BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

57 877 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG  ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:1.1.Giới thiệu tổng quan về công ty:•Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN ĐÔNG•Tên giao dịch quốc tế : MIEN DONG JOINT – STOCK COMPANY•Tên viết tắt : MDC•Trụ sở chính : Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai•Điện thoại : 0613. 836371 Fax : 0613.836194•Email : miendonghcm.fpt.vnCông ty cổ phần Miền Đông (MDC) là một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như : xây dựng, đầu tư và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, có tổ chức quản lý hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 90012000, có công nghệ xây dựng tiên tiến, có đầy đủ trang thiết bị thi công và không ngừng bổ sung các loại thiết bị hiện đại.Bằng nỗ lực phấn đấu, Công ty cổ phần Miền Đông đã được Nhà nước và Bộ xây dựng tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Huy chương và cờ luân lưu khác. 1.2.Giới thiệu công trình thực tập:•Dự án “Khối nhà Hành Chính Hiệu Bộ Trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh”•Địa chỉ: 35 37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM•Công năng: Trụ sở chính của Trường ĐH Mở TP. HCM, văn phòng làm việc hành chính, tổ chức cuộc họp, hội nghị hội thảo…•Quy mô công trình: 2 tầng hầm 8 tầng lầu tầng mái. Tổng diện tích sàn xây dựng: 6.937m2•Tổng mức đầu tư: 116.792.693.000 đồng.•Loại, cấp công trình: Cấp II, 2 tầng hầm, 9 tầng lầu, độ cao 37m.•Nguồn vốn đầu tư: Vốn tích luỹ đầu tư xây dựng cơ bản của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và vốn vay từ Chương trình kích cầu thông qua đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.Chủ đầu tư: Trường Đai Học Mở TP. HCMĐịa chỉ: 97 Võ Văn Tần, Q3, Tp. Hồ Chí MinhĐơn vị tư vấn QLDA:Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn (SCQC)Đc: 25 Phạm Ngọc Thạch, Q3, TP. Hồ Chí MinhĐơn vị tư vấn thiết kế:Công ty CP tư vấn Kiến trúc và Xây dựng TP.HCMĐc: 98 Trần Quang Khải, Q1, TP. Hồ Chí MinhĐơn vị tư vấn giám sát:Công ty Cp Tư vấn xây dựng tổng hợp (NAGECCO)Đc: 29Bis, Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP. Hồ Chí MinhLiên danh nhà thầu:Công ty cổ phần MIỀN ĐÔNGĐc: Đường 1, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Đồng NaiCông ty TNHH Kỹ thuật Việt Thái ThịnhĐc: 42342 Lạc Long Quân, P5, Q11, TP.HCMCHƯƠNG 2.CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH2.1.Thiết bị thi công:Để đảm bảo công tác thi công đạt tiến độ theo kế hoạch và chất lượng cao, đơn vị thi công bố trí các thiết bị phục vụ thi công phần thân như sau:2.1.1.Máy vận thăng:Nhiệm vụ: Vận chuyển người, vật liệu thiết bị máy móc nhỏ, cầm tay lên các tầng cao hơn, Vận thăng được lắp đặt trên nền móng cố định khi đã thi công xong sàn lầu 3.Máy vận thăng được neo cố định vào công trình bằng liên kết bu lông. các thanh thép định hình liên kết với các bu lông lắp sẵn trên sàn mỗi tầngHình 2.1a, b, c: Máy vận thăng2.1.2.Máy trộn bê tông thủ công:Nhiệm vụ: Trộn bê tông tại công trường khi đổ bê tông bổ trụ, lăng tô, giằng tường.Hình 2.2: Máy trộn bê tông thủ công2.1.3.Máy cắt, máy uốn thép và máy hàn:Nhiệm vụ:•Máy cắt và máy uốn thép: gia công thép phục vụ cho công tác cốt thép tất cả các cấu kiện đổ bê tông (Cắt thép dọc, uốn côt đai).•Máy hàn: tạo ra liên kết hàn giữa các vật liệu thép, tạo sự chắt chắn cho kết cấu thép cũng như hệ cốp pha, cây chóng.Hình 2.3: Máy uống thépHình 2.4: Máy hànHình 2.5: Máy cắt thép2.1.4.Các thiết bị khác:Công trường còn sử dụng các loại máy cầm tay như: Máy cưa gỗ, máy cắt thép cầm tay, máy khoan, máy trác đạt, máy cẩu loại nhỏ...Ngoài ra công trường còn sử dụng máy bơm bê tông, máy đầm dùi sẽ kể ở công tác bê tông.Tiêu chuẩn tham khảo:TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.TCVN 1450:1986 Gạch rỗng đất sét nung.TCVN 1451:1986 Gạch đặc đất sét nung.TCVN 4314:1986 Vữa xây dựng yêu cầu kỹ thuật.TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng.TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.2.2.Các công tác thi công:2.2.1.Công tác chuẩn bị đảm bảo thi công:Để phục vụ thi công an toàn và thuận lợi, các công tác chuẩn bị về máy và trang thiết bị được công ty chú ý, đảm bảo yêu cầu tốt hoạt động phục vụ thi công. Vật liệu được vận chuyển tới công trường và được đưa vào khu tập kết vật liệu.Về nhân lực, các cán bộ kỹ thuật và công nhân có năng lực, kinh nghiệm được điều tới công trường nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công.Bố trí khu lán trại cho công nhân hợp lý.Thành lập tổ bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trên công trường.2.2.2.Công tác ghép ván khuôn cốp pha:2.2.2.1.Yêu cầu về gia công lắp dựng:Công trình sử dụng cốp pha gỗ nên yêu cầu gỗ sử dụng làm cốp pha phải tốt, không cong vênh, mối mọt và phải đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Cốp pha phải đảm bảo đúng yêu cầu để có thể lắp dựng, tháo dỡ dễ dàng. Không sử dụng cốp pha đã sử dụng quá số lần quy định.2.2.2.2.Biện pháp thi công lắp ghép:Hình 2.6a, b: Theo dõi quá trình lắp ghép khuôn cốp phaCây chống cột có thể bằng gỗ hoặc kim loại. Ghép cốp pha theo định hình và dùng khóa để liên kết các tấm và thanh cốp pha.Đinh dùng để liên kết các cây chống, gông chống dầm. Sàn dung hệ thống dàn giáo theo định hình kết hợp với cốp pha thép và xà gồ thành khung tạo liên kết ổn định, chắc chắn.2.2.2.3.Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha:•Kiểm tra tim cốt, cao độ, vị trí ván khuôn, độ phằng của ván khuôn.•Kiểm tra độ ẩm ván khuôn, độ ổn định của sàn công tác và giàn giáo.• Kiểm tra khoảng cách, khe hở giữa các tấm ván, kiểm tra các lỗ chờ kỹ thuật. Hình 2.7a, b: Hệ thống dàn giáo chống đở dầm sànHình 2.8a, b: Dàn giáo và đà đở sàn dầmHình 2.9a, b: Cốp pha sàn dầm biênHình 2.10: Dàn giáo, đà đở dầm, sàn nấm Hình 2.11: Lổ trắc đạc2.2.3.Công tác lắp dựng cốt thép, vách cứng và lõi thang máy:•Kiểm tra hệ thống dàn giáo và ván khuôn trước khi đưa cốt thép vào lắp dựng.•Tiến hành lắp đặt thép dầm trước, sau đó mới lắp thép chịu lực của sàn.Chú ý: Khi tiến hành buộc thép dầm, ta buộc bên cốp pha sau đó tiến hành buộc thép sàn. Đặt các thanh thép thành lưới rồi mới buộc. Khi buộc dung thép 1mm để lien kết các thanh lại với nhau thành một khối chịu lực đặt vuông góc với lực kéo do momen tạo ra.•Kiểm tra mối buộc, chiều dài, chiều cao mối hàn.•Kiểm tra khoảng cách đặt thép, đường kính, và số lượng thép.Hình 2.12a. b: Bố trí thép đai trong dầmHình 2.134a, b, c: Thép lớp dưới sàn nấm Hình 2.14: Thép lớp dưới của sàn phẳng Hình 2.15: Cốt thép cho sàn dầm đã được lắp đặt hoàn chỉnh Hình 2.16: Thép sàn liên kết với sàn nấmHình 2.17: Thép sàn liên kết dầm Hình 2.18: Con kê nhằm đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệHình 2.19: Cốt thép sàn lắp đặt hoàn chỉnh Hình 2.20: Cốt thép lỗi thang máyHình 2.21a, b: Cốt thép cộtHình 2.22a, b: cốt thép cột hoàn chỉnh2.2.4.Công tác đổ bê tông dầm, sàn:Được tiến hành khi đã ngiệm thu cốp pha cũng như cốt thép cấu kiện cần đổ bê tông.Bê tông phục vụ cho công tác đổ bê tông cột, dầm, sàn là bê tông tươi, được trộn tại nhà máy, và chở đến công trường bằng xe bồn trộn bê tông.Bê tông khi đem đến công trường được kiểm tra qua 2 thí ngiệm: Kiểm tra độ sụt, và lấy mẫu 15 x 15 (cm) về phòng thí ngiệm tiến hành nén.Bê tông được bơm trực tiếp lên cao trình sàn cần đổ bê tông và đổ trực tiếp vào cấu kiện cần đổ bê tông, đổ bê tông đến đâu đầm bê tông đến đó.Bê tông thường được đổ vào ban đêm vì vấn đề về giao thông tại công trường, không ảnh hưởng đến dân cư gần công trường.Khi đổ bê tông các cấu kiện nhỏ, thể tích bê tông ít như bổ trụ, đà giằng, lăng tô,.. ta trộn bê tông thủ công bằng máy trộn bê tông tại công trường.Sau khi đổ bê tông xong, bê tông được công nhân bảo dưỡng bằng cách tưới nước vào phần bê tông đã tháo cốp pha; riêng sàn ta tưới nước trực tiếp lên sàn.Yêu cầu:Bê tông phải đảm bảo đủ các yêu cầu về thiết kế như mác bê tông, độ sụt, thành phần vật liêu, chất phụ gia…Sau khi đổ bê tông, cấu kiện phải đúng kích thước thiết kế ban đầu, đảm bảo được lớp bê tông bảo vệ.Bề mặt phẳng, không bị rổ, phân tầng, trắng mặt,…Trước khi đổ bê tông cần tiến hành thử độ sụt xem có thỏa mãn yêu cầu của nhà thầu hay không và được tư vấn giám sát kiểm tra và tiến hành lấy mẫu thử .Chiều cao bê tông đổ vào cột khoảng 0,3m đến 0,5m thì tiến hành đầm 1 lần. Dùng đầm dùi có đường kính 30 hoặc 40 để đầm, trong quá trình đổ bê tông và đầm luôn luôn có cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn đảm bảo bê tông trong cấu kiện đặc chắc và không bị phân tầng trong quá trình đổ.Quy trình đổ bê tông lõi thang máy tiến hành tương tự như đổ bê tông cột. Phểu chứa bê tông được di chuyển liên tục trên chiều dài vách thang và bê tông sẽ được đổ đều trên toàn bộ vách với chiều cao khoảng 0,5m cho mỗi lần đổ bê tông thì tiến hành đầm từng lớp đảm bảo bê tông được đầm đều trên chiều dài vách. Tránh các trường hợp dùng đầm dùi để dùi cho bê tông chảy qua vị trí thấp hơn, trong quá trình đổ luôn luôn có cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và có tổ cốp pha trực để kịp thời xử lý sự cố bung cốp pha trong quá trình đổ bê tông.Bê tông dầm, sànBê tông dầm sàn từ tầng 1 đến tầng 9 có khối lượng khoảng 120m3 cho mỗi tầng. Do vậy trước khi thực hiện công tác đổ bê tông phải thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị sau:•Nhân lực thi công•Thiết bị thi công:•Các thiết bị khác phục vụ công tác đổ bê tôngMặt bằng bố trí thiết bị: trước khi thực hiện công tác đổ bê tông sàn tùy theo thực tế mặt bằng công trường để bố trí thiết bị cho phù hợp và sẽ được thực hiện trước 22 giờ.Để công tác đổ bê tông được nhanh chóng thì các bước nghiệm thu sẽ được thực hiện xong trước 21 giờ và thời gian thực hiện công tác đổ là từ 22 giờ đến rạng sáng ngày hôm sau.Để giảm thiểu sự bám dính bê tông lên cốt thép cột, vách khi đổ bê tông sàn thì cần phải được vây bạt xung quanh cốt thép cột, vách. Tuy nhiên, không được vây bạt sát cao độ sàn mà phải cách cao độ sàn khoảng 300mm để tiện cho việc đổ bê tông và đầm dùi. Trước khi tiến hành công tác đổ bê tông cho sàn cần phải được xịt nước vệ sinh sạch sẽ cốp pha sàn và đầu cột để đảm bảo chất lượng bê tông.Hình 2.23: Xe cung cấp bê tông cho công trình Hình 2.24: Ống đổ bê tôngHình 2.25: Nối ống tiến hành đổ bê tông tầng 8Hình 2.26: Công tác chuẩn bị đổ bê tông dầm sàn tằng 8Hình 2.27: Tiến hành đổ bê tông (Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông)Hình 2.28: Sử dụng biện pháp thủ công để san bằng bê tông2.2.5.Công tác xây:Được thực hiện song song với công tác làm phần khung từ lầu 8 để đẩy nhanh tiến độ. Đội ngũ công nhân làm việc đông, có tay nghề cao.Vật liệu xây tô:•Gạch nung 4 lỗ 8 x 8 x18 và gạch nung 2 lỗ 4 x 8 x18.•Cát xây tô hạt mịn.•Xi măng sử dụng: xi măng poóclăng hỗn hợp PCB 40 của cty CP xi măng FICO Tây Ninh•Nước trộn vữa là nước sạch, cấp từ hệ thống cấp nước thành phố.Yêu cầu:Xây đúng kích thước, chiều dài, chiều cao thiết kê.Tường phải đúng quy cách về kỹ thuật: không trùng mạch, chắt chắn đúng chức năng tường bảo vệ và bao che.Khi tô trác bề mặt phải phẳng, đúng bề đày thiết kế.Vữa xây tô phải đúng mác thiết kế, đảm bảo khả năng liên kêt giữa các viên gạch.Khi xây tô, chú ý đến việc tiết kiệm vật liệu. tạo hiệu quả kinh tế cao.Hình 2.29: công tác xây tường 200, không trùng mạchHình 2.30: tường liên kết với đáy dầmHình 2.31: Bộ giàn giáo phục vụ xây tô trên caoHình 2.32:Cát xây tô Hình 2.33: Xi măng sử dụngHình 2.34: Tường xây 200mm Hình 2.35: Định vị tường ngăn giữa các phòngHình 2.36: Xây tường ngăn giữa các phòng2.2.6.Công tác tô trát:2.2.6.1.Công tác chuẩn bị:Chuẩn bị vật liệu:•Cấp phối vữa trát.•Vật liệu làm vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.•Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩmChuẩn bị dụng cụ:•Bay, thước nhôm 2.5m, thước thủy 1.2m, dụng cụ rà bộp, dây dọi, bàn chà, thước ke góc, thước kéo 5m…•Chuẩn bị máy trộn.Chuẩn bị mặt bằng:•Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát.•Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.•Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt trát.•Nếu bề mặt trát khô thì phun nước làm ẩm trước khi trát.•Ghém mốc trên tường để xác định chiều dày lớp vữa khi trát.•Khoảng cách giữa các cục ghém không được lớn hơn chiều dài thước nhôm sử dụng gạt hồ tô (thông thường 2m). Hình 2.37: Sàn cátHình 2.38: Tạo ẩm trước khi tôHình 2.39: Ghém mốc tô cột•Đóng lưới mắt cáo tại những vị trí tường xây tiếp giáp với bê tông, những vị trí tường có đường ống kỹ thuật ME đi âm tường.•Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn giáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.Hình 2.40a, b: Đóng lưới mắt cáo tại các đường đi ngầm tường và tường với cộtGiàn giáo thi công:•Giàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn, chịu được trọng lượng của người trát, vật liệu và vữa trát;•Lưới che chắn khi trát trên cao;•Giàn giáo chống không được dựa vào tường đang trát, giàn giáo phải cách tường đang trát ít nhất là 0.05m.2.2.6.2.Yêu cầu kĩ thuật:Bề mặt trát phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn mới tiến hành trát.Lắp và chèn các khuôn cửa sổ, cửa đi, nhét đầy vữa vào các khe giữa khuôn cửa với tường.Khi trát nhiều lớp phải đảm bảo các lớp trát có sự gắn kết và tương thích về độ dãn nở, co ngót.Khi trát với diện tích lớn, nên phân thành những khu vực nhỏ hơn có khe co giãn hoặc phải có những giải pháp kỹ thuật để tránh cho lớp trát không bị nứt do hiện tượng co ngót.Tại vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15cm đến 20cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3cm.2.2.6.3.Trình tự thi công:Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.Để tạo độ bám dính bề mặt tốt ta nên trát trước bề mặt kết cấu bằng một lớp hồ dầu. Trét hồ dầu đến đâu tô đến đó, khu vực trét hồ dầu vừa tầm với của tay để lớp hồ dầu không bị khô làm mất khả năng liên kết.Tô phía trên trước, phía dưới sau, tô từ góc tô ra.Tô lớp 1 (chiều dày lớp trát không được vượt quá 8mm và không mỏng hơn 5mm).Thấy mặt vữa se mặt thì lấy thước cán phẳng, khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại mặt tô một lần nữa xem chổ nào còn lõm thì bù thêm vữa, chổ nào lồi thì gạt vữa đi cho mặt tô phẳng đều.Hình 2.41: Tô trát tường lớp 1 Hình 2.42: Gạt phẳng khi vữa se mặtTô tiếp lớp thứ 2, khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau, nếu mặt trát quá khô thì phải phun ấm trước khi trát tiếp (Chiều dày lớp trát không được vượt quá 8mm và không mỏng hơn 5mm).Gạt vữa cho phẳng và đúng với các mốc ghém.Khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại mặt tô một lần nữa xem chỗ nào còn lõm thì bù thêm vữa, chổ nào lỗi thì gạt vữa đi cho mặt tô phẳng đều.Sau khi cán thước xong, bắt tay vào xoa, xoa từ trên xoa xuống, xoa những chỗ giáp mí trước. Khi xoa chỗ nào khô thì thêm nước, chỗ nào ướt quá thì chờ ráo mặt mới xoa tiếp không nên xoa ép dễ bị rạn nứt. Hình 2.43: Gạt vữa cho phẳng và đúng mốc ghémHình 2.44: Dùng bàn chà xoa tường cho nhẵn Công tác kiểm tra phải được kiểm tra liên tục bằng thước nhôm khi công tác xoa tường vừa được hoàn thành.Vệ sinh sau khi xây xong: sau khi trát xong phải vệ sinh sạch vữa rơi rớt trên mặt tường, mặt nền.Bảo dưỡng khối xây: Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào. Chú ý bảo dưỡng bề mặt trát, luôn giữ ẩm (tưới nước) cho bề mặt trát trong 7 đến 10 ngày.2.2.7.Công tác đóng trần thạch cao:2.2.7.1.Công tác chuẩn bị:Chuẩn bị vật liệu:•Tập kết các tấm thạch cao Gyproc có bề dày 9mm tại các tầng.•Tập kết các khung trần chìm tại các vị trí thuận tiện cho thi công.Chuẩn bị dụng cụ:Bàn chà, bút chì, dao trét, dao dọc giấy, cưa, kìm bấm, kìm rút, búa, kìm rét rivet, kìm bấm khung, dây rọi, kéo cắt, kéo cắt ty treo, tuýp 10, tuốc nơ vít, khoan điện, thước cuộn, ống cấn Nivo, túi dựng dụng cụ.Hình 2.45: Tập kết các tấm thạch cao Gyproc 9mm2.2.7.2.Trình tự thi công:Xác định cao độ trần:•Dùng máy thủy bình để xác định chiều cao trần.•Lấy dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột, thường thì nên vạch cao độ ở mặt dưới của khung trần.Hình 2.46: Dùng máy thủy bình lấy cao độ trầnLắp cố định thanh viền tường: Dùng khoan hoặc búa đóng đinh thép cố định cho thanh viền tường lên tường. Khoảng cách lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 30cm để đảm bảo độ vững chắc của thanh viền. Phân bố chia khoảng trần: Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với các khoảng cách tâm điểm của thanh chính so với thanh phụ là 600x1200mm; 610x1220mm; 600x600mm; 610x610mm.Treo TY: Cố định các điểm treo Ty bằng cách khoan trực tiếp bằng mũi khoan 8mm và liên kết bởi pát và tắc kê. Phân bố khoảng giữa các Ty là 1200mm và Ty gần nhất cách vách 610mm.Lắp các thanh chính: Thanh chính được lắp với khoảng cách khoảng 8001200mm. Thông thường, các nhà kỹ thuật đặt theo chuẩn là 1000mm.Lắp thanh phụ: Thanh phụ được lắp vào thanh chính gián tiếp hoặc trực tiếp.Sau khi lắp xong các thanh, xem lại và chỉnh sao cho các khung có vị trí đều, ngay ngắn, mặt khung phẳng.Hình 2.47: Các thanh chính và thanh phụ sau khi được lắp vào TYLắp đặt tấm thạch cao:•Lắp tấm thứ nhất.•Kiểm tra lại các tấm phải còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ góc.•Vít chặt các tấm bằng vít với khoảng cách không lớn hơn 200mm.•Lắp sao cho chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ.Hình 2.48: Lắp tấm thạch cao, dùng khoan bắt vít vào khung chìm•Lắp tấm thứ hai: Khi lắp tấm lớp thứ hai này phải bắt lệch một thanh phụ so với lớp một và chú ý chừa một khe hở.•Cần gia cố một thanh ở vị trí giữa một ô của khung để nối 2 tấm thạch cao liên tiếp nhau để đảm bảo không bị võng.Hình 2.49:Lắp các tấm thạch cao tiếp theoPhủ kín mối nối: Phủ kín các mối nối giữa các tấm, các đầu vít thường dùng là bả matic. Đảm bảo sau khi phủ bề mặt bằng bả matic, bề mặt trần phải phẳng tránh để lại gợn sóng. Lưu ý trước khi sơn bả, khoảng cách giữa các tấm phải được dán băng

CHƯƠNG GIỚI THIỆU CƠNG TRÌNH: 1.1 Giới thiệu tổng quan cơng ty: • Tên cơng ty : CƠNG TY CỔ PHẦN MIỀN ĐƠNG • Tên giao dịch quốc tế : MIEN DONG JOINT – STOCK COMPANY • Tên viết tắt : MDC • Trụ sở : Đường số 1, Khu cơng nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai • Điện thoại : 0613 836371 - Fax : 0613.836194 • Email : miendong@hcm.fpt.vn Công ty cổ phần Miền Đông (MDC) doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp lĩnh vực : xây dựng, đầu tư sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, có tổ chức quản lý hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, có cơng nghệ xây dựng tiên tiến, có đầy đủ trang thiết bị thi công không ngừng bổ sung loại thiết bị đại Bằng nỗ lực phấn đấu, Công ty cổ phần Miền Đông Nhà nước Bộ xây dựng tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Huy chương cờ ln lưu khác 1.2 Giới thiệu cơng trình thực tập: • Dự án “Khối nhà Hành Chính - Hiệu Bộ - Trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh” • Địa chỉ: 35 - 37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM • Cơng năng: Trụ sở Trường ĐH Mở TP HCM, văn phòng làm việc hành chính, tổ chức họp, hội nghị hội thảo… • Quy mơ cơng trình: tầng hầm - tầng lầu - tầng mái Tổng diện tích sàn xây dựng: 6.937m2 • Tổng mức đầu tư: 116.792.693.000 đồng • Loại, cấp cơng trình: Cấp II, tầng hầm, tầng lầu, độ cao 37m • Nguồn vốn đầu tư: Vốn tích luỹ đầu tư xây dựng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vốn vay từ Chương trình kích cầu thơng qua đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh  Chủ đầu tư: Trường Đai Học Mở TP HCM Địa chỉ: 97 Võ Văn Tần, Q3, Tp Hồ Chí Minh  Đơn vị tư vấn QLDA: Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn (SCQC) Đc: 25 Phạm Ngọc Thạch, Q3, TP Hồ Chí Minh  Đơn vị tư vấn thiết kế: Cơng ty CP tư vấn Kiến trúc Xây dựng TP.HCM Đc: 98 Trần Quang Khải, Q1, TP Hồ Chí Minh  Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty Cp Tư vấn xây dựng tổng hợp (NAGECCO) Đc: 29Bis, Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP Hồ Chí Minh  Liên danh nhà thầu: Cơng ty cổ phần MIỀN ĐƠNG Đc: Đường 1, Khu Cơng Nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai Cơng ty TNHH Kỹ thuật Việt Thái Thịnh Đc: 423/42 Lạc Long Quân, P5, Q11, TP.HCM CHƯƠNG CÔNG TÁC THI CƠNG CƠNG TRÌNH 2.1 Thiết bị thi cơng: Để đảm bảo công tác thi công đạt tiến độ theo kế hoạch chất lượng cao, đơn vị thi công bố trí thiết bị phục vụ thi cơng phần thân sau: 2.1.1 Máy vận thăng: Nhiệm vụ: Vận chuyển người, vật liệu thiết bị máy móc nhỏ, cầm tay lên tầng cao hơn, Vận thăng lắp đặt móng cố định thi cơng xong sàn lầu Máy vận thăng neo cố định vào cơng trình liên kết bu lơng thép định hình liên kết với bu lơng lắp sẵn sàn tầng Hình 2.1a, b, c: Máy vận thăng 2.1.2 Máy trộn bê tông thủ công: Nhiệm vụ: Trộn bê tông công trường đổ bê tơng bổ trụ, lăng tơ, giằng tường Hình 2.2: Máy trộn bê tông thủ công 2.1.3 Máy cắt, máy uốn thép máy hàn: Nhiệm vụ: • Máy cắt máy uốn thép: gia công thép phục vụ cho công tác cốt thép tất cấu kiện đổ bê tơng (Cắt thép dọc, uốn cơt đai) • Máy hàn: tạo liên kết hàn vật liệu thép, tạo chắt chắn cho kết cấu thép hệ cốp pha, chóng Hình 2.3: Máy uống thép Hình 2.4: Máy hàn Hình 2.5: Máy cắt thép 2.1.4 Các thiết bị khác: Cơng trường sử dụng loại máy cầm tay như: Máy cưa gỗ, máy cắt thép cầm tay, máy khoan, máy trác đạt, máy cẩu loại nhỏ Ngồi cơng trường sử dụng máy bơm bê tông, máy đầm dùi kể công tác bê tông  Tiêu chuẩn tham khảo: - TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công nghiệm thu - TCVN 1450:1986 Gạch rỗng đất sét nung - TCVN 1451:1986 Gạch đặc đất sét nung - TCVN 4314:1986 Vữa xây dựng yêu cầu kỹ thuật - TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn sử dụng vữa xây dựng - TCVN 5674:1992 Cơng tác hồn thiện xây dựng Thi công nghiệm thu 2.2 Các công tác thi công: 2.2.1 Công tác chuẩn bị đảm bảo thi công: Để phục vụ thi công an tồn thuận lợi, cơng tác chuẩn bị máy trang thiết bị công ty ý, đảm bảo yêu cầu tốt hoạt động phục vụ thi công Vật liệu vận chuyển tới công trường đưa vào khu tập kết vật liệu Về nhân lực, cán kỹ thuật cơng nhân có lực, kinh nghiệm điều tới công trường nhằm đảm bảo tiến độ chất lượng thi công Bố trí khu lán trại cho cơng nhân hợp lý Thành lập tổ bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh công trường 2.2.2 Công tác ghép ván khuôn cốp pha: 2.2.2.1 u cầu gia cơng lắp dựng: Cơng trình sử dụng cốp pha gỗ nên yêu cầu gỗ sử dụng làm cốp pha phải tốt, không cong vênh, mối mọt phải đảm bảo độ ẩm yêu cầu Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu để lắp dựng, tháo dỡ dễ dàng Không sử dụng cốp pha sử dụng số lần quy định 2.2.2.2 Biện pháp thi cơng lắp ghép: Hình 2.6a, b: Theo dõi q trình lắp ghép khn cốp pha Cây chống cột gỗ kim loại Ghép cốp pha theo định hình dùng khóa để liên kết cốp pha Đinh dùng để liên kết chống, gông chống dầm Sàn dung hệ thống dàn giáo theo định hình kết hợp với cốp pha thép xà gồ thành khung tạo liên kết ổn định, chắn 2.2.2.3 Kiểm tra nghiệm thu cốp pha: • Kiểm tra tim cốt, cao độ, vị trí ván khn, độ phằng ván khn • Kiểm tra độ ẩm ván khuôn, độ ổn định sàn cơng tác giàn giáo • Kiểm tra khoảng cách, khe hở ván, kiểm tra lỗ chờ kỹ thuật Hình 2.7a, b: Hệ thống dàn giáo chống đở dầm sàn Hình 2.8a, b: Dàn giáo đà đở sàn dầm Hình 2.9a, b: Cốp pha sàn dầm biên Hình 2.10: Dàn giáo, đà đở dầm, sàn nấm Hình 2.11: Lổ trắc đạc 2.2.3 Cơng tác lắp dựng cốt thép, vách cứng lõi thang máy: • Kiểm tra hệ thống dàn giáo ván khuôn trước đưa cốt thép vào lắp dựng • Tiến hành lắp đặt thép dầm trước, sau lắp thép chịu lực sàn Xác định viên gạch xuất phát theo vẽ Shop duyệt, dùng thước kẻ đường nằm ngang Dùng bay bôi đầy hồ dầu lên mặt sau viên gạch, chiều dài lớp vữa từ 610mm Đặc biệt ý góc viên gạch phải lắp đầy hồ Tránh xảy tượng bị bộp góc viên gạch vữa ximăng bị thiếu Dán viên gạch bơi đầy hồ lên bề mặt tường phía đường mục chuẩn bắn trước để từ phát triển phía phía đường mực Dùng búa cao su gõ nhẹ đầu lên bề mặt viên gạch bên vữa ximăng tràn khắp chu vi viên gạch đạt độ dày vừa ý Nếu vữa xi măng nhão, để tránh viên gạch bị trượt khỏi vị trí dùng gỗ hay gạch kê chống cho viên gạch Hình 2.66: Bơi hồ dầu lên mặt gạch Hình 2.67: Ốp viên gạch vào tường Tiếp tục thực bước cho viên gạch hết hàng gạch qua hàng gạch khác Chỗ phải cắt gạch phải chừa lại để ốp sau Ốp hết mặt tường qua mặt khác Dán gạch xong tới đâu phải làm đường joint tới Sau ốp xong mặt tường, tiến hành đo cắt viên gạch để hồn chỉnh phòng Chú ý mặt cắt viên gạch phải phẳng sắc cạnh Các mạch ốp (joint) không lớn 2mm phải phẳng (ăn joint), sai lệch không 1mm 1m chiều dài Dùng ke vuông để ghim vào joint đảm bảo joint Hình 2.68: Cắt gạch chừa lỗ ống nước Hình 2.69: Dùng ke vng ghim vào joint Gạch ốp phải kiểu cách, kích thước, màu sắc, mặt gạch ốp phải phẳng Bề mặt phải vệ sinh sẽ, không để vữa xi măng bám vào, đường joint phải khoét để sau trét lại vữa ximăng đường joint bị rơi xuống rung động Sau trét joint xong phải vệ sinh mặt tường thật sẽ, tránh vữa ximăng bám lên bề mặt viên gạch 2.2.9.3 Yêu cầu chất lượng ốp lát: Màu sắc kích thước gạch ốp,lát phải đồng Kiểm tra chiều hướng hoa văn gạch, vân đá Mặt sàn ốp, lát phải phẳng Kiểm tra độ lệch joint theo phương, ngang dọc, không lệch 2mm Các khe, rãnh, joint, mạch… phải đồng đều, no đầy xử lý vẽ chi tiết Chiều rộng mạch: Nếu gạch ≤ 2mm; đá ≤ 1mm Vị trí tiếp giáp độ vênh hai viên gạch, đá lát phải ≤ 1mm Sau ốp, lát cần kiểm tra xem gạch có bị bọng không cách gõ nhẹ vào bề mặt gạch, bọng phải đục dán lại viên gạch Kiểm tra độ dốc nước phải đảm bảo 2.2.10.Cơng tác chống thấm: 2.2.10.1 Công tác chuẩn bị:  Thiết bị dụng cụ thi cơng: • Máy mài cầm tay, khoan trộn điện • Máy đục, máy cắt bê tơng, búa, đục, bàn chải sắt, cọ • Dụng cụ dùng cho chống thấm • Vật tư sử dụng, dung dịch hóa chất chống thấm CĐT duyệt  Chuẩn bị bề mặt: • Băm, đục lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ bề mặt bê tông kết cấu dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… • Trên bề mặt bê tơng kết cấu, kiểm tra đục mở miệng đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… đục bỏ phần bám dính hờ, đục rộng sâu phần bê tông đặc • Mài tồn bề mặt cần xử lý chống thấm máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết tạp chất, bụi bẩn sót để có bề mặt sạch, chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt • Dọn vệ sinh bụi đất toàn bề mặt cần xử lý chống thấm chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi cơng nghiệp Hình 2.70a, b: Băm đục lớp hồ vữa xi măng bề mặt Hình 2.71: Tạo ẩm bề mặt, bảo hòa nước 2.2.10.2 Chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, seno: Sử dụng SikaTop Seal 105 gốc xi măng polyme cải tiến, thành phần Sản phẩm thi công bề mặt bê tông vữa để ngăn thấm nước Hình 2.71: SikaTop Seal 105 hai thành phần Tạo ẩm, tưới nước bão hòa bề mặt tránh để đọng nước trước thi công lớp vật liệu chống thấm SikaTop Seal 105 Trộn toàn thành phần với tạo thành loại hồ sệt Độ sệt hỗn hợp trộn thay đổi giảm lượng thành phần A(dạng lỏng) Để đạt độ sệt vữa trát sử dụng 90% thành phần A ( khoảng 4.5 kg) Trộn thùng sạch, cho thành phần bột vào từ từ thành phần lỏng khuấy cần trộn điện có tốc độ thấp (500 vòng/phút) Cụ thể trộn theo tỷ lệ khối lượng: thành phần A:B = 1:4 Thi công lớp thứ bề mặt ẩm nhờ bảo hòa, với độ sệt hồ dầu thi công chổi nylon cứng cọ Với hồ sệt thi cơng chổi nhựa cứng hay chổi mềm Thi công theo định lượng 1.5kg/ m2/ lớp, độ dày 2mm/lớp Để cho lớp đông cứng lại khoảng 4-8 giờ, tiếp tục quét lớp thứ hai, nên qt theo chiều vng góc với chiều qt lớp Hình 2.72a, b, c, d: Quá trình thi công chống thấm Sau lớp thứ khô từ 24 đến 48h, tiến bơm nước vào ngâm để kiểm tra thấm, phát bị thấm phải xác định nguyên nhân tiến hành chống thấm lại vị trí bị thấm, thời gian ngâm nước tối thiểu 72 Hình 2.73: Bơm nước kiểm tra chống thấm Sau ngâm nước kiểm tra đạt, ta tiến hành láng lớp vữa bảo vệ, trước tiến hành việc ta phải kiểm tra thật kỹ cao độ hồn thiện khu vực, việc dễ cấn đến lớp vật liệu hoàn thiện sàn sau 2.2.10.3 Chống thấm hố thang máy, mạch ngừng: Sử dụng Sika Monotop 610 loại vữa gốc xi măng polyme cải tiến, thành phần có chứa silica fume chất ức chế ăn mòn Đồng thời sử dụng keo PU trương nở SL-669, PU trương nở dẻo thành phần gốc nước, thi công đơn giản, bơm vào khe vết nứt rò rỉ tác dụng với nước nở phình ra, ngăn khơng cho nước rò rỉ Hình 2.74: Sika Monotop 610 Hình 2.75: PU trương nở SL-669 2.2.10.3.1 Xử lí chống thấm hố pít thang máy: Hình 2.76: Vệ sinh vách hố pít Hình 2.77: Tiến hành bơm keo PU trương nở SL-669 thơng qua kim bơm Hình 2.78: Tháo gỡ đầu kim bơm trám kín lỗ kim Hình 2.79: Tiến hành quét Sika Monotop 610 để chống thấm 2.2.10.3.2 Xử lí chống thấm mạch ngừng: Hình 2.80: Đục cắt rãnh điểm mạch ngừng sâu 5cm rộng 10cm Hình 2.81: Khoan lỗ gắn kim Hình 2.82: Tiến hành bơm keo PU trương nở SL-669 thông qua kim bơm Hoàn thiện bề mặt SikaGrout là: vữa rót gốc xi măng, tự san bằng, khơng co ngót với thời gian thi cơng kéo dài để thích ứng với nhiệt độ địa phương 2.3 An tồn lao động:  Tiêu chuẩn tham khảo - ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng - TCVN ISO 14001:2005: Hệ thống quản lý Môi trường – Các yêu cầu Hướng dẫn sử dụng - BS OHSAS 18001:2007: Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp 2.3.1 Mục đích: Những đặc thù ngành xây dựng nguyên nhân gây tỷ lệ tai nạn cao so với ngành khác là: • Số cơng ty nhỏ lao động cá thể chiếm tỷ lệ q cao • Các cơng trường xây dựng đa dạng có thời gian tồn tương đối ngắn • Số cơng nhân thay thế, ln chuyển cao • Số lượng công nhân thời vụ công nhân tự lớn, có nhiều người khơng thạo việc • Làm trực tiếp ngồi trời • Sự đa dạng nghề nghiệp loại hình cơng việc Việc cải thiện an toàn, vệ sinh điều kiện lao động có ý nghĩa lớn người tài sản q giá Ngồi ra, giúp nâng cao suất lao động, đảm bảo tiến độ cho cơng trình, tiết kiệm nhiều chi phí xử lý Hình 2.83:Sinh viên mang giầy nón bảo hộ đến cơng trường 2.3.2 Cơng tác tổ chức: Bố trí kho bãi vật liệu, nhiên liệu, máy biến áp,cần trục hợp lý để phòng hoả hoạn, cố điện, tai nạn lao động Xây dựng nội quy vào công trường, làm việc rõ ràng từ đầu, tập huấn, phổ biến cho tồn thể cán bộ, cơng nhân; có đội ngũ kĩ sư an tồn lao động giám sát, nhắc nhở Có sách thưởng phạt an toàn lao động bắt buộc mua bảo hiểm an toàn lao động Tổ chức tập thể dục trước ca làm việc cấm uống rượu bia hay hút thuốc làm việc để phòng hoả Bố trí chiếu sáng đầy đủ; biển cảnh báo, rào chắn vị trí dễ nhìn hay có nguy an tồn lao động Hình 2.84: Biển cảnh báo nguy hiểm Hình 2.85: Tiêu lệnh chữa cháy Phải có dàn giáo, lưới bao che đảm bảo che chắn mĩ quan; bố trí lưới hứng vật rơi vãi Hình 2.86: Lưới bao che Đường lại nội bộ, cầu thang cơng tác phải có dẫn, thẻ an tồn gắn kèm để người lao động biết sử dụng hay không Thi công theo biện pháp thi công giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người máy móc cấp có thẩm quyền phê duyệt Những máy móc, phận nằm ngồi phạm vi cơng trường phải xin phép quyền địa phương Máy thi công phải nối đất, dây bọc dầy làm việc môi trường ẩm, có nhiều vật dẫn điện phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng Làm việc cao/phòng chống ngã cao: Tất người làm việc cao 2m trở lên bắt buộc phải mang dây an tồn Hình 2.87: Dụng cụ bảo hộ CHƯƠNG NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1 Nhận xét: Cơng trình “Dự án Khối nhà Hành Chính - Hiệu Bộ - Trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh”là cơng trình quy mơ lớn, thi cơng với kỹ thuật cao, dịp để em học hỏi, hệ thống lại toàn kiến thức để chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp đến, có nhìn thực tế để định hướng công việc cho thân tương lai Cụ thể: • Cách tổ chức tổng mặt xây dựng hợp lý, tiết kiệm diện tích kho bãi; giảm thiểu khoảng cách di chuyển; đảm bảo mĩ quan, mơi trường • Nội quy vào cơng trường, cơng tác an tồn lao động cơng trường trọng, có đội ngũ kĩ sư an tồn lao động thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở • Tổ chức tổ đội thi công phù hợp theo tiến độ, xử lý tình phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ ( thời tiết, cố máy móc ) cách linh hoạt • Kỹ đọc triển khai vẽ • Trình tự tiến hành u cầu kĩ thuật cơng tác hồn thiện: xây tường, tơ trát • Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, có tinh thần cầu thị, ham học hỏi từ người khác để trở thành người kĩ sư vừa có lực lẫn đạo đức nghề nghiệp • Mọi cơng việc phải tham khảo quy phạm pháp luật trước tiến hành để tuân thủ 3.2 Kết luận: Qua đợt thực tập, việc trải nghiệm thực tế công trường, với giúp đỡ Anh công ty Miền Đông Thầy giáo hướng dẫn cộng với cố gắng học hỏi thân, em thu nhiều kiến thức bổ ích ... Tập kết thạch cao Gyproc 9mm 2.2.7.2 Trình tự thi cơng: Xác định cao độ trần: • Dùng máy thủy bình để xác định chiều cao trần • Lấy dấu vị trí mặt trần vách hay cột, thường nên vạch cao độ mặt khung... tơng sàn cần phải vây bạt xung quanh cốt thép cột, vách Tuy nhiên, không vây bạt sát cao độ sàn mà phải cách cao độ sàn khoảng 300mm để tiện cho việc đổ bê tông đầm dùi Trước tiến hành công tác... phố  Yêu cầu: - Xây kích thước, chiều dài, chiều cao thiết kê - Tường phải quy cách kỹ thuật: không trùng mạch, chắt chắn chức tường bảo vệ bao che - Khi tô trác bề mặt phải phẳng, bề đày thiết

Ngày đăng: 10/01/2018, 00:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:

  • 1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty:

  • 1.2. Giới thiệu công trình thực tập:

  • CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

  • 2.1. Thiết bị thi công:

  • 2.1.1. Máy vận thăng:

  • Hình 2.1a, b, c: Máy vận thăng

  • 2.1.2. Máy trộn bê tông thủ công:

  • Hình 2.2: Máy trộn bê tông thủ công

  • 2.1.3. Máy cắt, máy uốn thép và máy hàn:

  • Hình 2.5: Máy cắt thép

  • 2.1.4. Các thiết bị khác:

  • 2.2. Các công tác thi công:

  • 2.2.1. Công tác chuẩn bị đảm bảo thi công:

  • Để phục vụ thi công an toàn và thuận lợi, các công tác chuẩn bị về máy và trang thiết bị được công ty chú ý, đảm bảo yêu cầu tốt hoạt động phục vụ thi công.

  • Vật liệu được vận chuyển tới công trường và được đưa vào khu tập kết vật liệu.

  • Về nhân lực, các cán bộ kỹ thuật và công nhân có năng lực, kinh nghiệm được điều tới công trường nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công.

  • Bố trí khu lán trại cho công nhân hợp lý.

  • Thành lập tổ bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trên công trường.

  • 2.2.2. Công tác ghép ván khuôn cốp pha:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan