Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa và ý nghĩa của việc nghiên cứu.

15 788 1
Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của của hình thái kinh tế  xã hội  cộng sản chủ nghĩa ở các nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa và ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, đã có một số nước “ bỏ qua” một vài hình thái kinh tế xã hội như nước Mỹ đã bỏ qua hình thái kinh tế xã hội phong kiến để tiến thẳng lên hình thái tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Leenin khẳng định, sự thật đó cũng nằm trong quy luật chung của lịch sử và trong thời đại hiện nay nó đang tiếp tục diễn ra. Sẽ có những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lenin, đó là loại “đặc biệt của đặc biệt”

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI Đề số 8: Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa và ý nghĩa của việc nghiên cứu Bài làm A Mở đầu: Các nhà sáng lập CNMLN phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loại người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao như “ một quá trình lịch sử tự nhiên” [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 2004, tập 23, trang 21 ] Thực tế lịch sử nhân loại đã có 5 hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau, hình thái cao nhất là hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa Trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và do đó những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của loại hình thái cuối cùng ở các loại nước cũng có những khía cạnh khác nhau Như Lênin đã nói: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi một dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” [V I Lê-nin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M 1981, t 30, tr 159 – 160 ] Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, đã có một số nước “ bỏ qua” một vài hình thái kinh tế - xã hội như nước Mỹ đã bỏ qua hình thái kinh tế xã hội phong kiến để tiến thẳng lên hình thái tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Leenin khẳng định, sự thật đó cũng nằm trong quy luật chung của lịch sử và trong thời đại hiện 1 nay nó đang tiếp tục diễn ra Sẽ có những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Theo Lenin, đó là loại “đặc biệt của đặc biệt” Hình thức “ đặc biệt của đặc biệt” đã được chứng minh ở Việt Nam ( từ 1945 đến nay ), Trung Quốc ( từ 1949 đến nay ), CuBa ( từ 1959 đến nay), Lào,… Dù trải qua những điều kiện khác nhau nhưng các nước này vẫn có những điều kiện cơ bản chung thống nhất cho sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa B Nội dung Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Một số quan niệm về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau Bởi vậy “ Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó” [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1993, tập 23, trang 16 ] Lịch sử loài người trải qua 5 hình thái: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hửu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và Cộng sản chủ nghĩa Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế-xã hội là con đường phát triển chung của nhân loại Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan Sự biến đổi đó của hình thái kinh tế-xã hội không chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội khách quan.“Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự 2 phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1974, tập 1, trang 163] Trong đó chủ nghĩa cộng sản: Chỉ một chế độ xã hội mà ở đó con người được giải phóng triệt để khỏi ách áp bức bất công, con người được phát triển toàn diện, của cải làm ra dồi dào, con người lao động một cách tự nguyện, tự giác, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu ; là xã hội mà ở đó không còn giai cấp và nhà nước 4s Trong đó hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng gi ữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định 1.2 Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước tiền tư bản chủ nghĩa Những điều kiện tiên quyết như các nhà kinh điển đã nêu ra đối với các nước “lạc hậu”, “tiền tư bản chủ nghĩa” để tiến lên chủ nghĩa xã hội đến nay hầu như không còn nữa Vậy, những nhân tố nào trong thời đại ngày nay là những điều kiện tiên quyết để các nước có xuất phát điểm thấp thực hiện thành công bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Không ít ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay việc nhìn nhận về quá độ lên chủ nghĩa xã hội của các nước chưa kinh qua tư bản chủ nghĩa không nên đặt trong mối tương quan đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội như quan niệm trước đây Bởi lẽ, về mặt phương pháp luận quan niệm trước đây cho rằng, đấu tranh giữa các mặt đối lập bao giờ cũng dẫn đến sự phủ định, triệt tiêu mặt đối lập; trong khi thực ra đấu tranh giữa các mặt đối lập bao giờ 3 cũng bao hàm sự chuyển hóa lẫn nhau [ Tạp chí cộng sản: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ] Ph Ăng-ghen khẳng định: “Nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc đó là tấm gương và sự ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn còn là tư bản chủ nghĩa Chỉ khi nào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bị đánh bại tại quê hương của nó và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi nào những nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết được rằng “việc đó đã được tiến hành như thế nào”, những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để phục vụ toàn thể xã hội, - thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rút ngắn như vậy Như thế thắng lợi của những nước ấy sẽ được bảo đảm Và điều đó không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa” [C Mác và Ph Ăng-ghen: Sđd, t 22, tr 632] Củchủ nghĩa xã hội, V.I Lê-nin nêu rõ: “Vấn đề đặt ra như thế này: đối với các dân tộc lạc hậu hiện nay đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đã có một bước tiến bộ, mà khẳng định rằng nền kinh tế quốc dân của những dân tộc đó nhất định phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chúng ta có cho như vậy là đúng hay không? Chúng tôi cho rằng không đúng Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc đó là: với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết, và q ua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” [V.I Lê-nin: Sđd, t 41, tr 295 ] CHƯƠNG II Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa 4 2.1 Điều kiện thứ nhất, nhân loại đã chuyển sang “ giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn Chủ nghĩa đế quốc mang hàm ý rộng hơn, có thể liên quan đến việc thực hiện quyền kiểm soát hay ảnh hưởng đối với quốc gia khác một cách chính thức hoặc không chính thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, trên khía cạnh chính trị hoặc kinh tế mà không nhất thiết bao gồm việc xâm chiếm, sáp nhập lãnh thổ hay kiểm soát trực tiếp về mặt chính trị đối với quốc gia khác Mặc dù chủ nghĩa đế quốc dưới hình thức xâm chiếm, quản lý trực tiếp các thuộc địa không còn tồn tại phổ biến, chủ nghĩa đế quốc mới, một hình thức kiểm soát và chi phối các quốc gia khác thông qua con đường kinh tế mà không cần cai trị trực tiếp, vẫn tiếp tục là một đặc điểm của nền kinh tế chính trị quốc tế đương đại [Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013) ] Giai đoạn đỉnh cao này vừa là xu hướng tất yếu của sự phát triển của CNTB, vừa là thể hiện sự lỗi thời của hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa về mặt lịch sử ( thời gian ) và vừa đẩy nhanh , mở rộng sự lỗi thời đó ra phạm vi quốc tế ( không gian) [ Giáo trình Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ] Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt vì sau khi xác lập phạm vi trên toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, sản xuất công, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có bước tiến vượt bậc, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được triển khai sôi nổi Ở trình độ cao hơn cách 5 mạng công nghiệp trước, nên đời sống xã hội chính trị của các nước tư bản lớn, tiêu biểu cũng bộc lộ một số điểm mới, ngoài những điểm cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản Đó là hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt; sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao; các tệ nạn của chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội Những điều trên khiến cho những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa càng thêm sâu sắc: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản chính quốc và GCCN ở thuộc địa ; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia, dân tộc bị xâm lược và đô hộ; mâu thuẫn giữa các nước tư bản – đế quốc với nhau; đặc biệt là mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội với chiếm hữu có tính chất tư nhân Mâu thuẫn này chi phối xã hội tư bản chủ nghĩa và đưa tới những cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có nhiều sự thay đổi, đạt được trình độ phát triển cao về kinh tế, năng suất lao động…, song bản thân nó vẫn có những mâu thuẫn không thể tự giải quyết Chủ nghĩa Tư bản phải cố gắng tự giải quyết một phần mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng những di chứng của nó trong lòng xã hội tư sản Tất nhiên, cũng cần phải hiểu mặt khác là, Chủ nghĩa Tư bản phải tự điều chỉnh còn do nguyên nhân bên ngoài, do điều kiện quốc tế đã thay đổi; sự xuất hiện và phát triển không ngừng của Chủ nghĩa Xã hội, sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thống thuộc địa đã làm cho Chủ nghĩa Tư bản không thể tồn tại tự nó nữa mà phải vì nó, muốn tồn tại được, buộc nó phải khác đi Nếu nhìn nhận một cách trực quan, Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn 6 là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn Và một điều nữa cần được khẳng định là chính những thay đổi hiện nay trong lòng Chủ nghĩa Tư bản cùng những thành công nhất thời trong việc tự điều chỉnh lại tạo những nhân tố và tiền đề mới cho một xã hội tương laixã hội phủ nhận Chủ nghĩa Tư bản [ GS.TS Vũ Văn Hiền Ủy viên Trung ương Đảng: Nhận thức về Chủ nghĩa Tư bản hiện đại ] Đây chính là một trong những điều kiện thời đại cơ bản và khách quan cho sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở những nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa đế quốc càng thực hiện các chính sách thực dân đế quốc thì càng làm cho những điều kiện ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở trong nước càng chín muồi, càng đẩy nhanh chủ nghĩa tư bản vào giai đoạn tổng khủng hoảng và càng làm cho mâu thuẫn ở trong nước và trên trường quốc tế trở nên gay gắt và tất yếu dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng ở cả chính quốc và ở cả các nước thuộc địa , phụ thuộc với quy mô, tính chất khác nhau [ Giaos trình lý luận hình thái KTXHCSCN ] 2.2 Điều kiện thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới mà trụ cột là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Thực tiễn cách mạng trên thế giới trong giai đoạn hiện nay không thể phủ nhận vai trò của phong trào cách mạng thế giới mà điền hình là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không chỉ là nguồn động lực to lớn cho cách mạng từng nước nói chung, cách mạng của các nước thuộc địa , phụ thuộc nói riêng nổ ra và giành chính quyền thắng lợi; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn con đường phát triển hay việc hình thành hình thái kinh tế cộng sản – chủ nghĩa ở các nước chưa kinh qua tư bản chủ nghĩa 7 Các đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva đã nhất trí thông qua một bản tuyên ngôn Bổ sung và phát triển nội dung của bản Tuyên ngôn năm 1957, tuyên ngôn này là cương lĩnh cách mạng chung cho tất cả các đảng Mác - Lênin toàn thế giới Bản tuyên ngôn hơn hai vạn chữ, gồm có lời nói đầu và sáu đoạn Trong đoạn 4 với tiêu đề “Xoá bỏ chế độ thực dân: Chế độ thực dân nhất định phải tan vỡ.” Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh nhân dân thuộc địa nổi lên chống thực dân Liên Xô thắng lợi trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước ở châu Âu và châu Á xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc thắng lợi, hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh trên thế giới - những việc đó đang đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc [ Báo điện tử Đảng cộng sản VN: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2010 ] Đúng như Mác viết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản :” Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lí tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản kaf một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề còn lại” [ C.M và Ăngghen Toàn tập: Tập 4 ] Và Ăng-ghen lưu ý thêm rằng “ Để tránh rơi vào không tưởng, chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ mảnh đất hiện thực” Đó chính là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do giai cấp công nhân lãnh đạo, với tư cách là lực lượng vật chất tiền phong của cuộc cách mạng xã hội, là “ trái tim của thế giới”, là phong trào có tính “ chủ động lịch sử vĩ đại” Sau cách mạng thái Mười Nga năm 1917, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là những luận điểm của Lênin, V I Lê-nin đã góp phần hoàn thiện và làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác Cụ thể, ông 8 đã phát triển và hoàn thiện lý luận về chuyên chính vô sản, về xây dựng khối liên minh công nông, về vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chủ nghĩa quốc tế vô sản, về việc xây dựng và củng cố Đảng vô sản kiểu mới Đặc biệt, V I Lê-nin đã xây dựng lý luận mới hoàn chỉnh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã chứng minh và khẳng định khả năng chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một nước riêng lẻ… Đối với các dân tộc châu Á, cũng như với các dân tộc khác trên toàn thế giới đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; học thuyết V I Lê-nin giống như mặt trời đưa lại nguồn sáng mới V I Lê-nin rất quan tâm đến phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc châu Á, coi đó là bộ phận hợp thành không thể tách rời của cuộc đấu tranh của quần chúng lao động toàn thế giới chống lại đế quốc áp bức Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh quốc tế xuất hiện nhiều nhân tố mới, với tư duy mới, V I Lê-nin đã nêu ra khả năng phát triển không theo con đường tư bản chủ nghĩa đối với các nước lạc hậu, các nước tiền tư bản Người khẳng định: “… Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”( Dẫn theo: Viện Mác - Lê-nin: Chủ nghĩa Lê nin và công cụộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Thông tin lý luận, H.1990, tr.45) Tư tưởng đó của V I Lê-nin có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh Trước hết, chúng ta chứng kiến các nước Trung Á trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết với sự giúp đỡ anh em của nước Nga đã từ chế độ tiền tư bản chủ nghĩa, thậm chí tiền phong kiến bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Thứ hai, chúng ta chứng kiến nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ cũng đi theo con đường đó và đạt được những thành tựu vô cùng tốt đẹp Thứ ba, 9 chúng ta chứng kiến Việt Nam, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cuba và một số nước khác cũng chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với những thành công bước đầu rất đáng khích lệ Phong trào cách mạng thế giới nói chung, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói riêng không chỉ là nguồn động lực với các nước tiền tư bản, thuộc địa, phụ thuộc trong cuộc đấu tranh giành giữ chính quyền mà còn hỗ trợ các nước này không chỉ về vật chất mà còn tinh thần trong việc hình thành hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các dân tộc trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng sống và đấu tranh theo khẩu hiệu của Lênin: Toàn bộ châu Á trẻ trung, tức là hàng trăm triệu quần chúng lao động ở châu Á, có bạn đồng minh vững chắc là giai cấp vô sản ở tất cả các nước văn minh Không có một lực lượng nào trên thế giới lại có thể ngăn chặn Dự báo này được kiểm chứng hoàn toàn đúng với thực tế lịch sử đã diễn ra trong nửa sau của thế kỷ XX: bởi sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ, làm tan rã chủ nghĩa thực dân mới Ghi vào lịch sử thế giới những trang vàng về sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết trên phạm vi toàn cầu; là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX Việt Nam là một quốc gia ở phương Đông, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài bị tàn phá hết sức nặng nề, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Đặc điểm đặc thù của nước ta là, từ hình thái kinh tế - xã hội của một nước thuộc địa, nửa phong kiến trải qua cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, mặc dù chế độ mới đã đem lại quyền tự do, dân chủ chưa từng có cho nhân dân, nhưng nền dân chủ xã hội chủ 10 nghĩa của chúng ta chưa hoàn thiện Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu nông vẫn nặng nề trong xã hội Chế độ tập trung quyền lực cao độ là hết sức cần thiết trong kháng chiến nhưng di sản của nó vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt dân chủ trong thời bình.Về điều này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, tự mãn với những kết quả ban đầu trong tiến trình mở rộng dân chủ Đối với Người, xây dựng và thực hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp lâu dài của cách mạng nước ta [ Tạp chí cộng sản: V I Lê-nin và tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ] 2.3 Điều kiện thứ ba, là giai cấp công nhân ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo thông qua đảng của nó, đối với phong trào đấu tranh cách mạng của quảng đại quần chúng Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc, tiền tư bản đã tạo ra những tiền đề chính trị quan trọng cho việc xây dựn hình thái kinh tế - xã hội mà không cần trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa Những tiền đề chính trị cơ bản nhất là : sự ra đời, trưởng thành và uy tín của Đảng cộng sản , sự ra đời và hoàn thiện của nhà nước , liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với đại đa số quần chúng nhân dân lao động Những tiền đề chính trị đó đã trở thành điều kiện trực tiếp để giai cấp công nhân có thể bắt đầu xây dựng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa sau khi lãnh đạo các cuộc cách mạng xã hội cần thiết trước đó Ngay từ thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN Tháng Mười Nga, hầu hết phong trào công nhân ở các nước thuộc địa , phụ thuộc đa gắn bó với phong trào yêu nước và là bộ phận ngày càng quan trọng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Sự ra đời của nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc đã đưa phong trào công nhân dần chuyển từ đấu tranh tự phát sang 11 tự giác Ở một số nước vốn là thuộc địa và phụ thuộc như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Ba Lan, Tiệp Khắc,… thông qua sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp công nhân đã cùng với các giai cấp và tầng lớp nhân dân khác hoàn thành triêt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đưa dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở các nước vốn là thuộc địa và phụ thuộc , hiện nay đã giành được độc lập nhưng chưa lựa chọn con đường đi lên CNXH, phong trào công nhân có vai trò ngày càng tăng trong quá trình xây dựng, củng cố, bảo vệ và phát triển đất nước [PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Giaos trình Lý luận về thời đại ngày nay và phong trào cách mạng TG, NXB chính trị quốc gia- sự thật Hà Nội, 2016, trang 182 – 183 ] Sự lãnh đạo của phong trào công nhân đã tạo ra tiền đề chính trị cơ bản đưa đất nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây chính là con đường “: đặc biệt của đặc biệt” cho sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước tiền tư bản Bên cạnh việc khẳng định điều kiện ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thì các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac Lenin cũng phê phán 2 quan điểm sai trái: một là , cứ để các nước đi qua tư bản chủ nghĩa rồi “ nó” sẽ tự chuyển hóa thành chủ nghĩa cộng sản mà không cần một cuộc đấu tranh giai cấp nào; bằng ý chí chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoàn toàn có thể tiến lên chủ nghĩa cộng sản, bất chấp những quy luật khách quan và chủ quan,… Việc hình thành một hình thái kinh tế xã hội là một quy luật tư nhiên không thể chối bỏ, song nó không thể tự xảy ra nếu không có sự tác động cả 2 chiều của lịch sử, của con người, nó cũng không thể hoàn thiện và đạt được cái đích cuối cùng nếu chúng ta cứ vội vàng bỏ qua những điều kiện tiền đề xung quanh nó Từ đó chúng ta có thể phát biểu quy luật xây dựng chủ nghĩa xã ở các nươc tiền tư bản theo 2 cách tiếp cận: Cách tiếp cận thứ nhất: hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa được hình thành từ tiền đề cơ sở hạ tầng, KTTT chưa chín muồi đầy đủ của 12 các nước tư bản; tự sự tiếp thu có chọn lọc của gccn các nước tiền bản với tiền đề CSHT , KTTT ở các nước tư bản phát triển; từ thắng lợi toàn diện và triệt để các cuộc cách mạng xã hội tất yếu và sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới Cách tiếp cận thứ hai: Các nước tiền bản muốn xây dựng thành công hình thái cuối cùng này phải kết hợp tối đa nội lực và ngoại lực, có đảng cộng sản lãnh đạo, tiếp thu có chọn lọc và hoàn thiện CSHT, KTTT Như vậy dù hiểu theo cách tiếp cận nào thì ta cũng có thể thấy, hình thái KTXH CSCN là một tất yếu với các nước tiền tư bản nói riêng và thế giới nói chung .3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu : ViỆc nghiên cứu điều kiện ra đời cuả hình thái kinh tế xã hội CSCN ở các nước chưa kinh qua tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn: Một là, phải thấy sự hình thành và phát triển của hình thái KTXH CSCN là quy luật, là quá trình lịch sử tự nhiên; phải thấy được vai trò của các điều kiện, tránh tuyệt đối hóa cũng như bỏ qua một điều kiện nào Hai là, tùy điều kiện lịch sử mà vận dụng sáng tạo, tiếp thu có chọn lọc những điều kiện quốc tế; phát huy vai trò của đảng cộng sản, của giai cấp nhân trong cuộc cách mạng xhcn để từng bước xây dựng csht và kttt phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi thời kì , mỗi giai đoạn phát triển của đất nước và thời đại Ba là, phát huy đồng thời vai trò của đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng trong việc xây dựng những cơ sở ban đầu cho cncs vì chưa có đầy đủ những điều kiện kinh tế xã hội như các nước tư bản Bốn là, có đầy đủ hệ thống những điều kiện cho sự ra đời của hình thái cuối cùng này, áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam – cũng là một đất nước tiền tư bản, bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên cnxh, để đạt thành tựu thành công và triệt để nhất 13 Cuối cùng việc nghiên cứu loại hình kinh tế xã hội này có ý nghĩa to lớn cho chuyên ngành chủ nghĩa xã hội mà bản thân đang theo học, làm tài liệu nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác giarngr sau này C Kết luận Học thuyết hình thái kinh tế xã hội cscn đã tạo nên một bước ngoặt đặc biệt quan trọng đối với nhân loại, với giai cấp vô sản trên toàn thế giới nchung và gcvs các nước tiền tư bản nói riêng cả về mặt lý luận và thực tiễn Hình thái Ktxh cscn là sự thống nhất biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, giữa hoàn cảnh quốc tế và những nhân tố bên trong của gccn mỗi quốc gia dân tộc, Ngày nay, khi mà hệ thống cnxh còn chưa chiếm ưu thế trên toàn thế giới, mà vẫn là một hệ thống xã hội tồn tại song hàng với chủ nghĩa tư bản với số lượng quốc gia xã hội chủ nghĩa còn ít và đang bị các quốc gia tư bản chủ nghĩa đe dọa tấn công và xóa bỏ thì việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế xã hội cscn là sự cần thiết Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân ta phải luôn kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội , lấy chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động 14 1 2 3 4 5 6 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [ Báo điện tử Đảng cộng sản VN: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2010 ] [ C.M và Ăngghen Toàn tập: [C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 2004 Tập 4 ] [C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 2004 , t 22, tr 632] [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1993, tập 23, trang 16 [Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013) [V I Lê-nin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M 1981, t 30, tr 159 – 160 ] [V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1974, tập 1, trang 163] 8 [V.I Lê-nin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M 1981, t 41, tr 295 ] 9 [ GS.TS Vũ Văn Hiền Ủy viên Trung ương Đảng: Nhận thức về Chủ nghĩa Tư bản hiện đại ] 10.PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Giaos trình Lý luận về thời đại ngày nay và phong trào cách mạng TG, NXB chính trị quốc gia- sự thật Hà Nội, 2016, trang 182 – 183 ] 11.[ PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Giáo trình Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, Hà Nội 2/2017 ] 12.[ Tạp chí cộng sản: V I Lê-nin và tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ] 13.[ Tạp chí cộng sản: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ] 14 ”( Dẫn theo: Viện Mác - Lê-nin: Chủ nghĩa Lê nin và công cụộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Thông tin lý luận, H.1990, tr.45 15 ... khách quan cho đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa nước chưa qua chế độ tư chủ nghĩa Chủ nghĩa đế quốc thực sách thực dân đế quốc làm cho điều kiện đời hình thái kinh tế - xã hội cộng. .. phát triển tư chủ nghĩa? ?? [V.I Lê-nin: Sđd, t 41, tr 295 ] CHƯƠNG II Những điều kiện cho đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nước chưa qua chế độ tư chủ nghĩa 2.1 Điều kiện thứ... trải qua điều kiện khác nước có điều kiện chung thống cho đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa B Nội dung Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

Ngày đăng: 14/08/2018, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan