HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG BÁO LỊCH TIÊM CHỦNG BẲNG HỆ THỐNG SMS TỰ ĐỘNG

29 145 0
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG BÁO LỊCH TIÊM CHỦNG BẲNG HỆ THỐNG SMS TỰ ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG BÁO LỊCH TIÊM CHỦNGBẲNG HỆ THỐNG SMS TỰ ĐỘNGHệ thống là môt giải pháp hoàn chỉnh trợ giúp cho công việc quản lý công tác tiêm chủng vắcxinPhần mềm quản lý tiêm chủng vắcxin là một giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà trạm y tế xã Hương Xuân gặp phải.Mỗi cán bộ nhân viên trong tạm y tế sẽ được cấp một tài khoản sử dụng chương trình. Tùy thuộc vào cấp độ quyền hạn mà mỗi tài khoản sẽ có các chức năng tương ứng. Thông tin của tài khoản cần quản lý: mỗi tài khoản có một mã tài khoản duy nhất, đó cũng là tên đăng nhập chương trình, mật khẩu, quyền sử dụng, họ tên, ngày sinh, giới tính, chức vụ, học vị, chứng minh nhân dân (cmnd), số điện thoại (sđt), email

Ngày đăng: 10/04/2018, 22:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN

    • 1.1.1. Mục tiêu tổng quát

      • Thực hiện công tác quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng CNTT.

      • Xây dựng ngân hàng dữ liệu thống nhất cho toàn ngành về lĩnh vực tiêm chủng vắc-xin.

      • Nâng cao năng lực của đội ngũ y, bác sĩ trong ngành.

      • Giúp người dân tiếp cận với thông tin, lịch tiêm phòng một cách chủ động và hiệu quả.

      • Giúp lãnh đạo nắm bắt được các thông tin cần thiết trong việc quản lý và điều hành công việc.

    • 1.1.2. Mục tiêu cụ thể

      • Hệ thống hóa lại quy trình và lịch tiêm chủng vắc-xin cho ngành.

      • Tạo trang tin tức giúp người dân chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện tiêm phòng.

      • Người tiêm phòng có thể tiêm (lần tiếp theo) tại bất cứ nơi nào trên lãnh thỗ Việt Nam.

      • Hỗ trợ thêm cho các công việc thủ công như: phát giấy mới hay phát thanh nhắc nhở người dân đi tiêm phòng, viết tay các thông tin của người tiêm….

      • Hệ thống tự động nhắc nhở người tiêm bằng tin nhắc sms.

      • Tăng tốc độ tìm kiếm, tra cứu, lưu trữ các thông tin về vắc-xin, người tiêm phòng, kế hoạch của ngành…

      • Tiết kiệm chi phí in ấn các giấy tờ liên quan và không gian lưu trữ thông tin.

      • Hỗ trợ quản lý thông tin của bác sĩ, y tá tại các trạm y tế, phòng tiêm chủng.

      • Chiết xuất nhanh thông tin cho lãnh đạo để có phương án điều hành một cách hợp lý.

  • 1.2. CĂN CỨ THỰC HIỆN

    • Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007

    •  Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

    • Căn cứ 232/2009/TT-BTC ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng tài chính về việc quy định mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng.

    • Căn cứ quyết định số 2878/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • 1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN

    • 1.3.1. Đơn vị chủ quản

      • Phòng tiêm chủng vắc-xin, Trạm y tế xã Hương Xuân, Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

      • Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Hương Xuân, Huyện Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    • 1.3.2. Các đơn vị liên quan

      • Các phòng, trạm y tế trên lãnh thổ Việt Nam có hỗ trợ tiêm chủng vắc-xin.

    • 1.3.3. Đối tượng phục vụ

      • Đội ngũ y, bác sĩ trong ngành được phân công.

      • Lãnh đạo …

  • 2.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

    • Bác sĩ: khám bệnh, kiểm tra điều kiện trước khi tiêm cho trẻ.

    • Y tá: là người thực hiện tiêm cho trẻ.

    • Cán bộ ghi số: là người ghi lại thông tin trẻ, loại vắc-xin cần tiêm, lần tiêm…

    • Thư ký chương trình: có nhiệm vụ lọc số lượng trẻ cần tiêm và thực hiện thống kê báo cáo.

    • Các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm phối hợp với trạm y tế để cung cấp các thông tin cần thiết về trẻ thông qua giấy chứng sinh và các giấy tờ liên quan giúp trạm y tế tạo lập được danh sách trẻ được tiêm chủng. Trong trường hợp gia đình không có đầy đủ kiến thức hay hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng, trạm y tế sẽ thực hiện tuyên truyền để tất cả các các bậc phụ huynh có thể tiếp nhận thông tin kịp thời, chính xác, bảo đảm quyền lợi cho các bé.

    • Trước ngày 17 hàng tháng, thư ký chương trình lọc ra thông tin của các trẻ đủ điều kiện và đã đến thời hạn tiêm chủng nhằm phục vụ cho công việc viết giấy mời và thống kê số lượng để trình lên cấp trên xin nhận số lượng vắc-xin cần tiêm trong tháng. Sau đó, trạm sẽ cử các cán bộ giao giấy mời đến tận nhà nhắc nhở các bậc phụ huynh đưa con mình đi tiêm phòng vắc-xin. Nếu ngày 17 là ngày thứ 7 hoặc chủ nhật thì thời gian tiêm sẽ chuyển vào thứ 2 tuần kế tiếp.

    • Cùng với “sổ tiêm chủng cá nhân”, các phụ huynh đưa con mình đến trạm y tế để thực hiện tiêm chủng. Nếu là lần tiêm chủng đầu tiên hay sổ tiêm chủng cá nhân bị mất, hỏng…cán bộ ghi sổ sẽ cấp sổ mới cho phụ huynh.

    • Khi có yêu cầu tiêm chủng các cán bộ có nhiệm vụ sẽ thực hiện các bước như sau:

  • Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ thông báo loại vắc-xin cần tiêm.

  • Nhận được thông báo từ bác sĩ chuyên khoa, cán bộ ghi sổ sẽ tiến hành ghi thông tin vào sổ tiêm chủng cá nhân.

  • Y tá tại phòng tiêm sẽ tiến hành tiêm cho trẻ.

  • Sau khi tiêm xong, bác sĩ kiểm tra trẻ một lần nữa và thông báo lần tiêm tiếp theo cho phụ huynh.

    • Trường hợp nhận được giấy mời, mà phụ huynh vẫn không đưa con đi tiêm thì y bác sĩ của trạm lại tiếp tục gửi giấy mời nhắc nhở cho đến khi phụ huynh đưa con đi tiêm.

    • Trường hợp không nhận được giấy mời hay do lí do nào đó, phụ huynh có thể mang con đi tiêm muộn hơn so với lịch tiêm nhưng phải đáp ứng đủ 5 mũi tiêm trong 9 tháng.

    • Trường hợp trẻ di chuyển từ xã này sang xã khác (điều kiện trẻ phải nhập hộ khẩu) thì khi phụ huynh đến trạm y tế để đăng ký, cán bộ ghi sổ sẽ ghi lại thông tin của trẻ, các mũi tiêm và vắc-xin đã tiêm dựa vào sổ tiêm chủng cá nhân. Sau đó tiến hành tiêm bình thường như trẻ trong địa phương.

    • Khi có yêu cầu tiêm vắc-xin tự nguyện, cán bộ y tế sẽ thực hiện các bước như sau:

  • Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xem người tiêm có đủ điều kiện tiêm chủng hay không và tư vấn cho người tiêm những mũi vắc-xin cần tiêm.

  • Nhận được thông báo từ bác sĩ chuyên khoa, cán bộ ghi sổ sẽ tiến hành ghi thông tin người tiêm và phát cho người tiêm một phiếu chỉ định tiêm ngừa

  • Y tá tại phòng tiêm sẽ tiến hành tiêm loại vắc-xin đã ghi trong phiếu chỉ định tiêm ngừa.

  • Sau khi tiêm xong, bác sĩ kiểm tra người một lần nữa và thông báo các lần tiêm tiếp theo.

    • Việc quản lý lịch tiêm, thông tin người tiêm dễ xảy ra thiếu sót.

    • Tốn thời gian và công sức làm lãng phí tiền của của nhà nước.

    • Người dân không nắm bắt được danh sách vắc-xin cần tiêm.

    • Các bậc phụ huynh và người tiêm có thể làm mất sổ tiêm và việc thu thập lại thông tin để cấp mới rất khó khăn.

    • 2.2. CÁC DỮ LIỆU CÓ ĐƯỢC

      • 2.2.1. Các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

        • Lao (BCG): Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở trẻ nhỏ có thể mắc lao màng não rất nguy hiểm. Tiêm vắc xin BCG phòng lao cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

  • Mũi 1: Trong vòng 1 tháng sau khi sinh.

  • Mũi 2: Nhắc lại sau 4 năm.

    • Viêm gan B: Viêm gan B là bênh rất dễ lây qua đường tiêm chích, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con. Bệnh sẽ gây nên xơ gan, ưng thư gan.

  • Mũi 1: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

  • Mũi 2: Sau 1 tháng so với mũi 1.

  • Mũi 3: Sau 1 tháng so với mũi 2.

  • Mũi 4: Sau 1 năm so với mũi 3.

    • Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (DPT – VGB – Hib): Bệnh bạch cầu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, gây biến chứng nặng ở tim, thần kinh. Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ. Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở, gây co cứng, co giật, ngạt thở dẫn đến tử vong. Bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus influenza type b (Hib) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, dễ gây ra tử vong ở trẻ nhỏ.

  • Mũi 1: khi trẻ 2 tháng tuổi.

  • Mũi 2: khi trẻ 3 tháng tuổi.

  • Mũi 3: khi trẻ 4 tháng tuổi.

    • Bại liệt polio (OPV): bệnh bại liệu polio là bệnh truyền nhiễm lây qua đường Tiêu hóa, bệnh có thể để lại di chứng suốt đời.

  • Mũi 1: khi trẻ 2 tháng tuổi.

  • Mũi 2: khi trẻ 3 tháng tuổi.

  • Mũi 3: khi trẻ 4 tháng tuổi.

    • Sởi: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở trẻ em bệnh gây suy giảm miễn dịch nên dễ biến chứng viêm phổi, tiêu chảy,suy dinh dưỡng dẫn đến tử vong.

  • Mũi 1: khi trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi.

  • Mũi 2: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

    • Nhật Bản B: Viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm lây qua muỗi đốt, bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề về tinh thần và vận động.

  • Mũi 1: Khi trẻ 1 tuổi.

  • Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

  • Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.

    • Uốn ván: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

  • Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ từ 15 – 35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao.

  • Mũi 2: 4 tuần sau lần 1

  • Mũi 3: 6 tuần sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau (tối thiểu là 5 năm)

  • Mũi 4: 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau (tối thiểu là 10 năm)

  • Mũi 5: 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau (suốt thời kỳ sinh đẻ).

    • Tả: Bệnh tả là bệnh nhiễm độc - nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người do phẩy khuẩn tả Vibrrio cholera gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền mạnh có thể gây thành dịch lớn. Biểu hiện thường là tiêu chảy cấp tính (do độc tố ruột của vi khuẩn tiết ra), nôn, mất nước và điện giải nhanh chóng dẫn đến toan huyết, truy mạch và có thể tử vong trong vòng vài giờ.

  • Dành cho trẻ từ 2 – 5 tuổi

  • Lần 2 cách lần 1 hai tuần

    • Thương hàn: Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân, do S.typhi gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.

  • Cho trẻ trên 3 tuổi.

    • 2.2.2. Các loại vắc-xin tự nguyện mà người dân nên tiêm

      • Thủy đậu: Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.

  • Trẻ 12 tháng tuổi: 1 mũi duy nhất.

  • Trẻ trên 12 tháng tuổi thì tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 đến 8 tuần.

    • Sởi – quai bị - rubella: Bệnh sởi gây ra hàng loạt các triệu chứng, có thể gồm nhiễm trùng tai, viêm phế quản, co giật và tổn thương não. Bệnh sởi còn có thể gây tử vong. Bệnh quai bị được coi là nguyên nhân gây viêm màng não do virus ở bé. Nó cũng gây điếc tạm thời, viêm tuyến tụy và đau, sưng tin hoàn ở nam giới. Rubella có thể gây đau khớp, rối loạn máu và sưng não (viêm não). Nó có thể gây sảy thai ở phụ nữ mang thai hoặc em bé chào đời với hội chứng Rubella bẩm sinh như mù, điếc, tổn thương tim hay não.

  • Dành cho trẻ 15 tháng tuổi

    • Viêm màng não do Não mô cầu typ A + C: Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu gồm các týp A, C.

  • Mũi 1: trẻ 18 tháng tuổi.

  • Mũi 2: sau 3 năm so với mũi 1.

    • Phế cầu: là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy. Sự viêm nhiễm này sẽ gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương. Các tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương khác là viêm não do virus, viêm màng não do nấm, viêm màng não do hóa chất hoặc do xâm nhập của các tế bào ung thư...

  • Mũi 1: 24 tháng tuổi.

  • Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần.

    • Bệnh ung thư cổ tử cung (HPV): Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm vi rút HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục. Vi rút này có nhiều chủng được đánh số thứ tự. 5 chủng HPV 16, 18, 31, 33 và 45 là thủ phạm hàng đầu gây ra khoảng 84% các ca ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.

  • Mũi 1: bất cứ lúc nào (thường là 26 tuổi).

  • Mũi 2: Sau mũi 1 hai tháng.

  • Mũi 3: sau mũi 2 sáu tháng.

    • Viêm gan A (Hepatitis A): Viêm gan A (là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A. Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành, chẳng hạn qua thức ăn nhiễm bẩn.

  • Mũi 1: bất cứ lúc nào.

  • Mũi 2: 6 – 18 tháng sau liều đầu tiên

    • 2.2.3. Các tài liệu liên quan

    • 2.3. MÔ TẢ HỆ THỐNG

      • 2.3.1. Quản lý tài khoản

        • Người quản trị: quản lý và cấp quyền cho các tài khoản trong hệ thống.

        • (Nhân viên) Ghi sổ: là cán bộ ghi số hay cán bộ được giao nhiệm vụ tương tự. Tài khoản này được sử dụng các chức năng tiêm chủng.

        • (Nhân viên) Tiêm chủng: là cán bộ tiêm chủng, sử dụng chức năng ghi nhận hay hủy bỏ việc tiêm chủng.

        • Thư ký: là cán bộ thư ký chương trình, có nhiệm vụ thống kê báo cáo, lập danh sách và soạn nội dung tin nhắn sms.

      • 2.3.2. Quản lý nhân viên

        • Mã người dùng

        • Họ tên

        • Ngày sinh

        • Giới tính

        • Chức vụ

        • CMND

        • SDT

        • Email

        • Mật khẩu

        • Quyền sử dụng

        • Chức danh

      • 2.3.3. Quản lý vắc-xin

        • Mã vắc-xin

        • Tên vắc-xin

        • Số lần tiêm

        • Thời điểm tiêm

        • Giá tiền

        • Ghi chú

      • 2.3.4. Quản lý người được tiêm vắc-xin

        • Mã người tiêm

        • Họ tên

        • Ngày sinh

        • Giới tính

        • Cân nặng lúc mới sinh (kg)

        • Họ tên người bảo hộ

        • Ngày sinh người bảo hộ

        • Số điện thoại

        • Email

        • CMND người bảo hộ

        • Địa chỉ hiện tại

        • Xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố

      • 2.3.5. Hệ thống nhắc nhở bằng sms

      • 2.3.6. Chức năng tiêm chủng

      • 2.3.7. Thống kế báo cáo

    • 2.4. MÔ TẢ BÀI TOÁN

      • Quản trị: là người quản lý các tài khoản trong hệ thống.

      • (Nhân viên) Ghi sổ: là nhân viên hỗ trợ cho đội ngũ bác sĩ, được sử dụng chức tiêm chủng.

      • (Nhân viên) Tiêm chủng: là cán bộ tiêm chủng, sử dụng chức năng ghi nhận, hủy bỏ xác nhận tiêm chủng.

      • Thư ký: là thư ký chương trình, thư ký chỉ sử dụng những chức năng như thống kê báo cáo, lập danh sách để in giấy mời và cập nhật nội dung tin nhắn sms.

      • Các bậc phụ huynh sẽ đăng ký thông tin cần thiết mà trạm y tế yêu cầu, thông tin đó được lấy từ giấy chứng sinh hay hộ khẩu. Các thông tin cần đăng ký: họ và tên trẻ, ngày tháng năm sinh, giới tính, cân nặng lúc mới sinh, họ tên người bảo hộ, số điện thoại, email, địa chỉ hiện tại.

      • Mỗi trẻ được cấp một mã số, đồng thời trạm y tế sẽ phát cho phu huynh cuốn sổ tay tiêm chủng cá nhân, nhằm quản lý tốt hơn công tác tiêm phòng.

      • Trước ngày 17 hàng tháng, thư ký lọc ra thông tin các trẻ đủ điều kiện và đã đến thời hạn tiêm chủng. Danh sách có được sẽ là tài liệu cho việc in ấn giấy mời, gửi tin nhắn sms nhắc nhở và là số lượng được trình lên cấp trên xin nhận số lượng vắc-xin cần thiết.

      • Khi có yêu cầu tiêm chủng, thì nhân viên ghi sổ sẽ thực hiện các bước như sau:

  • Nếu là lần tiêm đầu tiên thì nhập thông tin cần thiết của trẻ vào hệ thống. Ngược lại, tìm kiếm thông tin của trẻ trong hệ thống, sau đó kiểm tra thông tin trẻ, loại vắc-xin đã tiêm.

  • Nhập thông tin mũi tiêm mà bác sĩ chỉ định vào hệ thống và gửi sang cho nhân viên tiêm chủng tại phòng tiêm.

  • Sau khi tiêm, nhân viên tại phòng tiêm sẽ ghi nhận việc tiêm đã hoàn thành.

    • Nhân viên ghi nhận việc tiêm đã hoàn thành đồng nghĩa với hệ thống sẽ không còn gửi tin nhắn nhắc nhở (trong đợt này) nữa. Nếu phụ huynh không đưa con đi tiêm thì hệ thống sẽ tiếp tục gửi 2 tin nhắn nhắc nhở ở những ngày tiếp theo (1 ngày / 1 tin nhắn) cho đến khi trẻ đó được nhân viên tiêm chủng xác nhận là đã hoàn thành mũi tiêm này.

    • Trường hợp trẻ chuyển từ địa phương khác đến, cán bộ nhân viên sẽ tiếp nhận sổ tiêm chủng cá nhân và nhập thông tin của trẻ, các mũi tiêm vào hệ thống, và thực hiện công việc như trên.

    • Khi có yêu cầu của người tiêm, các cán bộ sẽ tiến hành tuần tự các bước như sau:

  • Nếu là lần tiêm đầu tiên, nhân viên ghi sổ sẽ nhập thông tin người được tiêm vào hệ thống. Ngược lại, nhân viên ghi sổ sẽ tìm kiếm thông tin người được tiêm.

  • Nhập vắc-xin được bác sĩ chỉ định vào hệ thống và tiến hành gửi sang nhân viên tiêm chủng.

  • Nhân viên tiêm chủng sẽ xác nhận việc tiêm hoàn thành sau khi tiêm thành công.

    • Tương tự với tiêm chủng mở rộng, hệ thống sẽ dựa vào thời gian của mũi tiêm đầu tiên để tiến hành gửi sms nhắc nhở những mũi tiêm tiếp theo (nếu có). Hệ thống sẽ tiến hành gửi thêm 2 tin nhắn ở các ngày tiếp theo nếu người được tiêm không tới tiêm khi nhận được tin nhắn đầu tiên.

    • Trường hợp người được tiêm được tiêm mũi đầu tiên ở địa phương khác, nhân viên ghi sổ sẽ nhập thông tin những mũi tiêm và thông tin người tiêm vào hệ thống.

    • Nhắc nhở tự động: vào mỗi đầu tháng (đối với tiêm chủng mở rộng) và vào mỗi sáng (đối với tiêm chủng tự nguyện), hệ thống sẽ tự động tiến hành lọc ra các danh sách các đối tượng cần tiêm và gửi tin nhắn với nội dụng tương ứng.

    • Nhắc nhở bằng tay: thư ký chương trình sẽ tiến hành lọc ra danh sách các đối tượng cần tiêm, thư ký sẽ chủ động lựa chọn những đối tượng cần gửi tin nhắn, chủ động soạn nội dung tin nhắn…

    • 3.1. XÁC ĐỊNH CÁC TÁC NHÂN

      • Tác nhân người được tiêm: là người yêu cầu phục vụ.

      • Tác nhân nhân viên ghi sổ: là cán bộ, nhân viên trong trạm được phân công. Là người xử lý yêu cầu, đồng thời là người yêu cầu xử lý.

      • Tác nhân nhân viên tiêm chủng: là cán bộ tiêm chủng. Nhận yêu cầu và xử lý yêu cầu.

      • Tác nhân thư ký: là cán bộ thư ký chương trình, xử lý các công việc tương ứng.

      • Tác nhân quản trị: là trưởng trạm, phó trạm hay cán bộ được phân công quản lý hệ thống.

        • Yêu cầu phục vụ

        • Đăng nhập hệ thống.

        • Đổi mật khẩu.

        • Tìm kiếm.

        • Nhập thông tin người được tiêm.

        • Chỉ định vắc-xin cần tiêm.

        • Đăng nhập hệ thống.

        • Đổi mật khẩu.

        • Xác nhận đã tiêm.

        • Hủy bỏ đối tượng được tiêm.

        • Đăng nhập hệ thống.

        • Đổi mật khẩu.

        • Tìm kiếm.

        • Nhập thông tin vắc-xin.

        • Thống kê báo cáo.

        • In giấy mời.

        • Xử lý và cập nhật nội dung sms.

        • Đăng nhập hệ thống.

        • Đổi mật khẩu.

        • Tìm kiếm.

        • Quản lý tài khoản.

    • 3.2. XÁC ĐỊNH CÁC GÓI SỬ DỤNG, LƯỢC ĐỒ SỬ DỤNG CHI TIẾT

      • 3.2.1. Gói quản lý đăng nhập

        • Đăng nhập hệ thống: người dùng dùng chức năng này để đăng nhập vào hệ thống

        • Đổi mật khẩu: Sau khi đăng nhập vào hệ thống. Người sử dụng có thể dùng chức năng đổi mật khẩu để thay đổi mật khẩu đăng nhập của mình.

      • 3.2.2. Gói quản lý nhân viên

        • Quản lý tài khoản: sau khi đăng nhập hệ thống, quản trị có thể sử dụng chức năng quản lý tài khoản để cấp mới tài khoản, sửa đổi hay xóa tài khoản.

        • Quản lý nhóm tài khoản: sau khi đăng nhập hệ thống, quản trị có thể sử dụng chức năng quản lý nhóm tài khoản để thêm mới nhóm tài khoản, sửa đổi hay xóa một nhóm tài khoản.

      • 3.2.3. Gói quản lý vắc-xin

        • Nhập liệu thông tin vắc-xin: nhập tất cả các thông tin cần thiết về vắc-xin. Ngoài ra, có thể sửa xóa một loại vắc-xin.

        • Nhập liệu thời gian nhắc: quản lý thời gian nhắc lại của các loại vắc-xin.

        • Nhập liệu giá thành: dành cho tiêm chủng tự nguyện, nhập thông tin giá cả của các loại vắc-xin.

      • 3.2.4. Gói quản lý nghiệp vụ

        • Nhập thông tin người được tiêm: nhân viên ghi sổ sẽ tiếp nhận thông tin từ người được tiêm và nhập thông tin đó vào hệ thống.

        • Tìm kiếm: tìm kiếm thông tin người được tiêm trong hệ thống.

        • Chỉ định vắc-xin cần tiêm: chọn loại vắc-xin mà bác sỉ đã chỉ định.

        • Tạo danh sách người được tiêm: tạo ra một danh sách hàng đợi gồm tên của người được tiêm và tên loại vắc-xin sẽ được tiêm.

        • Xác nhận hoàn thành: nhân viên tiêm chủng sẽ cho dựa vào danh sách hàng đợi để làm thứ tự tiêm, khi tiêm xong thì nhân viên xác nhận việc tiêm hoàn thành đồng nghĩ với việc lưu vào cơ sở dữ liệu với trạng thái đã tiêm.

        • Hủy bỏ việc tiêm: loại người tiêm ra khỏi danh sách hàng đợi và lưu vào cơ sở dữ liệu với trạng thái chưa tiêm.

      • 3.2.5. Gói quản lý nhắc nhở bằng sms

        • Gửi sms tự động: hệ thống tự động lập danh sách người gửi và gửi sms với nội dung đã soạn sẵn vào 1 thời gian quy định.

        • Tùy chỉnh nội dung gửi: thư ký có thể sửa đổi nội dung của sms.

        • Tùy chỉnh danh sách gửi: thư ký có thể thay đổi số lượng người nhận tin.

        • Tùy chỉnh thời gian gửi: cho phép sửa đổi, chủ động gửi tin vào thời gian nào đó.

      • 3.2.6. Gói thống kê báo cáo

        • Thống kê số lượng vắc-xin đã tiêm: lập danh sách và số lượng vắc-xin đã tiêm trong tháng.

        • Thống kê số lượng vắc-xin còn lại: lập danh sách và số lượng vắc-xin còn lại trong tháng.

        • Nhập số lượng vắc-xin đã nhận: lên danh sách thông tin, số lượng vắc-xin đã nhận.

    • 3.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU

      • 3.3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

      • 3.3.2. Mô hình dữ liệu

    • 3.4. CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

      • 3.4.1. Chính sách bảo mật chương trình

      • 3.4.2. Chính sách sao lưu/ phục hồi dữ liệu

    • 3.5. YÊU CẦU KẾT NỐI VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU

      • 3.5.1. Kết nối với hệ thống quản lý đào tạo

      • 3.5.2. Kết nối với Website

    • 4.1. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC HỆ THỐNG

      • 4.1.1. Kiến trúc tổng thể

      • 4.1.2. Kiến trúc lập trình

    • 4.2. THIẾT KẾ CHỨC NĂNG

    • 4.3. THIẾT KẾ GIAO DIỆN

      • 4.3.1. Nguyên tắc chung

      • 4.3.2. Các điều khiển dùng chung

      • 4.3.3. Danh sách các Form

    • 4.4. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

      • 4.4.1. Danh sách các bảng

      • 4.4.2. Lược đồ quan hệ

      • 4.4.3. Danh sách thủ tục lưu trữ

    • 4.5. THIẾT KẾ BẢO MẬT

      • 4.5.1. Cơ chế chung

      • 4.5.2. Bảo mật cấp chương trình

      • 4.5.3. Bảo mật cấp cơ sở dữ liệu

    • 4.6. THIẾT KẾ SAO LƯU/PHỤC HỒI DỮ LIỆU

      • 4.6.1. Cơ chế sao lưu/phục hồi cấp hệ điều hành

      • 4.6.2. Cơ chế sao lưu/phục hồi cấp cơ sở dữ liệu

      • 4.6.3. Cơ chế sao lưu/phục hồi cấp chương trình

    • 5.1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

    • 5.2. KIẾN TRÚC LẬP TRÌNH

    • 5.3. QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN

    • 5.4. TRUY VẤN DỮ LIỆU

    • 5.5. DANH SÁCH TẬP TIN

    • 5.6. DANH SÁCH HÀM

    • 5.7. C

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan