Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

83 240 0
Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọi loại hình doanh nghiệp. Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý, khách quan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng có nề nếp hoạt động tài chính kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một trong hai Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm cùng sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong Công ty, AASC đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sự phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung Thủ tục phân tích một trong nhứng phương pháp mà AASC đang áp dụng trong kiểm toán BCTC, đây là một thủ tục vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí song các bằng chứng thu thập được luôn đầy đủ và có tính thuyết phục cao. Doanh thu và giá vốn hàng bán luôn là các khoản mục quan trọng của báo cáo tài chính vì nó thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Mặt khác giữa doanh thu và giá vốn cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau, đây chính là yếu tố phù hợp nhất cho việc vận dụng thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này. Trong quá trình thực tập, với sự nhận thức rõ về vai trò của hoạt động kiểm toán, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kiểm toán 6 công ty AASC và ThS. Đinh Thế Hùng, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc vận dụng thủ tục phân tích vào trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là khi kiểm toán các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC. Vì thế em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” làm báo cáo chuyên đề thực tập của mình. Báo cáo của em gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện Chương 2: Nhận xét và kiến nghị về việc vận dụng các thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của các thầy cô, các anh các chị và các bạn để em hoàn thiện tốt bài viết của mình Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 10/09/2018, 10:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Các chính sách bán hàng có được quy định thành văn bản không?

  • 2. Có lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý, năm không?

  • 3. Các hợp đồng bán hàng đã ký có được lưu trữ khoa học và sẵn sàng khi cần đến không?

  • 4. Công ty có thực hiện việc đánh số hợp đồng liên tục theo thứ tự thời gian không?

  • 5. Các thông tin trong hợp đồng có được giữ gìn và bảo mật để tránh sự xâm phạm của những người không được phép không?

  • 6. Các hóa đơn bán hàng chưa sử dụng có được giao riêng cho một nhân viên chịu trách nhiệm quản lý không?

  • 9. Các hóa đơn bán hàng bị hủy bỏ có được lưu đầy đủ các liên tại quyển không?

  • 10. Các bản báo giá, hoá đơn gửi cho khách hàng có được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo trước khi gửi cho khách hàng không?

  • 11. Có quy định bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng trên các hóa đơn bán hàng không?

  • 12. Có quy định hàng bán bị trả lại phải được lập thành biên bản không?

  • 13. Nguyên nhân của hàng bị trả lại có được kiểm tra lại sau đó đối với những sản phẩm cùng loại hoặc ít nhất là cùng lô hàng đó không?

  • 14. Các nguyên nhân phát hiện và biện pháp xử lý có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có quyết định xử lý kịp thời không?

  • 15. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có phải được ký duyệt trước khi thực hiện không?

  • 16. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có được báo cáo bằng văn bản và kiểm tra lại với các quy định của Công ty ít nhất hàng tháng không?

  • 17. Công ty có hồ sơ theo dõi các lô hàng gửi đi bán cho tới khi nhận được thông báo chấp nhận của người mua không?

  • 18. Doanh thu bán hàng có được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và phân tích các biến động tăng, giảm hàng tháng không?

  • 19. Các nguyên nhân gây biến động doanh thu (đặc biệt là biến động giảm so với kế hoạch hoặc cùng kỳ) có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời không?

  • 1. Công ty thực hiện kiểm kê 1 tháng/ 6 tháng / 1 quý/ 1 năm một lần (gạch chân phương án lựa chọn)

  • 2. Công việc kiểm kê có được lập kế hoạch trước thành văn bản và có tài liệu hướng dẫn cho các thành viên tham gia kiểm kê không?

  • 4. Khu vực kho bảo quản có lối ra vào riêng để đảm bảo chỉ những người được phép hoặc có nhiệm vụ liên quan mới được vào kho không?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan