Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

90 307 1
Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra những cơ sở pháp lý trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển nhanh chóng. Thực tế trong hơn 20 năm đổi mới và phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành một bộ phận quan trọng, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Cùng với cả nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng, đặc biệt kể từ khi có luật doanh nghiệp (năm 2000) và nghị định 90 của chính phủ nhằm khuyến kích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã làm nên sự khác biệt từ chỗ doanh nghiệp chỉ thành lập và hoạt động kinh doanh đối những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước chỉ định, cho phép sang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà nhà nước không cấm, từ đó đã giải phóng tư duy và sức sáng tạo về ý tưởng kinh doanh và phương thức tổ chức kinh doanh, số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư trực tiếp phát triển kinh doanh đã tiếp tục tăng nhanh, tạo thêm được hàng vạn chỗ làm và ổn định xã hội, bước đầu khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần, đóng góp nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phát triển chưa đồng bộ, còn nhỏ lẻ, làm ăn manh mún, công nghệ còn lặc hậu. Các doanh nghiệp phát triển chưa đồng bộ cả về vùng lãnh thổ, ngành nghề kinh doanh; đóng góp vào ngân sách nhà nước còn chiếm tỷ trọng thấp, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, mới tập trung vào các khu vực đô thị, các khu, các cụm công nghiệp. Ỏ nông thôn, các huyện miền núi số doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30%. Đầu tư các ngành sản xuất đạt thấp( Chiếm khoảng 25%), chủ yếu hoạt động thương mại du lịch và xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có thương hiệu, sản xuất kinh doanh có hiệu quả thấp(35%), thu nhập của người lao động và việc làm chưa ổn định. Kiến thức quản lý kinh tế của các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các chủ trang trại chưa đồng đều, chưa gắn được sản xuất kinh doanh với thị trường, khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Về công tác quản lý Nhà nước cũng bộc lộ không ít những khó khăn vướng mắc nảy sinh, thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể sau đăng ký kinh doanh, làm cho quản lý Nhà nước bị buông lỏng, từ đó dẫn tới sự phối hợp kém nhiệt tình, sự trì trệ trong quản lý, hỗ trợ doanh nghiệpĐặc biệt năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO ngoài những thuận lợi do mở cử thị trường đem lại thì doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn như phải đối mặt với những đối thủ lớn từ bên ngoài, Sức ép cạnh tranh từ bên ngoài là rất lớn, các doanh nghiệp phải chịu sức ép về giá cả, thương hiệu, mẫu mã…Chính vì vậy để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hội nhập kinh tế quốc tế tốt, có thể cạnh tranh được với các đối thủ bên ngoài, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động thì chúng ta phải có một định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó chúng ta có được một số biện pháp chính sách để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày đăng: 08/07/2018, 01:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển DNNVV.

    • 1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế

      • 1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

      • 1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay.

      • 1.2.1 Ưu thế:

      • 1.2.2 Hạn chế:

      • 2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        • 2.1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế.

        • 2.2 Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        • 2.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        • Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.

          • 1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (21/12/1990)

          • 1.2. Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000)

          • 1.3 Từ khi áp dụng thực hiện Luật doanh nghiệp (01/1/2000 đến nay)

          • 2. Nguồn lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Phú Thọ.

            • 2.1 Vị trí địa lý.

            • 2.2.1 Đặc điểm địa hình:

            • 2.2.2 Đặc điểm khí hậu:

            • 2.2.3 Đất đai và nguồn nước.

            • 2.2.4 Tài nguyên khoáng sản:

            • 2.2.5 Tài nguyên rừng.

            • 2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây.

            • 3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.

              • 3.1 Số lượng và quy mô

              • 3.2. Kết cấu vốn doanh nghiệp theo mỗi loại hình doanh nghiệp.

              • 3.3 Kết cấu, ngành nghề kinh doanh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan