SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ

20 1K 0
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP  ĐỒNG KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam, luật kinh tế ( còn gọi là luật kinh doanh) chiếm vị trí quan trọng. Cùng tồn tại và phát triển song song với luật dân sự , luật kinh tế giúp Nhà nước can thiệp một cách hợp pháp vào đời sống kinh tế, thông qua luật kinh tế Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, thông qua luật kinh tế, Nhà nước điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh…

LỜI MỞ ĐẦU Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam, luật kinh tế ( còn gọi là luật kinh doanh) chiếm vị trí quan trọng. Cùng tồn tại phát triển song song với luật dân sự , luật kinh tế giúp Nhà nước can thiệp một cách hợp pháp vào đời sống kinh tế, thông qua luật kinh tế Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, thông qua luật kinh tế, Nhà nước điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh… Trong hệ thống nghành luật kinh tế nước ta, chế định về hợp đồng kinh tế là một trong những nội dung quan trọng. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà nước hay tư nhân đều có liên quan đến hợp đồng kinh tế . Ơ nước ta hiện nay, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, phát triển bình đẳng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng thực hiện kế hoạch của mình, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều phải dựa vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế cũng nằm nhiều trong các môn học như : luật kinh tế, ngoại thương, tiếng anh thương mại… Hợp đồng kinh tế cũng là nội dung quan trọng trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Chính những vì thế em đã chọn hợp đồng kinh tế làm đề tài tiểu luận của mình, em hy vọng qua đề tài này em sẽ có thêm hiểu biết về hợp đồng kinh tế nói riêng luật kinh tế nói chung. Đây cũng sẽ là cơ hội tốt để em nắm bắt một trong những kỹ năng kinh doanh mà một sinh viên nghành quản lý kinh doanh cần phải có. Em mong rằng sẽ được sự chỉ dạy thêm của các thầy cô. PHẦN I SỰ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ Như C.Mác đã viết: " Tự chúng hàng hoá không thể đi tới thị trường trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó quan hệ với nhau như nhưng hàng hoá thì người giữ hàng hoáphải đối xử với nhau như nhưng người mà ý chí nằm trong các vật đó… mối quan hệ ý Chí đó, mà hình thức của nó là bản giao kèo dù có được củng cố thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy- là một mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế" Ơ đây mối quan hệ kinh tế giữa " những người giữ hàng hoá" là nội dung mà hình thức của nó là "bản giao kèo " được thiết lập trên cơ sở tự do ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá. Khi được pháp luật tác động đến quan hệ kinh tế trên trở thành quan hệ pháp luật "bản giao kèo " còn được gọi là hợp đồng hay khế ước. Hợp đồng là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh trong xã hội. Ơ nước ta hiện nay, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, phát triển bình đẳng theo định hướng XHCN. Trong việc xây dựng thực hiện kế hoạch của mình các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải dựa vào vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ hợp pháp tất yếu, tất cả các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì các quan hệ kinh tế thay đổi theo. Vì vậy chế độ hợp đồng kinh tế của nhà nước ta luôn luôn đặt trước những yêu cầu thay đổi đã thay đổi phù hợp với mỗi bước phát triển của các quan hệ kinh tế.Trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc, nền kinh tế nước ta còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1957 kèm theo bản Nghị định này là bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh. Đến năm 1960 ở Miền Bắc chúng ta hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo XHCN bước vào giai đoạn xây dựng CNXH mở đầu bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960- 1965 các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi về cơ cấu chủ thể về tính chất. Vì vậy điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế được nhà nước ban hành kèm theo nghị định 04/ TTg ngày 4/1/1960, đồng thời nhà nước quyết định thành lập Hội đồng trọng tài kinh tế để thực hiện chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế giải quyết các hợp đồng kinh tế ( Nghị định 20/ TTg ngày 14/1/1960) Trước yêu cầu của việc cải tiến quản lý kinh tế ngày 10/3/1975 Nhà nước ta ban hành bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế( ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ). Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới. Bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Vì vậy Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nó đã thể chế hoá được những tư tưởng lớn về đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, trả lại giá trị đích thực của hợp đồng kinh tế với tư cách là sự thống nhất ý chí của các bên. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế các văn bản pháp lý cụ thể hoá pháp lệnh đã tạo thành một hệ thống các quy phạm làm cơ sơ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế kinh tế mới hiện nay . I. Khái niệm hợp đồng kinh tế: Theo điều1 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989: " Hợp đồng kinh tếsự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng thực hiện kế hoạch của mình ". II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 1. Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh 2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. 3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. 4. Giá cả , phương thức thanh toán 5. Bảo hành 6. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế 8. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế 9. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế 10. Các thoả thuận khác Với tính chất là 1 loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh hợp đồng kinh tế có vai trò rất quan trong đối với các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kinh tế là cơ sở xây dựng, thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị với thị trường. Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các chủ thể kinh doanh xác lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình. Kế hoạch của đơn vị chỉ trở thành hiện thực khi nó được đảm bảo bằng các cam kết trong hợp đồng. PHẦN II . NÔI DUNG I. Nội dung của Hợp đồng kinh tế: Nội dung của Hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận, thể hiện quyền nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau. Về phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của các điều khoản, nội dung của Hợp đồng kinh tế được chia thành 3 loại điều khoản như sau: II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế Là những điều khoản cơ bản , quan trọng nhất của một hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng, các bên phải thoả thuận ghi các điều khoản chủ yếu vào văn bản hợp đồng, nếu không ghi vào hợp đồng thì hợp đồng không có giá trị. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, những điều khoản chủ yếu là: đối tượng, số lượng , chất lượng , giá cả, thời gian. 1. Điều khoản thường lệ Là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ký vào văn bản hợp đồng thì coi như các bên đă mặc nhiên công nhận có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó. Ví dụ: Điều khoản về bồi thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. 2. Điều khoản tuỳ nghi Là những điều khoản do các tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của nhà nước hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật. Điều khoản này các bên cũng phải ghi vào văn bản hợp đồng. Ví dụ: Điều khoản thưỏng vật chất, điều khoản áp dụng mức phạt cụ thể khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng trong khung phạt mà pháp luật đã quy định. II. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế: * Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết được xác lập một cách tự nguyện , bình đẳng. * Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Đó là nội dung thực hiện các công việc sản xuất , trao đổi hàng hoá , dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật các thoả thuận khác do các chủ thể tiến hành trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, từ khi đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lời hợp pháp. Kinh doanh là chức năng , nhiệm vụ , là mục tiêu của các đơn vị kinh tế. Vì vậy, mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh doanh ký kết nhằm xây dựng thực hiện kế hoạch của mình. * Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng với một pháp nhân. Trên thực tế hiện nay xu hướng nền kinh tế thị trường, chủ thể chủ yếu của hợp đồng kinh tế là các doanh nghiệp. * Về hình thức hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản. Đó là bản hợp đồng hay các tài liệu giao dịch mang tính văn bản có chữ ký của các bên xác nhận noọi dung trao đổi , thoả thuận như công văn, đơn chào hàng . đơn đặt hàng… Ký kết hợp đồng bằng văn bản là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo * Hợp đồng kinh tế còn mang tính kế hoạch phản ánh mối quan hệ giữa kế hoạch với thị trường . Hợp đồng kinh tế được ký kết dựa trên định hướng kế hoạch của nhà nước, nhằm vào việc xây dựng thực hiện kế hoạch của các đơn vị kinh tế.Trong đó có những hợp đồng kinh tế mà việc ký kết thực hiện nó phải hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của nhà nước. III. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế: Theo điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản sau: 1. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện , người đứng tên đăng ký kinh doanh. Đây là điều kiện quan trọng cần thiết trong một hợp đồng kinh tế, -Thời hạn hiệu lực của một hợp đồng kinh tế sẽ giúp cho hợp đồng có giá trị hơn , mặt khác thời hạn trong hợp đồng là căn cứ xác định tính hiệu lực của hợp đồng. - Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải có ngân hàng của mình đứng ra bảo đảm về khả năng tài chính , vì vậy các bên tham gia ký hợp đồng phải có tài khoản trong ngân hàng. - Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng chỉ cần cử mộy đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế. + Nếu là pháp nhân thì người ký hợp đồng phải là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu của pháp nhân hiện đang giữ chức vụ đó. + Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh. + Trong trường hợp một bên là người làm công tác khoa học kỹ thuật , nghệ nhân thì người ký hợp đồng kinh tế phải là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. + Khi một bên là hộ kinh tế gia đình nông dân , ngư dân cá thể thì đại diện ký hợp đồng kinh tế phải là chủ hộ. + Khi một bên là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nước ngoài ở Việt Nam thì bản thân họ phải là người ký kết các hợp đồng kinh tế. 2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. -Điều khoản về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế. Thực hiện đúng về số lượng tức là giao đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hoá, khối lượng công việc như đã thoả thuận. Trong khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá bằng các phương pháp cân, đo , đong , đếm chính xác lập biên bản giao hàng. - Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận, nếu các bên phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hoá thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Sản phẩm giao không đúng số lượng, khối lượng thì bên nhận chỉ được nhận thanh toán theo số thực nhận còn số sản phẩm thiếu thì bên giao phải giao tiếp sau đó. 3. Chất lượng, chủng loại , quy cách , tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc : - Điều khoản về chất lượng , chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng chất lượng hàng hoá, công việc như đã thoả thuận. - Giao hàng đúng chất lượng có nghĩa là hàng được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách , chủng loại của sản phẩm của Nhà nước, của nghành , của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của các bên. Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm , hàng hoá, công việc. Trường hợp điều khoản này bị vi phạm, bên bị vi phạm có quyền: + Hoặc không nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc không đúng chất lượng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế, bắt phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đòi bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng. + Hoặc nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm về chất lượng( theo mức phạt các bên đă thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật); hoặc phải giảm giá( không áp dụng phạt vi phạm về chất lượng) + Hoặc yêu cầu bên vi phạm phải sửa chữa sai sót về chất lượng trước khi nhận. Nếu phải sửa chữa sai sót mà hợp đồng không thực hiện đúng thời hạn thì phải chịu phạt vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại như trường hợp vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng. 4. Điều khoản về giá cả, thanh toán: - Các bên có quyền thoả thuận về giá cả hàng hoá ghi cụ thể vào hợp đồng kinh tế, thoả thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá cả khi có sự biến động giá cả trên thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. - Đối với sản phẩm, hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã quy định giá, thì giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với sự quy định đó. Không bên nào có quyền gò ép hoặc nâng giá quá mức quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các bên có nghĩa vụ thanh toán cho nhau đúng giá cả quy định. - Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện theo phương thức thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Nếu trong hợp đồng không ghi thời hạn , thì thời hạn trả tiền là 15 ngày , kể từ ngày nhận được hoá đơn, giấy đòi tiền. Việc lập hoá đơn, giấy đòi tiền phải phù hợp với việc thực hiện từng phần hay toàn bộ hợp đồng kinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền trên tài khoản của bên trả tiền tại ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đủ số tiền mặt theo hoá đơn. Nghĩa vụ trả tiền cũng được coi là đã hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị được bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã được thực hiện xong. - Trong trường hợpsự chuyển giao nghĩa vụ trả tiền cho người thứ ba , thì nghĩa vụ trả tiền của bên phải trả chỉ được coi là hoàn thành khi người thứ ba đã trả đủ số tiền phải trả cho bên đòi tiền. 5. Điều khoản bảo hành:Nếu trong thời gian bảo hành, bên nhận hàng hoá, sản phẩm phát hiện ra hư hỏng của hàng hoá do lỗi của bên bảo hành thì bên bị vi phạm được giải quyết theo một trong các cách sau: - Đòi giảm giá hoặc đổi lấy sản phẩm khác - Yêu cầu bên vi phạm thoả thuận cho mình tự sửa chữa các sai sót về chất lượng. Chi phí sửa chữa do bên vi phạm trả. - Yêu cầu bên vi phạm phải sửa chữa sai sót về chất lượng, nếu không được sửa chữa hoặc việc sửa chữa bị kéo dài dẫn đến sản phẩm hàng hoá không thể sử dụng được theo đúng mục đích của hợp đồng kinh tế đã ký kết thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng kinh tế. 6. Điều khoản nghiêm thu , giao nhận - Giao nhận hàng hoá hoặc công việc đúng thời hạn là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thời gian giao nhận hàng hoá có thể là thời hạn hoặc thời điểm nhất định do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. - Thời hạn giao hàng hoá hoặc công việc là thời gian nhất định mà trong khoảng thời gian đó, hàng hoá hoặc công việc phải được hoàn thành bàn

Ngày đăng: 05/08/2013, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan