Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn

129 183 0
Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển con người là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để phát triển kinh tế, xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển của mọi tổ chức. Vì vậy, để phát triển bền vững tổ chức thì nhân tố con người phải được đặt lên hàng đầu - con người là cốt lõi của mọi hành động. Nếu tổ chức có nguồn nhân lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có ý thức trách nhiệm, có sự sáng tạo... thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mình trong mọi biến động của kinh tế xã hội. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật phát triển hết sức nhanh chóng và nền kinh tế xã hội luôn có sự biến động đòi hỏi các tổ chức phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thích nghi với những thay đổi đó. Chính vì vậy, công tác đào tạo đã và đang rất được quan tâm, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Hiện nay, đa số cán bộ công chức lớn tuổi tại các đơn vị hành chính công mới chỉ được đào tạo chuyên tu hoặc tại chức. Ngoài ra, một số bộ phận cán bộ công chức còn tư tưởng trì trệ, chưa xác định rõ trách nhiệm của mình với công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công viêc. Vì vậy, để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nhât là trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước và cải cách thủ tục hành chính thì các cán bộ công chức cần phải được đào tạo để vừa có trình độ cao, có tư duy nhạy bén, có kiến thức chuyên môn sâu đồng thời cũng phải hiểu biết khoa học công nghệ hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực chính là điều kiện để đội ngũ cán bộ viên chức phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn đã rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Số lượng và chất lượng của các chương trình đào tạo được cải thiện qua các năm. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực còn một số tồn tại cần khắc phục như thiếu tính chủ động trong việc xác định nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo dập khuôn, đánh giá chưa chính sát thực…. Xuất phát từ thực tế đó, qua tìm hiểu tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo tại đơn vị. 2.2. Mục tiêu cụ thể Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống một số lý luận về đào tạo nguồn nhân lực. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của Kho bạc Lạng Sơn. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của Kho bạc Lạng Sơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nguồn nhân lực. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn (bao gồm cả Kho bạc thành phố và các Kho bạc cấp huyện) + Về thời gian: sử dụng số liệu phân tích thuộc giai đoạn 2008-2012, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2013 – 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ công nhân viên chức trong đơn vị bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi. Bên cạnh đó tiến hành thăm dò lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những người có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành, hiện đang giữ chức vụ quan trọng, nhất là lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ. 4.1.2. Số liệu thứ cấp Phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của phòng hành chính, phòng kế hoạch, phòng tổ chức cán bộ, phòng tài vụ của Kho bạc Lạng Sơn. Ngoài ra, thông tin trong luận văn còn được thu thập từ các tài liệu, số liệu đã được công bố, webside, giáo trình, các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích thành các nhóm chỉ tiêu khác nhau và được xử lý thông qua phần mềm Excel từ đó tìm ra sự biến động diễn ra như thế nào. Đồng thời, vận dụng phương pháp so sánh nhằm phân tích số liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài để đi đến phân tích và đề xuất biện pháp thích hợp nhất. Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả, diễn đạt cụ thể về quá trình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị cũng như những kết quả đạt được nhằm giúp người đọc có thể hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức - Chương 2: Lý luận cơ cở về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức - Chương 3: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn

Ngày đăng: 13/07/2018, 02:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC

  • CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LẠNG SƠN

    • Trong chương này, tác giả đưa ra những định hướng về công tác đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức trong thời gian tới và lấy đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị. Các giải pháp hoàn thiện bao gồm nhóm giải pháp trực tiếp và nhóm giải pháp hỗ trợ.

    • - Nhóm giải pháp trực tiếp:

    • + Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo. Trọng tâm giải pháp là cải tiến phương pháp xác định cầu đào tạo thông qua việc phân tích công việc với từng vị trí để có bản mô tả công việc và lấy đó làm cơ sở để xác định cầu đào tạo. Để xác định cầu đào tạo có thể sử dụng một trong các kỹ thuật: quan sát và phỏng vấn trực tiếp, sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, thực hiện kiểm tra, phân tích các báo cáo và dữ liệu ghi chép, ma trận xác suất quá độ.

    • + Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

    • Cụ thể hóa mục tiêu chương trình đào tạo: Cần lượng hóa kết quả đào tạo, chỉ rõ những kỹ năng cần đạt được đồng thời cho học viên tham gia vào quá trình xác định mục tiêu để họ có trách nhiệm với kết quả học tập.

    • Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy: Cần thiết kế lại nội dung chương trình đào tạo với thời lượng dành cho thực hành tăng lên. Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo hướng tăng tính tích cực, chủ động của người học.

    • + Hoàn thiện công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo một cách toàn diện theo các cấp độ đánh giá của Kirk Patrick. Các cấp độ đó là:

    • Sự phản ứng, mức độ hài lòng của người học

    • Học viên học được những kiến thức, kỹ năng gì

    • Học viên thay đổi hành vi của họ thế nào trong công việc

    • Chương trình đào tạo có tác động thế nào đến tổ chức

    • - Nhóm giải pháp hỗ trợ:

    • + Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng cách tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và nhanh chóng biến nhận thức đó thành chủ trương chính sách và hành động của nhà quản trị thông qua các chính sách ưu tiên, tập trung cho đào tạo.

    • +Cải tiến một số hoạt động quản trị có liên quan nhất là phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc bởi các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức luôn có tác động qua lại lẫn nhau.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan