Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

106 730 2
Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài Kết thúc thế kỷ XX, bước vào thế kỷ XXI, bối cảnh trong nước quốc tế tiếp tục có những thay đổi mau chóng. Đảng ta đề ra mục tiêu: “Phấn đấu trong giai đoạn 2001-2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[12]. Đảng chủ trương: "Đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn nông dân. Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỷ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất. Khẩn trương xây dựng các quy họạch phát triển nông thôn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong ngoài khu vực nông thôn, kể cả nước ngoài" [13]. Điều này hứa hẹn mở ra những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu cao cả của Đảng ta “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cũng đi liền với quá trình đô thị hoá, quá trình nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng nhanh thì trình độ đô thị hoá càng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình công cộng càng đồng bộ, càng hiện đại. 1 Để làm được công việc ấy, tất yếu là phải phân bổ lại các nguồn lực phát triển nền kinh tế, trong đó trước hết là nguồn nhân lực, đất đai lao động. Phải chuyển một bộ phận đất đai, trước hết là đất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho việc mở rộng các khu đô thị cũ xây dựng các khu đô thị mới, cũng như cho việc xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các công trình công cộng phục vụ lợi ích của cộng đồng quốc gia. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm qua trên khắp các vùng miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp với quy mô khác nhau được hình thành đi vào hoạt động. Cùng với xu hướng đó, quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng lợi ích quốc gia cũng đang diễn ra rất nhanh nước ta, không chỉ đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, . mà đối với hầu hết các tỉnh, thành phố khác trên phạm vi cả nước trong đó thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xuất phát từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị hoá đang diễn ra những tác động của nó đến cuộc sống của người dân thành phố Huế. Nhằm đánh giá đúng thực trạng việc làm, thu nhập đời sống của người bị thu hồi đất, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới chính sách trong quá trình đô thị hóa, bản thân tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân bị thu hồi đất thành phố Huế ” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài có các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận thực tiễn về tác động của vấn đề thu hồi đất đến việc làm, thu nhập đời sống của người dân. - Đánh giá thực trạng sự tác động của vấn đề thu hồi đất ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập đời sống của người dân, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của vấn đề này. 2 - Đề xuất các quan điểm, giải pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân bị thu hồi đất thành phố Huế trong những năm tới. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Như tên đề tài đã chỉ rõ, đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thành phố. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm thu nhập đời sống của ngườiđất bị thu hồi tại 6 phường là An Đông, An Tây, Xuân Phú, Vỹ Dạ, An Hòa Hương Sơ thuộc thành phố Huế. Đó là những địa phương đang có tốc độ đô thị hoá nhanh cũng như đang phát triển khu công nghiệp, cụm làng nghê tập trung, theo đó là sự phát triển của hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc lựa chọn các địa phương này cũng mang tính đại diện cho các phường xã thuộc thành phố Huế. Đây cũng là những địa phương đang có nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình thu hồi đất. - Về phạm vi thời gian: + Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm thu nhập đời sống của ngườiđất bị thu hồi từ năm 2005 đến năm 2008. Đây là thời kỳ đô thị hóa đã diễn ra rất nhanh chóng, đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình thu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này. + Phạm vi thời gian cho các đề xuất trong đề tài là thời kỳ 2009-2012, đặt trong tầm nhìn đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân bị thu hồi đất là một đề tài có tính ứng dụng cao. Để thực hiện tốt 3 nhiệm vụ, đề tài sử dụng tổng hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra một cách khách quan khoa học. - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp điều tra tổng hợp phân tích số liệu thống kê; phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tổ thống kê, phân tích hồi quy logistic (sử dụng hàm phân tích phân lập, hồi quy tương quan) để phân tích thực trạng đề ra các giải pháp cho giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân bị thu hồi đất tại địa phương. 5. Phạm vi quy mô điều tra, khảo sát: Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại 6 phường là An Đông, An Tây, Xuân Phú, Vỹ Dạ, An Hòa Hương Sơ thuộc thành phố Huế. (phụ lục A: địa điểm của các đơn vị điều tra) 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục (số liệu điều tra khảo sát), đề tài gồm các phần lớn sau đây: - Chương I: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị hóa, tác động của việc thu hồi đất. - Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, thực trạng thu hồi đất, thực trạng bồi thường, thực trạng việc làm, giải quyết việc làm thu nhập đời sống của ngườiđất bị thu hồi từ kết quả điều tra thực tế của bản thân. - Chương III: Quan điểm giải pháp về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đời sống của ngườiđất bị thu hồi của thành phố trong những năm tới. - Kết luận kiến nghị. CHƯƠNG 1 4 CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT 1.1. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT 1.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá là quá trình phát triển của mọi quốc gia trên thế giới 1.1.1.1 Vai trò tác động tích cực Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế tri thức đang dần đi vào cuộc sống toàn cầu hoá là một xu thế không gì có thể cưỡng lại được, thì CNH,HĐH là con đường giúp các nước chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, CNH, HĐH đô thị hoá là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, tiểu nông sang phương thức sản xuất mới, hiện đại do đó cũng làm thay đổi nội dung kinh tế – xã hội nông thôn. Trong nền kinh tế hiện đại, CNH, HĐH đô thị hoá có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một tiến trình thống nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Về mặt kinh tế, CNH, HĐH làm thay đổi phương thức sản xuất cơ cấu nền kinh tế, chuyển nền kinh tế sang một bước phát triển mới về chất, đó là nền kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp dịch vụ chất lượng cao. Về mặt xã hội, đó là quá trình đô thị hoá. Trong nền kinh tế hiện đại, đô thị hoá không chỉ đơn thuần là sự hình thành các đô thị mới mà đó là một nấc thang tiến hoá vượt bậc của xã hội với một trình độ văn minh mới, một phương thức phát triển mới. Đó là cách thức tổ chức, bố trí lực lượng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá, tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là: - Phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; - Làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. 5 Cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá được coi như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội. Đô thị hoá là một quá trình lịch sử trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế - xã hộinâng cao vai trò của đô thị trong sự phát triển mọi mặt của xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong sự phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống, văn hoá. Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại không gian đô thị mở rộng, Hiện tượng đô thị hoá được coi là một trong những nét đặc trưng nhất của sự biến đổihội trong thời đại ngày nay. Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính khách quan có tính toàn cầu với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện các lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng,… di dân từ nông thôn ra thành thị, sự tập trung dân cư tại các đô thị theo tỷ lệ ngày càng cao. Đô thị hoá là động lực cho sự phát triển với sự tăng trưởng về năng suất lao động do tích tụ tập trung tài nguyên (lao động, vốn) đem đến cho người dân nông thôn văn minh đô thị lối sống công nghiệp. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị hoá là quá trình biến đổi phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật tăng quy mô dân số các đô thị. Các đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ của nền kinh tế nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Các đô thị lớn đã trở thành những vùng động lực có tốc độ tăng trưởng cao có đóng góp quan trọng vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu của cả nước. Các đô thị lớn thực sự là các trung tâm chính trị kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật, thương mại của các vùng cả nước, là những đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác giao lưu quốc tế. 6 Vai trò tích cực của phát triển đô thị được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Biểu đồ 1.1 : Vai trò tác động tích cực của phát triển đô thị 7 Phát triển đô thị Phát triển phân bố các ngành công nghiệp mới Tăng việc làm dân số trong vùng Tạo ra các ngoại ứng tới các hoạt động kinh tế Cung cấp kết cấu hạ tầng tốt hơn cho sản xuất đời sống Nâng cao trình độ của lao động công nghiệp Phát triển các ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu đầu vào của công nghiệp Thu hút thêm vốn đầu tư sự phân bổ các doanh nghiệp mới Tăng nguồn thu cho ngân sách Mở rộng quy mô phát triển các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất đời sống Nâng cao phúc lợi xã hội cho các vùng 1.1.1.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị hoá Đô thị hoá đã tạo tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến lượt nó công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thúc đẩy đô thị hoá với vận tốc ngày càng nhanh. Thực tế, mặt trái công nghiệp hoá với mặt trái đô thị hoá cộng hưởng với mặt trái kinh tế thị trường, tạo ra thách thức không dễ gì vượt qua được. Bên cạnh những mặt thuận lợi đối với sản xuất đời sống con người, sự phát triển nhanh chóng các đô thị cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường tài nguyên thiên nhiên, đến môi trường sinh thái do tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, khối lượng rác thải sử dụng nước sạch tăng, ô nhiễm các chất thải từ sản xuất công nghiệp sinh hoạt, giảm diện tích cây xanh mặt nước, bùng nổ giao thông cơ giới,… Như đã nêu trên, CNH, HĐH đô thị hoá là một quá trình tất yếu đối với bất cứ một dân tộc nào, một quốc gia nào trong quá trình xây dựng phát triển. Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Với rất nhiều thay đổi diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, văn hoá. Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh đồng hành với quá trình CNH, HĐH đô thị hoá là: - Hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị lớn, thậm chí cực lớn, gây mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư. - Gia tăng áp lực đối với quy hoạch sử dụng đất đai đô thị - Thay đổi cơ cấu dân cư theo nhiều tiêu chí: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội. - Gia tăng khoảng cách chênh lệch về mức sống thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, hình thành các khu nhà chuột tầng lớp dân nghèo thành thị, gia tăng tình trạng vô gia cư nạn thất nghiệp. - Áp lực thay đổi lối sống đô thị do sự du nhập lối sống của nhiều địa phương/ vùng khác nhau. 8 - Gia tăng stress các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới tất cả các tầng lớp dân cư trong đô thị. - Kết cấu hạ tầng các vấn đề môi trường (tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, chất thải rắn, thiếu nước sạch…) - Gia tăng áp lực về khối lượng tính chất phức tạp của quản lý đô thị trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… 1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá Việt Nam 1.1.2.1 Những thành tựu đạt được Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cũng đi liền với quá trình đô thị hoá, quá trình nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng nhanh thì trình độ đô thị hoá càng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình công cộng càng đồng bộ, càng hiện đại. Chính vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình công cộng là những chỉ số cơ bản nói lên trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cũng chính là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, cơ cấu lại việc phân bổ dân cư theo hướng tăng nhanh khối lượng dânsống khu vực thành thị giảm mạnh số lượng tỷ lệ dânsống khu vực nông thôn. Để làm được công việc ấy, tất yếu là phải phân bổ lại các nguồn lực phát triển nền kinh tế, trong đó trước hết là nguồn nhân lực, đất đai lao động. Phải chuyển một bộ phận đất đai, trước hết là đất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho việc mở rộng các khu đô thị cũ xây dựng các khu đô thị mới, cũng như cho việc xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các công trình công cộng phục vụ lợi ích của cộng đồng quốc gia. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đô thị hoá nước ta cũng đang diễn ra đồng thời cả hai quá trình: Đô thị hoá theo chiều rộng đô thị hoá theo chiều sâu. Trong những năm gần đây cho đến năm 2020, khi nền kinh 9 tế nước ta cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp, đô thị hoá nước ta đã sẽ tiếp tục diễn ra với quy mô lớn theo chiều rộng. Một bộ phận đất đai, mà chủ yếu là đất nông nghiệp sẽ được thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời phải chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động của khu vực nông nghiệp là khu vực có năng suất lao động thấp, sang khu vực công nghiệp dịch vụ là những khu vực có năng suất lao động cao hơn. Việt Nam đang có những tiềm năng to lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được, những lợi thế đó là: thứ nhất về vị trí địa lý, nằm trung tâm Đông Nam Á là một trong các khu vực đang phát triển năng động nhất của thế giới, tiếp giáp với một thị trường khổng lồ có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm là Trung Quốc; thứ hai là khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, có một số tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, bờ biển dài; thứ ba là, nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, ham học hỏi tạo ra yếu tố đầu vào của sản xuất với giá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài; thứ tư là có xã hội ổn định, có quyết tâm chính trị đồng thuận cao trong tiến trình đẩy nhanh CNH,HĐH, đô thị hoá hội nhập quốc tế, thể hiện trong các chủ trương quyết sách lớn của Đảng Nhà nước nhằm tận dụng mọi thời cơ để huy động phân bố hợp lý các nội lực ngoại lực cho phát triển kinh tế – xã hội trên quy mô toàn quốc các vùng miền. Khả năng đó của Việt Nam đã được thể hiện rất rõ trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Thông qua các kênh như nguồn lực tài chính, sản xuất hàng hoá lớn theo các chuyên ngành, giao lưu văn hóa con người, . các lợi thế đó đồng thời cũng tạo ra các động lực chính cho phát triển đô thị Việt Nam. Chỉ trong 20 năm đổi mới chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế năng động hội nhập. Từ năm 1998 đến nay tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn cả nước đang tăng khá nhanh mạnh mẽ đến 2005 đạt trên 27 %. Mạng lưới đô thị quốc gia đang được mở rộng phát triển, trong đó bao gồm các vùng duyên hải ven biển, hải đảo, biên giới, các trục hành lang kinh tế-kĩ 10 . chọn vấn đề nghiên cứu: Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố Huế ” làm đề tài luận văn thạc. cứu của đề tài Nghiên cứu giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất là một đề tài có tính ứng dụng cao. Để

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:46

Hình ảnh liên quan

Biểu1.3: Tình hình thu hồi đất giai đoạn 2005-2008 của toàn thành phố - Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

i.

ểu1.3: Tình hình thu hồi đất giai đoạn 2005-2008 của toàn thành phố Xem tại trang 21 của tài liệu.
Diễn biến trên là phù hợp với tình hình chung của các hộ nông dân toàn thành phố trong diện thu hồi đất và phản ánh đúng tình trạng hạn hẹp của quỹ đất  thành phố kể cả những vùng có quỹ đất bình quân đầu người xét trên phạm vi  toàn thành phố được coi là - Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

i.

ễn biến trên là phù hợp với tình hình chung của các hộ nông dân toàn thành phố trong diện thu hồi đất và phản ánh đúng tình trạng hạn hẹp của quỹ đất thành phố kể cả những vùng có quỹ đất bình quân đầu người xét trên phạm vi toàn thành phố được coi là Xem tại trang 40 của tài liệu.
Mặt khác, mỗi dự án, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, chủ dự án khi thu hồi đất đã vận dụng khung giá khá linh hoạt để tính bồi thường cho  người bị thu hồi đất - Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

t.

khác, mỗi dự án, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, chủ dự án khi thu hồi đất đã vận dụng khung giá khá linh hoạt để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất Xem tại trang 48 của tài liệu.
Biểu 2.18: Tình hình sử dụng tiền đền bù - Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố huế

i.

ểu 2.18: Tình hình sử dụng tiền đền bù Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan