Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

124 231 1
Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vốn đất đai mà chúng ta có được như ngày hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ của các thế hệ cha anh đi trước để chinh phục thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy đất đai không chỉ là di sản thiêng liêng của nhiều người, qua nhiều thế hệ, mà đối với người Việt Nam, đất đai còn là cơ sở vật chất của hình tượng Tổ quốc, của lòng yêu nước, của sự hoài niệm và tình làng nghĩa xóm. Hơn 200 năm trước, Phan Huy Chú đã tổng kết được rằng “Của báu một nước không gì bằng đất đai, nhân dân và của cải do đó mà sinh ra”. Điều đó nói lên rằng, đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, là nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tại điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu từng bước chuyển thành một nước có công, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh. Cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ đã có thay đổi rất cơ bản, ngay bản thân ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng: Cơ cấu các cây trồng, vật nuôi cũng chuyển hướng gắn kết với hướng phát triển của công nghiệp, dịch vụ và sự phát triển của các đô thị. Do đó, cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi: đất đai trước đây, dùng để trồng lương thực, hoa màu, thì nay tuỳ thuộc vào mức độ công nghiệp hoá và phát triển đô thị phải chuyển sang thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các khu đô thị, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp… Trước đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả hơn là một tất yếu ở nước ta. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, của một vùng, hay một địa phương. Trong thời gian qua, việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai diễn ra nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ thu hồi và chuyển đổi chậm chạp diễn ra ở nhiều nơi đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi và giải quyết đền bù, cũng như bảo đảm chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tháo gỡ các vướng mắc kể trên. Nhưng nhìn chung các chính sách còn chưa đầy đủ; cơ sở lý luận chưa vững vàng; thực thi còn chưa đồng bộ; tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thậm chí còn tồn tại không ít tiêu cực. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – đô thị hóa của địa phương.

Ngày đăng: 09/07/2018, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan