Mộng trong hồng lâu mộng

12 221 0
Mộng trong hồng lâu mộng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mộng “Hồng lâu mộng” Tào Tuyết Cần “Cửu vân mộng” Kim Vạn Trọng Vũ Thị Thanh Tâm Trong văn học phương Đông, từ huyền thoại cho dến có cánh bướm của Trang Chu, rồi đến tận ngày nay, mộng là một đề tài hấp dẫn làm nên nhiều bộ kỳ thư: “Hồng lâu mộng” của Trung Hoa, “Cửu vân mộng” của Triều Triên, “Năm mươi lăm chuyện kể về mộng” của Ấn Độ, “Mười đêm mộng” của Nhật Bản Trong những tác phẩm nổi tiếng về “mộng ảo” ấy chúng chọn so sánh hai tác phẩm, một là “Hồng lâu mộng”- tiểu thuyết cổ điển “tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, và hai là “Cửu vân mộng”- tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của tác giả Kim-Man-Chung người Triều Tiên Hai tác phẩm này đời cách khoảng một trăm năm (“Cửu vân mộng” được viết vào thế kỷ XVII, “Hồng lâu mộng” viết vào thế kỷ XVIII), cốt truyện khác nhau, song có rất nhiều điểm gặp gỡ về kiểu nhân vật, nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt là kết cấu giấc mộng Tìm hiểu mộng “Cửu vân mộng” và “Hồng lâu mộng” dưới cái nhìn so sánh, từ những tương đồng, chúng ta có thể thấy rõ bản chất loại tiểu thuyết mộng ảo phương Đông, và từ những khác biệt, chúng ta có thể thấy nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm, từ đó mở cánh vào thế giới tư tưởng riêng của mỗi nhà văn “GIẤC MỘNG LẦU HỒNG” VÀ “GIẤC MỘNG CHÍN TẦNG MÂY”- NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG 1.1 Câu chuyện giấc mơ và người mộng ảo “Cửu vân mộng” là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Seong-Jin (Tính Chân) tu luyện ở pháp viện đỉnh núi Liên Hoa của dãy Hoành Sơn, thông minh trí tuệ, vốn được nhắm để truyền y bát Một ngày, Tính Chân nhận lệnh của sư phụ, xuống long cung thăm Long vương Động Đình hồ Tính Chân bị ép uống rượu, dù giới luật nhà chùa cấm, đường về núi lại gặp tám tiên nữ của Ngụy phu nhân vừa đến thăm hỏi sư phụ của Tính Chân trở về, ngồi cầu cản đường, bèn bẻ hoa ném tặng để xin đường Tám nàng tiên ngoảnh nhìn mỉm cười, khiến Tính Chân ngây người, đêm về tự nhủ không nhớ mà cứ nhớ Lòng phàm nổi dậy, muốn làm người nhập thế Sư phụ biết tâm sự của Tính Chân, bèn hóa kiếp cho xuống sống ở cõi phàm trần, đầu thai làm người trai tên Dương Thiếu Du, đày tám tiên nữ xuống trần trải qua cõi đời mộng ảo Thiếu Du sinh ở đất Sở, đến mười bốn tuổi dung mạo tuấn tú, tài học xuất chúng, nhân khoa thi bèn lên đường vào kinh ứng thí Từ lúc lên đường đến vào kinh, chàng gặp mỹ nữ, đến đỗ trạng nguyên lấy tất cả hai vợ, sáu thiếp, gồm có: công chúa Lan Dương, Trịnh tiểu thư quan tư đồ (sau được phong là Vinh Dương công chúa), Tần Thái Phượng- gái Tần Ngự Sử, nàng hầu Giả Xuân Vân, hai nàng kỹ nữ Quế Thiềm Nguyệt và Địch Kinh Hồng, nàng Thẩm Niễu Yên và nàng Lăng Ba Tám người gái này vốn là tám tiên nữ hóa thân, đều là bậc giai nhân tuyệt sắc Dương Thiếu Du cùng tám mỹ nữ chung hưởng vinh hoa phú quý tột bực, chức cao, quý Đến tuổi sáu mươi, Thiếu Du từ quan, chín người cùng về sống ở núi Chung Nam, cảnh đẹp ở chốn bồng lai thêm nhiều năm nữa Một ngày, nhân lễ mừng thọ, họ cùng ngoạn cảnh, gặp sư phụ xưa, Thiếu Du chợt giác ngộ về cuộc đời thật, bỗng từ bốn phía thấy mây bao phủ, cảm thấy say giấc mộng, định thần lại thấy mình là nhà sư Tính Chân ở đạo tràng Liên Hoa Tính Chân hồi tưởng lại, tất cả những chuyện sớm tối hành lạc đều chỉ là một giấc mộng xuân mà thôi, phú quý phồn hoa, tình dục nam nữ đều là hão huyền Tính chân đến gặp sư phụ, lại thấy người báo tin với sư phụ: “Tám tiên nữ dưới trướng Vệ phu nhân đến ngày hôm qua lại xin yết kiến đại sư” Tám nàng tiên đến tạ ơn giác ngộ, rồi cùng xuống tóc tu hành Tính Chân và tám tiên nữ đã tu thành chính quả Nội dung của “Cửu vân mộng” có nhiều khác biệt với “Hồng lâu mộng”, dung lượng truyện nhỏ (độ dài của “Cửu vân mộng” chỉ bằng khoảng 1/7 “Hồng lâu mộng”), tình tiết không phức tạp lắm, giấc mộng lại có phần êm đềm lý tưởng chứ không nhiều hợp tan, vui buồn giấc mộng lầu hồng, song về bản đã gặp gỡ ở cốt truyện người mê ngộ- đầu thai- giải thoát, ở kết cấu giấc mộng, kiểu nhân vật đa tình, và một số điểm tương đồng về mặt tư tưởng Trước hết, về cốt truyện kẻ mê ngộ- đầu thai- giải thoát “Cửu vân mộng” là câu chuyện của Tính Chân và tám tiên nữ, vốn tu hành núi thiêng, tâm sạch sáng suốt, vì gặp bỗng động lòng phàm Đây là quá trình từ “vô tâm” đến “si” Khi đã “si”, Tính Chân nghĩ : “bậc nam nhi sinh ở đời, giúp đời thì làm tướng soái ba quân, vào triều thì đứng đầu bách quan, khoác áo cẩm bào vào người, thắt đai tía vào lưng, mắt nhìn thấy vẻ đẹp kiều diễm, tai nghe thấy âm diệu kỳ, vinh hoa tột bậc, công danh truyền lại cho đời sau, đó mới là việc làm của bậc đại trượng phu.”[1], rồi đâm chán cõi tịch mịch: “Đức của nhà Phật cao dày, đạo huyền diệu quá tịch mịch, nhạt nhẽo khô khan”.[2] Cũng vậy, Hồng lâu mộng, viên đá Nữ Oa bỏ lại là vật thiêng, một ngày nghe nhà sư và đạo sĩ nói đến chuyện vinh hoa phú quý dưới hồng trần mà bất giác động lòng phàm tục, trở thành “si”, xin hai vị sư phụ “mang đệ tử xuống cõi trần cho đệ tử hưởng ít năm giàu sang êm ấm”[3] Nhân vật “si” “Hồng lâu mộng” có phần phức tạp “Cửu vân mộng”, bởi là nhân vật “kép”: không chỉ là viên đá si, mà còn là vị Thần Anh “bị lửa trần rực cháy lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp ảo duyên” Như vậy đá “si” lại gặp người “si”, cả hai cùng vì lòng phàm mà xuống cõi trần bụi bặm Ở cả hai tiểu thuyết, qua hai nhân vật nam chính với “lòng phàm”của họ, có thể thấy rõ cái “si” ở không phải chỉ là “tình si”, mà còn là lòng ham vinh hoa phú quý Tính Chân gặp tám nàng tiên chỉ là cái cớ để từ đó nghĩ về thế gian với những ham muốn không chỉ dừng lại ở tình ái, mà còn là công danh, phú quý và bao thú vui khác, còn đá thiêng vì nghe chuyện trần gian vinh hoa phú quý mà sinh thèm muốn Nói vậy để thấy cái “si” của nam giới hai tác phẩm đều không giống với cái “si” của nhân vật nữ chính, bởi cả hai tác phẩm, nguyên cớ xuống trần của các nhân vật nữ đều chỉ là để trả nợ gió trăng: tám tiên nữ “Cửu vân mộng” vì một thoáng nói cười mà phải trải qua kiếp người để tắt lòng dục, nàng Giáng Châu “Hồng lâu mộng” vì ơn bón tưới mà phải theo Thần Anh, lấy hết nước mắt của đời mình để trả nợ Như vậy, nhân vật nữ đều trải qua cõi trần chỉ vì một mối “tình si” Qua biểu hiện của “lòng phàm” vậy, đủ thấy cái nhìn tinh tế của cả hai tác giả phân tích sự si mê ở nam và nữ Nam giới để tâm thèm muốn nhiều thứ huyễn hoặc là nữ nhi- những người mà cuối cùng nguyên nhân mê muội chỉ vì một chữ “tình” Ứng với kết cấu truyện người cõi tiên, vật thiêng đầu thai xuống phàm trần rồi tỉnh ngộ trở về tiên giới là kết cấu không gian thiêng- tục- thiêng Nếu “Hồng lâu mộng” khởi đầu từ không gian huyền thoại đỉnh Vô Kê- núi Đại Hoang với câu chuyện Nữ Oa luyện đá vá trời, thì “Cửu vân mộng” bắt đầu từ bối cảnh huyền thoại với dãy núi Hoành Sơn phía Nam Trung Quốc, nơi Tiên nữ Ngụy phu nhân tu luyện cùng tiên đồng ngọc nữ, là nơi các vị tăng từ đời nhà Đường bện cỏ lập am, thuyết pháp Đại thừa giáo hóa chúng sinh Kết thúc kiếp hồng trần, các nhân vật trở về với không gian thiêng ấy Nếu đúng theo kết cấu này, kết thúc “Hồng lâu mộng”, cảnh cuối phải là núi Đại Hoang, còn “Cửu vân mộng” phải khép lại ở núi Hoành Sơn “Cửu vân mộng” quả thực đã tuân theo kết cấu vòng tròn về không gian ấy Đoạn kết là: “Từ đó về sau, Tính Chân dẫn lối cho đệ tử ở đạo tràng Liên Hoa Tám ni cô đều tôn Tính Chân làm sư phụ, tu hành đắc đạo của Bồ Tát và cuối cùng đều trở về thế giới cực lạc” Chính vì tôn trọng hoàn toàn kết cấu này, “Cửu vân mộng” có dáng vẻ một câu chuyện cổ tích mang âm hưởng thần tiên và Phật giáo Nhưng “Hồng lâu mộng” thì lại không khép lại ở không gian thần tiên, không nói tới nhân vật chính nữa Cuối truyện là cảnh Giả Vũ Thôn nằm ngủ say lều cỏ ở cửa sông Giác Mê nơi bến Cấp Lưu, rồi chẳng biết sau Không Không đạo nhân qua lại gặp để xác nhận chuyện “Thạch đầu ký”, rồi lại đến gặp Tào Tuyết Cần, nghe Tào Tuyết Cần nói “Chuyện này toàn là câu chuyện thêu dệt” Kết lại là “Té toàn là chuyện bày đặt viển vông cả Không những người làm không biết, mà cả người đọc không biết nữa Chẳng qua chỉ là thứ văn chương du hý, để cho thích thú tính tình mà ” Cái kết đó làm “Hồng lâu mộng” mang một màu sắc khác với truyện cổ tích, thần thoại Ý nghĩa giáo huấn đậm không lộ, yếu tố hoang đường được tô đậm, tưởng chỉ là câu chuyện “bịa” để mua vui chốn nhân gian, tiểu thuyết mang màu sắc hiện đại 1.2 Kết cấu giấc mộng 1.2.1 Kết cấu thực- mộng- thực Với kết cấu không gian thiêng- tục- thiêng vừa nêu, theo lẽ thường không gian “thiêng” phải ứng với thế giới ảo, thế giới mộng, còn không gian tục là thế giới thực, vậy kết cấu truyện phải là mộng- thực- mộng Nhưng “Cửu vân mộng”, thế giới thực của Dương Thiếu Du lại chỉ là giấc mộng của Tính Chân Tính Chân sau gặp tiên nữ, đêm về nhập định lòng không yên, có những suy nghĩ trần thế, rồi bỗng thấy thành chàng Thiếu Du giữa cõi hồng trần, Khi Thiếu Du tỉnh ngộ, lại thấy mình là Tính Chân, cả cõi đời chỉ diễn một đêm, thời gian được đánh dấu bằng một lời thông báo: các tiên nữ mới đến hôm qua, hôm lại xin gặp sư phụ Vậy mấy mưoi năm vinh hoa phú quý ở nhân gian- khoảng thời gian được mô tả phần lớn tác phẩm- với sự kiện của đời thực- lại chỉ là một giấc mộng xuân “Hồng lâu mộng” có kết cấu hư- thực- hư, cuối cùng lại là thực- hư- thực vậy Thế giới phủ Giả được mô tả tỉ mỉ với mấy trăm nhân vật sống động, cùng bao vinh hoa phú quý lẫn với bi sầu, ly tán rút cuộc chỉ là thế giới mộng so với thế giới Thái hư ảo cảnh và núi Đại Hoang Thần Anh là đá lại trở về kiếp đá, Đại Ngọc là nàng Giáng Châu lại trở về làm tiên, dứt hẳn mối si tình, các nàng tiên lần lượt trở về xóa tên sổ bạc mệnh Như vậy, “Hồng lâu mộng” và “Cửu vân mộng” cùng gặp ở kết cấu giấc mộngmột kiểu kết cấu quen thuộc văn học Á Đông Giải thích cho kết cấu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Diệu Linh từng viết: đó là “ảnh hưởng của biến văn Phật giáo đời Đường đối với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc Loại tiểu thuyết Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến bố cục kết cấu của truyền kỳ đời Đường, nhiều truyền kỳ có kết cấu một giấc mơ Chúng ta có thể lấy ví dụ như: Câu chuyện chiếc gối của Thẩm Ký Tế, Anh đào y của Nhiệm Phan hay Liễu tham quân của Lý Triều Uy [4] Tương tự, ở Hàn Quốc, dưới ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Hoa, đã hình thành cả một dòng tiểu thuyết về “mộng” Tiểu thuyết mộng du xuất hiện từ đầu thời Cho-son (1392-1910), cấu trúc thường là phần dẫn nhập trước có giấc mộng và phần kết là phần sau đã thức tỉnh, ôm lấy phần trung tâm là mộng ảo Có thể kể đến tên các tiểu thuyết mộng ảo “Ngọc lân mộng” của Yi-Chơng-Chak, “Ngọc lâu mộng” của Nam-Yong-Rô “Cửu vân mộng” của Kim-Man-Chung chính là một giấc mộng dòng mộng ảo ấy Nói về kết cấu mộng ảo, hai tiểu thuyết này còn có một điểm gặp gỡ nữa, đó là sự đan xem hai thế giới mộng- thực suốt phần thân truyện Nhân vật có thể lại giữa hai thế giới qua phương tiện là những giấc mơ Trong “Hồng lâu mộng”, chàng Giả Bảo Ngọc của cuộc đời trần tục hai lần đến Thái hư ảo cảnh (một lần ở hồi thứ năm, một lần ở hồi 116), một lần đến cõi địa phủ (hồi chín mươi tám) Trong “Cửu vân mộng”, Dương Thiếu Du một lần trở về núi Nam nhạc kiếp trước mình từng sống, thấy sư phụ giảng kinh, một lần đến long cung ở hồ Động đình kiếp trước mình từng qua, gặp Long Vương xưa tiếp rượu Ngoài nhân vật chính của cõi đời trần tục, cả hai tác phẩm còn có những nhân vật đạo sĩ, nhà sư đắc đạo có thể tự lại giữa hai thế giới thực- mộng ấy, đó là đạo sĩ chốc đầu và nhà sư khiểng chân “Hồng lâu mộng”, là đạo nhân núi Lam Điền “Cửu vân mộng” 1.2.3 Kết cấu “mộng mộng” Hồng lâu mộng là một giấc mộng dài, đó lại ôm trùm rất nhiều mộng khác Theo thống kê, tổng số cả lớn cả nhỏ Hồng lâu mộng có tất cả ba mươi hai giấc mơ Trong tám mươi hồi đầu Tào Tuyết Cần viết có hai mươi giấc mơ, bốn mươi hồi Cao Ngạc viết có mười hai giấc mơ Có thể kể những giấc mộng sau đây: Hồi thứ nhất: Chân Sĩ Ẩn ngủ gục thư phòng, mơ màng thấy nhà sư và đạo sĩ đem Thông linh bảo ngọc đến Thái hư ảo cảnh Hồi thứ năm: Bảo Ngọc mơ đến Thái hư ảo cảnh Hồi mười hai: Giả Thụy soi gương phong nguyệt, thấy mình ân ái với Phượng Thư Hồi mười ba: Phượng Thư mơ thấy Tần Khả Khanh đến từ biệt Hồi hai mươi bốn: Hồng Ngọc mơ thấy Giả Vân nhặt được khăn lụa và nắm tay cô ta Hồi ba mươi tư: Bảo Ngọc bị đánh đau, mơ thấy Tưởng Ngọc Hàm và Kim Xuyến đến kể lể, khóc lóc Hồi ba mươi sáu: Bảo Ngọc nằm mơ thấy hòa thượng và đạo sĩ nói đến nhân duyên vàng ngọc Hồi bốn mươi tám: Hương Lăng mộng ngẫm được tám câu thơ Hồi năm mươi sáu: Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc cùng nằm mộng gặp Hồi sáu mươi sáu: Liễu Tương Liên mơ thấy Vưu Tam thư, tỉnh mộng giác ngộ Hồi sáu mươi chín: Vưu Nhị thư mơ thấy Vưu Tam thư cầm kiếm giục giết chết Phượng Thư để báo thù Hồi bảy mươi hai: Phượng Thư kể chuyện mơ thấy thái giám đến đòi và cướp một trăm tấm gấm Hồi bảy mươi bảy: Bảo Ngọc mơ thấy Tình Văn đến từ biệt Hồi tám mươi hai: Đại Ngọc mơ thấy người nhà đến đón mình về gả chồng, Bảo Ngọc rạch bụng phơi bày tim gan Bảo Ngọc mơ thấy giấc mộng này Hồi tám mươi bảy: Diệu Ngọc nhập định bỗng mơ thấy có người đòi cưới mình, lại thấy kẻ cướp đến bắt Hồi tám mươi chín: Đại Ngọc mơ thấy có người gọi “mợ hai Bảo” Hồi chín mươi ba: Người họ Chân kể chuyện Chân Bảo Ngọc mơ thấy các cô gái hóa ma quỷ, xương người mà tỉnh ngộ Hồi chín mươi tám: Bảo Ngọc mơ thấy mình xuống âm ty tìm em Lâm Hồi một trăm linh một: Phượng Thư vườn Đại Quan mơ thấy Tần Khả Khanh đến trách mình không lo việc lập nghiệp muôn đời Hồi một trăm mười một: Hồn phách Uyên Ương theo Tần Thị Hồi một trăm mười hai: Dì Triệu mơ thấy quỷ sứ đến hỏi tội dì ta cùng Mã đạo bà bày mưu hại Phượng Thư và Bảo Ngọc Hồi một trăm mười bốn: Phượng Thư mê sảng đòi thuyền để về Kim Lăng nhập vào sổ Thập nhị Kim thoa Hồi một trăm mười sáu: Hồn Bảo Ngọc lìa khỏi xác đến cung Cảnh ảo ngộ duyên tiên Hồi một trăm mười bảy: Đạo bà am Thủy Nguyệt mộng thấy Diệu Ngọc bị giết chết Hồi một trăm hai mươi: Tập Nhân mơ thấy Bảo Ngọc và hòa thượng nói “Tôi không nhận các chị đâu” Giống “Hồng lâu mộng”, “Cửu vân mộng” có kết cấu là một giấc mộng lớn ôm lấy nhiều giấc mộng nhỏ, tiêu biểu nhất là hai giấc mộng sau đây: Trong chương mười, Dương Thiếu Du đem quân đánh giặc Hồ, ngang qua Bàn Xà Cốc là một địa điểm hiểm trở, nguồn nước lại nhơ bẩn, khiến binh sĩ uống vào đều lâm bệnh, quan quân tiến thoái lưỡng nan Đêm ấy Thiếu Du “tựa gối ngủ thiếp một lát” thì mộng thấy gặp gái út của Long vương Động Đình, cùng nàng lập kế đánh những loài thủy tộc độc ác, làm nước sạch trở lại Trong chương mười hai, Thiếu Du thắng giặc đường trở về, lòng thương nhớ cố nhân, đêm gặp một giấc mộng lạ: “Thượng thư ngủ thiếp Bỗng mơ thấy bay lên trời cao, mây ngũ sắc bao phủ cung khuyết thất bảo Có hai thị nữ nói với Thượng thư: - Trịnh tiểu thư có lời mời Thượng thư theo thị nữ bước vào một cái sân rộng thì thấy hoa tiên nở rộ, lầu Bạch ngọc có ba tiên nữ sánh vai nhau, sắc phục lộng lẫy Hậu phi, mày xanh mắt sáng long lanh Trông thấy Thượng thư liền đứng dậy vái chào, phân chỗ chủ khách Tiên nữ ngồi hỏi rằng: - Quân tử sau ly biệt vẫn bình thường chứ? Thượng thư nhìn xem thì đúng là dung mạo tiểu thư lúc đánh đàn, cùng chàng tâm sự Thượng thư vừa vui vừa sợ không nói thành lời Tiểu thư nói: - Thiếp đã rời xa nhân gian, bay lên thiên cung Nhớ lại chuyện thì chỉ thấy cách trở giòng Nhược Thủy mà Quân tử gặp cha mẹ thiếp sẽ không biết được tin tức của thiếp Rồi chỉ sang hai tiên bên cạnh, nói: - Phía bên này là Tinh quân Chức Nữ, bên là Ngọc nữ dâng hương, đều có nhân duyên với quân tử ở kiếp trước Chàng đừng nhớ thiếp Nếu nhân duyên với họ mà thành thì thiếp được phần gửi gắm Thượng thư ngắm nhìn hai tiên nữ thì thấy tiên nữ ngồi chỗ cuối có khuôn mặt quen quen mà không thể nhớ được Bỗng bất thình lình chàng tỉnh giấc bởi tiếng trống, tiếng kèn nổi lên ngoài hiên.”[5] 1.2.3 Hiện tượng đồng mộng: Trong “Hồng lâu mộng”, có những giấc mộng không chỉ đến với một nhân vật, mà cả hai người cùng mơ thấy nhau, giấc mộng cùng một nội dung Đó là giấc mộng của Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc ở hồi năm mươi sáu, và mộng của Đại Ngọc- Bảo Ngọc ở hồi tám mươi hai Hiện tượng đồng mộng này có “Cửu vân mộng” Ở chương thứ mười, Dương Thiếu Du mộng thấy mình cần đầu binh sĩ đánh với các loài thủy tộc Mộng đến đoạn thắng trận, thắp hương lễ vái, lúc xuống điện thì lỡ chân ngã xuống, kinh sợ rồi tỉnh giấc, thấy thân mình ở doanh trại, tựa vào ghế và trời đã sáng Khi ấy, Thiếu Du nghi ngờ về giấc mộng, bèn hỏi binh sĩ của mình: “Thượng thư hội các tướng sĩ lại hỏi: - Các người đêm qua có mơ thấy gì không? Chúng đáp: - Mơ theo Nguyên soái giao chiến với quỷ thần binh sĩ, bắt sống được tướng soái của chúng.”[6] Hiện tượng “đồng mộng” cả hai tác phẩm đều có ý nghĩa là để xác thực mộng không hoàn toàn là ảo Giả bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc không phải chỉ mộng thấy nhau, mà còn thoát hồn đến thăm Có những chuyện là thực, không phải bao giờ chính thân xác người hành động mà làm nên Có thể đó là việc “hồn” làm chứ không phải là xác Cũng vậy, việc giao chiến của Dương Thiếu Du và binh sĩ chống lại thủy quân là chuyện xảy thực, hồn họ đã làm, mới có xác cá chất đầy núi, máu chảy tràn đất sau một đêm ngủ say Ý nghĩa giấc mộng và tư tưởng của tác phẩm Trong “Hồng lâu mộng” và “Cửu vân mộng”, những giấc mộng kiểu nhân vật nằm mê có nhiều ý nghĩa: nó phản ánh tâm tư, khắc họa thế giới tình cảm với những nhớ nhung, yêu thương, khao khát hay ám ảnh của nhân vật; hoặc báo trước những điềm lành, dữ; có thể là cuộc gặp gỡ lần cuối với những người hấp hối Ở đây, chúng không bàn về ý nghĩa của những giấc mộng mộng đó, chỉ nói đến ý nghĩa của giấc mộng lớn bao trùm tác phẩm “Hồng lâu mộng” là giấc mộng về chốn lầu son gác tía nơi phủ Ninh- Vinh phồn hoa tột bực, nó là tập hợp của muôn vàn những giấc mơ của người xã hội phong kiến đầy mâu thuẫn, rối ren và mục nát, mà trước hết là mộng giàu sang, vinh hoa phú quý Tại đạo sĩ và hòa thượng không đem Thông linh bảo ngọc cho nhập vào một người ngoài chốn lầu son gác tía, sống đời bần? Là bởi vì lòng phàm của đá thiêng trước hết là nỗi ham mê vinh hoa, hưởng lạc nơi trần thế Đó chính là ham muốn chung của người thế gian Chỉ trải qua hết vinh hoa tột bực, mới thấy hết sự vô nghĩa của kiếp người, lòng mới không còn khao khát, thèm muốn, si mộng Mộng lầu hồng từ chỗ vinh hoa đến suy tàn chỉ chớp mắt, một nhà trâm anh thế phiệt bỗng chốc tan hoang suy kiệt, mới thấy đời người có đó rồi không chỉ bóng câu qua cửa, có tụ ắt có tan, lúc có ắt có lúc không, cái có đó chỉ là mộng ảo Thần Anh vì si mộng, hóa kiếp làm chàng Bảo Ngọc đa tình, quanh mình có người phụ nữ tài sắc Bảo Ngọc đã làm rơi lệ không biết người gái, không trực tiếp, song đã gián tiếp làm khổ từ Đại Ngọc, Kim Xuyến, Tình Văn, đến Tập Nhân, cả Bảo Thoa, và không trừ “người ngoài cửa” Diệu Ngọc Cũng chính vì tình ái quá dồi dào mà Bảo Ngọc đã từ chữ “Sắc” đến ngộ hiểu chữ “Không” để rồi kết cục trở thành người xuất gia, không vấn vương tình ái, vinh hoa “Cửu vân mộng” là giấc mộng lý tưởng, vinh hoa bậc nhất Chàng Dương Thiếu Du sinh gia đình không phải là vinh hoa tột bực, bước đường công danh đã đem chàng đến đỉnh điểm giàu sang, phú quý chỉ vài năm ngắn ngủi từ mười sáu đến tuổi đôi mươi Lầu son gác tía, ơn vua lộc nước, vợ đẹp quý cùng những thú vui đàn ca hát xướng, không thiếu gì chưa trải qua Trong giấc mộng dài ấy, nhờ làm chàng trai đa tình, đào hoa tột bậc, chung hưởng tình ái dồi dào với tám mỹ nữ tài sắc lừng lẫy nhất thiên hạ, mà kẻ mê ngộ sau cùng mới sực tỉnh, hiểu rằng ái tình chỉ là hư huyễn, giàu sang chỉ là giấc mộng không thực, mà từ “si” đến “ngộ” hoàn toàn Cả hai tác phẩm đều đến hồi kết là vinh hoa tan bèo nước, tình ái gió thoảng bay, nhân vật chính về với cõi Phật, đã phản ánh sâu sắc triết lý sắc- không của Phật giáo “Mộng” “Hồng lâu mộng” và “Cửu vân mộng”, bên cạnh triết lý sắc không, còn hòa quyện tư tưởng tiêu dao thoát tục của Lão- Trang Bảo Ngọc vốn ghét sách vở thánh hiền, đời ngoài những thứ “văn chơi”, thì còn lại chỉ thích đọc sách Thiền và sách của Lão- Trang Sau tỉnh mộng, Bảo Ngọc đã theo bước một tăng một đạo, vùn vụt chỉ để lại tiếng hát tiêu dao: “Chỗ ta ở chừ, đỉnh núi u Chỗ ta chơi chừ, cõi không mịt mù Ai cùng ta chừ, ta theo ai? Mênh mông mịt mù chừ, về nơi Đại hoang.” Tính Chân “Cửu vân mộng”, sau trải qua cuộc đời mộng ảo của Dương Thiếu Du, đến cúi đầu trước sư phụ Người dạy rằng: “Con cao hứng lên thì đi, hết hứng lại về, ta có can dự gì vào chuyện đó? Hơn nữa, nói: “Đệ tử mơ chuyện luân hồi ở nhân gian”, đó là sự phân chia tách bạch làm hai giữa giấc mộng và thế giới nhân gian của Giấc mộng của vẫn chưa tỉnh Bây giờ, cho rằng Tính Chân là thân con, giấc mộng là mộng của thân thì nghĩ rằn thân và giấc mộng không phải là một Tính Chân và Thiếu Du thì là giấc mộng, không phải là giấc mộng?”[7] Những dòng đó “Hồng lâu mộng” và “Cửu vân mộng” không thể không khiến người đọc liên tưởng đến mộng hóa hồ điệp của Trang Chu: Có một lần Trang Chu mộng thấy mình là bướm Thế là phấp phới bay, bướm mà Tự mình thích chí lắm! Không còn biết gì Chu Bỗng nhiên rồi thức giấc Thì lạ lùng chưa, lại là Chu Không biết giấc mơ Chu đã làm bướm Hay giấc mơ bướm đã làm Chu? Chu và bướm ắt phải khác phận Đấy gọi là vật hóa[8] NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT GIỮA HAI TIỂU THUYẾT Khác biệt bản nhất giữa “Cửu vân mộng” và “Hồng lâu mộng” là ở chỗ hai giấc mộng, một là mộng đẹp, còn giấc mộng là mộng lẫn buồn vui “Mộng chín tầng mây” có thể nói là một giấc mộng đẹp hoàn hảo Chàng Dương Thiếu Du sinh một gia đình bình thường, nề nếp Đường học lập công danh của chàng nhìn chung là suôn sẻ: mười bốn tuổi tài cao học rộng lên đường thi, dẫu phải lỡ một khoa thi vì đất nước có loạn, song đó không phải khoảng thời gian đợi chờ vô nghĩa, mà chàng được một đạo sĩ cưu mang, việc chỉ qua một ngày, rồi lại vào kinh ứng thí khoa sau, đậu trạng nguyên Sau thi đỗ, lại lập được công lớn, hết dẹp giặc ngoại xâm đến trị yên nội loạn Về đường tình duyên, chàng là người “đa tình” không “đa đoan” Tám người vợ lần lượt đến với chàng một cách tự nguyện, yêu thương thuận hòa, những trắc trở đều được giải quyết êm thấm Con người Dương Thiếu Du đa tài, đa tình, hoàn toàn nằm khuôn khổ phong kiến, là một “quân tử” lý tưởng theo chuẩn mực Nho gia Trong chàng, tư tưởng Phật giáo và Lão Trang kết hợp hài hòa với tư tưởng Nho giáo, vừa có công danh phú quý, vừa an nhàn tự tại Ngược lại, mộng “Hồng lâu mộng” là giấc mộng trước êm ấm, sau tan vỡ bi thương Xuyên suốt giấc mộng ấy là nỗi băn khoăn, lo sợ, đau khổ, uất hận của nàng Đại Ngọc đa tình, đa cảm, là nỗi niềm tiếc nuối của chàng Bảo Ngọc si tình, cùng với nỗi lòng trăm mối của biết bao nhân vật đa đoan khác Bảo Ngọc không phải là chàng trai lý tưởng theo tiêu chuẩn của xã hội phong kiến Nhân vật đời là sản phẩm của cuộc giao tranh ý thức hệ xã hội Trung Hoa cuộc chuyển mình lịch sử, tầng lớp quý tộc phong kiến bước đường suy tàn, tầng lớp thị dân mới hình thành, mang mình những tư tưởng mới Hai nhân vật đa tình hai tác phẩm là đại diện của hai ý thức hệ khác nhau, một cũ, một mới Dẫu không kể đến khoảng cách không gian, bởi tiểu tuyết “Cửu vân mộng” của Triều Tiên, lấy bối cảnh Trung Quốc, sáng tác bằng chữ Hán; không thể không kể đến khoảng cách một trăm năm giữa “Cửu vân mộng” và “Hồng lâu mộng”, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII Một trăm năm ấy là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ, xã hội phong kiến suy tàn nhanh chóng một giấc mộng “Cửu vân mộng” là sản phẩm phản ánh xã hội phong kiến thời thịnh trị, bình an, thì đến “Hồng lâu mộng” đã là xã hội suy tàn, mục ruỗng Ngoài ra, sự khác biệt giữa tính chất êm đềm của “Cửu vân mộng” với nỗi ba đào, cuộn sóng “Hồng lâu mộng” còn là đối tượng độc giả mà người viết nhắm đến Tương truyền “Cửu vân mộng” là tác phẩm được sáng tác với mục đích đầu tiên là để giải buồn cho mẹ của tác giả Kim Vạn Trọng, bên cạnh đó có ý kiến cho rằng Kim Vạn Trọng sứ Trung Quốc, mẫu thân dặn tác giả mua tặng bà một cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vì lãng quên nên Kim Vạn Trọng vội sáng tác “Cửu vân mộng” để dâng lên mẹ Về loại hình, là một “tiểu thuyết khuê phòng”- tức là tiểu thuyết viết cho phụ nữ tầng lớp thưởng thức, nên tất nhiên phải thỏa mãn thị hiếu của lớp người thích sự bình yên, chuẩn mực và thích những kết cấu có hậu đó Trong đó, Tào Tuyết Cần sáng tác “Hồng lâu mộng” “chữ chữ đều bằng máu”, kể lại những trải nghiệm thực của mình về cõi đời hợp- tan, mộng ảo đầy bi kịch Đối tượng độc giả của tác phẩm lại là dạng công chúng mới thuộc tầng lớp thị dân, không thích những khuôn khổ sáo mòn và những câu chuyện lý tưởng không thực Về vấn đề thời đại và độc giả của Hồng lâu mộng, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên từng viết: “Cái gì làm người Trung Quốc say mê Hồng Lâu Mộng đến vậy? Trước hết, đó là tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại Trung Quốc dưới thời nhà Thanh những năm các hoàng đế Ung Chính, Càn Long tại vị (1723-1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả thương nghiệp, ngành khai thác các mỏ… phát triển mạnh Những thành phố lớn Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất Thị trấn Thanh Giang bên bờ sông Vận Hà thời đó đã có nửa triệu dân cư Nền kinh tế phát triển sinh một lớp người thành thị có những nhu cầu thẩm mỹ mới Một số tác phẩm tiểu thuyết tình đời: Tây Sương Ký, Mẫu Đơn Đình, Liêu Trai… vv Đó là những văn phẩm tả tình yêu nam nữ, những số phận người thường, những vui buồn riêng tư.”[9] Những khác biệt đây, có thể tóm gọn một nhận định: “Cửu vân mộng” là “mộng” nhiều “Hồng lâu mộng”, người viết còn giấc mộng thịnh vượng của thời phong kiến, người đọc hướng đến của tác phẩm giấc mộng bình yên, hoàn hảo Những giấc mộng ấy đều đã tan hết “Hồng lâu mộng”, không còn chút dấu vết “Hồng lâu mộng” là truyện về mộng, lại phản ánh một sự “tỉnh mộng” hoàn toàn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tào Tuyết Cần: Hồng lâu mộng, bản dịch của Vũ Bội Hoàng- Trần Quảng- Nguyễn Doãn (5 tập), nxb Văn Nghệ TPHCM, 1999 2 Kim Vạn Trọng: Cửu vân mộng, bản dịch của Lý Xuân Chung, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 Trần Xuân Đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo gục, Hà Nội, 2001 Nguyễn Thị Diệu Linh: Thực- hư với kết cấu không- thời gian của Hồng lâu mộng, in “Tào Tuyết Cần- tác gia tác phẩm văn học nước ngoài nhà trường”, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2006 Cùng một số bài viết Blog Hồng Lâu Mộng- Yahoo 360 blog; Diễn đàn ngauhung.org ... “Hồng lâu mộng”, không còn chút dấu vết “Hồng lâu mộng” là truyện về mộng, lại phản ánh một sự “tỉnh mộng” hoàn toàn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tào Tuyết Cần: Hồng lâu mộng,... truyện Nhân vật có thể lại giữa hai thế giới qua phương tiện là những giấc mơ Trong “Hồng lâu mộng”, chàng Giả Bảo Ngọc của cuộc đời trần tục hai lần đến Thái hư ảo... đạo sĩ chốc đầu và nhà sư khiểng chân “Hồng lâu mộng”, là đạo nhân núi Lam Điền “Cửu vân mộng” 1.2.3 Kết cấu “mộng mộng” Hồng lâu mộng là một giấc mộng dài, đó lại ôm

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mộng trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần và “Cửu vân mộng” của Kim Vạn Trọng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan