1979 Trong cuốn sách này tác giả đã đi sâu vào phân tích tác dụng của ĐDTQ đối với việc kích thích tính tích cực chủ động và tạo HTHT cho HS trong quá trình dạy học tại trường phổ thông F.P.Kôrôvkin, Phương pháp DHLS ở trường phổ thông, nxb ĐHSP Hà Nội, 1981 Tác giả đã trình bày về tác dụng của ĐDTQ đối với hiệu quả của bài học lịch sử. Phương thức trực quan là công cụ hữu hiệu nhất giúp HS hình tạo biểu tượng, thành kiến thức, tái hiện kiến thức lịch sử dễ dàng nhất và đó là phương tiện cơ bản không thể thiếu đối với quá trình DHLS I.Ia. Lecne, Phát triển tư duy HS trong DHLS, nxb Giáo dục Matxcova, 1982 Tác giả đã chỉ ra việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạt động. Từ đó ông khẳng định tác dụng và ý nghĩa quan trọng của phương thức tạo hình đối với việc phát triển tư duy cho HS trong DHLS Pheđorenkô, Chuẩn bị cho HS lĩnh hội kiến thức, nxb ĐHSPHN, 1982 Trong cuốn sách này tác giả đã khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành kiến thức, lĩnh hội kiến thức và khắc họa kiến thức của ĐDTQ trong quá trình dạy học. James H. Madison, “Teaching with Images,” Magazine of History vol. 18, no. 2 (January 2004) “To effectively use images in the classroom, professors must choose ones that will attract student interest but which are also closely linked to that day’s learning objectives. Rapidly cycling through a series of slides with no classroom discussion is not going have much of an impact on students.2 Professors should also provide the appropriate historical context and formulate questions about the image that will stimulate class discussion.” Công trình đã trình bày tổng quát về vai trò của hình ảnh truyền thông, hình ảnh trực quan trong đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan hiệu quả “Để có thể sử dụng hình ảnh trực quan một cách hiệu quả trong lớp học, giáo viên phải chọn những hình ảnh thu hút sự hứng thú của học sinh nhưng cũng cần kết nối chặt chẽ tới mục tiêu bài học. Lướt qua các slide dạy mà không cho học sinh thảo luận sẽ không có nhiều tác động, ảnh hưởng đến học sinh. Giáo viên nên cung cấp những bối cảnh lịch sử phù hợp và đưa ra các câu hỏi về hình ảnh giúp thúc đẩy thảo luận trong lớp học.” Apdelmi 2016, “Efforts to Improve Students Interest in Learning History through Media Images on History Lesson in SMA Negeri 10 Pekanbaru”, Jambi University, from https:jurnal.uns.ac.idicttearticledownload71986402 “It can be concluded that media images can increase student interest in history.” Trong công trình nghiên cứu đã đưa ra khẳng định “Có thể kết luận rằng, sử dụng những hình ảnh trực quan có thể tăng HTHT cho HS trong môn lịch sử.” 2.2 Tài liệu trong nước Tài liệu về giáo dục Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: giáo dục học, tập 1, nxb Giáo dục, 1987 Tác giả đã trình bày vai trò ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQ, phân loại ĐDTQ. Đồng thời, các ông cũng đã phân tích rõ ưu, nhược điểm của việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học và cách khắc phục Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (dự thảo), Hà Nội, 2018 Trong bản dự thảo này đã trình bày một cách tổng thể về chương trình giáo dục lịch sử ở trường THPT, bao gồm đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục… Trong đó phương pháp giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đã gợi mở và định hướng rất nhiều để từ đó GV có thể đưa ra và sử dụng các phương dạy học để có thể đáp ứng theo tiêu chí mà bộ đưa ra trong đó việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học lịch sử nhằm tạo HTHT cũng là một trong những biện pháp để có thê hiện thực hóa kì vọng về phương pháp giáo dục mà bộ giáo dục đề xuất. Tài liệu lịch sử: Sách chuyên khảo Phan Ngọc Liên Phạm Kỳ Tá(1975), ĐDTQ trong DHLS ở trường phổ thông cấp IIIII, nxb Giáo dục, Hà Nội Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về ĐDTQ trên các khía cạnh như vai trò, ý nghĩa, đặc trưng của phương pháp trực quan, các loại ĐDTQ trong DHLS và nguyên tắc chọn, sử dụng ĐDTQ trong dạy học, phương pháp sử dụng ĐDTQ trong DHLS Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong day học lịch sử ở trường THPT, nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000 Trong cuốn sách của mình tác giả đã đề cập đến những khía cạnh như vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQ trong DHLS. Đồng thời tác giả cũng cung cấp những phương pháp sử dụng kênh hình trong từng bài, từng mục với thời lượng cụ thể cho từng bài từng mục ấy. Bên cạnh đó cuốn sách cũng đã bổ sung lượng tài liệu trực quan mà trong sách giáo khoa không có. Giáo trình: Nguyễn Thị Côi (Chủ biên): Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, nxb ĐHSP, Hà Nội, 2009 Cuốn giáo trình đã nêu lên những yêu cầu trung khi xây dựng và sử dụng ĐDTQ trong việc dạy học môn lịch sử, cách khai thác nội dung, tranh ảnh minh họa, kĩ năng xây dựng và sử dụng bản đồ, sơ đô niên biểu, đồ thị trong DHLS Ngoài ra còn có nhiều bài tạp chí, luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu đề cập đến về vấn đề này từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDTQ vào DHLS. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là việc sử dụng một số ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS ở trường THPT trong DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài không đi sâu vào hướng dẫn sử dụng từng loại ĐDTQ mà chủ yếu tập trung vào một số biện pháp sử dụng các kĩ thuật trực quan, ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong quá trình DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 (SGK lớp 12 Chương trình chuẩn) một cách hiệu quả nhất, 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục đích nghiên cứu Nhằm kích sự hứng thú trong quá trình học lịch sử của HS, phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc đón nhận kiến thức lịch sử qua đó nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đồng thời đưa ra một sô biện pháp sử dụng các loại hình trực quan, ĐDTQ nhằm tạo HTHT, nâng cao hiệu quả bài học cho HS trong quá trình DHLS Việt Nam giai đoạn 19451954 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu lí luận chung về việc sử dụng các loại ĐDTQ trong dạy học, đồng thời tìm hiểu lí thuyết về việc khai thác và sử dụng các loại hình trực quan, ĐDTQ trong DHLS nhằm tạo HTHT chvà phát triển tư duy cho HS trong DHLS Tìm hiểu và khảo sát, điều tra thực tiễn việc sử dụng các loại hình trực quan, ĐDTQ trong DHLS ở trường THPT nói chung và sử dụng đồ dung trực quan nhằm tạo HTHT và phát triển tư duy HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 (Chương trình lớp 12 chuẩn) nói riêng Nghiên cứu nội dung chương trình, yêu cầu của sgk lớp 12 THPT chương trình chuẩn nói chung và trọng tâm là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975 nói riêng để từ đó định ra nội dung cần khai thác sử dụng các loại hình trực quan và ĐDTQ phù hợp Tìm hiểu và sưu tầm các loại hình trực quan, ĐDTQ có liên quan đến nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975 Đưa ra một số biện pháp sử dụng ĐDTQ trong DHLS Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII nhằm nâng cao hiệu quả bài học và phát triển kĩ năng tư duy cho HS Tiến hành thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế, tiến tới đánh giá và kết luận khoa học liên quan tới đề tài đã làm 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, DHLS nói riêng. Lý luận về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp DHLS của các nhà khoa học và giáo dục học lịch sử. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu các nguồn tư liệu của các tác giả nghiên cứu về giáo dục học, lý luận dạy học; liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975 Điều tra, khảo sát thực tiễn việc sử dụng ĐDTQ trong DHLS nhằm tạo HTHT cho học ở trường THPT hiện nay thông qua các dạng thức như phỏng vấn, phát phiếu điều tra, dự giờ, Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đề tài đề xuất và kiểm nghiệm hiệu quả những biện pháp đề tài đề xuất trong thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng ĐDTQ trong việc tạo HTHT từ đó tiến tới phát triển tư duy cho HS trong DHLS. Phản ánh thực tiễn vấn đề sử dụng ĐDTQ trong dạy học bộ môn lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay. Đề xuất một số biện pháp sử dụng ĐDTQ theo hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT khi dạy học phần lịch sử Việt Nam trong các thế kỷ XVI XVIII. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn DHLS ở trường THPT sau này. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận bao gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS ở trường THPT Chương 2: Một số biện pháp sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975, lớp 12 THPT – Chương trình chuẩn.

... mà tác giả đưa đề tài sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trường THPT DHLS Việt Nam giai đoạn 1954-1975 làm khóa luận tốt nghiệp Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu sử dụng loại ĐDTQ HTHT dạy học... trường THPT sau Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận bao gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn việc sử dụng đồ dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho... phát triển mặt đất nước Ở Việt Nam nghiệp đổi giáo dục Đảng nhà nước trú trọng đến vấn đề giáo dục coi “giáo dục quốc sách hàng đầu” Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -2020” khẳng

Ngày đăng: 14/09/2018, 10:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

  • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

  • 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

  • 7. Cấu trúc của đề tài

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐDTQ NHẰM TẠO HTHT CHO HS TRONG QUÁ TRÌNH DHLS Ở TRƯỜNG THPT

    • 1.1 Cơ sở lí luận

      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

      • 1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề

      • 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS

      • 1.2. Cơ sở thực tiễn

        • 1.2.1 Về phía GV

        • 1.2.2 Về phía HS

        • Tiểu kết chương I

        • CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐDTQ NHẰM TẠO HTHT CHO HS TRONG DHLS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975

          • 2.1. Vị trí ý nghĩa của phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

            • 2.1.1 Vị trí

            • 2.1.2. Ý nghĩa

            • 2.2. Nội dung kiến thức cơ bản phần lịch sử Việt Nam và ĐDTQ có thể sử dụng

            • 2.3. Một số biện pháp sử dụng ĐDTQ nhằm tạo HTHT cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954-1975

              • 2.3.1. Sử dụng sự mâu thuẫn trong nội dung đồ dùng trực trực quan tạo tình huống có vấn đề.

              • 2.3.2. Sử dụng nền tảng trực quan và cơ sở trực quan để xây dựng trò chơi lịch sử

              • 2.3.3 Sử dụng kết hợp ĐDTQ với các phương pháp dạy học khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan