ĐỀ THI HỌC KÌ 2- LỚP 9

3 2.2K 8
ĐỀ THI HỌC KÌ 2- LỚP 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thi hoc kỳ II - ngữ văn 9 - Thời gian làm bài 90 phút Phần trắc nghiệm (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dới bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng : Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hoà ca Dù là tuổi hai mơi Một nốt trầm xao xuyến . Dù là khi tóc bạc Câu 1: Tác giả của văn bản chứa đoạn thơ trên là ai? A. Viễn Phơng. B. Thanh Hải. C. Chế Lan Viên. D. Hữu Thỉnh. Câu 2: Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bố cục bài thơ? A. Phần một. B. Phần hai. C. Phần ba. D. Phần bốn. Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến? A. Là những gì đẹp đẽ nhất của mùa xuân. B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống. C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi ngời muốn có. D. Là mong muốn chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Câu 4: Giọng điệu bài thơ chứa đoạn thơ trên nh thế nào? A. Trong sáng, thiết tha. B. Hào hùng, mạnh mẽ. C. Bâng khuâng, tiếc nuối. D. Thành kính, nghiêm trang. Câu 5: Ngoài việc sử dụng vần điệu là đặc điểm vốn có của thơ, đoạn thơ trên còn liên kết các câu bằng phép liên kết nào? A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép nối. C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 6: Phép tu từ nào đợc sử dụng trong câu thơMột mùa xuân nho nhỏ? A. So sánh. B. ẩn dụ. C. Nhân hoá. D. Hoán dụ. Câu 7: Đoạn thơ trên có mấy từ láy? A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. Câu 8: Nếu viết một câu chủ đề để nghị luận về đoạn thơ trên, em sẽ chọn câu nào dới đây? A. Nhà thơ đã thể hiện tâm nguyện đợc l m một mùa xuân nho nhỏ của mình. B. Đoạn thơ đã bày tỏ mộng ớc thiết tha của nhà thơ. C. Đoạn thơ trên l một mong ớc nhỏ bé của nhà thơ. D. Qua đoạn thơ, nhà thơ bày tỏ khát vọng đẹp đẽ muốn cống hiến hết mình cho đất n- ớc. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1 Có một học sinh chép khổ thơ đầu bài Sang thu (Hữu Thỉnh) nh sau: Bỗng nhận ra hơng ổi Toả vào trong gió se Sơng bồng bềnh qua ngõ Hình nh thu đã về a) Em hãy chỉ ra những từ học sinh đó chép sai, sửa lại cho đúng và giải thích rõ những từ chép sai đó ảnh hởng đến ý thơ nh thế nào? b) Chép lại chính xác khổ thơ trên, nêu vài nét về t. giả và cảm nhận của em về khổ thơ đó Câu 2 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phơng Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), trong đoạn văn có dùng lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân, gọi tên ) Câu 3: Truyện ngắn Bến quê có những tình huống nghịch lí nào? Qua đó tác giả thể hiện điều gì ? Đáp án và biểu điểm Thi học kỳ II Ngữ văn 9 Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi câu đúng: 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D A A B C D Phần II. Tự luận: 8 điểm Câu 1 : 5 điểm a) Từ chép sai: toả; chép đúng: phả bồng bềnh; chép đúng: chùng chình (0,5 điểm) Giải thích :(1,5 điểm) *Toả : Hơng thơm từ một điểm lan truyền ra khắp xung quanh. * Phả : Hơng thơm bốc mạnh và toả ra thành luồng, gợi hơng thơm nh sánh lại, đậm đà, nh là ổi đang ớp hơng cho gió. Mặc dầu toả và phả đều là động từ, từ đồng nghĩa nhng sắc thái biểu cảm của từ phả mạnh hơn. Nếu viết là toả sẽ đánh mất cái hay của ý thơ. * Chùng chình : cố ý làm chậm lại để kéo dài thời gian . Với từ chùng chình, tác giả nhân hoá sơng nh một con ngời có cảm xúc, tâm hồn, cũng bịn rịn, lu luyến, vấn vơng. * Bồng bềnh : Từ gợi tả dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn gió. Nếu dùng từ này câu thơ sẽ chỉ thuần tuý miêu tả thiên nhiên, ít sắc thái biểu cảm, không ẩn chứa hồn ng- ời sang thu. b) Chép chính xác khổ thơ 1: 0,5 điểm Nêu cảm nhận về khổ thơ trên: 2,5 điểm Câu 2. Đoạn văn đúng và hay :3 điểm. -Về nội dung, có thể phát biểu cảm nghĩ về những điểm sau : +Nhân vật có cá tính nhng sống chân thực. + Tâm hồn trong sáng giàu tình cảm . + Hồn nhiên đầy nữ tính nhng cũng rất can đảm + Qua nhân vật Phơng Định hiểu về thế hệ trẻ trong chống Mỹ cứu nớc. - Về hình thức : Đúng kết cấu tổng phân hợp Đảm bảo đúng số câu (8-10 câu ) Có dùng lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập tình thái. Câu 3 : Tình huống nghịch lý : * Tỡnh hung. - Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới - hầu như bị liệt toàn thân không thế tự di chuyển được, Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là của Liên, vợ anh. -. Khi Nhĩ đã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. * Tác dụng : Tạo ra một chuỗi những tình hống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm : trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình. . thi hoc kỳ II - ngữ văn 9 - Thời gian làm bài 90 phút Phần trắc nghiệm (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và. nghịch lí nào? Qua đó tác giả thể hiện điều gì ? Đáp án và biểu điểm Thi học kỳ II Ngữ văn 9 Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi câu đúng: 0,25 điểm) Câu 1 2

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan