Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

13 1.3K 2
Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Chương 1: GIỚI THIỆU  1.1. Cơ sở hình thành đề tài Trường Đại Học An Giang hiện nay có thêm một khu trung tâm tại địa điểm mới với diện tích gần 40 ha với khoảng 200 phòng học thuộc 4 nhà: A-B-C-D, cơ sở vật chất kiên cố và trang thiết bị phục vụ học tập tương đối đầy đủ. Ngoại trừ khoa phạm, sinh viên các khoa khác hiện nay đang học tập tại “nhà riêng” của mình. Có thể nói, khu trung tâm là nguồn động lực để các bạn sinh viên có thể phát huy hết khả năng của mình khi học tập tại một nơi rộng lớn và đầy đủ trang thiết bị như vậy. Có thể vì mới thành lập nên trường không thể tránh khỏi thiếu sót, một thiếu sót tại ngôi trường mới là không có căn tin cho sinh viên. Vì không gian trường rất rộng nên khoảng cách từ cổng trường vào các nhà khá xa nhưng dịch vụ ăn uống lại nằm ngoài cổng trường. Những sinh viên phải học tiết đầu tiên thì không chuẩn bị kịp cho bữa sáng của mình và đành phải đợi giờ ra chơi mới có thể đi ăn sáng. Nhưng vấn đề ở đây, giờ ra chơi có hạn mà sinh viên phải học ở lầu 4 thì thật sự khó khăn khi quyết định đi ăn vì sợ không kịp giờ vào lớp. Vì vậy, nghiên cứu “ nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới” là công việc cần thiết nhằm có thể làm giảm sự khó khăn trong nhu cầu ăn uống của sinh viên, đồng thời đây có thể là một ý kiến đóng góp nhằm khắc phục thiếu sót của trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đạt hai mục tiêu sau: ♦ Nhận biết nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên. ♦ Tìm hiểu cụ thể nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của sinh viên. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tại khu mới trường Đại học An giang Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên. Tại khu mới, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên có số lượng sinh viên đông hơn các khoa còn lại. Mặt khác, do căn tin chưa có và dịch vụ ăn uống khá xa nên nhu cầu cầncăn tin trong trường giữa các khoa như nhau. Vì vậy, hai khoa này được lấy đại diện để tiến hành khảo sát trong tổng số năm khoa tại khu mới. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 1 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới 1.4. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua phương pháp định tính và thảo luận trực tiếp với 10 sinh viên nhằm khám phá, bổ sung và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu.  Nghiên cứu thử nghiệm: Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Mười bản hỏi sẽ được tiến hành khảo sát thử nhằm hiệu chỉnh lại cấu trúc, vị trí các câu hỏi và ngôn ngữ dùng trong bản hỏi để có thể tiến hành nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu chính thức: Thông qua nghiên cứu định lượng, điều tra phỏng vấn bằng bản hỏi đã được hiệu chỉnh. Với cỡ mẫu thu được là 80, dữ liệu thu được sẽ xử lí bằng phương pháp thống kê tần số và mode với sự hỗ trợ của phần mềm excel. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Đối với sinh viên khoa Kinh tế và khoa Nông nghiệp: Có thể thỏa mãn được nhu cầu ăn uống mà không cần phải mất thời gian. Sinh viên có thể thoải mái lựa chọn đồ ăn, thức uống cần thiết và phù hợp với túi tiền của mình khi căn tin có nhiều mặt hàng. Đối với nhà trường: Có thể hiểu được tâm lý sinh viên hơn khi biết sinh viên đang cần gì, thiếu gì mà có thể cung cấp nhằm một phần nào đó tạo thêm động lực giúp sinh viên học tập tốt hơn, đồng thời có thêm một phần lợi từ việc cho người khác thuê căn tin để kinh doanh. Đối với người kinh doanh căn tin: Có thể nắm bắt được sở thích của sinh viên mà chọn mặt hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sinh viên và nhằm tạo thêm phần lợi nhuận. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 2 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU  2.1. Lý thuyết về nhu cầu 2.1.1. Theo Philip Kotler 1 , nhu cầu được chia làm 3 loại • Nhu cầu cấp thiết (Needs): Thỏa mãn nhu cầu cơ bản để tồn tại của con người như ăn, uống, ngủ, nghỉ, mặc, nơi ở,… nhu cầu cấp thiết mang những đặc điểm sau: – Tồn tại do bản năng sinh học của con người. – Có tính quy luật gắn liền với cuộc sống của con người. – Cũng mang tính phát triển cùng xu hướng phát triển của xã hội. • Mong muốn (Wants): Là sự ao ước có được những thứ cụ thể thỏa mãn những nhu cầu xa hơn mang tính cá nhân. • Yêu cầu (Demands): Là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn lòng mua. 1 Philip Kotler. 2001. “Quản trị Marketing” dẫn theo Võ Minh Sang 2009. Tài liệu giảng dạy Marketing căn bản. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 3 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Nhu cầu tự khẳng định Nhu cầu tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Giáo trình giảng dạy Marketing căn bản. Ths Võ Minh Sang. 2009) Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu con người sẽ đi từ thấp lên cao và nhu cầu cao hơn sẽ phát sinh khi nhu cầu thấp đã được thỏa mãn.  Nhu cầu sinh lý: Bao gồm nhu cầu về ăn, mặc, ở, ngủ, nghĩ,…  Nhu cầu an toàn: Khi con người thỏa mãn được nhu cầu sinh lý thì lại có nhu cầu an toàn về tính mạng và tài sản.  Nhu cầu xã hội: Một khi đã thỏa mãn được nhu cầu cơ bản đó thì con người lại phát sinh các nhu cầu về mặt xã hội, chẳng hạn như mong muốn trở thành một thành viên của một cộng đồng nào đó, nhu cầu quan hệ giữa người với người, giữa người với tổ chức hay giữa người với tự nhiên.  Nhu cầu tôn trọng: Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý và tôn trọng của những người xung quanh, mong muốn trở thành người hữu dụng trong môi trường họ đang sống và làm việc.  Nhu cầu tự khẳng định: Đây là cấp bậc cao nhất của con người theo Maslow, một khi đã thỏa mãn bốn cấp bậc bên dưới thì họ mong muốn được sáng tạo, được thể hiện bản thân trước cộng đồng mong muốn được công nhận là người thành đạt. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 4 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới 2.1.2. Theo một định nghĩa nhu cầu khác 2 Nhu cầu cũng được chia làm 3 loại:  Nhu cầu tự nhiên: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được, nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của con người về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức thiếu hụt đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện.  Mong muốn (hay ước muốn) là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người.  Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. Hai định nghĩa khác nhau nhưng đều thống nhất chia nhu cầu làm 3 loại: Nhu cầu (Needs), mong muốn (Wants) và yêu cầu (Demands). Đề tài sẽ dùng các khái niệm này để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 2.2. Mô hình nghiên cứu Dựa vào Tháp nhu cầu của Maslow, mô hình nghiên cứu được lập ra với 3 biến chính là sinh lý, an toàn và tôn trọng. Biến Xã hội và biến Tự khẳng định không được đề cập vào mô hình nghiên cứu vì không phù hợp với đề tài nghiên cứu (thông qua phỏng vấn chuyên sâu). Mô hình nghiên cứu như sau: 2 GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. “Bản chất của Marketing” trong GS.TS Trần Minh Đạo (chủ biên). Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 5 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế) SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 6 Cách phục vụ Vệ sinh thực phẩm Trường chưa có Dịch vụ ăn uống xa Thời gian học SinhAn toàn Tôn trọng Nhu cầu (Needs) Yêu cầu (Demands) Mong muốn (Wants) Khả năng chi trả Cơ sở vật chất Không gian Thực phẩm Dịch vụ Vị trí Thời gian Mong muốn Bàn ghế Diện tích Giờ mở và đóng cửa Ngày hoạt động/tuần Cách phục vụ Nơi đặt Dịch vụ cần có Vệ sinh thực phẩm Thực phẩm cần Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Từ mô hình nghiên cứu, nghiên cứu sẽ bắt đầu từ việc tìm hiểu các yếu tố tác động lên nhu cầu, mong muốn và lần lượt đi vào phân tích yêu cầu của sinh viên đối với căn tin. Về nhu cầu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu như sinh lý, an toàn và tôn trọng. Về mong muốn: Nghiên cứu sẽ tìm hiểu mức độ quan tâm của sinh viên đối với các yếu tố tác động lên nhu cầu. Về yêu cầu: Nghiên cứu sẽ tìm hiểu các yêu cầu của sinh viên về thời gian hoạt động, không gian, cơ sở vật chất, dịch vụ, thực phẩm, vị trí đặt căn tin và khả năng chi trả của sinh viên. 2.3. Tóm tắt Với hai định nghĩa khác nhau, diễn đạt nhu cầu theo cách khác nhau nhưng cả hai định nghĩa đều có một điểm chung là chia nhu cầu làm 3 nhóm: Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu. Nhu cầu của con người cũng đi theo trình tự từ việc thiếu hụt và cầnnhu cầu thì lại mong muốn có được nhu cầu đó để cuối cùng có được nhu cầu khi có khả năng thanh toán (yêu cầu). Theo đề tài này, nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên cũng đi theo trình tự như vậy và mô hình nghiên cứu được lập ra nhằm giải thích rõ hơn về những yếu tố tác động lên nhu cầu, mong muốn cũng như yêu cầu về căn tin của sinh viên. Vậy để làm rõ mô hình nghiên cứu thì cần phương pháp nghiên cứu nhất định, chương 3 sẽ giải thích điều đó. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 7 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua 3 bước như sau: Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của đề tài Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn trực tiếp (thảo luận tay đôi) 1 tuần 2 Nghiên cứu thử nghiệm Định lượng Phỏng vấn bằng bản hỏi 1 tuần 3 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bản hỏi 2 tuần (Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế) Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với việc phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên thuộc hai khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, mỗi khoa là 5 sinh viên. Nội dung thảo luận xoay quanh đề tài nghiên cứu với những cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong dàn bài soạn sẵn nhằm cung cấp thông tin để chuẩn bị cho bản hỏi trong nghiên cứu thử nghiệm. Bước 2: Nghiên cứu thử nghiệm bằng phương pháp định lượng. Mười bản hỏi sẽ được tiến hành khảo sát, sau đó hiệu chỉnh lại ngôn ngữ, cấu trúc và vị trí các câu hỏi. Bước 3: Sau khi bản hỏi đã được hiệu chỉnh, nghiên cứu chính thức sẽ được tiến hành với cỡ mẫu 80 sinh viên. Cả 3 bước nghiên cứu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bước 1 là tiền đề để có được bước 2 và bước 3. Vì vậy, nghiên cứu cần phải được tiến hành đúng theo trình tự để đạt được mục tiêu đã đề ra. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 8 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu thử nghiệm Nghiên cứu chính thức Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Khóa luận tốt nghiệp. Thi Bích Châu. Ngành Kinh tế đối ngoại. 2009) 3.2. Các bước của quy trình nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sẽ được soạn sẵn dàn bài thảo luận trực tiếp và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên. Trong dàn bài thảo luận, nội dung đưa ra có thể mang tính chủ quan nên khi thảo luận trực tiếp nội dung sẽ được bổ sung thông qua câu trả lời của đáp viên. Trường hợp đáp viên còn băn khoăn hay trả lời chưa đủ thì tác giả sẽ gợi ý để đáp viên trả lời đầy đủ ý hơn. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 9 Báo cáo Xử lý dữ liệu Bản hỏi phỏng vấn chính thức (n=80) Phỏng vấn chính thức Hiệu chỉnh Bản hỏi phỏng vấn thử (n=10) Phỏng vấn thử Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Đề cương thảo luận tay đôi (n = 10) Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới 3.2.2. Nghiên cứu thử nghiệm Nghiên cứu sẽ được thử nghiệm bằng 10 bản hỏi nhằm hiệu chỉnh lại cấu trúc, ngôn ngữ và vị trí các câu hỏi. 3.2.3. Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sẽ được tiến hành thông qua bản hỏi đã được hiệu chỉnh. 3.2.3.1. Cỡ mẫu Đề tài sẽ áp dụng phương pháp chọn cỡ mẫu của Roscoe (1975) với quy tắc: Khi phân tích đa biến, cỡ mẫu nên lấy từ 10 lần số lượng tham số cần ước lượng (biến) trở lên. Với nghiên cứu có 7 biến thì cỡ mẫu thích hợp sẽ là: 7 * 10 = 70 mẫu. Phòng trường hợp mẫu không hợp lệ phải loại bỏ, kích thước mẫu để chọn ra khảo sát sẽ là 80 mẫu. 3.2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu Đề tài sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng việc đến tại khoa Kinh tế và khoa Nông nghiệp để phát bản hỏi. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, tiện lợi, dễ cho việc thu mẫu, chỉ cần đến Nhà B và A là có thể phát bản hỏi vì đây là nơi sinh viên hai khoa đang theo học. Phương pháp thu mẫu được chọn là phỏng vấn trực tiếp bằng bản hỏi nên khi đáp viên có thắc mắc thì tác giả có thể trả lời và giải thích cho đáp viên. 3.2.3.3. Xử lý dữ liệu Sau khi đã thu mẫu, nghiên cứu sẽ được tiến hành bước tiếp theo là xử lý dữ liệu bằng công cụ hỗ trợ của phần mềm excel với phương pháp phân tích dữ liệu là thống kê tần số và mode. Quy trình được tiến hành như sau: SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 10 . Sang 2009. Tài liệu giảng dạy Marketing căn bản. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 3 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Nhu cầu. tiêu dùng của sinh viên và nhằm tạo thêm phần lợi nhu n. SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 2 Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới Chương

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:05

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Hình 2.1.

Tháp nhu cầu Maslow Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Hình 2.2.

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của đề tài - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Bảng 3.1.

Các bước nghiên cứu của đề tài Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Hình 3.1.

Quy trình nghiên cứu Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 3.2: Quy trình xử lý dữ liệu - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Hình 3.2.

Quy trình xử lý dữ liệu Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 3.2: Biến nghiên cứu và thang đo Biến nghiên cứuThành phầncủabiến nghiên cứu - Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới

Bảng 3.2.

Biến nghiên cứu và thang đo Biến nghiên cứuThành phầncủabiến nghiên cứu Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan