Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

35 580 3
Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Lời mở đầu Hiện nay tiêu thụ hàng hoá đang là một vấn đề rất khó khăn với các doanh nghiệp việt nam .Tìm ra những giải pháp cho vấn đề này là những ưu tiên hàng đầu của những nhà doanh nghiệp . Trong điều kiện dự báo năm 2009 tình hình sẽ còn khó khăn hơn năm 2008 , các doanh nghiệp sẽ còn khó khăn hơn trong công tác kích thích tiêu dùng hàng hoá . Công ty TNHH Nam Cường là một doanh nghiệp sản suất động cơ điêzen, phân phối các loại máy phát diện , động cơ thuỷ , động cơ ôtô , có thị truờng trên 64 tỉnh thành phố , Nam Cường cũng không tránh khỏi những khó khăn chung đó, cuối năm 2008 tình hình tiêu thụ của công ty cũng gặp khá nhiều vấn đề , hàng bán bị trả lại rất nhiều , doanh số giảm đột ngột .Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những nhóm giải pháp giúp công ty thoát khỏi tình trạng hiện tại và bước đầu đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận , cuối năm 2008 và đầu năm 2009 doanh số đã tăng nhanh trở lại . Là sinh viên đang trong thời gian thực tập , tới công ty TNHH Nam Cường tôi có điều kiện tìm hiểu và ứng dụng những lí thuyết mà mình đã được học, tiếp thu và học hỏi thêm những kiến thức thực tế , hoàn thiện báo cáo thực tế của mình.Báo cáo tổng hợp mô tả một cách khái quát nhất về công ty TNHHNam Cường cũng như tình hình hoạt đông kinh doanh hiện tại. Bố cục báo cáo bao gồm: Phần 1 : Tổng quan về công ty TNHH Nam Cường Phần 2 : Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Nam Cương Phần 3 : Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường Phần 1 Tổng quan về công ty TNHH Nam Cường 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH NAM Cường Trước khi thành lập, Nam Cường chỉ là một cửa hàng kinh doanh các loại máy móc nông, ngư nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, ông Trần Ngọc Dần đã nhận thấy nhu cầu sản phẩm động cơ Điêzen là rất lớn. Cùng với thời gian quy mô kinh doanh của cửa hàng ngày càng được mở rộng , hệ thống bán hàng hoàn thiện hơn. Bằng tài năng và sự tìm tòi của mình, ông Trần Ngọc Dần đã tìm cho mình một nguồn hàng đảm bảo về chất lượng, giá cả rất cạnh tranh. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩy ông TRẦN NGỌC DẦN đưa ra một quyết định có tính đột phá đó là thành lập công ty TNHH Nam Cường. Ngày 04/04/2000 công ty TNHH Nam Cường chính thức được thành lập với số đăng kí kinh doanh là 0102000218 do sở KH&ĐT HÀ NỘI cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000, số vốn ban đầu là 3.8000.0000.0000 vnđ ( ba tỷ tám việt nam đồng chẵn). Ngày 5 tháng 1 năm 2007 công ty đã thực hiện thay đổi đăng kí kinh doanh lân2 , mặt hàng kinh doanh đã tăng lên bốn mặt hàng : máy phát điện, động cơ điêzen, động cơ thuỷ , động cơ ôtô. Thàng viên sang lập gồm có : Ông Trần Ngọc Dần chiếm 80% tổng vốn góp . Ông Nguyễn Thế Nam chiếm 20% tổng vốn góp . Tên công ty : công ty TNHH Nam Cường Tên giao dịch : Nam Cường co.,ltd Giám đốc Trần Ngọc Dần. Địa chỉ : 91 NGUYỄN THÁI HỌC _BA ĐÌNH HÀ NỘI MST: 0100994700 Thuộc quản lí : thuộc cục thuế thành phố HN. Đến tháng 7 năm 2001 nhà máy sản xuất , rắp ráp động cơ điêzen chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế đạt khoảng 40000máy / năm đã biến Nam Cường thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có khẳ năng tự sản xuất , rắp ráp thành công động cớ điêzen. Để phù hợp vơi hoàn cảnh mới ban giám đốc đã quyết định nâng vốn góp lên thành 15.000.000.0000 vnđ ( mười lăm tỷ đồng chẵn). Với thành viên vốn góp và tỷ lệ vốn góplà không đổi . Bằng khẩu hiệu cung cấp những giá trị tốt nhất cho khách hàng năm 2004 công ty đã thực hiện áp dụng hệ thống quản lí chất lượng iso 9001:2000, thực hiện cải tiến công nghệ sản xuất hiện có , kết quả là năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra đã được nâng cao một cách đáng kể ,công ty nhận được rất nhiều lời khen từ phía các đại lí . Với những cố gắng trên , năm 2007 toàn bộ tập thể cán bộ công ty đã vui mừng đón nhận danh hiệu “Cúp vàng thương hiệu và doanh nhân tâm và tài’’. Hiện nay Nam Cương đã phát triển thành nhà cung ứng hàng đầu về động cơ điêzen ở Việt nam. Sản phẩm máy phát điện ,động cơ thuỷ đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với hệ thống đại lýtrải dài trên 64 tỉnh thành . 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng - Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối, chức năng chính của công ty là sản xuất, ,lắp ráp, kinh doanh động cơ điêzen, máy nổ công suất từ 4 tới 30 mã lực như R170 , R180 ,R185 ,R1100 ,R1110,R1115 …. theo công nghệ của Nhật Bản . -Nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại máy phát điện, linh phụ kiện máy phát điện, động cơ ôtô, linh phụ kiện động cơ ôtô, máy thuỷ, linh phụ kiện máy phát thuỷ cho hai tập đoàn nổi tiếng là Chang Chai ( Giang Tô, Trung Quốc) và Swan( Thuờng Châu, Trung Quốc). Với thế mạnh không gây tiếng ồn ,thân thiện với môi trường sản phẩm của họ đã có mặt tại 20 nước trên thế giới và đặc biệt rất được ưa chuộng tại thị trường Bắc Mĩ và Tây Âu. -Ngành nghề kinh doanh của công ty là các sản phẩm động cơ điêzen từ 4 tới 30 mã lực, phụ tùng thay thế, máy phát điện, linh phụ kiện máy phát điện, động cơ ôtô, máy thuỷ linh phụ kiện động cơ ôtô, linh phụ kiện máy thuỷ. Bằng việc rắp ráp , sản xuất động cơ điêzen cà các linh phụ kiện đi kèm, công ty đã giảm một phần đáng kể chi phí sản xuất/ sản phẩm. Nhờ vậy sản phẩm của công ty luôn có giá cả hết sức cạnh tranh so vơi các đối thủ (do phải thực hiện nhập khẩu toàn bộ sản phẩm). -Ngoài chức năng chính là rắp ráp ,sản suất , phân phối các động cơ điêzen ,máy phát điện , động cơ thuỷ , động cơ ôtô, và các linh phụ kiện đi kèm, Nam Cường còn chú trọng vào các công tác đào tạo, đào tạo lại, đầu tư nghiên cứu cải tiến công nghệ, cải tiến sản phẩm nhằm mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, có giá cả hợp lí nhất . 1.2.2 Nhiệm vụ -Ngay từ ban đầu khi mới thành lập ban lãnh đạo công ty đã xác định nhiệm vụ của toàn công ty trong suốt quá trình thực hiện kinh doanh đó là “Đem tới cho khách hàng những giải pháp tốt nhất phù hợp với túi tiền của họ” Với phương châm kinh doanh như vậy các sản phẩm của công ty khi bán ra thị trường luôn có chất lượng tốt nhất, với nhiều mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn: động cơ điêzen có giá 800.000 - 5.500.000, máy phát điện có giá từ một triệu tới hàng trăm triệu tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, các loại máy thuỷ, động cơ ôtô cũng có giá hết sức linh hoạt . 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nam Cường 1.3.1. Sơ đồ tổ chức 1.3.2 Nhiệm vụ chức năng từng phòng ban - Giám đốc Là đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả, hoạt động kinh doanh của công ty. Trong công ty giám đốc là người điều hành cao nhất, phê duyệt các văn bản, chính sách do hai phó giám đốc, các phòng ban trình lên. -Phó giám đốc phụ trách kinh doanh GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KĨ THUẬT PHÓ GĐ KINH DOANH Phòng Kinh Doanh Phòng Marketting Phòng Nhân sự Phòng Đối ngoại Phòng Kế Toán Ban Kĩ Thuật Chịu trách nhiệm về quản lí tiêu thụ sản phẩm, thực hiện nhập khẩu hàng hoá, thông qua kế hoạch tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, trực tiếp quản lí phòng kinh doanh. -Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật Trực tiếp quản lý phòng đối ngoại, phòng kế toán, ban kĩ thuật, là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán trong nước và quốc tế. Nghiên cứu cải tiến công nghệ và chất lượng sản phẩm, thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của phòng kinh doanh . -Phòng kinh doanh Theo dõi chăm sóc khách hàng, lập kế hoạch kiểm soát các hoạt động mua và bán, theo dõi duy trì hồ sơ nhà cung ứng. Xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chính sách, mục tiêu chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư, liên doanh liên kết các dịch vụ khác -Phòng kế toán Quản lí các khoản thu chi trong công ty, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, hạch toán các chi phí trong kinh doanh, cân đối tài sản nguồn vốn, hạch toán lợi nhuận trong kinh doanh. Chịu trách nhiệm về tài chính của công ty trước cơ quan tài chính cấp trên và ban lãnh đạo công ty, thanh quyết toán các nghĩa vụ về thuế với nhà nước, tham mưu tư vấn cho ban lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phối hợp vơi phòng đối ngoại trong thanh toán quốc tế khi nhập khẩu hàng hoá và phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh khi quản lí các công nợ của khách hàng. -Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm chính trong duy trì hệ thống quản lý chất lượng iso 9001:2000, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty về nghiệp vụ và kỹ năng. Lên kế hoach thực hiện tuyển dụng nhân sự khi công ty có nhu cầu về nhân sự ,xây dựng triển khai , tổ chức thực hiện quy chế nộibộ của công ty, Tổ chức các chương chình các hoạt động nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong công ty, thúc đẩy tình yêu, trách nhiệm của từng con người đối với công việc và công ty. -Phòng xuất nhập khẩu (phòng đối ngoại) : Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán với nhà cung ứng , theo dõi phân tích nhà cung ứng , xây dựng các chỉ tiêu lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp, liên hệ đặt hàng với đối tác. Tham mưu tư vấn cho ban giám đốc về các chính sách , quyết định kinh doanh ngoại thương, là cầu nối cho công ty và các đối tác kinh doanh nước ngoài . -Ban kĩ thuật Chịu trách nhiệm vễ lĩnh vực liên quan tới kĩ thuật trong sản xuất, các vấn đề kĩ thuất liên quan tới sản phẩm của công ty, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sửa chữa cho khách hàng khi có yêu cầu. -Phòng marketing Thực hiện các hoạt động tạo nguồn, các hoạt động quảng bá hình ảnh của công ty, theo dõi khách hàng tổ chức cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Tư vấn cho ban giám đốc về các chính sách liên quan tới hoạt động marketing, phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh trong công tác bán hàng. 1.4 . Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Nam Cường Vừa là một doanh nghiệp sản xuất , vừa là đại lý độc quyền của hai tập đoàn Chang Chai và Swan, Nam Cường hoạt động trong hai lĩnh vực chủ yếu : -Trong lĩnh vực sản xuất:Công ty thực hiện sản xuất động cơ điêzen từ 4 tới 30 mã lưc, có đủ các chủng loại, kích cỡ. Nam Cường luôn xác định đây là mặt hàng chủ lực của công ty đem lại lợi nhuận cao nhất. Điều này được thể hiện rõ nét trong bảng doanh số do mặt hàng này mang lại cho công ty trong ba năm qua (2006 tới 2008) Bảng 1 : Doanh số động cơ Điezen so với tổng doanh số toàn công ty (Năm 2006- 2009) Đơn vị : tỷ vnđ Năm 2006 2007 2008 Doanh số Doanh số động cơ Điêzen 56 92 60 Doanh số của mặt hàng này luôn chiếm từ 50% tới 65% (năm 2008 tổng doanh thu đạt….), đặc biệt nhờ có doanh số tương đối ổn định mà cuối năm 2008 trong khi các mặt hàng còn lại của công ty giảm sút hoặc không có khả năng bán được thì sản phẩm này vẫn sinh lời và có khả năng bù vào những khó khăn do các mặt hàng khác gây ra. -Trong lĩnh vực phân phối, Nam Cường thực hiện nhập khẩu và phân phối độc quyền các loại máy phát điện có công suất rất lớn hoặc khi sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu đặt hàng, các loại động cơ thuỷ, động cơ ôtô, và các linh phụ kiện đi kèm. Động cơ thuỷ và động cơ ôtô là hai mặt hàng nằm trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. Nếu vào năm 2005 doanh số của hai mặt hàng này còn hết sức hạn chế chỉ vào khoảng 10% tới 15% thì hiện nay chúng đã đóng góp tới hơn 22% doanh thu. PHẦN 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NAM CƯỜNG 2.1 Môi trường và thị trường kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường 2.1.1 Môi trường vĩ mô Nam cường là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp do đó luôn chịu ảnh hưỏng của các yếu tố vĩ mô. Trong khôn khổ đề tài chỉ xét tới những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới doanh nghiệp bao gồm : tốc độ lạm phát, chính sách thuế, môi trường địa lý sinh thái và thu nhập bình quân đầu nguời người. -Tốc độ lạm phát Lạm phát ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng và kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2008 tốc độ lạm phát tại Việt Nam đạt mức kỉ lục. Lãi suất ngân hàng vì thế cũng tăng theo có thời điểm đạt tới 20%/ năm. Doanh nghiệp gặp tình trạng khó khăn khi phải vay vốn với lãi suất quá cao đẩy chi phí lên, ảnh huởng đến doanh thu và lợi nhuận. Rất nhiều doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính đã phải đình trệ sản xuất hoặc phá sản. - Chính sách thuế: Đây là một trong những yếu tố vĩ mô có tác động vô cùng mãnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Thuế ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm đặc biệt với những doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu them thuế nhập khẩu. Nam Cường là một doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá cho sản xuất kinh doanh, những thay đổi về chính sách thuế có ảnh hưởng gần như ngay tức khắc với công ty. Một ví dụ điển hình là năm 2008 khi Việt Nam và Trung Quốc kí hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc theo mẫu “Cforme” sẽ được giảm thuế nhập khẩu, VAT. Ảnh hưởng tích cực của chính sách này đã làm cho các sản phẩm của công ty bán được với tốc độ nhanh hơn do giá giảm suống và sức cạnh tranh tăng lên rất nhiều. -Môi trường địa lí sinh thái Nếu nhiệt độ cao nhu cầu về máy phát điện của người dân sẽ tăng lên đặc biết khi ngành điện Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ lượng điện để cung cấp cho nền kinh tế. Vào những năm 2006, 2007 thời tiết hết sức oi bức, nhiệt độ tăng cao, tập đoàn điện lực thực hiện cắt giảm điện luân phiên trong cả nước. Nắm bắt được thời cơ này, công ty đã nhập khẩu một lượng lớn máy phát điện đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đột biến của khách hàng. Vì thế năm 2007 công tydoanh số và doanh thu lớn nhất . -Thu nhập bình quân đầu người Đây là nhân tố quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất. Khi đời sống của nhân dân tăng cao, nhu cầu cao cấp sẽ được đáp ứng nhiều hơn , chi tiêu cho các nhu cầu này sẽ lớn hơn. Nói cách khác khả năng bán được hàng của công ty sẽ lớn hơn. 2.1.2. Môi truờng vi mô 2.1.2.1.Các lực lượng bên trong dn Cơ cấu của Nam Cường bao gồm: Phòng nhân sự, phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng đối ngoại, ban kỹ thuật. Trong quá trình hoạt động, mỗi phòng ban có một mục tiêu theo đuổi riênh đôi khi trái nguợc nhau dẫn tới nảy sinh những mâu thuẫn giữa các phòng ban. Phòng kinh doanh mục tiêu là bán hàng với số luợng lớn nhưng để xuất đuợc nhiều hàng thì bộ phận sản xuất phải đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Vì thế đôi khi sẽ xảy ra tình trạng quá tải mặc dù vẫn phải đảm bảo chất luợng tốt. Đây là một mâu thuẫn rất khó giải quyết trong các doanh nghiệp sản xuất. Một mâu thuẫn điển hìnhkhác xuất phát từ phòng kế toán và phòng kinh doanh. Mục tiêu phòng kinh doanh là số luợng hàng bán đuợc trong khi phòng kế toạn lại yêu cầu phải thu đuợc tiền về để giảm thiếu công nợ đặc biệt là nợ khó đòi.

Ngày đăng: 05/08/2013, 16:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: Danh mục sản phẩm - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Bảng 3.

Danh mục sản phẩm Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5: bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 và 2008 Đơn vị: Vnđ - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Bảng 5.

bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 và 2008 Đơn vị: Vnđ Xem tại trang 19 của tài liệu.
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 5,728,758, 127  - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

14..

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 5,728,758, 127 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn củacông ty TNHHNam Cường. - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Bảng 6.

Cơ cấu nguồn vốn củacông ty TNHHNam Cường Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 7: Kết cấu vốn kinh doanh - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Bảng 7.

Kết cấu vốn kinh doanh Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 8: Kết quả kinh doanh các năm 2006 tới 2008 - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

Bảng 8.

Kết quả kinh doanh các năm 2006 tới 2008 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Để đánh giá tình hình tài chính củacông ty phải sử dụng một số chỉ tiêu sau - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

nh.

giá tình hình tài chính củacông ty phải sử dụng một số chỉ tiêu sau Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan