Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

74 902 23
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp mới của đề tài 5 B. PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINHVIÊN 6 1.1. Một số khái niệm 6 1.1.1. Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng 6 1.1.2. Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian 8 1.2. Quy trình quản lý thời gian 8 1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 12 1.3.1. Kĩ năng xác định vấn đề 12 1.3.2. Kỹ năng hiểu và định vị bản thân 12 1.3.3. Kỹ năng quản lý mục tiêu 13 1.3.4. Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc 13 1.3.5. Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn 14 1.3.6. Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian 15 1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 15 1.4.1 Các yếu tố chủ quan 15 1.4.2 Các yếu tố khách quan 16 1.5. Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 20 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động 21 2.2. Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 23 2.2.1. Về quy mô và cơ cấu 23 2.2.2. Về chất lượng đầu vào 25 2.2.3. Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 26 2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 27 2.3.1. Nhận thức về việc quản lý thời gian 27 2.3.2. Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian 29 2.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian 30 2.3.4. Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian 33 2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 35 2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân 36 2.4.2. Những nhược điểm và nguyên nhân 37 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 40 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 40 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 41 3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý thời gian 41 3.2.2. Tạo kĩ năng hiểu bản thân và kiểm soát cảm xúc cá nhân 42 3.2.3. Nâng cao kĩ năng kiểm soát mục tiêu 43 3.2.4. Nâng cao kĩ năng phân chia và kiểm soát thời gian 46 3.2.5. Nâng cao kĩ năng tổ chức quản lý thời gian 47 3.2.6. Hình thành bộ công cụ quản lý thời gian 48 3.2.6.1. Dạng công cụ giản đơn 48 3.2.6.2. Dạng công cụ hiện đại 49 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 50 3.3.1. Đối với Nhà trường 50 3.3.2. Đối với các khoa chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong trường 52 3.3.3 Đối với sinh viên và gia đình sinh viên 53 C. KẾT LUẬN 54 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 E. PHỤ LỤC DANH MỤC SƠ ĐÔ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội 22 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu 2012 2014 23 Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy 25 Bảng 2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG 28 Biểu đồ 2.2. Mức độ lập kế hoạch 31 Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả 33

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của nhóm tác giả, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía Qua đây, nhóm tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực, Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và một số đơn vị trong Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Giáo dục và Truyền thông Nam Việt (VN.ETC), Công ty cổ phần Misa là những đơn vị đã có những hợp tác và hỗ trợ kinh phí trong quá trình nhóm tác giả thực hiện đề tài.

Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Đoàn Văn Tình - giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên bậc đại học của trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình khảo sát.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm và được sự hướng dẫn khoa học của Ths Đoàn Văn Tình Các nội dung trong nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đực chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình

Em xin chân thành cảm ơn.

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Tiên Trang

Trang 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp mới của đề tài 5

B PHẦN NỘI DUNG 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINHVIÊN 6 1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng 6

1.1.2 Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian 8

1.2 Quy trình quản lý thời gian 8

1.3 Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 12

1.3.1 Kĩ năng xác định vấn đề 12

1.3.2 Kỹ năng hiểu và định vị bản thân 12

1.3.3 Kỹ năng quản lý mục tiêu 13

1.3.4 Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc 13

1.3.5 Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn 14

1.3.6 Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian 15

1.4 Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 15

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 15

1.4.2 Các yếu tố khách quan 16

Trang 4

1.5 Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 20 2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động 21

2.2 Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 23

2.2.1 Về quy mô và cơ cấu 23

2.2.2 Về chất lượng đầu vào 25

2.2.3 Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 26

2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 27

2.3.1 Nhận thức về việc quản lý thời gian 27

2.3.2 Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian 29

2.3.3 Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian 30

2.3.4 Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian 33

2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 35

2.4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân 36

2.4.2 Những nhược điểm và nguyên nhân 37

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI40 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 40

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 41

3.2.1 Nâng cao nhận thức về quản lý thời gian 41

Trang 5

3.2.2 Tạo kĩ năng hiểu bản thân và kiểm soát cảm xúc cá nhân 42

3.2.3 Nâng cao kĩ năng kiểm soát mục tiêu 43

3.2.4 Nâng cao kĩ năng phân chia và kiểm soát thời gian 46

3.2.5 Nâng cao kĩ năng tổ chức quản lý thời gian 47

3.2.6 Hình thành bộ công cụ quản lý thời gian 48

3.2.6.1 Dạng công cụ giản đơn 48

3.2.6.2 Dạng công cụ hiện đại 49

3.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 50

3.3.1 Đối với Nhà trường 50

3.3.2 Đối với các khoa chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong trường

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐÔ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội22

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014 23Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy 25

Bảng 2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên

Trang 8

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập, cũng như cạnh tranh trong giáo dục diễn ra ngày càng toàn diện, sâu sắc và quyết liệt Điều đó đòi hỏi trong mỗi cơ sở giáo dục đại học phải diễn ra đồng thời hai quá trình: quá trình đào tạo của cơ sở đào tạo và quá trình tự đào tạo của người học Có như vậy, năng lực của người học mới phát triển toàn diện về thể lực, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất Trong đó phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung và kỹ năng quản lý thời gian nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi QLTG tốt là nền tảng quản lý hiệu quả các vấn đề khác trong học tập và cuộc sống.

Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời gian cho từng công việc một cách hợp lý, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và xây dựng phương án thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của chủ thể một cách hiệu quả Kỹ năng QLTG là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công và đạt hiệu quả cao trong công việc.Với chiến lược QLTG hiệu quả, mỗi sinh viên có thể kiểm soát tốt khối lượng công việc và hạn chế rơi vào các tình huống khủng

hoảng bởi công việc quá tải, giảm áp lực và nâng cao hiệu suất công việc.

Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học nói chung, sinh viên bậcđại học của ĐHNV Hà Nội nói riêng đa số sống và học tập trong môi trườngxa gia đình với nhiều cám dỗ, cuộc sống và các vấn đề xã hội phức tạp; áp lựchọc tập, việc làm ngày càng lớn Sinh viên không quản lý thời gian tốt sẽmất kiểm soát về mục tiêu, không phân bố thời gian tốt cho học tập và cácvấn đề trong cuộc sống, dẫn đến lệnh lạc trong suy nghĩ, hành động, ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, hiệu quả đầu ra Do đó, phát triển kỹnăng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại học Nội vụ HàNội đóng vai trò hết sức quan trọng Qua đó, sinh viên hiểu được sự cần thiếtQLTG hiệu quả, phân bổ và kiểm soát quỹ thời gian cho hoạt động cụ thể;

Trang 9

thiết lập và quản lý mục tiêu, lập kế hoạch học tập và các hoạt động cá nhân hợp lý; tăng thời gian hữu ích, giảm bớt áp lực trong học tập và cuộc sống; chủ động lĩnh hội, làm chủ tri thức, nâng cao sức sáng tạo và chủ động phát triển bản thân.

Nhóm tác giả nghiên cứu hiện đang là những sinh viên bậc đại học tại trường ĐHNV Hà Nội, chúng tôi thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của nhiều bạn sinh viên trong vấn đề phát triển kỹ năng QLTG Do đó, xuất phát từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.

2 Lịch sử nghiên cứu

Việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý là vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với sinh viên mà còn với tất cả mọi người, giúp chúng ta học tập và làm việc có hiệu quả hơn Do vậy, đã có nhiều tác giả dày công tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài kỹ năng quản lý thời gian trên nhiều khía cạnh khác nhau, tiêu biểu như:

- Lại Thế Luyện (2010), Kỹ năng quản lý thời gian Nxb Văn hóa

Những nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết của quản lý thời gian, phương thức quản lý thời gian Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên ở bình diện rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu về phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho một đối tượng đặc thù là sinh viên Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tư liệu quý, được tác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết của kỹ năng QLTG.

Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu khác về kỹ năng QLTG

Trang 10

của sinh viên, như:

- Huỳnh Văn Sơn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

(2011), Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường Đạihọc tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Tạp chí khoa học công nghệ - Đại

học Đà Nẵng - Số 3(44)

- Đỗ Thu Hà - TT nghiên cứu giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện

KHGD Việt Nam (2010), đề tài: Nghiên cứu việc sử dụng quỹ thời gian ngoàigiờ lên lớp của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội;

Những nghiên cứu trên có nhiều giá trị lý luận và thực tiễn về kỹ năng QLTG của sinh viên nói chung Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Do đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đảm bảo tính mới và không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào trước đây Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tư liệu quý báu, có giá trị tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên, đề tài nhằm đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan thực hiện để phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, giúp sinh viên quản lý hiệu quả thời gian để thành công trong học tập và cuộc sống.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng quản lý thời gian củasinh viên bậc đại

học trường ĐHNV Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại trường ĐHNV Hà Nội, không bao gồm cơ sở của Nhà trường ở miền Trung và miền Nam.

-Về thời gian: nghiên cứu được khảo sát đối với các sinh viên bậc đại

Trang 11

học nhập họctừ năm 2012 đến nay.

5.Giả thuyết nghiên cứu

Kĩ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội đã được hình thành và phát triển trong quá trình sinh sống, học tập nhưng hiệu quả quản lý thời gian không cao.

Để phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội cần có những giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tự hoàn thiện của sinh viên; hình thành bộ công cụ quản lý thời gian và đào tạo kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên, với sự tham gia từ cả góc độ người học, Nhà trường và các đơn vị có liên quan.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của

sinh viên: đưa ra hệ thống khái niệm, xác định vai trò và sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Hệ thống lý luận đó, làm cơ sở để phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội.

Hai là, Phân tích, đánh giá được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến

thực trạng kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội

Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề ra mục tiêu, đề

xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và cơ hội làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sốngcủa mỗi sinh viên.

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, phần biện chứng về xã hội

Để có được những thông tin, dữ liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất cácgiải pháp, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp: Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu; các báo cáo, các số liệu được cung cấp bởi các đơn vị thuộc trường Đại học Nội vụ Hà Nội Sau khi thu thập, tác giả thực hiện sắp xếp, phân loại theo thời gian, không gian hoặc theo từng nội dung cụ thể liên quan đến các phần, mục trong nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát là một bộ phận sinh viên bậc đại học đang theo học tại trường ĐHNV Hà Nội Trong đó, số lượng bảng hỏi phát ra 300 phiếu, trong thời gian từ ngày 9-15/11/2015.

- Phương pháp quan sát tham dự: Bản thân các tác giả của nhóm nghiên cứu đề tài đang là sinh viên bậc đại học và đang học tập tại trường ĐHNV Hà Nội Do đó, chúng tôi có sự nhận biết, quan sát, đánh giá rõ về thực trạng, cũng những vấn đề về kỹ năng QLTG của sinh viên đang học tại Nhà trường.

8 Đóng góp mới của đề tài

- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần xây dựng khung lý thuyết về

quản lý thời gian vàlàm rõ tính cấp thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trong đó, chúng tôi có những quan điểm và tiếp cận mới trong khái niệm “kỹ năng”, “phát triển kỹ năng”, “phát triển kỹ năng quản lý thời gian”; các tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Qua đó, đề tài góp phần làm giàu hơn hệ thống lý luận về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

- Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát thực trạng tại trường ĐHNV Hà Nội,đề tài nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng kỹ năngQLTG của sinh viên bậc đại học Nhà trường nắm bắt được thực trạng và nhucầu phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên Đồng thời, nhóm tác giả cũng đềxuất nhiều giải pháp nhằm phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên,quá đó gián tiếp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và mang lạinhiều lợi ích cho sinh viên.

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng

a Khái niệm kĩ năng

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về khái niệm kỹ năng, bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn của mỗi tác giả.

Trong Từ điển tiếng Việt, kĩ năng được định nghĩa như sau: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”[13]

Theo từ điển Giáo dục học “Kĩ năng là khả năng thực hiện đúng hànhđộng, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hànhhành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”[9]

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kĩ năng là khả năng thực hiện cókết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, nhữngkinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện chophép”[10,3]

Tác giả A.V.Petrovski cho rằng: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các trithức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộctính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luậnhay thực hành xác định được gọi là kỹ năng” [15,149]

Tác giả N.D.Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động.Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hành hành động có kết quả Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế”

Từ các khái niệm trên, chúng ta nhận thấy kĩ năng là một trong nhữngyếu tố cấu thành năng lực bên cạnh các yếu tố thể lực, kiến thức, kinhnghiệm, phẩm chất… Nó được bộc lộ dựa trên việc vận dụng những tri thức,

Trang 14

kinh nghiệm của cá nhân để giải quyết những vấn đề về lí luận hay thực tiễn Do vậy, kĩ năng là phản ứng có ý thức, mang tính chủ động và có kiểm soát của con người do quá trình luyện tập mà có được Kĩ năng khác với năng khiếu bẩm sinh, con người có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện kỹ năng qua từng ngày, từng giờ để đạt được mức độ thuần thục Tùy theo mức độ trau dồi, rèn luyện mà mức độ thuần thục về kỹ năng của mỗi cá nhân là khác nhau, có người có kĩ năng tốt nhưng cũng có người có kĩ năng kém với nhiều cấp độ khác nhau.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm trên, nhóm tác giả

thống nhất sử dụng khái niệm “kỹ năng” trong nghiên cứu này như sau: “Kỹnăng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cá nhân, dựa trên việcvận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực tiễn, là cơ sở để mỗi cá nhân thựchiện tốt công việc và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”.

b.Khái niệm phát triển kỹ năng

Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể là đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi cả về lượng và chất theo hướng ngày càng hoàn thiện tích cực Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa các phủ định, hạn chế những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.

Theo quan điểm siêu hình: “ Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túyvề lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật ,hiện tượng; đồng thời, nócũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua nhữngbước quanh co phức tạp” [14, 73]

Còn phép biện chứng duy vật lại cho rằng: “Phát triển dùng để chỉ quátrình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên; từ trình độthấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”[14,73].

“Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn

Trang 15

giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật”[14, 73]

Như vậy, từ khái niệm “kỹ năng” và cách quan điểm về “phát triển”

như trên, nhóm tác giả cho rằng: Phát triển kĩ năng là tổng thể các cách thứcmở rộng và nâng cao kỹ năng trên cơ sở xây dựng kỹ năng mới hoặc hoànthiện kỹ năng đã có, để đáp ứng những thách thức xã hội và nâng cao chấtlượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

1.1.2 Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian

Việc QLTG được hiểu là một hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm soát có ý thức về số lượng thời gian cho từng hoạt động cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.QLTG bắt đầu từ việc cân nhắc xem xét mức độ quan trọng của công công việc để thực hiện công việc nào trước công việc nào sau, sau đó phân chia thời gian hợp lý Cuối cùng là lập kế hoạch từng ngày, từng tuần, từng tháng kết hợp với các công cụ QLTG để thực hiện công việc một cách kiên quyết.Nói cách khác, Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời gian cho từng công việc cần thực hiện và cách sắp xếp mỗi công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý, thực hiện chúng dưới sự kiểm soát của chính bản thân mình một cách hiệu quả nhất.

Trên cơ sở đó, nhóm tác giả thống nhất rằng: Phát triển kĩ năng quảnlý thời gian là tổng thể các cách thức giúp các cá nhân nâng cao hiệu quả sửdụng thời gian qua việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm quản lý thời gian vàothực tiễn QLTG hiệu quả đem lại nhiều lợi ích thuyết phục, như nâng cao

hiệu quả làm việc, tăng lượng thời gian riêng tư cho mỗi cá nhân, giảm bớt áp lực trong công việc, tăng niềm vui trong cuộc sống, có thể dự trù được nhiều việc cho kế hoạch cho tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn, nâng cao sức sáng tạo.

1.2 Quy trình quản lý thời gian

Các bước trong quy trình quản lý thời gian được thể hiện qua 8 bướctheo sơ đồ dưới đây:

Trang 16

Hình… Sơ đồ

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

Xác định vấn đề cần giải quyết đóng vai trò hết sức quan trọng.Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần được phân tích một cách rõ ràng, có hệ thống, tìm hiểu thông tin chính xác bằng cách đặt ra những câu hỏi: Vấn đề đang gặp phải là gì (tên, loại vấn đề cần giải quyết) ? Tính chất của vấn đề (mức độ khẩn cấp, quan trọng,…)? Vấn đề đó là vấn đề cá nhân hay của tập thể và thuộc quyền giải quyết ai?…Không xác định chính xác vấn đề, các chủ thể thực hiện sẽ lãng phí thời gian cho những công việc không quan trọng.Giai đoạn này, mỗi cá nhân cần nhận diện, phân tích, xác định bản chất vấn đề cần giải quyết.

Bước 2: Phân tích bối cảnh

Phân tích bối cảnh là nghiên cứu tổng thể các yếu tố tác động đến vấn đề cần giải quyết theo cả chiều hướng tích cực, lẫn tiêu cực; thời cơ lẫn thách thức Đó có thể là các vấn đề của cá nhân, gia đình, các vấn đề nguồn lực (con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất, thời gian) hoặc các vấn đề khác có

Kiểm soát và điều chỉnh quản lý thời gian

Kiểm soát và điều chỉnh

quản lý thời gianXác định mục tiêu

Trang 17

tác động đến vấn đề và phương thức giải quyết vấn đề.

Bước 3: Xác định khung năng lực cá nhân

Năng lực cá nhân là tổng hợp các yếu tố về thể lực (sức khỏe thể chất và tinh thần), trí lực (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm) và phẩm chất, thái độ của mỗi người Xác định khung năng lực đòi hỏi mỗi cá nhân phải định vị được bản thân trước các vấn đề khác nhau, trong các môi trường, điều kiện khác nhau.

Mỗi vấn đề cần giải quyết trong các bối cảnh khác nhau sẽ yêu cầu khung năng lực khác nhau Do đó, nếu cá nhân không định vị được bản thân, giải quyết các vấn đề không phù hợp hoặc quá sức sẽ không hiệu quả.

Bước 4: Xác lập mục tiêu

Mục tiêu là định hướng về kết quả cần đạt được khi giải quyết vấn đề.Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu khuyến khích tinh thần làm việc, tạo ra giá trị Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi thiết lập quá nhiều mục tiêu dễ dẫn đến xung đột mục tiêu, nguồn lực phân tán, sẽ khó đạt được mục tiêu Cụ thể hơn, khi xác lập mục tiêu cần chú ý các vấn đề sau:

Đặt mục tiêu khả thi: Mục tiêu đặt ra phải thực tế có khả năng thực hiện, mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân; tránh thiết lập mục tiêu quá dễ dàng

Đặt mục tiêu tương thích: Phù hợp với định hướng cuộc sống và sự nghiệp Không nên đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp gây lãng phí thời gian.

Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời gian hoàn thành để các nguồn lực được tập trung, theo dõi mục tiêu, dành thời gian xem xét mục tiêu thường xuyên.

Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu

Để thực hiện được mục tiêu cần xác định cụ thể các nhiệm vụ cần thựchiện.Nhiệm vụ phải được xây dựng một cách khoa học, thực hiện theo nguyên

Trang 18

tắc ưu tiên theo tính chất khẩn cấp và quan trọng của nhiệm vụ; nhiệm vụ cần được chia nhỏ thành các phần dễ quản lý theo nội dung hoặc theo thời gian (ngày, tuần, nhiệm vụ, tháng, quý, năm); lập danh sách kiểm tra cho từng nhiệm vụ.

Bước 6: Phân bổ thời gian theo từng nhiệm vụ

Dựa trên tính chất của từng nhiệm vụ, chúng ta phải phân bổ thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ Để phân bổ thời gian hợp lý, chủ thể phân bổ cần tính toán các yếu tố tác động đến thực hiện nhiệm vụ; sáng tạo các cách tiếp cận mới, phương pháp tốt hơn làm tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc.

Bước 7: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ là việc chủ thể thực hiện sử dụng phối hợp các nguồn lực, phân công nhân lực, bố trí sắp xếp nhiệm vụ một cách hợp lý để hành động trong thực tiễn Tổ chức thể hiện nhiệm vụ thể hiện tầm quan trọng ở việc biến những mục tiêu thành hiện thực, là nhân tố quyết định sự thành bại trong công việc Khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bên (đối với công việc chung), tính nề nếp, tính kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân.

Bước 8: Kiểm soát và điều chỉnh

Kiểm soát là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những kết quả thực hiện với mục tiêu đã đề ra, để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất và mục tiêu được thực hiện Thông qua kiểm soát mà các chủ thể nắm được nhịp độ, tiến độ và mức độ thực hiện công việc, chất lượng các công việc được hoàn thành, từ đó phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong toàn bộ hoạt động để đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp, hướng tới việc thực hiện mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn.

1.3 Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

1.3.1 Kĩ năng xác định vấn đề

Nhà khoa học Albert Einstein đã từng nói: "Nếu tôi có một giờ để cứu

Trang 19

hành tinh, tôi sẽ dành 59 phút xác định vấn đề và một phút giải quyết nó" Câu nói này đã phần nào làm nổi bật tầm quan trọng của việc xác định vấn đề.Mọi chuyện gặp phải có bản đều có cách giải quyết nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải xác định chính xác vấn đề cần giải quyết Qua đó, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và mọi nguồn lực khác Kĩ năng xác định vấn đề được xem là tiêu chí quan trong để đánh giá về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

1.3.2 Kỹ năng hiểu và định vị bản thân

Để thực hiện QLTG một cách hiệu quả không chỉ cần xác định vấn đề tốt mà còn định vị được vai trò vị trí của mình hay còn gọi là khả năng định vị bản thân.

Nhưng định vị bản thân không dễ, bởi lẽ những yếu tố bạn đưa ra thường chủ quan duy ý chí và không đạt chuẩn, và vì thế, định vị sai còn tệ hơn là không định vị, vì nó có thể hướng con người tới những hoạt động sai lầm.

Xác định được “Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình có thể làm những gì? Việc định vị rõ được năng lực bản thân sẽ giúp bạn có phán đoán chính xác khoảng thời gian bạn sẽ bỏ ra cho công việc theo từng mức độ quan trọng của các công việc ấy, việc đơn giản dùng ít thời gian, việc khó khăn dùng nhiều thời gian.

Với nhiều người, thời gian tốt nhất trong ngày là buổi sáng bởi đó là khoảng thời gian bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ sâu và do đó họ có thể làm việc tốt nhất Quy tắc này cũng áp dụng cho các ngày trong tuần Việc thực hiện tốt công việc vào các ngày Thứ 2, Thứ 3 sẽ là động lực cho các ngày tiếp theo và thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất Việc tận dụng tối đa khoảng thời gian này sẽ tránh bị sao nhãng bởi những gián đoạn liên miên, và có động lực thúc đẩy làm việc.

1.3.3 Kỹ năng quản lý mục tiêu

Mục tiêu là kết quả cuối cùng của kế hoạch đặt ra, là điểm khởi đầu củaquản lý thời gian hiệu quả, hướng dẫn cho quản lý thời gian bằng cách xác

Trang 20

định sự ưu tiên cho những phần việc thực hiện Có hai loại mục tiêu, đó là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Để thực hiện tốt mục tiêu cần hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong chuỗi các nhiệm vụ nằm trong mục tiêu lớn Lập danh sách nhiệm vụ, đặt nhiệm vụ lớn trong nhật ký như các mục định kỳ Chia nhỏ một nhiệm vụ thành các phần nhỏ để dễ quản lý, kiểm tra những nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện Đánh dấu khi hoàn thành, phát triển danh sách cho nhiều nhiệm vụ.

1.3.4 Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc

Mức độ công việc: Mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng

Công việc số 2 là công việc rất khẩn cấp nhưng không quan trọng hoặc không khẩn cấp nhưng rất quan trọng thì đều phải sắp xếp thời gian để thực hiện.

Công việc được thực hiện thứ 3 là công việc có mức độ không quan trọng cũng không khẩn cấp thì xem xét nếu không thì hoàn toàn có thể loại bỏ.

Sau khi xác định được mức độ của công việc, tiến hành tổ chức công việc theo các bước nâng cao hiệu quả và tiến độ công việc Trong quá trình làm việc: Sắp xếp dữ liệu trong máy tính cá nhân một cách khoa học tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm; sắp xếp bàn học,bàn làm việc gọn gàng, càng ít tài liệu càng tốt để tránh sự phân tâm khi đang học hay đang làm việc,…

3 1

2

Trang 21

Khi thực hiện công việc nếu không kiểm soát tốt thời gian dẫn tới việc phân bổ thời gian không hợp lý Bởi vậy cần đưa ra công cụ hữu ích giúp kiểm soát, tránh các xung đột thời gian.

Việc đặt ra những khung thời gian trong kế hoạch để hoàn thành một nhiệm vụ, nhờ đó tập hợp được lực đẩy cho công việc, đảm bảo những kế hoạch tiếp theo để giảm thiểu những vần đề trong tương lai; luôn tập trung và có mục đích; sắp xếp công việc ít bị gián đoạn nhất và sử dụng những khoản thời gian lãng phí cho các công việc khác.

Tạo khung thời gian sẽ rất hữu ích khi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.Khi thực hiện cần giữ tập trung cao độ hướng toàn bộ sự tập trung vào nhiệm vụ đang phải thực hiện gần nhất như vậy sẽ hoàn thành tốt nhất.

Bên cạnh đó cần đặt ra một thời gian thực tế để hoàn thành công việc, nếu không hoàn thành sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian Học cách đối phó hiệu quả với sự gián đoạn, nếu bị gián đoạn khi đang làm việc hãy cố gắng hoàn thành công việc đang dở dang.

1.3.5 Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn

Hiệu suất sử dụng thời gian của cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố: Hành động nghiêm túc, tuân theo kế hoạch và tập trung cao độ Làm việc có kế hoạch và nghiêm túc tuân thủ kế hoạch đã đề ra sẽ thu hoạch được những thành tích nhất định.

Trên thực tế có nhiều sinh viên không kiểm soát được suy nghĩ của mình, thiếu sự chú tâm vào một hoạt động khiến cho việc học gặp rất nhiều khó khăn và dẫn tới sự gián đoạn.

Gián đoạn có thể hiểu rằng trong quá trình thực hiện một công việc này thì lại bị xen vào đó một công việc khác Dẫn đến hiệu suất thực hiện công việc kém.

1.3.6 Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian

Công cụ là dụng cụ được dùng để hỗ trợ công việc nhằm đạt đếnmục đích.

Trang 22

Công cụ quản lý thời gian gồm hai loại: Công cụ truyên thống và hiện đại Công cụ truyền thống: Sử dụng lịch làm việc treo tường, đánh dấu những ngày quan trọng trong thời gian biểu Ghi chép cụ thể lịch trình trong sổ tay, nhật ký.

Tạo thời khóa biểu cho từng ngày, từng tháng.

Công cụ hiện đại: Đặt chế độ nhắc nhở điện tử lên lịch những đầu việc định kỳ

Ghi nhớ với Evernote là ứng dụng cho phép ghi nhớ lại tất cả sự kiện quan trọng và lưu lại vào tài khoản Evernote của riêng mình và có thể xem trực tiếp trên web/ứng dụng cho Windows/Mac và kể cả trên điện thoại di động sử dụng hệ điều hành Android hay iOS.

Google Calendar được mình áp dụng để ghi chú các việc làm quan trọng phải làm trong tương lai gần Đây là một ứng dụng miễn phí khá hữu dụng có tính năng nhắc nhở qua SMS, qua mail, đồng thời tích hợp nhiều dịch vụ của Google vào rất tốt để có thể vừa dùng vào việc cá nhân, vừa thích hợp làm việc theo nhóm rất hiệu quả.

1.4 Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

1.4.1 Các yếu tố chủ quan

* Các yếu tố về khung năng lực cá nhân

Để hoàn thành tốt mọi việc với hiệu quả cao thì con người cần giữ cho mình có một thể trạng thật tốt cả về mặt thể chất và tinh thần Với nhiều bạn SV, họ vừa phải lo việc học trên lớp vừa phải lo việc đi làm thêm nên để đảm bảo cho việc học thì họ cần phải có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc cũng như kế hoạch đã đề ra Bên cạnh đó nếu không có một tinh thần thoải mái thì rất khó giải thoát mình khỏi áp lực học tập, áp lực công việc Do vậy đặc điểm về mặt thể lực, sức khỏe thể chất, tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ đến việc QLTG của SV.

Do nhận thức và năng lực học tập của mỗi cá nhân là khác nhau nênviệc tiếp thu và xử lý các vấn đề nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào mỗi

Trang 23

người QLTG tốt không đơn giản là việc không để lãng phí thời gian, mà điều quan trọng là mục tiêu đã đặt ra đạt được trong quãng thời gian đó có hợp lý hay không đồng thời sử dụng thời gian một cách hữu ích.

*Các yếu tố về thói quen, sở thích và văn hóa cá nhân

Chính những sở thích, thói quen xấu đã khiến nhiều sinh viên không sắp xếp được thời gian hợp lí, nó trở thành rào cản lớn dẫn đến việc không kiểm soát tốt thời gian của mình Rất rất nhiều SV rơi vào cái bẫy của thời gian mà không thể thoát ra được, cái vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại khiến chúng ta không thành công trong cuộc sống Tâm lý trì hoãn là dễ thấy nhất, đơn giản như việc ôn thi cuối kỳ, chúng ta thường có tâm lý chủ quan, không làm hôm nay thì để sang ngày mai, ngày kia hay vì tuổi trẻ còn có sở thích đi chơi, ngủ nướng, dẫn đế mọi việc bị dồn ứ, kết quả học tập sa sút

*Các yếu tố về nguồn lực cá nhân, tài chính, công nghệ thông tin

QLTG để được hiệu quả rất cần sự hỗ trợ của các công cụ, thiết bị đi kèm như: Lịch để bàn, sổ tay, ghi chú, các phần mềm quản lý thời gian trên điện thoại di động, máy tính, Vì vậy, nếu SV có kĩ năng sử dụng các công cụ, thiết bị này thì việc quản lý thời gian của chúng ta lại dễ dàng hơn rất nhiều Đơn giản như việc cài đặt một ghi chú nhắc nhở công việc hay thời khóa biểu trên màn hình điện thoại giúp chúng ta không bỏ sót các lịch hẹn hay công việc cần phải hoàn thành.

1.4.2 Các yếu tố khách quan

* Sự tác động của môi trường xã hội

Môi trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến bản thân mỗi ngườiđặc biệt là môi trường gia đình và xã hội Con người khi được sinh ra trongmột gia đình cơ bản, được giáo dục ngay từ nhỏ thì thường có tính kỷ luậtcao, tuân thủ mọi quy tắc về giờ giấc Còn rộng hơn nữa là về môi trường xãhội, nó có ý nghĩa với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân, định hướnghành vi cá nhân Điển hình như giữa Việt Nam và Nhật Bản, môi trường xãhội tạo ra hai phong thái làm việc khác nhau, người Nhật thì làm việc hối hả,

Trang 24

luôn đúng giờ, còn người Việt Nam thường có thói quen đi trễ giờ hoặc cao su giờ.

*Sự tác động của môi trường giáo dục

Môi trường và giáo dục là yếu tố quyết định đến việc hình thành các kỹ năng cần thiết phục vụ cuộc sống Một số trường còn đưa các môn học về kĩ năng mềm vào làm các môn học bắt buộc Nhà trường còn là nơi trang bị kiến thức, cung cấp hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ học sinh, SV một cách hiệu quả nhất, nhưng nếu như các yếu tố này không tốt thì không tiết kiệm được thời gian do việc phải sắp xếp lịch học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, sửa chữa các công cụ hỗ trợ học tập…làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập Kĩ năng QLTG cần được đưa vào giảng dạy và rèn luyện khi SV bước chân vào cánh cổng trường đại học bởi SV có thành công hay không khi SV biết tận dụng thời gian tốt.

*Sự tác động từ quan hệ xã hội

Các mối quan hệ như thầy cô, bạn bè trong lớp, bạn bè trong trường chiếm phần lớn thời gian Đôi khi các kế hoạch, thời gian bị trì hoãn, xê dịch theo lịch trình của bạn bè, người thân Yếu tố này đã tác động tới việc QLTG, và sử dụng thời gian không hiệu quả gây ra tình trạng lãng phí Giờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, đoàn thể trong trường cũng ảnh hường đến mỗi cá nhân Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại thì vẫn tồn tại những tiêu cực nếu như SV tham gia quá nhiều câu lạc bộ, tổ chức và không có cái nào là trọng điểm làm tiêu tốn nhiều sức lực và thời gian.

*Sự tác động của công nghệ thông tin đến đời sống

SV đi học ở các trường đại học đến từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng phần lớn xuất thân từ gia đình thuần nông do vậy văn hóa, phong tục tập quán vùng miền tạo nên những thói quen không dễ thay đổi, không có nề nếp, tác phong thiếu chuyên nghiệp.

Trong thời đại phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ, máy tính, điệnthoại di dộng có lẽ là hai vật dụng không thể thiếu Đây là phương tiện thông

Trang 25

tin tuyệt vời nhất nhưng nó đồng thời là kẻ thù lớn nhất của thời gian Việc sử dụng điện thoại máy tính quá lâu khiến chúng ta không kiểm soát được thời gian của chính mình Hầu như SV đều gặp phải vấn đề này trong học tập cũng như cuộc sống, họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những thiết bị này.

1.5 Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

*Xuất phát từ vị trí, vai trò của người học

Trong môi trường giáo dục SV phải giải quyết rất nhiều nhiều nhiệm vụ: Học tập, rèn luyện, giải trí, sinh hoạt cá nhân, giải quyết các mối quan hệ bạn bè, gia đình Sử dụng thời gian hiệu quả giúp SV đạt được kết quả cao, ít tốn công sức trong học tập cũng như trong các hoạt động Và không phải SV nào cũng tìm được cho mình một phương pháp học khoa học mà mấu chốt ở đây là biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho việc học mỗi môn học sao cho phù hợp với năng lực cá nhân và điều kiện sẵn có.

*Xuất phát từ đặc thù của đào tạo bậc đại học

Đối với các trường đại học nói chung và với trường đại học Nội vụ nói riêng việc thay đổi hình thức đào tạo theo chế tín chỉ đã đặt ra yêu cầu với SV là tự học, tự nghiên cứu, thời gian học ở nhà của SV tăng lên, có người sẽ biến thời gian đó thành thời gian đi làm, có người sẽ biến thành thời gian để vui chơi, giải trí hoặc số ít sẽ cân đối để thực hiện tất cả các yếu tố trên.

*Xuất phát từ đòi hỏi của nguồn nhân lực xã hội hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì áp lực công việc, cuộc sống ngày càng đè nặng và đòi hỏi của xã hội về nguồn nhân lực ngày càng cao SV mới ra trường thường yếu kém về các kỹ năng mềm, thường chưa tìm ra biện pháp để giúp bản thân thoát khỏi bế tắc khi áp lực công việc ngày một tăng, thường rơi vào tình trạng quá nhiều việc trồng chéo hoặc không có việc gì để làm.

Khi chúng ta đã vạch được ra một kế hoạch QLTG cụ thể và nghiêmtúc thực hiện nó thì những nhiệm vụ cần làm đã được sắp xếp, thực hiện mộtcách lần lượt do vậy hiệu quả công việc cao, không bị trùng chéo các nhiệm

Trang 26

vụ, xử lý được một khối lượng công việc lớn Việc này còn tránh được tình trạng bỏ sót công việc.

Học tập và làm việc một cách có khoa học tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển tư duy khoa học Thói quen vạch kế hoạch, xây dựng trình tự thực hiện các công việc trong QLTG giúp SV phát triển tư duy trong vấn đề sắp xếp công việc và lập kế hoạch một cách khoa học.

Việc lập kế hoạch cho từng ngày, từng tháng, từng năm, là vô cùng quan trọng, ai cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cho riêng mình Tạo ra thói quen có kế hoạch, biết QLTG là hành trang giúp SV thành công hơn trong cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua Chương 1 đã đưa ra được cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý thờigian cũng như kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học với việcchỉ ra các khái niệm liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian, vai trò, các tiêuchí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên và sự cần thiết phải quảnlý thời gian của sinh viên bậc đại học Từ lý thuyết sẽ là cơ sở lý luận, khungpháp lý cho việc áp dụng vào thực tiễn các kỹ năng quản lý thời gian để sửdụng thời gian có hiệu quả nhất phục vụ cho đời sống hàng ngày Sử dụngthời gian hiệu quả giúp sinh viên đạt được kết quả cao, ít tốn công sức tronghọc tập cũng như trong các hoạt động, khuyến khích hết khả năng sáng tạo vànâng cao hiệu quả làm việc, giúp cho sinh viên có thể đạt được mục tiêu đã đềra

Trang 28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊNBẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1971 Trường Trung học Văn thư lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước Trường đóng tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 11/5/1994, Bộ Trưởng ban Tổ chứ Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ký Quyết định số 50/TCCB -VP về việc chuyển địa điểm về tại Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội Quyết định này thể hiện sự quan tâm của Bộ Nội vụ, tạo cơ hội tốt cho Trường trong việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức của ngành và của đất nước.

Sau 2 lần đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I (1996); Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I (2003), ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD ĐT về việc thành lập Trường Cao Đẳng Văn thư Lưu Trữ Trung ương I trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có chất lượng phục vụ xã hội Trường trực thuộc Bộ Nội Vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Năm 2008, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.

Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nângcấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực

Trang 29

công tác của ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhìn lại chặng đường 45 năm hình thành và phát triển của Nhà trường mặc dù còn nhiều việc phải làm nhưng các thế hệ cán bộ công chức, viên chức và sinh viên, học sinh có quyền tự hào về thành tích 45 năm hoạt động:

Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011); Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 1983); Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 2007); Huân chương Lao động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996; Bằng khen của Chính phủ năm 2011; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an; Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (năm 1989); Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội; Trung ương Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền.

Với bề dày kinh nghiệm 45 năm chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng và hiệu quả cao cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội theo Quyết định số58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Banhành Điều lệ trường đại học và Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

Trang 30

hạn và cơ cấu tổ chức của Trường.

Cơ cấu tổ chức của trường ĐHNV Hà Nội, cụ thể như sau

Trang 31

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội

Trang 32

Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhà trường tương tối chặt chẽ, có sự phân cấp theo thứ bậc rõ ràng Thuận lợi trong việc quản lý SV và giúp SV nắm bắt rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị Tuy nhiên cơ cấu nhà trường được thống nhất giữa các cơ sở nhưng SV lại học tập độc lập do khoảng cách địa lý nên việc giao lưu học hỏi và tác động lẫn nhau vẫn còn nhiều hạn chế.

2.2 Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

SV bậc đại học Trường ĐHNV Hà Nội được Nhà trường đánh giá là năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động đoàn thể Với phương châm “Học thật, thi thật để ra đời làm việc thật” SV luôn học hỏi, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội Hiện nay SV các bậc đại học được đào tạo ở các ngành đó là Văn Thư lưu trữ, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước và Khoa học Thư viện.

2.2.1 Về quy mô và cơ cấu

Quy mô và cơ cấu của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội tính đến năm 2014 được chia ra theo cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ được thể hiện dựa trên bảng sau:

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014

Nguồn: Phòng quản lý đào tạo

Theo số liệu số lượng SVđông 4618 người tập trung chủ yếu ở hệ

Trang 33

chính quy với tổng số 4425 người nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội Hệ đào tạo được mở rộng qua các năm đã khẳng định uy tín của trường trong lĩnh vực đào tạo khối công lập.

SV là tầng lớp tri thức, là lực lượng nòng cốt nhằm phát triển đất nước phồn thịnh Bởi vậy đầu tư cho giáo dục là một chính sách quốc dân được nhà nước chú trọng Hưởng ứng chủ trương Trường từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo hướng tới chất lượng sau khi ra Trường có chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệptốt Để thực hiện tốt mục tiêu trên điều đầu tiên sinh viên cần được cung cấp kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Do đặc thù sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau vốn gắn bó với nông nghiệp mang tâm lý tiểu nông với các đặc thù tính cách, văn hóa riêng khó khăn trong thực hiện công việc theo kế hoạch.

SV bậc đại học của Trường chủ yến là nữ, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số SV đại học Như vậy Trường có sự chênh lệch giới tính khá rõ rệt Bởi Trường đào tạo các chuyên ngành với các bộ môn xã hội, thi tuyển đầu vào chủ yếu là khối C và khối D, các chuyên ngành đào tạo chủ yếu liên quan đến công tác văn phòng, nghiệp vụ thư kí và văn thư lưu trữ… SV nữ có khả năng lập kế hoạch phân chia, sử dụng thời gian hợp lý nhưng việc kiên quyết thực hiện còn yếu.

Để khắc phục những hạn chế và giải quyết nỗi trăn trở của các bạn SV cũng như Nhà trường trong thời gian qua trong việc QLTG nhóm nghiên cứu đưa ra các biện pháp hữu ích nhằm “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian” tạo ra bước đệm quan trọng trong thành công của mỗi cá nhân, đồng thời tạo ra

thương hiệu riêng cho Trường: “Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trườngcung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội không chỉ về số lượng màcòn về cả chất lượng”

2.2.2 Về chất lượng đầu vào

Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy

Trang 34

Năm 2012, điểm chuẩn xét tuyển đại học dao động từ 13,5-15,5 nhưng đến năm 2013 ta có thể thấy ngưỡng này tăng lên một mức mới từ 13,5-18, điều này cho thấy sự cải tiến mới về chất lượng đầu vào, theo đà này thì mặt bằng chung về điểm chuẩn đầu vào đã tăng dần qua các năm.

Vào năm 2014, mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 các ngành dao động từ 14,5 đến 17 điểm

Năm 2015, điểm nhận hồ sơ xét tuyển thấp nhất bằng với ngưỡng điểmđảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD và ĐT quy định (15 điểm) Riêng đốivới nhóm môn 1 và 2 (tổ hợp truyền thống) trường dành ít nhất 75% chỉ tiêuđể xét tuyển Số chỉ tiêu còn lại dành cho nhóm môn 3 và 4 So với điểm sànvào đại học, cao đẳng năm 2014, ngưỡng xét tuyển năm 2015 cao hơn 1 - 2điểm Do có sự đổi mới về hình thức thi và xét tuyển đại học nên mức điểm

Trang 35

chuẩn vào trường có sự vượt bậc rõ rệt.

Giai đoạn 2012-2015 thì ba nhóm ngành nổi bật là Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng và Quản lý nhà nước vẫn là nhóm có chất lượng đầu vào cao hơn cả trên tổng số sáu nhóm ngành xét truyển bậc đại học.

Theo số liệu trên, điểm đầu vào của trường tăng lên qua 4 năm (năm 2012 đến năm 2015) Ngành Văn thư lưu trữ năm 2012 điểm chuẩn là 14,5 điểm đến năm 2015 là 20,25 điểm, ngành quản trị nhân lực từ 15,5 lên 22,75…Song song với mục tiêu hướng tới đa ngành đa lĩnh vực trong những năm gần đây trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở rộng thêm các khối thi đầu vào của các ngành, cụ thể là năm 2015 đối với bậc Đại học đã mở rộng thêm nhóm môn Toán, Văn, Sử và năm 2016 có thêm khối A Toán, Lý, Hóa cho tuyển sinh các ngành Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước Điều đó tạo nên sự đa dạng về chất lượng đầu vào.

Bên cạnh đó điểm chuẩn của Trường trong những năm gần đây cao hơn so với các trường đào tạo khối xã hội như: Đại học Công Đoàn, Học viện Thanh thiếu niên… Như vậy, chúng ta sẽ tuyển chọn được những sinh viên có học lực khá giỏi trở lên, ý thức đạo đức tốt, có khả năng tiếp thu, thuận lợi đào tạo các kỹ năng tạo ra chất lượng sinh viên đầu ra tốt.

2.2.3 Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Dựa vào cam kết chất lượng đào tạo của phòng Khảo thí và Báo cáo kết quả của phòng Đào tạo do lịch sử hình thành nên tính đến thời điểm hiện tại trường chưa có sinh viên tốt nghiệp hệ đại học, nên chưa có số liệu thống kê kết quả thực tế về đầu ra của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên

2.3.1 Nhận thức về việc quản lý thời gian

SV được Nhà trường trang bị kiến thức thông qua các môn học nhằmcủng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội Ngoàiquá trình học tập SV tích cực tham gia hoạt động Đoàn đội, ngoại khóa, làm

Trang 36

thêm các công việc bán thời gian tích lũy vốn sống, kỹ năng Bởi vậy, khối lượng công việc ngày càng tăng lên tạo ra áp lực làm mất cân bằng cuộc sống Bên cạnh đó các Khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề với nội dung việc làm trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay kỹ năng xin việc do các chuyên gia, giảng viên chia sẻ giúp SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng, học hỏi kinh nghiệm, mở ra cơ hội mới Nhưng các buổi trao đổi về kỹ năng mềm khá ít, chưa có các khóa đào tạo kỹ năng tổ chức giảng dạy tại trường.

Quy mô các Câu lạc bộ được mở rộng, số lượng SV tăng lên thu hút đông đảo SV tham gia, tạo môi trường mài giũa, rèn luyện thông qua các hoạt động tình nguyện, vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng Số lượng thời gian được chia nhỏ, phân bố không đều làm kết quả học tập giảm sút.

Trường chủ yếu đào tạo các ngành hướng tới các cơ quan đơn vị Nội vụ , do đặc thù ngành học SV thường ỷ lại, lười tìm tòi, học hỏi cái mới, cái hay trong quá trình học tập mà luôn thụ động chờ kiến thức thông qua các giờ lên lớp.

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 SV nhằm tìm hiểu kiến thức của SV về QLTG và thu được kết quả: 52/300 SV tương ứng 17,33% được trang bị kiến thức QLTG thông qua Nhà trường , các Câu lạc bộ kỹ năng mềm, các trung tâm dạy kỹ năng mềm, tự tìm hiểu

Có 248/300 tương ứng 82,67% SV khảo sát chưa được trang bị kiến thức QLTG

Để đánh giá một cách khách quan nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi: “ Anh/chị hiểu thế nào về kỹ năng quản lý thời gian” Kết quả thống kê SV đưa ra các khái niệm mang tính đại khái, trừu tựơng, chung chung không rõ ràng.

Thông qua việc tự tìm hiểu, rèn luyện ở các Câu lạc bộ chỉ cung cấp một lượng kiến thức nhỏ dẫn đến khi hỏi về kỹ năng QLTG sinh viên trả lời một cách mơ hồ Từ đó, SV thấy được tầm quan trọng của QLTG.

Biểu đồ 2.1 Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG

Trang 37

72%27%

Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết

Có 99% tương ứng với 297 SV cho rằng kỹ năng QLTG của SV rất cần thiết và cần thiết chỉ có 1% tương ứng với 3/300 SV chưa nhận thức được mức độ cần thiết của QLTG Cần trang bị cho SV những kỹ năng cơ bản trong việc quản lý thời gian giúp sinh viên học tập và làm việc tốt hơn trong môi trường Đại học.

2.3.2 Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian

Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành các nhiệm vụ quyền hạn và phẩm chất kỹ năng cần có khi thực hiện công việc

Việc chuẩn bị mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về trình độ, kỹ năng , các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm, tính chất; các loại trang bị, dụng cụ, các mối quan hệ thực hiện công việc Dựa trên mức độ công việc tiến hành phân chia thời gian theo đơn vị cụ thể: giờ, ngày, tháng, năm.

Để phân tích công việc SV cần nắm được kỹ năng phân loại và tổ chức

Ngày đăng: 01/07/2018, 23:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:

    • TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊNBẬC ĐẠI HỌCTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan