Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

137 554 3
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Hương thủy có 32.325,33 ha đất Lâm nghiệp chiếm gần 70,68 % diện tích tự nhiên của huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 14.289,7 ha và rừng trồng là 12.756,69 ha với quy mô như vậy, rừng huyện hương thủy có vai trò quan trọng đối với huyện Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, rừng kết hợp với sông, đồng ruộng tạo ra bức tranh màu xanh phong phú vá hữu ích, là hàng rào bảo vệ cho huyện trước những tác động bất lợi của thiên nhiên. Dưới góc độ kinh tế thì diện tích rừng trồng thương mại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghệ chế biến nguyên liệu giấy, hàng mộc dân dụng thay cho gỗ rừng tự nhiên, là đối tượng để phát triển kinh tế trang trại Lâm nghiệp, giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Trong những năm qua, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện dựa trên lợi thế của vùng. Chính quyền, nhân dân huyện Hương Thủy chỉ đạo phát triển Lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng đã có, đầu tư tập trung trồng rừng mới những nơi đất trồng đồi núi trọc. Kết quả bước đầu đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong một số lĩnh vực kinh tế xã hội của người dân, lợi ích kinh tế từ phát triển đồi rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân, vốn rừng được duy trì, bảo vệ và phát triển, thu nhập đời sống nhân dân được nâng lên, sản phẩm thu hoạch từ rừng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người dân. Người dân đã thấy được lợi ích to lớn từ rừng đem lại, họ ngày càng gắn bó và tâm huyết với rừng hơn. Bên cạnh đó sản phẩm rừng trồng đã có chỗ đứng trên thị trường, đã mang lại cho người dân và các tổ chức Lâm nghiệp một nguồn thu đáng kể. Sản phẩm rừng trồng tạo nên nguồn nguyên liệu đầu vào 1 cho ngành chế biến lâm sản, cung cấp nguyên liệu gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu mang lại nguồn ngọai tệ lớn, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Tuy nhiên, vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác hiệu qủa kinh tế từ rừng trong những năm qua Hương Thuỷ vẫn còn một số hạn chế. Diện tích rừng trồng đặc biệt là rừng trồng thương mại nói chung phát triển chưa đồng đều, nhiều diện tích rừng trồng năng suất thấp, chất lượng hiệu quả và độ bền vững của rừng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân còn thấp, chưa thấy hết được giá trị kinh tế từ phát triển đồi rừng mang lại, chưa coi trọng hiệu quả, giá trị của việc trồng rừng nên tỷ lệ cây trồng sống không cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa dám đầu tư nhiều cho việc phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại… Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng tại một số cơ sở còn yếu. Cơ sở phục vụ cho sản xuất Lâm nghiệp còn nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay không những đối với huyện huơng thủy, một huyện có diện tích đất Lâm nghiệp chiếm 70,68 phần trăm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế" làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học kinh tế. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại tại huyện Hương Thủy, đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả 2 kinh doanh rừng trồng thương mại, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại. - Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại huyện Hương Thủy nhằm tìm ra mô hình kinh doanh rừng trồnghiệu quả cao và phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng. - Tìm hiểu một số nhân tố tác động chính đến việc phát triển rừng trồng thương mại trên địa bàn huyện Hương Thủy: Chính sách, thị trường và điều kiện tự nhiên. - Nghiên cứu đề xuất mô hình rừng trồng thương mại hiệu quả và có tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, tập trung các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng của các hộ gia đình trồng rừng huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi thời gian: Để xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của các hộ gia đình kinh doanh trồng rừng thương mại, luận văn tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2000 đến 2007 ngoài ra còn tham khảo giai đoạn trồng rừng từ 2000 trở về trước. 3 + Phạm vi không gian: Do điều kiện thời gian có hạn, nguồn số liệu chưa nhiều nên việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại chỉ được thực hiện mức độ nhất định. Luận văn nghiên cứu phạm vi thị trường của huyện và tỉnh, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hộ gia đình thuộc 3 xã Phú sơn, Dương Hoà, Thủy Phù nơi có diện tích đất Lâm nghiệp và diện tích rừng trồng lớn nhất của huyện Hương Thủy. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại của các hộ gia đình huyện Hương Thủy. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả Mặc dù còn rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song có thể khẳng định trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay mọi đơn vị sản xuất kinh doanh hay một chủ thể nhất định đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi tổ chức phải xác định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình diễn ra có hiệu quả hay không. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh phạm vi từng bộ phận của nó. Có thể nói rằng dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của mọi đơn vị sản xuất hay một chủ thể nhất định song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế và có hạn, đòi hỏi người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hoá có giá trị sử dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế nhiều nước, nhiều lĩnh vực có quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm sau: 5 Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài, vật lực, tiền vốn .) để đạt được kết quả đó. H = C K Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý. Đây là quan điểm khá phổ biến được nhiều người thừa nhận, quan điểm này gắn chặt kết quả với chi phí, coi hiệu quả kinh tế là sự phản ánh trình độ quản lý sử dụng các chi phí bỏ ra trong sản xuất. Tuy nhiên quan điểm này chưa biểu hiện tương quan về lượng và chất, chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ tỷ số giũa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một sô ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. 6 HQKD = C K ∆ ∆ ∆ K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆ C: là phần tăng thêm của chi phí sản xuất Nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế khía cạnh lợi nhuận thuần túy (kết quả sản xuất trừ chi phí thì chưa xác định được năng xuất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những cơ sở sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra thì lại chưa toàn diện, bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết .) Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng sẽ không giống nhau. Với quan điểm coi hiệu quả kinh tế chỉ phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi phí có sắn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau. Một quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn về vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ môi trường. Như vậy khái niệm về hiệu quả kinh tế cần được bổ sung và mở rộng. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. 7 Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế chính là việc thực hiện hàng loạt các giải pháp có hệ thống tổ chức, có tính đồng bộ và có tính liên tục nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quá trình kinh doanh đó là hiệu quả cao nhất cần đạt được. Từ quan niệm trên có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sắn có trong hoạt động kinh tế. đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy do yêu cầu của công tác quản ký kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hạot động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output) là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. 8 Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m 2 , m 3 , lít . các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ . Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm . Kết quả định tính và kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, . Hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả khi sản phẩm đã được sản xuất một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về . Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối: tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó. 1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh Phân loại hiệu quả kinh doanh là việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các tổ chức xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là 9 cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của tổ chức. Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng được thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của tổ chức. 1.1.2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn phải đạt hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng thời thông qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hảm hiệu quả cá biệt. 1.1.2.2. Hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (như lao động, thiết bị, nguyên vật liệu). 10 . nghiên cứu hiệu quả kinh doanh rừng trồng với mục đích thương mại (rừng sản xuất) trên địa bàn huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Rừng trồng thương mại trong. trồng thương mại hiệu quả và có tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đề xuất

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng rừng thương mại - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 1.1.

Cơ sở chọn đất trồng rừng thương mại Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1.2: Tóm tắt câc biện phâp kỹ thuật âp dụng xđy dựng câc mô hình trồng rừng thương mại - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 1.2.

Tóm tắt câc biện phâp kỹ thuật âp dụng xđy dựng câc mô hình trồng rừng thương mại Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Hương Thuỷ Chỉ tiíuNăm 2004  (ha)Năm 2005(ha) So sânh 2005/2004 - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Hương Thuỷ Chỉ tiíuNăm 2004 (ha)Năm 2005(ha) So sânh 2005/2004 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu dđn số của huyện Hương Thuỷ - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.2.

Cơ cấu dđn số của huyện Hương Thuỷ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.5: Sản phẩm Lđm nghiệp vă giâ trị sản xuất Lđm nghiệp - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.5.

Sản phẩm Lđm nghiệp vă giâ trị sản xuất Lđm nghiệp Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.1: Diện tích rừng vă đất lđm nghiệp huyện Hương Thủy,  tỉnh Thừa Thiín Huế (2004 – 2006) - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.1.

Diện tích rừng vă đất lđm nghiệp huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiín Huế (2004 – 2006) Xem tại trang 67 của tài liệu.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy sự khâc biệt về diện tích rừng tự nhiín, rừng trồng phđn theo chức năng 3 loại rừng. - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

li.

ệu bảng 3.2 cho thấy sự khâc biệt về diện tích rừng tự nhiín, rừng trồng phđn theo chức năng 3 loại rừng Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.3: Diện tích đất lđm nghiệp huyện Hương Thủy phđn theo địa phương năm 2006 - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.3.

Diện tích đất lđm nghiệp huyện Hương Thủy phđn theo địa phương năm 2006 Xem tại trang 69 của tài liệu.
STT Đặc trưng Mô hình rừng Keo lâ trăm - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

c.

trưng Mô hình rừng Keo lâ trăm Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.5: Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình keo lâ trăm ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.5.

Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình keo lâ trăm ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 3.6: Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình Keo tai tượng ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.6.

Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình Keo tai tượng ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 3.7: Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình Keo lai hom ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.7.

Câc chỉ tiíu kết quả trồng rừng thương mại bình quđn cho 1ha mô hình Keo lai hom ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiín Huế Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.8 Câc chỉ tiíu hiệu quả kinh tế của câc mô hình rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiín Huế - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.8.

Câc chỉ tiíu hiệu quả kinh tế của câc mô hình rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiín Huế Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.9: Câc chỉ tiíu hiệu quả xê hội câc mô hình rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiín Huế  - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.9.

Câc chỉ tiíu hiệu quả xê hội câc mô hình rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiín Huế Xem tại trang 87 của tài liệu.
Qua bảng trín cho thấy giâ thu gỗ nguyín liệu giấy câc lọai gỗ chính lệch không lớn lắm 20.000đồng/tấn - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế

ua.

bảng trín cho thấy giâ thu gỗ nguyín liệu giấy câc lọai gỗ chính lệch không lớn lắm 20.000đồng/tấn Xem tại trang 99 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan