Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang

12 1.6K 1
Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế  QTKD trường đại học an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Chương 1. TỒNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh như hiện nay đòi hỏi trình độ Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế thế giới năng động như hiện nay. Trong sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã cho ra đời chiếc máy vi tính để bàn với những tính năng vượt trội giúp con người rất nhiều trong đời sống. Do vậy, nhu cầu sử dụng máy vi tính đều cần cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục, máy vi tính bàn có đầy đủ chức năng cho học tập, giải trí, lưu trữ dữ liệu bên cạnh cũng có những nhược điểm như nặng, cồng kềnh khó di chuyển, không thể sử dụng khi cúp điện. Với những nhược điểm đó các nhà sản xuất máy tính đã cải tiến cho ra đời chiếc máy tính xách tay với những ưu điểm vượt bật như gọn, nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển mọi nơi, máy sử dụng pin nên sử dụng được mọi lúc mà mình mong muốn, kiểu dáng đẹp và truy cập Internet bằng Wifi. Trong giai đoạn hiện nay xu thế áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình học tập và giảng dạy là rất phổ biến mà nhất là ở bậc cao đẳng, đại học. Trường Đại học An Giang là nơi đào tạo nhiều ngành nghề sinh viên theo học, trong số đó các ngành Kinh tế có số lượng sinh viên theo học có nhiều thứ hai của trường, các khoá của Khoa kinh tế điều có nhu cầu trong đó có khoá 8. Khóa 8 là năm vào chuyên ngành nên nhu cầu sử dụng máy vi tính cho việc học tập như: nộp bài tập qua email cho giảng viên hay bài nộp phải đánh máy và rất nhiều bài báo cáo được chuẩn bị bằng Powerpoint, nhưng thật bất tiện khi muốn sử dụng phải đi thuê máy bên ngoài. Do vậy sinh viên nào cũng muốn sở hữu một chiếc Laptop cho riêng mình để phục vụ việc học tập và giải trí của cá nhân được tốt hơn. Đây là khúc thị trường lớn để cho các nhà cung cấp LaptopAn Giang mà chủ yếu là ở Long Xuyên quan tâm nhiều hơn như: kiểu dáng nào sinh viên chọn nhiều nhất? Nhãn hiệu nào được sinh viên lựa chọn và tính năng như thế nào phù hợp với nhu cầu học tập, giải trí cá nhân của sinh viên? Mức giá nào phù hợp với khả năng tài chính của sinh viên?. Đây là những câu hỏi bức thiết đặt ra cho nhà cung cấp, thấy tính bức thiết vấn đề nên em quyết định chọn đề tài “Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mô tả khái quát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD, trường đại học An Giang. Đề xuất một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD tốt hơn. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên - Khoa Kinh tế - QTKD. Trường Đại Học An Giang. - Thời gian thực hiện đề tài: từ 24/02/2010 – 10/05/2010. - Không gian nghiên cứu: Sinh viên khoá 8, Khoa Kinh tế - QTKD. Nguyễn Văn Nghị 1 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang 1.4 Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp đối thoại trực tiếp và ghi chép thông qua bản câu hỏi mở, để khai thác tốt thông tin và các vấn đề phát sinh xung quanh đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ tiến hành với khoản 5 - 7 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là một bản phỏng vấn chính thức hoàn thiện về nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD. - Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu chính thức dùng bản câu hỏi được hoàn thiện ở nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin của 100 bạn sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế_QTKD. Các thông tin sau khi thu thập bằng bản câu hỏi sẽ được xử lý, làm sạch với sự hỗ trợ của phần mền Excel. - Mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện và cỡ mẫu 100 - Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà cung cấp máy tính trong việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop của khách hàng nói chung, sinh viên nói riêng và từ đó các doanh nghiệp phân phối Laptop có những chiến lược, kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu của sinh viên đồng thời tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp kinh doanh ngày càng phát triển. Nguyễn Văn Nghị 2 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Nhu cầu Trong đề tài cần phân biệt sự khác biệt giữa các khía niệm: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu. Theo Philip Kotler 1 Nhu cầu (Needs): Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Mong muốn (Wants): Mong muốn là một nhu cầu có dạng đặt thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể. Yêu cầu (Demands): Yêu cầu là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Thang bậc nhu cầu của Maslow Nhu cầu là tính chất cơ bản của một cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và được phân biệt với môi trường sống. Nhu cầu cơ bản mà mỗi người đều thoả mãn được chính là ăn, mặc, ở, đi lại,… Và nhu cầu mà con người luôn hướng đến là tự khẳng định, hoàn thiện cá nhân được biểu hiện qua hệ thống Thang bậc nhu cầu của Maslow. 1 Philip Kotler.1999. Marketing căn bản.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê Nguyễn Văn Nghị 3 Nhu cầu tự thể hiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu về xã hội Nhu cầu về sinhNhu cầu về an toàn Hình 2.1. Thang bậc nhu cầu Maslow Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An GiangNhu cầu tâm sinh lý: Nhu cầu này được Maslow đặt dưới đáy hình chóp bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người: ăn, uống, mặc, ở, đi lại,… Đây là loại nhu cầu thiết yếu nhất diễn ra quyết liệt trong tâm trí con người.  Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu được hình thành theo quá trình phát triển văn hoá trong xã hội, con người ý thức việc cần phải được bảo vệ, an toàn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Sức khoẻ, tài sản, công việc, uy tín,… Nhu cầu này tồn tại trong mỗi con người suốt cả cuộc đời với mong muốn ngày càng cao hơn.  Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này phản ánh mong muốn của con người muốn làm hài lòng người khác, muốn được chia sẻ cảm thông, trao đổi tâm tư, nguyện vọng với những người xung quanh,… - Đối với cá nhân, nhu cầu này thúc đẩy con người gia nhập các tổ chức, tham gia sinh hoạt cộng đồng, giao lưu học hỏi lẫn nhau. - Đối với tổ chức, nhu cầu thúc đẩy các tổ chức tham gia các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức tham gia các tổ chức xã hội, các hoạt động bảo trợ,…  Nhu cầu được tôn trọng: Từng cá nhân, từng tổ chức trong xã hội luôn có những mong muốn được mọi người chung quanh quí mến và tôn trọng. Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực thực hiện những công việc nào đó để hình thành một giá trị riêng cho cá nhân, tổ chức (trình độ, nhận thức, môi trường sống,…) mà mỗi người sẽ kết hợp giữa thời gian, công sức, tiền bạc,… để thoả mãn nhu cầu theo khía cạnh khác nhau.  Nhu cầu hiện thực hoá bản thân (tự thể hiện): Đây là nhu cầu thuộc thang bậc cao nhất của con người, là động lực thúc đẩy con người đầu tư công sức, tiền bạc mua các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để hỗ trợ cá nhân phát huy tối đa các khả năng tiềm tàng.  Mô hình này trong những trường hợp nào đó sẽ mang tính giả tạo, nhất là khi các nhu cầu trên tác động qua lại trong mỗi con người, mỗi tổ chức; nhưng đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta nhận diện nhu cầu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó một cách hợp lý. Theo định nghĩa khác của tác giả Trần Minh Đạo 2 nhu cầu gồm có: Nhu cầu tự nhiên: là phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu tự nhiên được hình thành do trạng thái ý thức của người ta về việc thiếu hụt một vật phẩm để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lý, của môi trường giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện. Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặt thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Nhu cầu có khả năng thanh toán: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng. 2 Trần Minh Đạo.2003.Marketing.Hà Nội. Nhà xuất bản Thống kê Nguyễn Văn Nghị 4 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Có những cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng điều thống nhất chia nhu cầu thành 3 nhóm: Needs, Wants, Demands. Đề tài sẽ sử dụng các thuật ngữ nhu cầu, mong muốn và yêu cầu để thể hiện các khái niệm này. Quá trình mua hàng của người tiêu dùng Hình 2.2 Quá trình mua hàng của người tiêu dùng Nhận thức nhu cầu - Quá trình mua hàng bắt đầu khi một cá nhân nhận thức nhu cầu, mong muốn hay một vấn đề nào đó cần được thoả mãn. - Nhận thức nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài của cá nhân. Tác nhân bên trong là những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: đói, khát, mặc ấm,… Tác nhân bên ngoài gồm nhiều yếu tố kích thích nhu cầu mua hàng thường xuyên: các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng,các chương trình khuyến mãi, bạn bè giới thiệu, các sản phẩm trưng bày ở các cửa hàng,… Tìm kiếm thông tin Khi khách hàng cảm nhận có nhu cầu hoặc mong muốn về một sản phẩm, dịch vụ nào đó họ có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ. Khi tìm kiếm, khách hàng sẽ quan tâm hơn đến các quảng cáo về sản phẩm có liên quan, đọc báo chí, trên Internet, hỏi bạn bè người thân để có thông tin và lời khuyên. Đánh giá các lựa chọn Để có thể chọn lựa các phương án thoả mãn nhu cầu cao nhất với giá cả hợp lý nhất. Người tiêu dùng sẽ xử lý và phân tích thông tin đã thu nhập như sau: - Liệt kê các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm khi quyết định chọn sản phẩm cụ thể. Tuỳ theo loại sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu mà người tiêu dùng sẽ liệt kê các thuộc tính tương ứng. - Xác định các chỉ số của từng thuộc tính theo tầm quan trọng mà người mua mong muốn theo thứ tự. Các đặc trưng nổi bật của sản phẩm là những thuộc tính hình thành đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng. - Người mua hình thành niềm tin của mình theo vị trí nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường bên cạnh các thuộc tính của từng nhãn hiệu. Niềm tin đối với vị trí các nhãn hiệu đôi khi không trùng khớp với các thuộc tính khi so sánh. Vì vậy, có thể do Nguyễn Văn Nghị 5 Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các lựa chọn Ra quyết định mua Hành vi sau khi mua Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang các yếu tố ảnh hưởng như: kinh nghiệm sử dụng, sự sàng lọc thông tin khi tiếp nhận, sự ghi nhớ thông tin trong tiềm thức,… - Mô tả đặc điểm của từng thuộc tính có thể thoả mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Như vậy, tuỳ theo thuộc tính, người tiêu dùng quan tâm đến các đặc điểm cơ bản để đánh giá nhãn hiệu sản phẩm và mặt hàng cụ thể. - Người tiêu dùng sẽ biểu hiện thái độ ưa thích nhãn hiệu, mặt hàng hay không sau khi đã có quá trình đánh giá theo các bước và quyết định chọn sản phẩm lý tưởng.Người mua sẽ hình thành thang điểm và cho điểm từng thuộc tính của mỗi nhãn hiệu hoặc của các mặt hàng trong từng nhãn hiệu và có ý định chọn mặt hàng cụ thể. Ra quyết định mua Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu, các mặt hàng có thể chọn và hình thành ý định mua. Đôi khi có những yếu tố xuất hiện làm khách hàng thay đổi đột ngột những quyết định từ trước đã hình thành như: thái độ của những người xung quanh, những tác động ngoài dự kiến của người mua,… Hành vi sau khi mua Hành vi đánh giá sau khi mua thể hiện trên 2 phương diện: - Mức độ hài lòng hay không hài lòng. - Hành động sau khi mua hàng. Khách hàng có thể thoả mãn hay không thoả mãn với sản phẩm và sẽ để ý tìm kiếm xem quyết định lựa chọn của mình có đúng đắn hay không.  Vì vậy, quá trình mua hàng của người tiêu dùng không quyết định giai đoạn nào là quan trọng mà phải xem xét vào hoàn cảnh khác nhau mà có những quyết định khác nhau. 2.1.2 Thị trường Thị trường là nơi tập hợp những người mua hiện có và sẽ có. Thị trường tiềm ần là tập hợp những người tiêu dùng tự công nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hang nhất định của thị trường. Thị trường đủ tiêu chuẩn thực hiện có là tập hợp những người tiêu dùng cùng có quan tâm, thu nhập, khã năng tiếp cận và đủ tiêu chuẩn với một mặt hang cụ thể của thị trường. Thị trường mục tiêu: là một bộ phận của thị trường đủ tiêu chuẩn thực hiện có mà công ty quyết định theo đuổi. Thị trường được chiếm lĩnh: là tập hợp những người tiêu dùng đã mua và sử dụng sản phẩm đó. 2.1.3 Giá cả Giá cả là tổng số tiền mà người tiêu phải chi để có được hàng hóa, sản phẩm. 2.1.4 Nhãn hiệu Nhãn hiệu trước hết là một cái tên cụ thể cho phép xác định rõ sản phẩm. Nhãn hiệu cũng cho phép người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra sản phẩm trong vô vàn các sản phẩm khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu nào đó Nguyễn Văn Nghị 6 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang 2.1.5 Khuyến mãi Khuyến mãi là cải thiện tạm thời các điều kiện mua hàng nhằm giúp làm cho nó hấp dẫn hơn và nhờ đó thúc đẩy ngay lập tức mức tiêu thụ sản phẩm. Theo luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 88) “khuyến mãi là hành động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hang hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho những khách hàng những lợi ích nhất định”. 2.1.6 Bảo hành Bảo hành 3 là khắc phục những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất. 2.2. Mô hình nghiên cứu 3 http://antoantudong.com/index.php?route=information/information&information_id=5 CHRISTIAN MICHON-Lê Thị Đông Mai.Marketing căn bản.2000.Hà Nội.Nhà xuất bản Thanh Niên Nguyễn Văn Nghị 7 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop Nghiên cứu bắt đầu từ nhu cầu (needs), mong muốn (wants) đến yêu cầu (demands), tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu, phân tích yêu cầu của sinh viên đối với từng yếu tố. Xác định yếu tố quan trọng nhất tác động đến nhu cầu Laptop của sinh viên Giá cả: Tìm hiểu mức giá mà đa số sinh viên sẵn sàng chấp nhận. Nhãn hiệu: Tìm hiểu nhãn hiệu Laptop được sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Khuyến mãi: Đề tài nghiên cứu tác động của chương trình bán hàng trả góp. Bảo hành: Đề tài nghiên cứu tác động của chương trình bảo hành phần mềm máy. Nguyễn Văn Nghị 8 Sản phẩm - Nhãn hiệu - Chất lượng - Giá cả Hệ thống phân phối - Hệ thống phân phối sản phẩm - Tính sẳn có của sản phẩm Dịch vụ sau bán hàng - Hướng dẫn kỹ thuật - Các chính sách khuyến mãi - Bảo hành Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên Tình cảm - Cảm nhận đối với sản phẩm Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm hiểu một số yêu cầu về tính năng, chủng loại, … và lượng cầu. 2.3 Sơ lược về thị trường cung cấp Laptop ở Long Xuyên. Long Xuyên là một thành phố được công nhận thuộc thành phố loại hai với điều kiện kinh tế phát triển mạnh, mức thu nhập đầu người tăng. Thị trường Long Xuyên có nguồn cung cấp Laptop mạnh và rất phong phú với những nhãn hiệu danh tiếng, uy tín, chất lượng ngày càng nâng cao và có nhiều loại giá cho người mua lựa chọn. Điển hình các nhà cung cấp có danh tiến trên địa bàn thành phố long xuyên như cty TNHH Cảnh Toàn, T&D, Kim Vi, Tính Phong, Thế Giới di Động… trong đó các nhà cung cấp lớn ở thị trường thành phố Long xuyên là cty TNHH Cảnh toàn, T&D. Nguyễn Văn Nghị 9 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu được hình thành gồm có: Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ tiến hành với khoản 5 - 7 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là một bản phỏng vấn chính thức hoàn thiện về nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD. Nhiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức dùng bản câu hỏi được hoàn thiện ở nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin của 100 bạn sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD. Xử lý dữ liệu: Các thông tin sau khi thu thập bằng bản câu hỏi sẽ được xử lý, làm sạch với sự hỗ trợ của phần mền Excel. Báo cáo nghiên cứu: đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được tổng hợp và phân tích trong báo cáo nghiên cứu Nguyễn Văn Nghị 10 . Sinh viên khoá 8, Khoa Kinh tế - QTKD. Nguyễn Văn Nghị 1 Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang 1.4 Phương. Nhu cầu về xã hội Nhu cầu về sinh lý Nhu cầu về an toàn Hình 2.1. Thang bậc nhu cầu Maslow Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:05

Hình ảnh liên quan

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế  QTKD trường đại học an giang

h.

ương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 2.2 Quá trình mua hàng của người tiêu dùng - Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế  QTKD trường đại học an giang

Hình 2.2.

Quá trình mua hàng của người tiêu dùng Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop - Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế  QTKD trường đại học an giang

Hình 2.3.

Mô hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế  QTKD trường đại học an giang

Hình 3.1.

Quy trình nghiên cứu Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan