Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh Viện Việt Đức

106 488 3
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật  nội soi ổ bụng trong điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh Viện Việt Đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ung thư trực tràng là một bệnh rất thường gặp, nó chỉ đứng sau ung thư dạ dày trong các ung thư đường tiêu hóa. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới về ung thư trực tràng cho thấy nghiên cứu ung thư trực tràng không những là vấn đề được chú ý tại Việt Nam mà nó còn là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Tại Pháp mỗi năm có khoảng 26000 ca ung thư trực tràng mới mắc 85. Tại Anh ung thư trực tràng đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong do ung thư với khoảng 19000 ca tử vong mỗi năm. Tại Mỹ ung thư đại trực tràng cũng đứng thứ ba với khoảng 150000 ca mới mắc và 61000 ca tử vong 45, 48, 54. Ở Việt Nam những nghiên cứu tại các trung tâm y tế lớn của cả nước cũng chứng tỏ điều này. Theo nghiên cứu tại viện Việt Đức của Nguyễn Phúc Cương và cộng sự thì tỷ lệ ung thư trực tràng là 31%. Tại trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ ung thư trực tràng chiếm 14,8% trong tổng số các loại ung thư. Tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 8 năm từ năm 1986 đến năm 1993 tổng số ung thư trực tràng chiếm 44,7% trong tổng số các ung thư tiêu hóa 3, 11, 14. Phương pháp điều trị ung thư trực tràng quan trọng nhất và chủ yếu nhất hiện nay vẫn là điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên kỹ thuật trong phẫu thuật đã phát triển không ngừng. Heald đã mô tả kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng vào năm 1982, việc cắt bỏ toàn bộ màng treo trực tràng cùng với khối u đã làm tăng tỷ lệ sống sau 5 năm và làm giảm tỷ lệ tái phát sau mổ. Vì thế phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới 57, 62. Đến năm 1992 phẫu thuật nội soi ổ bụng đã được áp dụng vào điều trị ung thư trực tràng. Ưu điểm nổi trội của phẫu thuật nội soi như ít đau, tính thẩm mỹ cao, phục hồi sức khỏe sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn. Bên cạnh đó là sự cải tiến của các dụng cụ mổ nội soi, dụng cụ khâu nối máy (CDH, PCEEA) và máy khâu cắt nội soi (Endo GIA) đã làm cho phẫu thuật nội soi trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Điều này đã góp phần giúp cho phương pháp phẫu thuật nội soi trong cắt trực tràng được áp dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thảo luận như mổ nội soi có cắt được ung thư trực tràng rộng rãi như mổ mở hay không, có nạo vét được hạch như mổ mở hay không, các nguyên tắc về điều trị ung thư có được đảm bảo như trong mổ mở hay không? Đứng trước những vấn đề về khoa học và thực tiễn trong điều trị ung thư trực tràng tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh Viện Việt Đức” nhằm 2 mục tiêu: 1. Ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi ổ bụng trong phẫu thuật ung thư trực tràng. 2. Đánh giá kết quả sớm sau mổ.

... khối u phẫu thuật  Thắt mạch sát gốc  Biệt lập khối u trước đưa  Rửa ổ bụng vị trí đặt Trocart dung dịch diệt khối u Chống định phẫu thuật nội soi trực tràng [36], [46][80]  Chống định chung... cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu tiến cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu 2.2.1.1 Đặc điểm dịch tễ - T uổi: Bệnh nhân chia thành nhóm tuổi nhỏ 40 tuổi, từ

Ngày đăng: 11/04/2018, 16:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 . Giải phẫu

  • 1.2. Sinh lý trực tràng

  • 1.3. Dịch tễ học bệnh ung thư trực tràng

  • 1.4. Sinh bệnh học của ung thư trực tràng

  • 1.5. Giải phẫu bệnh học và sự phát triển của khối u trong ung thư trực tràng

  • 1.6. Chẩn đoán ung thư trực tràng

  • 1.7. Điều trị ung thư trực tràng

  • 1.7.1. Lịch sử phẫu thuật ung thư trực tràng .

  • 1.7.2. Các phương pháp phẫu thuât ung thư trực tràng

  • 1.7.3. Các điều trị bổ trợ

  • 1.7.4. Điều trị di căn xa của ung thư trực tràng

  • 1.8. Tình hình nghiên cứu phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng.

  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu.

  • 3.1. Đặc điểm chung

  • 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

  • 3.3. Đặc điểm phẫu thuật

  • 3.4. Kết quả sớm sau mổ

  • 4.1. Đặc điểm chung

  • 4.2. Đặc điểm lâm sàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan