Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

57 314 0
Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Công tác quản lý bao gồm các nội dung chính: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó chức năng lập kế hoạch là quá trình đầu tiên, không thể thiếu với công tác quản lý. Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức. Đặc biệt, đối với các cơ quan nhà nước, công tác kế hoạch luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, theo em nhận thấy thì: việc đổi mới công tác lập kế hoạch trong lĩnh vực tư nhân diễn ra nhanh chóng, cùng với đó là sự thay đổi tư duy, phương thức và công cụ. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tại những cơ quan nhà nước vẫn chậm hơn so với khu vực tư nhân, điều này có thể do tư duy, cơ chế hay cơ sở khoa học của công tác đổi mới quản lý ở khu vực nhà nước vẫn còn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, để làm rõ hơn về công tác lập kế hoạch trong thực tế, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: “Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Chuyên đề gồm có 3 phần: Chương I. Lý luận chung về kế hoạch hàng năm Chương II. Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Chương III. Một số giải pháp nâng cao công tác lập kế hoạch của Cục Thông qua chuyên đề này, em hy vọng sẽ vận dụng được những kiến thức đã học được để làm rõ về công tác lập kế hoạch tại một cơ quan nhà nước. Đồng thời hy vọng đóng góp một số ý kiến của mình nhằm có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch. Xin cám ơn Cô giáo Đoàn Thị Thu Hà đã hướng dẫn và các anh chị trong Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ cho em hoàn thành chuyên đề này. Em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến để chuyên đề của mình hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÀNG NĂM

    • I. Khái niệm kế hoạch

    • II. Vai trò của lập kế hoạch

    • III. Phân loại hệ thống kế hoạch của tổ chức

      • 1.Theo cấp kế hoạch

      • 2. Theo thời gian của kế hoạch

      • 3. Phân loại theo cấp quản lý

      • 4. Công tác lập kế hoạch hàng năm

      • IV. Quy trình lập kế hoạch

        • 4.1. Xác định thực trạng: là điểm bắt đầu của quá trình lập kế hoạch. Nội dung cơ bản là hiểu biết môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức. Các yếu tố bên trong tổ chức bao gồm như: nguồn lực, cơ cấu, chính sách, văn hóa... Các yếu tố bên ngoài của tổ chức bao gồm: xu thế trong nước và quốc tế, tiến bộ của khoa học và công nghệ... Nắm được thực trạng của tổ chức là cơ sở tối quan trọng để công tác lập kế hoạch đảm bảo cơ sở thực tiễn, phù hợp với năng lực của đơn vị và biến động của môi trường.

        • 4.2. Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu: là xác định rõ thời hạn thực hiện và lượng hóa mục tiêu đến mức cao nhất có thể. Mục tiêu tổ chức bao gồm mục tiêu định tính vào mục tiêu định lượng. Các mục tiêu cần được tổ chức, phân nhóm, ưu tiên thứ tự thực hiện. Quan trọng nhất là các mục tiêu cần thật rõ ràng, có thể đo lường được và mang tính khả thi. Ngoài ra cần xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu và thời hạn cần phải hoàn thành.

        • 4.3. Đánh giá tính khả thi của mục tiêu: đây là bước rà soát lại hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu mà tổ chức đã đặt ra. Trong bước này, cần vận dụng những kết quả của bước một “Xác định thực trạng” nhằm lựa chọn ra hệ thống mục tiêu có hiệu quả nhất dựa trên đánh giá ban đầu về tổ chức và môi trường.

        • 4.4. Phác thảo kế hoạch hoạt động: là việc tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động để lựa chọn. Sau khi đã có được hệ thống mục tiêu của tổ chức, cần lên kế hoạch cụ thể các hoạt động cần phải được tiến hành nhằm đạt được mục tiêu. Trong giai đoạn này, có thể có nhiều phương án được đưa ra cùng nhằm đến mục tiêu đã có. Chính vì vậy, cần giảm bớt các phương án lựa chọn, chỉ những phương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích. Khi đánh giá các phương án cần dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với các mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định.

        • 4.5. Xác định nguồn tài chính: tất cả các hành động chính sách đều cần có nguồn tài chính nhất định để thực thi. Đối với tổ chức là nhà nước, nguồn tài chính phong phú đa dạng như: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn vay nước ngoài, vốn vay từ các tổ chức tài chính hoặc huy động nguồn vốn của nhân dân. Xác định nguồn tài chính cho kế hoạch là một bước quan trọng đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách thông suốt.

        • 4.6. Xác định các chỉ số giám sát: các chỉ số giám sát cần được thiết lập ngay từ khâu lập kế hoạch để đảm bảo cho hành động của tổ chức phù hợp với khuôn khổ pháp luật và mang tính hiệu quả. Các chỉ số giám sát cho phép người thực hiện kế hoạch nhận ra khi nào kế hoạch đi không đúng hướng để có những điều chỉnh phù hợp.

        • 4.7. Trình bày kế hoạch: là thông báo kế hoạch cho các bộ phận của tổ chức, cấp trên và cấp dưới. Từ đó các bộ phận của tổ chức tiến hành thực hiện kế hoạch, bắt đầu bằng việc xây dựng các kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng nội dung của kế hoạch.

        • V. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch hàng năm

          • 5.1. Hệ thống mục tiêu, chiến lược của tổ chức

          • 5.2. Sự hạn chế của các nguồn lực

          • 5.3. Biến động của môi trường xung quanh

          • 5.4. Hệ thống thông tin

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan