Biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da

107 372 2
Biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim 19. Đây là một bệnh lý cấp cứu nội khoa rất thường gặp và có liên quan nhiều đến sức khoẻ cộng đồng ở các nước công nghiệp phát triển. Hàng năm tại Mỹ, có trên 700000 bệnh nhân phải nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp, với tỷ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngày càng có khuynh hướng gia tăng rõ rệt. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự cho thấy số bệnh nhân nhập viện do bệnh mạch vành là: 6,05% vào năm 1996 và 9,5% vào năm 1999 7. Việc điều trị nhồi máu cơ tim cấp đã đạt được nhiều tiến bộ. Sự ra đời của các đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU), tiếp đến là thuốc tiêu huyết khối vào những năm 80 của thế kỷ trước và đặc biệt là phương pháp can thiệp động mạch vành qua da đã mở ra một bước tiến mới trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong từ trên 30% trước đây xuống còn dưới 7% 19 và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp không được dùng thuốc tiêu huyết khối trước đó được gọi là can thiệp động mạch vành thì đầu 18. Tại Viện Tim mạch Việt Nam đã tiến hành can thiệp động mạch vành qua da từ năm 1996 và ngày càng có nhiều bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp được cải thiện nhiều hay ít, tuổi thọ được kéo dài hay không, còn phụ thuộc vào việc quản lý, theo dõi bệnh nhân sau can thiệp. Điện tâm đồ là phương pháp thăm dò cận lâm sàng dễ thực hiện, ít tốn kém và rất có giá trị để chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân sau can thiệp. Đánh giá những thay đổi về điện học của cơ tim qua đó đánh giá tình trạng cơ tim. Nghiên cứu của Bruce.R và cộng sự trên 1005 bệnh nhân NMCT được can thiệp ĐMV cho thấy sự thay đổi của đoạn ST trước và sau can thiệp là một yếu tố tiên lượng độc lập về tỷ lệ tử vong gần cũng như lâu dài 33. Năm 2003, Philipp.KH và cộng sự đã nghiên cứu 253 bệnh nhân được can thiệp ĐMV trong giai đoạn cấp của NMCT thấy sự thay đổi của đoạn ST có liên quan khá chặt chẽ với mức độ tưới máu cơ tim. Sau 1 năm, tỷ lệ tử vong là 37% ở nhóm ĐTĐ có đoạn ST không thay đổi, 22% ở nhóm có đoạn ST cải thiện một phần và 18% ở nhóm có đoạn ST trở về bình thường (p = 0,037). Sự tồn tại đoạn ST chênh lên sau can thiệp cho dù động mạch vành gây nhồi máu đã được mở thông được cho là một yếu tố dự đoán tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện cũng như lâu dài 61. Nguyễn Quang Tuấn (2005) nghiên cứu 64 bệnh nhân NMCT cấp có sóng Q được can thiệp ĐMV thì đầu sau 1 năm thấy có 60% bệnh nhân NMCT thành dưới ĐTĐ trở về bình thường (ST đẳng điện và mất sóng Q), trong khi đó chỉ có 10,3% bệnh nhân NMCT thành trước mất sóng Q trên ĐTĐ sau quá trình theo dõi 18. Tuy nhiên, triệu chứng cơ năng trên lâm sàng, chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim của nhóm bệnh nhân còn sóng Q và mất sóng Q trên ĐTĐ sau 12 tháng theo dõi như thế nào thì chưa thấy có một công trình nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào đề cập đến. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh nhồi máu cơ tim nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu những biến đổi trên ĐTĐ sau 12 tháng của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số biến đổi trên điện tâm đồ với triệu chứng cơ năng trên lâm sàng, chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da.

... trị tiên lợng bệnh lý tim mạch nói chung bệnh nhồi máu tim nói riêng, tiến hành nghiên cứu đề tài "Biến đổi điện tâm đồ bệnh nhân nhồi máu tim cấp đợc can thiệp động mạch vành qua da" nhằm hai... tiêu: Nghiên cứu biến đổi ĐTĐ sau 12 tháng bệnh nhân nhồi máu tim cấp đợc can thiệp động mạch vành qua da Tìm hiểu mối liên quan số biến đổi điện tâm đồ với triệu chứng lâm sàng, chức tâm thu thất... trị nhồi máu tim can thiệp động mạch vành qua da Vấn đề cốt lõi điều trị NMCT phải nhanh chóng khai thông động mạch thủ phạm gây NMCT Hiện nay, can thiệp động mạch vành qua da đặt Stent lòng động

Ngày đăng: 11/04/2018, 16:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Coll S., et al (1988), “Significance of Q-wave regression after transmural acute myocardial infarction”, Am J Cardiol, (10): 739- 742.

  • Domburg R.T., et al (1998), “The cardial infarction injury score as a predictor for long- term mortality in survivors of myocardial infarction”, Eur Heart J, Vol 19, 1034- 1041.

  • Leonarda G., et al (2007), “Functional and structural correlates of persistent ST elevation after acute myocardial infarction successfully treated by percutaneous coronary intervention“, Heart, (93), 1376- 1380.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan