PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

32 358 5
PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCMỞ ĐẦU2Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ31.1.Tư duy logic31.1.1.Khái niệm31.1.2.Đặc điểm31.2. Tư duy hình tượng51.2.1. Khái niệm51.2.2. Đặc điểm51.3. Mối quan hệ giữa tư duy logic và tư duy hình tượng61.4. Vì sao môn Ngữ Văn có lợi thế trong việc rèn luyện phát triển tư duy7Chương 2: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN92.1. Tiếng Việt92.1.1. Lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữ92.1.2. Từ ngữ112.1.3. Ngữ pháp122.2.Tập làm văn152.2.1. Khái quát chung152.2.2. Văn miêu tả, tự sự162.2.3. Văn nghị luận192.3. Đọc – hiểu văn bản212.3.1. Khái quát chung212.3.2. Phương pháp dạy học223.1. Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng303.2. Phát triển năng lực tư duy toàn diện ở học sinh303.3. Phát triển năng lực và phương pháp giảng dạy ở giáo viên30KẾT LUẬN31TÀI LIỆU THAM KHẢO32MỞ ĐẦUTrong quá trình hội nhập và đổi mới, giáo dục cũng có những định hướng thay đổi cách thức phương pháp giảng dạy hướng đến đề cao vai trò của người học, phát huy tính tự chủ trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức. Trong đó, quá trình phát triển tư duy đang được coi trọng. Tư duy là cơ sở để con người nhận thức, suy nghĩ, lí giải vấn đề. Đặc biệt trong môn Ngữ Văn, việc tư duy không chỉ đơn thuần trên văn bản mà còn cả những liên tưởng, tưởng tượng thì mới có thể tiếp nhận những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả. Chính vì vậy, một trong sáu nguyên tắc trong việc tổ chức dạy học Ngữ Văn là rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh: tư duy logic và tư duy hình tượng. Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ1.1.Tư duy logic1.1.1.Khái niệmTheo triết học duy tâm khách quan, tư duy logic là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy logic là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao, “vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạotái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh” (C.Mác).Tư duy logic còn được gọi là tư duy khoa học, là cách nghĩ logic, suy luận có lí. Nó nghiên cứu về những quy luật và hình thức cấu tạo của tư duy chính xác.Tư duy logic có thể hiểu một cách đơn giản là kiểu tư duy từ A suy ra B. A và B có mối liên kết nào đó móc xích lại với nhau. Tư duy logic hình thành nên tư duy phân tích và tư duy tổng hợp.1.1.2.Đặc điểmTư duy logic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng trong tư duy logic phải có mối quan hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân, là tiền đề, yếu tố còn lại là kết quả, kết luận.Tư duy logic là sự phản ánh tách khỏi đối tượng, nhưng nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng. Lối tư duy này có thể lấy ra được cấu trúc bất biến của khách thể và diễn đạt vào một ngôn ngữ đơn nghĩa, tư duy này thường phải dựa vào những quy tắc, thao tác nhất định.Phương pháp tư duy logic dựa trên các quy tắc nhằm đảm bảo đạt đến chân lý. Để đảm bảo được điều đó phải làm rõ, thống nhất các khái niệm, đảm bảo mối quan hệ giữa các mắt xích tạo nên vấn đề, không có sự mâu thuẫn trong lập luận. Ta tìm các mắt xích của vấn đề để tư duy thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W1H: Why, What, Where, Who, When, How. Ta sử dụng luận cứ để đưa ra các luận điểm với luận điểm là quan điểm của tác giả đưa ra dựa vào luận cứ, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng dùng để làm căn cứ cho luận điểm, lý lẽ là một chân lý hiển nhiên đúng hoặc đã được nhiều người thừa nhận là đúng, dẫn chứng là những bằng chứng thực tế. Tư duy logic yêu cầu cần phải có sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.Các điều kiện để tư duy logic:1. Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy.2. Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức.3. Tư duy logic nhằm nhận thưc đúng về sự vật, hiện tượng.Trong cuộc sống chúng ta có ba tình huống chính phải dùng đến tư duy logic:1. Giúp nhận định về một lập luận, suy luận, dự đoán, đánh giá là đúng hay sai.2. Giúp tìm kiếm các nguyên nhân, hậu quả.3. Giúp trình bày, lắng nghe và ghi nhớ.Tư duy logic vừa là tư duy thiên bẩm vừa là tư duy có thể trau dồi trong quá trình học tập và rèn luyện. 1.2. Tư duy hình tượng1.2.1. Khái niệmTư duy hình tượng, hiểu theo nghĩa rộng nhất là tư duy bằng mắt (visual thinking), quan sát và phản ánh sự vật sự việc một cách trực quan sinh động. Tư duy hình tượng hay còn gọi là tư duy nghệ thuật. Đây là một kiểu hoạt động tư duy dựa trên cảm thức trải nghiệm bằng hình ảnh hay biểu tượng. Tư duy hình tượng để chỉ phương thức phản ánh của nghệ thuật, là hình thức phản ánh tinh thần, cái cơ bản, cái chung và quy luật khách quan trong ý thức con người để xây dựng nên những hình tượng mang tính chủ quan. 1.2.2. Đặc điểmTư duy hình tượng dựa trên cơ sở quan sát ngũ quan, nó gắn liền với việc trừu tượng hóa và khái quát hóa gắn với suy lý logic và ngôn ngữ. Tư duy hình tượng thường được dùng trong các văn bản, hoạt động liên quan đến nghệ thuật và tiếp cận nghệ thuật. Vì tư duy hình tượng được xây dựng dựa trên hình ảnh và biểu tượng cho nên người nghệ sĩ sẽ dùng các phương tiện này để tác động đến quá trình tiếp nhận của người đọc. Tư duy hình tượng đảm bảo sự tiếp xúc cảm tính, nhưng cách xa với đối tượng khách thể trên cơ sở nghe, nhìn, tưởng tượng. Tư duy hình tượng đòi hỏi khách thể một cách toàn vẹn, tách khỏi hiện thực khách quan chuyển nó thành một sự thực của ý thức. Cách tái hiện này không tạo nên sự sao chép một cách bàng quan, mà là tạo thành hình tượng hoàn chỉnh về một tình huống có vấn đề, bao hàm một thái độ của con người đối với nó.Để hình thành được tư duy hình tượng, xây dựng nên một hình tượng có tính khoa học và nghệ thuật cao phải biết quan sát, có nhiều trải nghiệm, tài năng nghệ thuật và khả năng tư duy khoa học. Tư duy hình tượng vừa là tư duy thiên bẩm vừa là loại tư duy có thể hình thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.1.3. Mối quan hệ giữa tư duy logic và tư duy hình tượngTư duy logic và tư duy hình tượng thống nhất với nhau trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Mọi hoạt động của tư duy đều đi từ trực quan đến trừu tượng dù cho đó là tư duy bằng suy luận logic hay tư duy bằng hình ảnh, biểu tượng. Tư duy hình tượng bao giờ cũng phải được soi xét theo chiều hướng thống nhất với tư duy logic. Con đường để tư duy hình tượng phải bắt đầu từ con đường tư duy logic. Tư duy hình tượng tạo ra nguyên liệu, làm cơ sở cho quá trình tư duy logic, tạo ra hoàn cảnh có vấn đề cho tư duy. Tư duy hình tượng tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình tư duy logic. Ngược lai, tư duy logic có tác động trở lại đối với tư duy hình tượng: làm cho hoạt động tư duy hình tượng phong phú hơn, mang một chất lượng mới tăng tính nhạy cảm của cảm giác, tính ý nghĩa, tính lựa chọn, tính ổn định của tri giác.Tư duy logic sẽ trở nên sinh động, dễ tiếp nhận hơn nếu như sau quá trình hình thành nó được xây dựng lại bằng tư duy hình tượng, đánh thức tiếp nhận bằng con đường cảm giác. Có thể nhận thấy, một người bình thường hoặc một nhà khoa học tự nhiên có thể có tư duy logic sắc bén nhưng tư duy hình tượng kém nhạy cảm. Ngược lại, một người là nghệ sĩ có tư duy hình tượng tốt chắc chắn phải có khả năng tư duy logic mạnh mẽ.1.4. Vì sao môn Ngữ Văn có lợi thế trong việc rèn luyện phát triển tư duyMôn Ngữ Văn có những đặc trưng riêng đủ điều kiện để phát triển tư duy cho học sinh một cách toàn diện. Môn Ngữ Văn là sự cấu thành của ba phân môn: tiếng Việt, tập làm văn và đọc hiểu. Mỗi phân môn đều được cấu thành từ cơ sở lý thuyết và thực hành, đó chính là sự kết hợp của tư duy logic và tư duy hình tượng. Phân môn tiếng Việt với những cấu trúc tầng bậc cần được tiếp cận một cách khoa học và chính xác. Phân môn tập làm văn hướng học sinh đến việc phải làm như thế nào để có thể hình thành một bài văn hoàn chỉnh với thứ tự các bước rõ ràng và mỗi phần cần xây dựng những gì sao cho bài văn vừa logic vừa có tính nghệ thuật. Phân môn đọc hiểu đặc trưng cho việc tiếp nhận tư duy hình tượng, bởi văn bản nghệ thuật là địa hạt của hình tượng, bên cạnh đó giúp cho học sinh tiếp cận tác phẩm theo từng tầng bậc là cách để phát triển tư duy logic. Trong một văn bản nghệ thuật, tư duy logic là tư duy chính xác (tiền đề, kết đề và lý lẽ), có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách trực diện trong văn. Còn tư duy hình tượng là cơ sở sáng tạo ra các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng trong tác phẩm; qua đấy tác giả đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người đọc đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một số kết luận đã được lồng vào một cách logic trong văn bản.Chương 2: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN2.1. Tiếng ViệtĐối với phân môn tiếng Việt, dạy học Ngữ Văn chú trọng phát triển tư duy logic cho học sinh. 2.1.1. Lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữ2.1.1.1. Khái quátNội dung của phần này thiên về khái quát hóa các nội dung kiến thức mà học sinh được cung cấp qua 3 cấp học môn Ngữ Văn, cùng với vốn kiến thức thông qua các môn học khác, và thực tế sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức trọng tâm trong phần này xoay quanh các khái niệm, đặc điểm, đặc trưng để nhận diện và phân biệt ngôn ngữ, tiếng Việt.2.1.1.2. Phương pháp dạy học•Phương pháp diễn giảng và đàm thoại:Đưa ra và phân tích rõ các khái niệm của từng phạm trù để học sinhcó thể định danh phạm trù đó là gì, phân biệt được nó với các phạm trù khác. Gợi ý, gợi dẫn cho học sinh suy nghĩ và phân tích các vấn đề, kèm các dẫn chứng phù hợp để minh chứng cho điều đang phân tích. Gợi mở và huy động những hiểu biết và những kiến thức đã được trang bị có liên quan theo từng mức độ từ dễ đến khó. Điều chỉnh nội dung và cách phân tích, nhận xét, đánh giá cho thật hợp lý. Tổng hợp kiến thức và tiến tới nhận xét chung. Ví dụ minh họa:Tìm hiểu về Tiếng Việt: Định nghĩa: là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết. Lịch sử: 4 giai đoạn: Nguồn gốc bản địa; Ảnh hưởng từ Trung Quốc; Ảnh hưởng từ Châu Âu; Thời kì 1945 nay. Chữ viết Ngữ âm: Nguyên âm; Phụ âm; Âm điệu. Từ vựng: Từ Thuần Việt; Từ Hán Việt; Từ có nguồn gốc Ấn Âu. Ngữ pháp•Phương pháp so sánh và đối chiếu:So sánh và đối chiếu trong dạy học lý thuyết nhằm xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng để có thể đi đến một kết luận về bản chất, về đặc điểm và về mối quan hệ của chúng. Trong quá trình dạy học những vấn đề lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, có thể vận dụng thủ pháp này ở bài nguồn gốc, quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, ở bài đặc điểm của tiếng Việt, ở bài chữ Quốc ngữ…Ví dụ: Ở bài nguồn gốc và quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, cần chọn lựa các từ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng có quan hệ thân thuộc sao cho bảo đảm điều kiện chúng thuộc lớp từ vựng cơ bản, có nghĩa tương đương, có sự tương ứng đều đặn trong sự chuyển đổi âm thanh…Ở bài đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cần lựa chọn các từ và các câu của tiếng Việt và của một thứ tiếng Ân Âu sao cho vừa dễ hiểu, vừa trình độ ngoại ngữ của học sinh, lại vừa thấy rõ đặc điểm của các ngôn ngữ và các loại hình ngôn ngữ…•Sử dụng công cụ dạy học:Vận dụng sơ đồ tư duy (vẽ tay hoặc trình chiếu) cho HS nắm bắt các kiến thức theo từng mục một cách khoa học, dễ hiểu và ngắn gọn.Có thể cho HS tự xây dựng sơ đồ tư duy về một vấn đề nào đó để trình bày trước lớp và tổng kết bài học cho chính mình.•Đặt câu hỏi:Đưa ra các câu hỏi có tính chất so sánh để học sinh động não, tư duy vấn đề nhiều chiều để tìm cách giải quyết hợp lý nhất. Ví dụ: So sánh đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, Thái…) với các loại hình ngôn ngữ khác.Bàn về ưu, nhược điểm của chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm (cụ thể là chữ Quốc ngữ và chữ Hán) và cách trình bày vấn đề này từ sách giáo khoa.2.1.2. Từ ngữ2.1.2.1. Khái quátPhần này gồm lý thuyết về từ ngữ và thực hành tìm hiểu, sử dụng tiếng Việt. Thực hành sử dụng từ ngữ rất quan trọng, giúp học sinh có thể hiện thực những lý thuyết được học về từ tiếng Việt và trên hết là nâng cao khả năng giao tiếp. 2.1.2.2. Phương pháp dạy học Lý thuyết: tương tự như đã trình bày ở phần dạy lý thuyết về tiếng Việt và ngôn ngữ. Thực hành: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo mức độ từ dễ đến khó để tăng mức độ tư duy của HS.Xây dựng nhiều bài tập có tính chất so sánh để đi đến giúp học sinh phân biệt và nhận thức được vấn đề một cách dễ hiểu nhất. Xây dựng các bài tập về tìm kiếm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,… để HS tư duy vấn đề, vận dụng tư duy vào tìm kiếm. Ví dụ: Cho biết sự khác biệt của những từ ăn có trong các câu dưới đây và giải thích: ăn cơm ăn xăng ăn ảnh ăn ý2.1.3. Ngữ pháp2.1.3.1. Khái quátVấn đề ngữ pháp là vấn đề rất phức tạp trong tiếng Việt vì nó được tiếp cận trên nhiều quan điểm, bình diện. Quan niệm truyền thông, quan niệm cấu trúc khác với quan niệm hậu cấu trúc. Bình diện kết học, nghĩa học, dụng học đem đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tiếng Việt. Dạy học mục này sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho việc rèn luyện tư duy logic cho HS, vì HS được tiếp cận vấn đề từ nhiều chiều và nhìn nhận được đâu là kiến thức phù hợp nhất cho việc học tập ở hiện tại. Dạy học ngữ pháp cũng trên 2 khía cạnh là lý thuyết và thực hành. 2.1.3.2. Phương pháp dạy học Lý thuyết: Tương tự mục 2.1.1.2 Điều quan trọng cần phải lưu ý ở phần lý thuyết ngữ pháp là phải chỉ rõ và đưa ra những khái niệm chuẩn xác về các vấn đề, cho học sinh cái nhìn toàn diện về vấn đề từ các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, từ đó đi đến kết luận một quan niệm chuẩn nhất cho thời điểm hiện tại.Hình thành các quy tắc ngữ pháp sau phần tìm hiểu khái quát là hết sức quan trọng. Quy trình và các thủ pháp để học sinh phân tích vấn đề rất cần thiết cho hoạt động tư duy. Chẳng hạn, khái niệm chủ ngữ của câu liên quan mật thiết với quy tắc chọn lựa và tạo lập chủ ngữ cho câu; khái niệm câu ghép chính phụ là cơ sở cho quy tắc về thay đổi vị trí các vế trong câu ghép chính phụ, cho quy tắc tách vế của câu ghép chính phụ thành câu riêng… Cho nên có thể nói rằng điều kiện đầu tiên để lĩnh hội các quy tắc ngữ pháp là phải nắm vững các khái niệm hữu quan trong quy tắc. Việc hình thành quy tắc ngữ pháp cần phải chọn được ngữ liệu đồng dạng về mô hình ngữ pháp. Cũng có thể chọn thêm một vài ngữ liệu có mô hình gần gũi để so sánh và phân biệt. Tiếp theo, giáo viên trình bày ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm cho học sinh ý thức được sự phân cắt giữa các bộ phận, các thành phần trong câu. Việc lựa chọn ngữ liệu cần bảo đảm tính khoa học chính xác, tiêu biểu, với số lượng vừa phải… Bên cạnh đó, hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ đóng vai trò thành phần câu, đối chiếu các khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu, đối chiếu trật tự và khả năng kết hợp của các đơn vị đó với các từ hư v.v. Từ đó, học sinh có thể tổng hợp, khái quát hoá thành các qui tắc ngữ pháp và phát biểu thành các mệnh đề. Ngoài ra, hoàn chỉnh các phát biểu của học sinh trên cơ sở sách giáo khoa. Phải bảo đảm cho học sinh nắm vững nội dung các quy tắc này để các em vận dụng được vào thực hành ngữ pháp. Đây mới thật sự là mục đích của dạy học ngữ pháp ở nhà trường phổ thông. Cuối cùng, luyện tập thực hành nhằm củng cố tri thức về các quy tắc ngữ pháp vừa học. Thực hành:Bài tập với những yêu cầu và minh họa rõ ràng, nhiều cấp độ là cách hiệu quả nhất giúp học sinh tư duy vấn đề. Thực hành bài tập nhận diện, phân tích là một loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện một yếu tố ngữ pháp, một kết cấu ngữ pháp… Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng cố, phát triển một khái niệm ngữ pháp đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết.Thực hành bài tập chuyển đổi là loại bài tập cũng cho trước một ngữ liệu có sẵn, nhưng yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào đó: về thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp, về kiểu cấu tạo… Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngữ pháp, vừa góp phần rèn luyện năng lực tư duy tạo lập các sản phẩm mới. Thực hành bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm nói hoặc viết theo một yêu cầu nào đó như:Tạo lập theo mẫu,Tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định.Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định.Thực hành bài tập sửa chữa.Ví dụ: Câu là đơn vị của ngôn ngữ hay lời nói? Chứng minh. Theo quan niệm cấu trúc: câu là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ (xét về ngữ pháp truyền thống)Theo quan niệm hậu cấu trúc: câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói (xét về ngữ pháp chức năng). Hiện nay, câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói đang được nhiều sự đồng thuận. Xét theo phương diện này thì trên câu còn có: đoạn, văn bản,… 2.2. Tập làm văn2.2.1. Khái quát chungNội dung của phần này thiên về việc giúp các em phân biệt, sử dụng các kiểu văn bản: miêu tả, trần thuật, nghị luận,... chủ động học tập, biết cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản một cách chính xác và logic. Mỗi loại văn thì có những đặc điểm riêng của nó: Như văn nghị luận thì đòi hỏi về tư duy logic cao hơn và nổi bật hơn nhưng cũng không thể thiếu tư duy hình tượng, còn đối văn miêu tả, biểu cảm, tự sự,… thì tư duy hình tượng lại chiếm phần nổi, nhưng không tách rời với tư duy logic.Tập làm văn chủ yếu hướng vào kỹ năng viết, do hạn chế về mặt thời gian hầu hết thì tất cả các bài kiểm tra đều ở dưới dạng viết, yêu cầu của một bài tập làm văn đó là trong một thời gian nhất định ta có thể viết một văn bản với bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, nội dung rõ ràng đủ ý, phù hợp với mục đích viết.Khái quát chung về tư duy hình tượng và tư duy logic trong phần tập làm văn của môn Ngữ Văn:Tư duy logic là nhìn nhận mọi thứ trong mối quan hệ hữu cơ. Từ đó ta thấy được tư duy logic trong ngữ văn chính là sắp xếp các ý định viết có mối liên hệ với nhau nguyên nhân kết quả, có hệ thống ý nhỏ, ý lớn, đồng thời viết văn phải có sự thống nhất.Tư duy hình tượng giúp người đọc nắm bắt được hình tượng văn học cụ thể, có sức thuyết phục làm bài văn sinh động và dễ hiểu hơn, và để làm được điều đó thì việc giảng dạy cũng như việc tiếp nhận của giáo viên và học sinh phải đảm bảo tính tư duy logic và tư duy hình tượng trong từng tiết học để hướng tới làm văn cũng như tiếp nhận văn học hiểu quả.2.2.2. Văn miêu tả, tự sự2.2.2.1. Khái quátNhìn chung, văn miêu tả, tự sự dạy học cho học sinh chủ yếu là: tả đồ vật, tả thực vật, động vật, con người; tả cảnh (cảnh tự nhiên, cảnh sinh hoạt) và kể chuyện, kết quả cần đạt được là phải làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Phương pháp dạy học văn miêu tả chủ yếu dạy học sinh cách quan sát và sử dụng các biện pháp tu từ để tái hiện đối tượng sao cho sinh động. Do đó, các năng lực quan sát, so sánh, lựa chọn, sử dụng từ ngữ... đã được quan tâm hàng đầu.2.2.2.2. Phương pháp dạy học•Phương pháp diễn giảngGiáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thông thường các em chỉ dùng mắt để quan sát giáo viên cần hướng dẫn các em dùng mũi để ngửi hương thơm của cây cỏ, dùng tai để nghe âm thanh của sự vật, dùng làn da để cảm nhận hơi thở, cảm nhận làn gió thổi, không khí....Đối với những sự vật không được trực tiếp quan sát mà qua lời kể, hình ảnh, câu hỏi thì việc liên tưởng, tưởng tượng, hình dung cũng quan trọng. Tuy nhiên việc liên tưởng cũng dựa trên cơ sở đúng, tưởng tượng một cách hợp lý.Để hướng dẫn cung cấp kiến thức cho học sinh làm bài thì giáo viên cần phải có kiến thức, hiểu biết về kiến thức đang truyền tải (ví dụ như: đề yêu cầu miêu tả Động Phong Nha, thì giáo viên tuy chưa được tận mắt thấy nhưng phải hiểu biết rõ về đối tượng đó). Ví von so sánh: là một thủ pháp được sử dụng nhiều để phát triển tư duy logic, để so sánh ví von được thì đầu tiên các em phải nắm được bản chất của sự vật, từ hình dáng, màu sắc, tính chất,… sau đó cũng phải nắm bắt được bản chất của sự vật, từ hình dáng, màu sắc, tính chất,… của vật được so sánh. Từ đó mới rút ra được kết luận và thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.Việc lựa chon ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn miêu tả trở nên logic, sinh động và tạo hình. Việc định hướng cho các em sử dụng ngôn từ phù hợp như tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất… các từ tượng thanh và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… và việc sử dụng như thế nào là tùy vào khả năng của từng em. Nếu học sinh biết sử dụng khéo chúng ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong cảnh bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh. Sự sống của bài văn nằm trong hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sống động gợi cảm, gợi hình.Và cuối cùng là hướng dẫn các em sắp xếp, tổ chức các ý để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh.•Định hướng thông qua đặt câu hỏiCần đặt những câu hỏi giúp học sinh liên tưởng, tưởng tượng được đối tượng mà các em muốn hướng tới, từ đó các em có thể hình dung được đối tượng của các em hướng tới như thế nào.Việc đặt câu hỏi để trả lời cũng hướng tới việc sắp xếp ý trong bài viết, câu nào nên hỏi trước câu nào sau, để hợp lý, và từ việc trả lời đó ta xếp được những ý cần thiết hoàn chỉnh cho một bài văn.Ví dụ: Trong tiết tập làm văn, kể lại câu chuyện “Không dám nhìn” (lớp 2).Cô giáo kể qua một lần và yêu cầu các em kể lại. Với các em lớp 2 thì việc kể lại một câu chuyên như vậy rất khó. Tuy nhiên cô lại đặt ra những câu hỏi để các em nhớ lại và trả lời sau đó sắp xếp lại những câu trả lời đó đã kể lại được câu chuyện với đầy đủ nội dung đặt ra.•Công cụ hỗ trợKết hợp với việc đặt câu hỏi có thể kèm theo những âm thanh, hình ảnh, video, trực quan để các em trực tiếp quan sát. Các em sẽ có cơ sở hơn để làm văn. Từ cái hình ảnh khách quan đó mà qua mắt nhìn của các em biến thành hình ảnh chủ quan nhưng vẫn dựa trên cái khách quan.Và việc sử dụng sơ đồ tư duy vào việc làm tập làm văn cho các em sẽ đem lại hiệu quả cao: Tạo hứng thú học tập cho các em, không gây nhàm chán trong tiết học(trực quan, sinh động). Giúpcác em triển khai các ý một cách logic mà không bị rối, nhưng vẫn nắm bắt đầy một cách đầy đủ đối tượng.2.2.3. Văn nghị luận2.2.3.1. Khát quátĐặc điểm chính trong văn nghị luận là lập luận logic, thuyết phục người nghe, đó là sự sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng thống nhất, rồi từ những luận cứ đó rút ra kết luận (nhân quả). Năng lực tư duy (tư duy logic) được quan tâm đặc biệt trong dạy học tập làm văn, nhấn mạnh hơn đối với thể văn nghị luận, nhưng cần kết hợp tư duy logic và tư duy hình tượng để bài văn thêm sức thuyết phục hơn.2.2.3.2. Phương pháp dạy học•Phương pháp diễn giảngTrong tập làm văn giáo viên là người định hướng cho các em để giải quyết vấn đề: đó là chỉ các em cách lập dàn ý, cách triển khai vấn đề, sắp xếp các ý các sự kiện. Trong mỗi tiết tập làm văn giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kích thích học sinh tư duy logic cũng như tư duy hình tượng.Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng quan sát, tìm hiểu, ghi chép để vận dụng (giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết để ý, để tâm những vấn đề của đời sống, xã hội, trong văn học). + Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực của cuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt. Điều quan trọng là cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức.+ Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bản thân người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.Định hướng bài làm cho các em:Xác định vấn đề cần giải quyết ở đây là gì? Đề yêu cầu điều gì? Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? Luận điểm của bài văn sẽ là gì? Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).•Định hướng thông qua đặt câu hỏiĐối với văn nghị luận thì việc đặt câu hỏi mở sẽ giúp các em tư duy sáng tạo, liên tưởng phong phú hơn. Tuy nhiên đối với những câu trả lời yêu cầu tính khách quan cao hơn. Những câu hỏi thường là: Tại sao? Như thế nào? Có thể là phủ định, hay khẳng định, nhưng nhìn chung là hướng tới đối tượng đang nghiên cứu,…•Công cụ hỗ trợViệc sử dụng video, hình ảnh trong văn nghị luận đặc biệt là nghị luận xã hội sẽ giúp các em tiếp cận được nhiều thông tin về đời sống hơn.Còn đối với nghị luận văn học thì việc sử dụng video hình ảnh không manh tính chất hỗ trợ nhiều lắm, vì chủ yếu nó tái hiện qua những mảng kiến thức các e, đã được trang bị hay thường là hình tượng văn học tái hiện qua ngôn ngữ, âm thanh để các em liên tưởng, tưởng tượng. Tuy nhiên cũng có thể cho các em tiếp xúc với những hình ảnh, video có liên quan như về tác phẩm “Chí Phéo” thì có thể cho các em xem phim, hình ảnh để các em hình dung tưởng tượng,…Và công cụ cũng rất hiệu quả đó là sơ đồ tư duy, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong làm văn nghị luận sẽ hiệu quả vì nó đảm bảo tính logic, khoa hoc, sáng tạo,…2.3. Đọc – hiểu văn bản2.3.1. Khái quát chungDạy học Ngữ Văn hiện nay hướng đến việc phát huy các năng lực chủ thể của người học. Từ đó người học có khả năng tiếp nhận các văn bản văn học không chỉ nằm trong khuôn khổ của những văn bản nhà trường. Phân môn đọc – hiểu là phân môn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tiếp nhận, thể nghiệm các giá trị tư tưởng của tác phẩm thông qua các hệ thống ngôn từ, hình tượng. Phát triển khả năng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật trước hết cần hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Tư duy logic là tư duy chính xác, có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách trực diện trong tác phẩm. Còn tư duy hình tượng lại là cơ sở sáng tạo ra các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng của tác phẩm đó. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ được nâng cao.Phần này đề ra một số phương pháp giúp các em khai thác, khám phá văn bản thông qua mối quan hệ logic giữa các yếu tố trong và ngoài văn bản cũng như khả năng liên tưởng tưởng tượng để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, chính xác. Thêm vào đó là phát huy khả năng sáng tạo, tìm ra cái mới trong cách tiếp cận văn bản văn học của các em. Dựa trên quan niệm phân chia theo thể loại, văn học được chia thành ba loại chính: tự sự, trữ tình, và kịch. Đây là quan niệm phân chia thể loại tương đối ổn định. Thông qua ba thể loại này là cơ sở để nhóm đề ra các phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát triển ở học sinh hệ thống tư duy logic và tư duy hình tượng.2.3.2. Phương pháp dạy học•Phương pháp phân tích, tổng hợpKhi tiếp cận một tác phẩm, đầu tiên là tiếp xúc bề mặt văn bản. Đó là hệ thống ngôn từ và hình ảnh, biểu tượng mà tác giả xây dựng. Thông thường trong các tác phẩm ngôn từ luôn được tác giả mã hóa để từ đó người đọc dùng tri thức, hiểu biết, năng lực cảm xúc giải mã nó. Chính vì vậy nắm được hệ thống ngôn từ như thế nào, phân tích chúng là điều cần thiết. Cũng như vậy, những hình ảnh, biểu tượng thường chứa nhiều giá trị nhưng không dễ để cảm nhận hay hiểu nó. Cho nên việc rèn luyện năng lực tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận, cảm thụ văn chương. Đồng thời, trong quá trình phân tích cần xác định yếu tố ngôn từ hay hình tượng nào là yếu tố liên quan trực tiếp đến nội dung tư tưởng chính mà tác giả hưởng đến. Hai thao tác này là cơ sở để hình thành những liên tưởng, tưởng tượng về tác phẩm. Từ đó, người đọc dùng những lí lẽ, dẫn chứng (ngôn từ, hình ảnh,...) mà mình có đưa ra những suy luận, những quan điểm về tác phẩm. Đảm bảo tính khách quan và hợp lí của những suy luận đó cần kết hợp với các yếu tố khách quan bao trùm lên tác phẩm. Về thể loại, tác giả, phong cách sáng tác của nhà văn, tình hình chính trị xã hội giai đoạn ra đời của tác phẩm,... là điều cần thiết để hiểu được những hình tượng, những vấn đề tác giả đề cập nhằm hướng đến điều gì. Đặt chúng trong mối quan hệ logic, chi phối ảnh hưởng lẫn nhau để cuối cùng có thể hình thành những liên tưởng, tưởng tượng trong ý thức của người đọc. Để họ nhận thức và thể hiện thái độ, cảm xúc,... của mình. Khi đó tác phẩm mới thể hiện được giá trị của mình.Ví dụ: Học sinh cần nắm được những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thời đại tác phẩm ra đời. Rút ra những ý chính liên quan, tác động trực tiếp đến nội dung tư tưởng tác phẩm. Xác định thể loại và những đặc điểm thể loại tác phẩm đó. Cần phân biệt được ranh giới giữa các thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Phân tích trên văn bản tác phẩm. Hệ thống ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện, nhân vật,... mỗi yếu tố đều mang tính logic, quy định riêng trong từng phạm trù của nó. Hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, âm thanh tác phẩm đề cập đến. Thông qua những liên tưởng, tượng tượng nhận thức được ngụ ý của tác giả trong tác phẩm như thế nào. •Phương pháp vấn đápKhi sử dụng phương pháp này, giáo viên tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào xây dựng nội dung bài học một cách tích cực. Từ đó từng cá nhân học sinh sẽ tự biến những kiến thức mình chưa có, chưa biết thành vốn riêng của bản thân. Đồng thời giáo viên cũng đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh. Nói cách khác là giáo viên tạo được sự tranh luận nhiều chiều trong lớp học nhằm tăng khả năng tìm tòi, học hỏi sâu về một lĩnh vực, chủ đề, tăng phần nói của người học, giảm phần nói của người dạy. Nếu người học tham gia hỏi đáp, họ sẽ cùng suy nghĩ để tìm ra vấn đề và như vậy việc học sẽ tốt hơn cách học thụ động. Thông qua câu hỏi nêu ra tốt, giáo viên cũng có cơ hội để bổ sung thêm kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sư phạm cho mình, giúp giáo viên nhìn nhận lại vấn đề, nội dung bài học một cách toàn diện, mới mẻ. Phương pháp này không những chỉ phát huy tích cực chủ động của học sinh mà còn thực hiện phương châm dạy học để thầy trò cùng được học và tiếp tục phát triển.Trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, phương pháp này được tiến hành theo những bước cơ bản sau:Bước 1: Thuyết trình ngắn gọn giới thiệu về chủ đề. Đây là hoạt động tạo tâm thế, tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với học sinh. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động này là phải nêu mục tiêu rõ ràng, mạch lạc để hoạt động sau không đi chệch hướng.Bước 2: Nêu câu hỏi. Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh theo hướng mở, ngắn gọn, dễ hiểu, tạo sự tranh luận, hướng tới mục tiêu của bài học và gắn với thực tiễn cuộc sống. Những câu hỏi có chất lượng là những câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và tư duy của học sinh. Những câu hỏi này mang tính thách thức gợi trí tò mò khoa học. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi có chất lượng người giáo viên cũng cần chú ý đến kĩ thuật nêu câu hỏi sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu.Bước 3: Người học suy nghĩ. Tùy theo mức độ khó dễ của câu hỏi mà giáo viên dành ra một khoảng thời gian hợp lý để học sinh suy nghĩ, cân nhắc trước khi đưa ra phương án, câu trả lời.Bước 4: Trao đổi đa chiều. Đây là phần trọng tâm của phương pháp. Giáo viên cần tạo được sự trao đổi, hỏi và đáp nhiều chiều trong lớp giữa người học và người dạy, người học và người học, người dạy và người học….xoay quanh chủ đề và câu hỏi được nêu ra. Bước 5: Giáo viên tóm tắt và kết luận. Đây là hoạt động cuối cùng trong quá trình sử dụng phương pháp vấn đáp. Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại những kiến thức, kĩ năng quan trọng, cần nhớ. Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh. Phải biết uốn nắn, sữa chữa, bổ sung khi cần thiết với những ý kiến chưa thật đầy đủ và đúng đắn của học sinh.•Phương pháp quan sát (trực quan)Nếu hai phương pháp ở trên chủ yếu thiên về việc phát triển tư duy logic của học sinh thì phương pháp này nhằm phát triển khả năng quan sát thực tiễn, tăng năng lực cảm nhận, liên tưởng của học sinh. Vốn kiến thức thực tiễn xã hội phong phú càng kích thích khả năng tư duy tưởng tượng của các em. Thông qua những hình ảnh biểu tượng được đề cập đến trong văn bản thông qua hệ thống ngôn từ, cùng với sự sáng tạo, tư duy cá nhân để có cách nhìn nhận riêng về vấn đề, học sinh nắm bắt được những biểu tượng then chốt chứa nội dung tác giả đã mã hóa. Điều đó không chỉ giúp học sinh giải mã được tác phẩm mà còn góp phần tìm ra những hướng đi mới, khám phá sự mới mẻ của văn bản mang tính cá nhân của học sinh. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ của các em cũng được phát triển hơn. Với phương pháp này giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp: Sử dụng các hình ảnh trực quan: tranh ảnh hoặc có thể thông qua một số video chuyển thể các tác phẩm văn học thành phim,... Phát huy khả năng quan sát của các em từ những sự vật, hiện tượng hay sự kiện diễn ra trong đời sống. Thông qua những sự vật hiện tượng đời sống đó để học sinh một lần nữa qua ngôn từ của tác giả hình thành những liên tưởng, xây dựng sự vật, hiện tượng đó trong tư duy của bản thân. Nhận thấy điểm giống và khác biệt giữa chúng từ đó có những tư duy thích hợp để cảm thụ văn bản. 2.3.2.1. Tác phẩm tự sựTác phẩm tự sự là các tác phẩm thuộc thể loại tự sự. Một số thể loại bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa,... Phạm vi của tác phẩm tự sự rất đa dạng và chủ yếu dùng phương thức tự sự để miêu tả. Việc áp dụng các phương pháp phát triển tư duy logic và tư duy hình tượng góp phần khai thác hiệu quả, chính xác cũng như có sự sáng tạo để hiểu sâu hơn về thể loại tác phẩm này.Để có cái nhìn tổng quan cũng như rõ ràng về thể thống thể loại của tác phẩm tự sự, các đặc điểm thể loại, kết cấu, kiểu nhân vật,... có thể sử dụng biện pháp vẽ sơ đồ tư duy. Điều này rất có lợi, việc nắm rõ lí luận mới có thể đi sâu tìm hiểu một văn bản được. Tạo cơ sở lập luận chính xác, có lí dẫn đến những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo ở bạn đọc.Lấy ví dụ về tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:•Phân tích, tổng hợp: Hiểu biết về tác giả Thạch lam và phong cách sáng tác của ông. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm này. Thể loại truyện ngắn, những đặt điểm thể loại này. Đây là phạm trù mang tính bất biến, có hệ thống nằm trong khuôn khổ của lí luận văn học. Cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa truyện ngắn và các thể loại tự sự khác như tiểu thuyết, truyện thơ, phóng sự,...Ngôn ngữ đời thường, những từ ngữ miêu tả để người đọc thấy được khung cảnh, cuộc sống của con người nơi phố huyện. “chiều êm ả như ru”, chợ vãn từ lâu, cuộc sống mưu sinh của mẹ con chị Tí, bác Xẩm,... cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh. Biểu tượng đoàn tàu, đối lập giữa ánh sáng và bóng tối,... khơi gợi nhiều liên tưởng.Qua những phân tích dựa trên mối quan hệ logic giữa chúng để nhận thấy được cuộc sống thực tại của con người trong phố huyện. Bằng tư duy hình tượng thấy được sự khác biệt giữa hai thế giới. Từ đó thể hiện khát vọng của chị em Liên cũng như của con người nơi phố huyện, ước mơ hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.•Phương pháp vấn đápPhần đặt câu hỏi có thể chia làm hai dạng Câu hỏi kiến thức: giáo viên đặt ra những câu hỏi sát với nội dung của tác phẩm hay nằm trong tác phẩm để học sinh nắm rõ tác phẩm. Ví dụ như: nêu những đoạn miêu tả tâm trạng của Liên? Phố huyện được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Ánh sáng bóng tối được thể hiện ra sao? Câu hỏi gợi mở: với câu hỏi này thì giáo viên có thể đặt câu hỏi hướng đến việc kích thích sự sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh. Ví dụ: vì sao tác giả xây dựng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”? vì sao dùng biểu tượng đoàn tàu mà không phải biểu tượng khác? Ý nghĩa?•Phương pháp quan sát (hình ảnh trực quan)Phương pháp này nhằm gợi lại những hình tượng tác phẩm trong tư duy của người đọc. Có thể những hình ảnh, biểu tượng này có thể là những sự vật hiện tượng trong đời sống hằng ngày mà người tiếp nhận biết đến cũng có thể là chưa biết. Chính vì thế phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc khơi gợi liên tưởng.Như trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” biểu tượng đoàn tàu được tác giả xây dựng nên. Nhờ có hình ảnh trực quan cũng với những kiến thức về đoàn tàu trong hiện thực mà người học biết được đoàn tàu đó như thế nào, đặc biệt trong đêm thì ánh sáng của nó, âm thanh của nó ra sao. Từ đó rút ra những liên tưởng từ thế giới hiện thực mà tác giả miêu tả.2.3.2.2. Tác phẩm trữ tìnhCác tác phẩm trữ tình thường lấy suy nghĩ, cảm xúc,… của con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu. Các thể loại trữ tình có thể là thơ, khúc ngâm,... thông thường khi nhắc đến thể loại trữ tình người ta nghĩ đến thơ phần nhiều. Ngay trong thơ ở những giai đoạn khác nhau cũng có những thể thơ phù hợp với yêu cầu, giai đoạn lịch sử nó tồn tại. Như thơ trung đại, hiện đại,...Trong tác phẩm trữ tình nếu chỉ có tư duy logic hay chỉ tư duy hỉnh tượng riêng biệt thì không thể nào hiểu hết được nội hàm, những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Trong thơ thường sử dụng nhiều hình ảnh, biểu tượng có thể là con người, thiên nhiên, sự kiện nào đó. Cũng giống như tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình cũng đặt trong mối quan hệ với tác giả, thời đại,... phản ánh thái độ, cách nhìn nhận về một vấn đề đời sống của nhà thơ. Việc vận dụng có hiệu quả các phương pháp phát triển tư duy góp phần tạo sự dễ dàng, sáng tạo hơn trong cảm nhận.Ví dụ: trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu có câu thơ: “tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Câu thơ bị chia cắt làm hai dòng tâm sự và bị ngăn cách bởi dấu chấm. Một nửa là sự hồ hởi, phấn khởi. Một nửa là sự vội vàng cuống quýt. Mùa xuân của đất trời bao giờ cũng vô hạn, tuần hoàn còn mùa xuân của con người chỉ hữu hạn. Câu thơ đã diễn tả được tâm trạng khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu một cách mãnh liệt. Cách ngắt nhịp, gieo vần trong thơ, các hình ảnh biểu tượng trong thơ, các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật trong thơ. Hiểu được cái vội vàng, tiếc nuối tuổi xuân của tác giả. Từ những dẫn chứng đó để rút ra quan điểm của người đọc, chứng minh quan điểm của mình có lý, có cơ sở rõ ràng. 2.3.2.3. Tác phẩm kịchXét theo nội dung kịch gồm ba loại là chính kịch, bi kịch, hài kịch. Tác phẩm kịch chủ yếu xây dựng bằng hệ thống lời đối thoại giữa các nhân vật. Kịch đặc trưng bởi hành động và xung đột kịch.Việc phân tích tác phẩm kịch cần xem xét dựa trên các hành động, lời đối thoại giữa các nhân vật kịch. Giữa các nhân vật có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau nhằm đi đến một xung đột kịch, cao trào của tác phẩm kịch. Học sinh cần xem xét mối quan hệ logic giữa chúng để thấy được những tác nhân dẫn đến xung đột kịch đó. Hiểu được lí do về những hành động, lời nói của nhân vật. Ví dụ: đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” trích kịch Vũ Như tô thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào. Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Tương tự như tác phẩm thơ và tự sự, giáo viên cần cận dụng các phương pháp đặt câu hỏi và quan sát, giúp các em không chỉ phát triển tư duy mà còn tính chủ thể, tích cực sáng tạo của các em. Hướng đến kết quả cuối cùng là xây dựng con người cá tính. Chương 3: ĐÁNH GIÁ3.1. Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượngDạy học Ngữ Văn ngày nay hướng đến tuân thủ nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng cho học sinh bên cạnh những nguyên tắc về tiếp cận giao tiếp, quan điểm lịch sử, tích hợp,… 3.2. Phát triển năng lực tư duy toàn diện ở học sinhNgày nay chuẩn năng lực cần đạt của học sinh khi học môn Ngữ Văn càng được nâng cao và mở rộng. Không còn quá trọng kiến thức học sinh cần đạt, dạy học Ngữ Văn dần hướng đến việc giúp học sinh có năng lực tự tư duy các vấn đề một cách logic và hình tượng mà bản thân có thể nắm bắt vấn đề hiệu quả nhất. Mọi vấn đề do chính bản thân giải quyết và đi đến đúc kết là kiến thức lâu bền và vững chắc nhất. 3.3. Phát triển năng lực và phương pháp giảng dạy ở giáo viênĐòi hỏi đảm bảo nguyên tắc dạy học phát triển toàn diện tư duy và rèn luyện, phát triển tư duy toàn diện cho học sinh đưa đến một hệ quả là người giáo viên phải tự trau dồi và phát triển hơn các kỹ năng, các phương pháp dạy học để có thể đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy. Để có thể dạy học nhằm phát triển toàn diện tư duy cho học sinh thì giáo viên cũng cần tự phát triển năng lực tư duy của mình để có thể giúp học sinh hiệu quả. Bên cạnh đó, những phương pháp dạy học mới rất phù hợp để phát triển năng lực tư duy, người giáo viên cần phải tìm kiếm, học hỏi không ngừng nghỉ. KẾT LUẬNNguyên tắc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh là một nguyên tắc quan trọng nhằm hướng đến sự đổi mới trong cách thức tiếp nhận tri thức đề cao vai trò chủ thể của người tiếp nhận. Nguyên tắc này đảm bảo phát triển một cách toàn diện về cả tư duy logic và tư duy hình tượng ở người học. Với vai trò là một bộ môn mang tính nghệ thuật tạo ưu thế cho môn Ngữ Văn so với các bộ môn khác trong chương trình dạy học trong việc đảm bảo tính hiệu quả của nguyên tắc này.TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Nguyễn Đăng Châu (2016), Lí luận và dạy học Ngữ văn PDF, khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Đà Nẵnghttp:nguvan.ued.udn.vnwpcontentuploads201611LLDHNV.pdf2.Nguyễn Đăng Châu, Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh phổ thông trung học, khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Đà Nẵnghttp:nguvan.ued.udn.vn?p=4013.Vũ Văn Viên (2006), Tư duy logic – bộ phận hợp thành của tư duy khoa học, Tạp chí Triết học, số 12 (187) BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆCSTTHỌ VÀ TÊNCÔNG VIỆC100%1Hà Thị Thanh Huyền Viết bài: khái quát, tiếng Việt, đánh giá Thuyết trình100%2Nguyễn Thị Lan Viết bài: khái quát, tập làm văn, đánh giá Làm powerpoint100%3Lê Thị Hà Trang Viết bài: mở đầu kết luận, khái quát, đọc hiểu, đánh giá Tổng hợp bài, chỉnh sửa bản world100

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập và đổi mới, giáo dục cũng có những định hướng thay đổi cách thức phương pháp giảng dạy hướng đến đề cao vai tro của người học, phát huy tính tự chủ quá trình học tập và lĩnh hội tri thức Trong đó, quá trình phát triển coi trọng là sở để người nhận thức, suy nghĩ, lí giải vấn đề Đặc biệt môn Ngữ Văn, việc không chỉ đơn thuần văn bản mà cả những liên tưởng, tưởng tượng thì mới có thể tiếp nhận những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả Chính vì vậy, một sáu nguyên tắc việc tổ chức dạy học Ngữ Văn là rèn luyện và phát triển lực cho học sinh: logic và hình tượng Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ 1.1 logic 1.1.1 Khái niệm Theo triết học tâm khách quan, logic là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” với cách là bản siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất Theo triết học vật biện chứng, logic là một các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao, “vận động kiểu chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan di chuyển vào và cải tạo/tái tạo đầu óc người dưới dạng một sự phản ánh” (C.Mác) logic gọi là khoa học, là cách nghĩ logic, suy luận có lí Nó nghiên cứu về những quy luật và hình thức cấu tạo của chính xác logic có thể hiểu một cách đơn giản là kiểu từ A suy B A và B có mối liên kết nào đó móc xích lại với logic hình thành nên phân tích và tổng hợp 1.1.2 Đặc điểm logic là về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính quy luật Vì vậy các yếu tố, đối tượng logic phải có mối quan hệ với nhau, đó có yếu tố là nguyên nhân, là tiền đề, yếu tố lại là kết quả, kết luận logic là sự phản ánh tách khỏi đối tượng, nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng Lối này có thể lấy cấu trúc bất biến của khách thể và diễn đạt vào một ngôn ngữ đơn nghĩa, này thường phải dựa vào những quy tắc, thao tác nhất định Phương pháp logic dựa các quy tắc nhằm đảm bảo đạt đến chân lý Để đảm bảo điều đó phải làm rõ, thống nhất các khái niệm, đảm bảo mối quan hệ giữa các mắt xích tạo nên vấn đề, không có sự mâu thuẫn lập luận Ta tìm các mắt xích của vấn đề để thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W1H: Why, What, Where, Who, When, How Ta sử dụng luận cứ để đưa các luận điểm với luận điểm là quan điểm của tác giả đưa dựa vào luận cứ, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng dùng để làm cứ cho luận điểm, lý lẽ là một chân lý hiển nhiên hoặc nhiều người thừa nhận là đúng, dẫn chứng là những chứng thực tế logic yêu cầu cần phải có sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá Các điều kiện để logic: Hệ thần kinh phải có lực Hệ thần kinh tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức logic nhằm nhận thưc về sự vật, hiện tượng Trong cuộc sống có ba tình chính phải dùng đến logic: Giúp nhận định về một lập luận, suy luận, dự đoán, đánh giá là hay sai Giúp tìm kiếm các nguyên nhân, hậu quả Giúp trình bày, lắng nghe và ghi nhớ logic vừa là thiên bẩm vừa là có thể trau dồi quá trình học tập và rèn luyện 1.2 hình tượng 1.2.1 Khái niệm hình tượng, hiểu theo nghĩa rộng nhất là mắt (visual thinking), quan sát và phản ánh sự vật sự việc một cách trực quan sinh động hình tượng hay gọi là nghệ thuật Đây là một kiểu hoạt động dựa cảm thức trải nghiệm hình ảnh hay biểu tượng hình tượng để chỉ phương thức phản ánh của nghệ thuật, là hình thức phản ánh tinh thần, cái bản, cái chung và quy luật khách quan ý thức người để xây dựng nên những hình tượng mang tính chủ quan 1.2.2 Đặc điểm hình tượng dựa sở quan sát ngũ quan, nó gắn liền với việc trừu tượng hóa và khái quát hóa gắn với suy lý logic và ngôn ngữ hình tượng thường dùng các văn bản, hoạt động liên quan đến nghệ thuật và tiếp cận nghệ thuật Vì hình tượng xây dựng dựa hình ảnh và biểu tượng người nghệ sĩ dùng các phương tiện này để tác động đến quá trình tiếp nhận của người đọc hình tượng đảm bảo sự tiếp xúc cảm tính, cách xa với đối tượng khách thể sở nghe, nhìn, tưởng tượng hình tượng đoi hỏi khách thể một cách toàn vẹn, tách khỏi hiện thực khách quan chuyển nó thành một sự thực của ý thức Cách tái hiện này không tạo nên sự chép một cách bàng quan, mà là tạo thành hình tượng hoàn chỉnh về một tình có vấn đề, bao hàm một thái độ của người đối với nó Để hình thành hình tượng, xây dựng nên một hình tượng có tính khoa học và nghệ thuật cao phải biết quan sát, có nhiều trải nghiệm, tài nghệ thuật và khả khoa học hình tượng vừa là thiên bẩm vừa là loại có thể hình thành và phát triển quá trình học tập và rèn luyện của bản thân 1.3 Mối quan hệ logic hình tượng logic và hình tượng thống nhất với mối quan hệ tương tác chặt chẽ Mọi hoạt động của đều từ trực quan đến trừu tượng đó là suy luận logic hay hình ảnh, biểu tượng hình tượng bao giờ cũng phải soi xét theo chiều hướng thống nhất với logic Con đường để hình tượng phải bắt đầu từ đường logic hình tượng tạo nguyên liệu, làm sở cho quá trình logic, tạo hoàn cảnh có vấn đề cho hình tượng tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình logic Ngược lai, logic có tác động trở lại đối với hình tượng: làm cho hoạt động hình tượng phong phú hơn, mang một chất lượng mới - tăng tính nhạy cảm của cảm giác, tính ý nghĩa, tính lựa chọn, tính ổn định của tri giác logic trở nên sinh động, dễ tiếp nhận nếu sau quá trình hình thành nó xây dựng lại hình tượng, đánh thức tiếp nhận đường cảm giác Có thể nhận thấy, một người bình thường hoặc một nhà khoa học tự nhiên có thể có logic sắc bén hình tượng nhạy cảm Ngược lại, một người là nghệ sĩ có hình tượng tốt chắc chắn phải có khả logic mạnh mẽ 1.4 Vì mơn Ngữ Văn có lợi việc rèn luyện phát triển Môn Ngữ Văn có những đặc trưng riêng đủ điều kiện để phát triển cho học sinh một cách toàn diện Môn Ngữ Văn là sự cấu thành của ba phân môn: tiếng Việt, tập làm văn và đọc - hiểu Mỗi phân môn đều cấu thành từ sở lý thuyết và thực hành, đó chính là sự kết hợp của logic và hình tượng Phân môn tiếng Việt với những cấu trúc tầng bậc cần tiếp cận một cách khoa học và chính xác Phân môn tập làm văn hướng học sinh đến việc phải làm thế nào để có thể hình thành một bài văn hoàn chỉnh với thứ tự các bước rõ ràng và mỗi phần cần xây dựng những gì cho bài văn vừa logic vừa có tính nghệ thuật Phân môn đọc - hiểu đặc trưng cho việc tiếp nhận hình tượng, bởi văn bản nghệ thuật là địa hạt của hình tượng, bên cạnh đó giúp cho học sinh tiếp cận tác phẩm theo tầng bậc là cách để phát triển logic Trong một văn bản nghệ thuật, logic là chính xác (tiền đề, kết đề và lý lẽ), có sở khoa học thực tiễn của tác giả phản ánh một cách trực diện văn Con hình tượng là sở sáng tạo các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng tác phẩm; qua đấy tác giả đưa những lý lẽ nhằm dẫn dắt người đọc đến một hệ thống xác tín nào đó, rút một (một số) kết luận hay chấp nhận một số kết luận lồng vào một cách logic văn bản Chương 2: PHÁT TRIỂN DUY TỒN DIỆN TRONG DẠY HỌC MƠN NGỮ VĂN 2.1 Tiếng Việt Đối với phân môn tiếng Việt, dạy học Ngữ Văn trọng phát triển logic cho học sinh 2.1.1 Lí thuyết chung tiếng Việt ngôn ngữ 2.1.1.1 Khái quát Nội dung của phần này thiên về khái quát hóa các nội dung kiến thức mà học sinh cung cấp qua cấp học môn Ngữ Văn, với vốn kiến thức thông qua các môn học khác, và thực tế sử dụng ngôn ngữ Kiến thức trọng tâm phần này xoay quanh các khái niệm, đặc điểm, đặc trưng để nhận diện và phân biệt ngôn ngữ, tiếng Việt 2.1.1.2 Phương pháp dạy học • Phương pháp diễn giảng đàm thoại: Đưa và phân tích rõ các khái niệm của phạm trù để học sinhcó thể định danh phạm trù đó là gì, phân biệt nó với các phạm trù khác Gợi ý, gợi dẫn cho học sinh suy nghĩ và phân tích các vấn đề, kèm các dẫn chứng phù hợp để minh chứng cho điều phân tích Gợi mở và huy động những hiểu biết và những kiến thức trang bị có liên quan theo mức độ từ dễ đến khó Điều chỉnh nội dung và cách phân tích, nhận xét, đánh giá cho thật hợp lý Tổng hợp kiến thức và tiến tới nhận xét chung Ví dụ minh họa: Tìm hiểu về Tiếng Việt: - Định nghĩa: là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, với bốn triệu người Việt hải ngoại Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, các dấu để viết - Lịch sử: giai đoạn: Nguồn gốc bản địa; Ảnh hưởng từ Trung Quốc; Ảnh hưởng từ Châu Âu; Thời kì 1945 - - Chữ viết - Ngữ âm: Nguyên âm; Phụ âm; Âm điệu - Từ vựng: Từ Thuần Việt; Từ Hán - Việt; Từ có nguồn gốc Ấn Âu - Ngữ pháp • Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh và đối chiếu dạy học lý thuyết nhằm xác định sự giống và khác giữa các sự vật hiện tượng để có thể đến một kết luận về bản chất, về đặc điểm và về mối quan hệ của chúng Trong quá trình dạy học những vấn đề lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, có thể vận dụng thủ pháp này ở bài nguồn gốc, quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, ở bài đặc điểm của tiếng Việt, ở bài chữ Quốc ngữ… Ví dụ: Ở bài nguồn gốc và quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, cần chọn lựa các từ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng có quan hệ thân thuộc cho bảo đảm điều kiện chúng thuộc lớp từ vựng bản, có nghĩa tương đương, có sự tương ứng đều đặn sự chuyển đổi âm thanh… Ở bài đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cần lựa chọn các từ và các câu của tiếng Việt và của một thứ tiếng Ân Âu cho vừa dễ hiểu, vừa trình độ ngoại ngữ của học sinh, lại vừa thấy rõ đặc điểm của các ngôn ngữ và các loại hình ngôn ngữ… • Sử dụng công cụ dạy học: Vận dụng sơ đồ (vẽ tay hoặc trình chiếu) cho HS nắm bắt các kiến thức theo mục một cách khoa học, dễ hiểu và ngắn gọn Có thể cho HS tự xây dựng sơ đồ về một vấn đề nào đó để trình bày trước lớp và tởng kết bài học cho chính mình • Đặt câu hỏi: Đưa các câu hỏi có tính chất so sánh để học sinh động não, vấn đề nhiều chiều để tìm cách giải quyết hợp lý nhất Ví dụ: So sánh đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, Thái…) với các loại hình ngôn ngữ khác Bàn về ưu, nhược điểm của chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm (cụ thể là chữ Quốc ngữ và chữ Hán) và cách trình bày vấn đề này từ sách giáo khoa 10 2.2.3 Văn nghị luận 2.2.3.1 Khát quát Đặc điểm chính văn nghị luận là lập luận logic, thuyết phục người nghe, đó là sự sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng thống nhất, từ những luận cứ đó rút kết luận (nhân quả) Năng lực (tư logic) quan tâm đặc biệt dạy học tập làm văn, nhấn mạnh đối với thể văn nghị luận, cần kết hợp logic và hình tượng để bài văn thêm sức thuyết phục 2.2.3.2 Phương pháp dạy học • Phương pháp diễn giảng Trong tập làm văn giáo viên là người định hướng cho các em để giải quyết vấn đề: đó là chỉ các em cách lập dàn ý, cách triển khai vấn đề, sắp xếp các ý các sự kiện Trong mỗi tiết tập làm văn giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác để kích thích học sinh logic cũng hình tượng Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những kỹ quan sát, tìm hiểu, ghi chép để vận dụng (giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết để ý, để tâm những vấn đề của đời sống, xã hội, văn học) + Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực của cuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt Điều quan trọng là các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức + Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bản thân người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng là biết suy nghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát Trên sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề 18 Định hướng bài làm cho các em: Xác định vấn đề cần giải quyết ở là gì? - Đề yêu cầu điều gì? Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh Điều cần chứng minh có thể đưa dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh đưa một cách gián tiếp, ta phải xác định một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì đạt kết quả - Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? - Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? - Luận điểm của bài văn là gì? Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng để đặt nhan đề cho bài văn) • Định hướng thông qua đặt câu hỏi Đối với văn nghị luận thì việc đặt câu hỏi mở giúp các em sáng tạo, liên tưởng phong phú Tuy nhiên đối với những câu trả lời yêu cầu tính khách quan cao Những câu hỏi thường là: Tại sao? Như thế nào? Có thể là phủ định, hay khẳng định, nhìn chung là hướng tới đối tượng nghiên cứu, … • Cơng cụ hỗ trợ Việc sử dụng video, hình ảnh văn nghị luận đặc biệt là nghị luận xã hội giúp các em tiếp cận nhiều thông tin về đời sống Con đối với nghị luận văn học thì việc sử dụng video hình ảnh không manh tính chất hỗ trợ nhiều lắm, vì chủ yếu nó tái hiện qua những mảng kiến thức các e, trang bị hay thường là hình tượng văn học tái hiện 19 qua ngôn ngữ, âm để các em liên tưởng, tưởng tượng Tuy nhiên cũng có thể cho các em tiếp xúc với những hình ảnh, video có liên quan về tác phẩm “Chí Phéo” thì có thể cho các em xem phim, hình ảnh để các em hình dung tưởng tượng,… Và công cụ cũng rất hiệu quả đó là sơ đồ duy, việc sử dụng sơ đồ làm văn nghị luận hiệu quả vì nó đảm bảo tính logic, khoa hoc, sáng tạo,… 2.3 Đọc – hiểu văn bản 2.3.1 Khái quát chung Dạy học Ngữ Văn hiện hướng đến việc phát huy các lực chủ thể của người học Từ đó người học có khả tiếp nhận các văn bản văn học không chỉ nằm khuôn khổ của những văn bản nhà trường Phân môn đọc – hiểu là phân môn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lực tiếp nhận, thể nghiệm các giá trị tưởng của tác phẩm thông qua các hệ thống ngôn từ, hình tượng Phát triển khả tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật trước hết cần hình thành và phát triển lực cho học sinh logic là chính xác, có sở khoa học thực tiễn của tác giả phản ánh một cách trực diện tác phẩm Con hình tượng lại là sở sáng tạo các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng của tác phẩm đó Năng lực cảm thụ thẩm mỹ nâng cao Phần này đề một số phương pháp giúp các em khai thác, khám phá văn bản thông qua mối quan hệ logic giữa các yếu tố và ngoài văn bản cũng khả liên tưởng tưởng tượng để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, chính xác Thêm vào đó là phát huy khả sáng tạo, tìm cái mới cách tiếp cận văn bản văn học của các em Dựa quan niệm phân chia theo thể loại, văn học chia thành ba loại chính: tự sự, trữ tình, và kịch Đây là quan niệm phân chia thể loại 20 tương đối ổn định Thông qua ba thể loại này là sở để nhóm đề các phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát triển ở học sinh hệ thống logic và hình tượng 2.3.2 Phương pháp dạy học • Phương pháp phân tích, tổng hợp Khi tiếp cận một tác phẩm, đầu tiên là tiếp xúc bề mặt văn bản Đó là hệ thống ngôn từ và hình ảnh, biểu tượng mà tác giả xây dựng Thông thường các tác phẩm ngôn từ tác giả mã hóa để từ đó người đọc dùng tri thức, hiểu biết, lực cảm xúc giải mã nó Chính vì vậy nắm hệ thống ngôn từ thế nào, phân tích chúng là điều cần thiết Cũng vậy, những hình ảnh, biểu tượng thường chứa nhiều giá trị không dễ để cảm nhận hay hiểu nó Cho nên việc rèn luyện lực phân tích, tổng hợp cho học sinh giúp các em dễ dàng việc tiếp nhận, cảm thụ văn chương Đồng thời, quá trình phân tích cần xác định yếu tố ngôn từ hay hình tượng nào là yếu tố liên quan trực tiếp đến nội dung tưởng chính mà tác giả hưởng đến Hai thao tác này là sở để hình thành những liên tưởng, tưởng tượng về tác phẩm Từ đó, người đọc dùng những lí lẽ, dẫn chứng (ngôn từ, hình ảnh, ) mà mình có đưa những suy luận, những quan điểm về tác phẩm Đảm bảo tính khách quan và hợp lí của những suy luận đó cần kết hợp với các yếu tố khách quan bao trùm lên tác phẩm Về thể loại, tác giả, phong cách sáng tác của nhà văn, tình hình chính trị xã hội giai đoạn đời của tác phẩm, là điều cần thiết để hiểu những hình tượng, những vấn đề tác giả đề cập nhằm hướng đến điều gì Đặt chúng mối quan hệ logic, chi phối ảnh hưởng lẫn để cuối có thể hình thành những liên tưởng, tưởng tượng ý thức của người đọc Để họ nhận thức và thể hiện thái 21 độ, cảm xúc, của mình Khi đó tác phẩm mới thể hiện giá trị của mình Ví dụ: - Học sinh cần nắm những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thời đại tác phẩm đời Rút những ý chính liên quan, tác động trực tiếp đến nội dung tưởng tác phẩm - Xác định thể loại và những đặc điểm thể loại tác phẩm đó Cần phân biệt ranh giới giữa các thể loại để tìm hiểu tác phẩm - Phân tích văn bản tác phẩm Hệ thống ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện, nhân vật, mỗi yếu tố đều mang tính logic, quy định riêng phạm trù của nó - Hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, âm tác phẩm đề cập đến Thông qua những liên tưởng, tượng tượng nhận thức ngụ ý của tác giả tác phẩm thế nào • Phương pháp vấn đáp Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào xây dựng nội dung bài học một cách tích cực Từ đó cá nhân học sinh tự biến những kiến thức mình chưa có, chưa biết thành vốn riêng của bản thân Đồng thời giáo viên cũng đánh giá khả nhận thức của học sinh Nói cách khác là giáo viên tạo sự tranh luận nhiều chiều lớp học nhằm tăng khả tìm toi, học hỏi sâu về một lĩnh vực, chủ đề, tăng phần nói của người học, giảm phần nói của người dạy Nếu người học tham gia hỏi đáp, họ suy nghĩ để tìm vấn đề và vậy việc học tốt cách học thụ động Thông qua câu hỏi nêu tốt, giáo viên cũng có hội để bổ sung thêm kiến thức bản và kinh nghiệm sư phạm cho mình, giúp giáo viên nhìn nhận lại vấn đề, nội dung bài học một cách toàn diện, mới mẻ Phương 22 pháp này không những chỉ phát huy tích cực chủ động của học sinh mà thực hiện phương châm dạy học để thầy tro học và tiếp tục phát triển Trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, phương pháp này tiến hành theo những bước bản sau: Bước 1: Thuyết trình ngắn gọn giới thiệu về chủ đề Đây là hoạt động tạo tâm thế, tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với học sinh Yêu cầu đặt cho hoạt động này là phải nêu mục tiêu rõ ràng, mạch lạc để hoạt động sau không chệch hướng Bước 2: Nêu câu hỏi Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh theo hướng mở, ngắn gọn, dễ hiểu, tạo sự tranh luận, hướng tới mục tiêu của bài học và gắn với thực tiễn cuộc sống Những câu hỏi có chất lượng là những câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và của học sinh Những câu hỏi này mang tính thách thức gợi trí to mo khoa học Bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi có chất lượng người giáo viên cũng cần ý đến kĩ thuật nêu câu hỏi cho hiệu quả đạt là tối ưu Bước 3: Người học suy nghĩ Tùy theo mức độ khó dễ của câu hỏi mà giáo viên dành một khoảng thời gian hợp lý để học sinh suy nghĩ, cân nhắc trước đưa phương án, câu trả lời Bước 4: Trao đổi đa chiều Đây là phần trọng tâm của phương pháp Giáo viên cần tạo sự trao đổi, hỏi và đáp nhiều chiều lớp giữa người học và người dạy, người học và người học, người dạy và người học….xoay quanh chủ đề và câu hỏi nêu Bước 5: Giáo viên tóm tắt và kết luận Đây là hoạt động cuối quá trình sử dụng phương pháp vấn đáp Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại những kiến thức, kĩ quan trọng, cần nhớ Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh Phải biết uốn nắn, sữa chữa, bổ 23 sung cần thiết với những ý kiến chưa thật đầy đủ và đắn của học sinh • Phương pháp quan sát (trực quan) Nếu hai phương pháp ở chủ yếu thiên về việc phát triển logic của học sinh thì phương pháp này nhằm phát triển khả quan sát thực tiễn, tăng lực cảm nhận, liên tưởng của học sinh Vốn kiến thức thực tiễn xã hội phong phú càng kích thích khả tưởng tượng của các em Thông qua những hình ảnh biểu tượng đề cập đến văn bản thông qua hệ thống ngôn từ, với sự sáng tạo, cá nhân để có cách nhìn nhận riêng về vấn đề, học sinh nắm bắt những biểu tượng then chốt chứa nội dung tác giả mã hóa Điều đó không chỉ giúp học sinh giải mã tác phẩm mà góp phần tìm những hướng mới, khám phá sự mới mẻ của văn bản mang tính cá nhân của học sinh Năng lực cảm thụ thẩm mỹ của các em cũng phát triển Với phương pháp này giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp: - Sử dụng các hình ảnh trực quan: tranh ảnh hoặc có thể thông qua một số video chuyển thể các tác phẩm văn học thành phim, - Phát huy khả quan sát của các em từ những sự vật, hiện tượng hay sự kiện diễn đời sống - Thông qua những sự vật hiện tượng đời sống đó để học sinh một lần nữa qua ngôn từ của tác giả hình thành những liên tưởng, xây dựng sự vật, hiện tượng đó của bản thân Nhận thấy điểm giống và khác biệt giữa chúng từ đó có những thích hợp để cảm thụ văn bản 2.3.2.1 Tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự là các tác phẩm thuộc thể loại tự sự Một số thể loại bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, Phạm vi của tác phẩm tự sự rất đa dạng và chủ yếu dùng phương thức tự sự để miêu tả Việc áp dụng các 24 phương pháp phát triển logic và hình tượng góp phần khai thác hiệu quả, chính xác cũng có sự sáng tạo để hiểu sâu về thể loại tác phẩm này Để có cái nhìn tổng quan cũng rõ ràng về thể thống thể loại của tác phẩm tự sự, các đặc điểm thể loại, kết cấu, kiểu nhân vật, có thể sử dụng biện pháp vẽ sơ đồ Điều này rất có lợi, việc nắm rõ lí luận mới có thể sâu tìm hiểu một văn bản Tạo sở lập luận chính xác, có lí dẫn đến những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo ở bạn đọc Lấy ví dụ về tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: • Phân tích, tổng hợp: - Hiểu biết về tác giả Thạch lam và phong cách sáng tác của ông Hoàn cảnh đời tác phẩm này - Thể loại truyện ngắn, những đặt điểm thể loại này Đây là phạm trù mang tính bất biến, có hệ thống nằm khuôn khổ của lí luận văn học Cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa truyện ngắn và các thể loại tự sự khác tiểu thuyết, truyện thơ, phóng sự, Ngôn ngữ đời thường, những từ ngữ miêu tả để người đọc thấy khung cảnh, cuộc sống của người nơi phố huyện “chiều êm ả ru”, chợ vãn từ lâu, cuộc sống mưu sinh của mẹ chị Tí, bác Xẩm, cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh - Biểu tượng đoàn tàu, đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, khơi gợi nhiều liên tưởng Qua những phân tích dựa mối quan hệ logic giữa chúng để nhận thấy cuộc sống thực tại của người phố huyện Bằng hình tượng thấy sự khác biệt giữa hai thế giới Từ đó thể hiện khát 25 vọng của chị em Liên cũng của người nơi phố huyện, ước mơ hướng đến cuộc sống tốt đẹp • Phương pháp vấn đáp Phần đặt câu hỏi có thể chia làm hai dạng - Câu hỏi kiến thức: giáo viên đặt những câu hỏi sát với nội dung của tác phẩm hay nằm tác phẩm để học sinh nắm rõ tác phẩm Ví dụ như: nêu những đoạn miêu tả tâm trạng của Liên? Phố huyện miêu tả thông qua những chi tiết nào? Ánh sáng bóng tối thể hiện sao? - Câu hỏi gợi mở: với câu hỏi này thì giáo viên có thể đặt câu hỏi hướng đến việc kích thích sự sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh Ví dụ: vì tác giả xây dựng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối tác phẩm “Hai đứa trẻ”? vì dùng biểu tượng đoàn tàu mà khơng phải biểu tượng khác? Ý nghĩa? • Phương pháp quan sát (hình ảnh trực quan) Phương pháp này nhằm gợi lại những hình tượng tác phẩm của người đọc Có thể những hình ảnh, biểu tượng này có thể là những sự vật hiện tượng đời sống ngày mà người tiếp nhận biết đến cũng có thể là chưa biết Chính vì thế phương pháp này có ý nghĩa quan trọng việc khơi gợi liên tưởng Như tác phẩm “Hai đứa trẻ” biểu tượng đoàn tàu tác giả xây dựng nên Nhờ có hình ảnh trực quan cũng với những kiến thức về đoàn tàu hiện thực mà người học biết đoàn tàu đó thế nào, đặc biệt đêm thì ánh sáng của nó, âm của nó Từ đó rút những liên tưởng từ thế giới hiện thực mà tác giả miêu tả 2.3.2.2 Tác phẩm trữ tình 26 Các tác phẩm trữ tình thường lấy suy nghĩ, cảm xúc,… của người làm đối tượng thể hiện chủ yếu Các thể loại trữ tình có thể là thơ, khúc ngâm, thông thường nhắc đến thể loại trữ tình người ta nghĩ đến thơ phần nhiều Ngay thơ ở những giai đoạn khác cũng có những thể thơ phù hợp với yêu cầu, giai đoạn lịch sử nó tồn tại Như thơ trung đại, hiện đại, Trong tác phẩm trữ tình nếu chỉ có logic hay chỉ hỉnh tượng riêng biệt thì nào hiểu hết nội hàm, những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Trong thơ thường sử dụng nhiều hình ảnh, biểu tượng có thể là người, thiên nhiên, sự kiện nào đó Cũng giống tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình cũng đặt mối quan hệ với tác giả, thời đại, phản ánh thái độ, cách nhìn nhận về một vấn đề đời sống của nhà thơ Việc vận dụng có hiệu quả các phương pháp phát triển góp phần tạo sự dễ dàng, sáng tạo cảm nhận Ví dụ: bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu có câu thơ: “tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa” Câu thơ bị chia cắt làm hai dong tâm sự và bị ngăn cách bởi dấu chấm Một nửa là sự hồ hởi, phấn khởi Một nửa là sự vội vàng cuống quýt Mùa xuân của đất trời bao giờ cũng vô hạn, tuần hoàn mùa xuân của người chỉ hữu hạn Câu thơ diễn tả tâm trạng khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu một cách mãnh liệt Cách ngắt nhịp, gieo vần thơ, các hình ảnh biểu tượng thơ, các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật thơ Hiểu cái vội vàng, tiếc nuối tuổi xuân của tác giả Từ những dẫn chứng đó để rút quan điểm của người đọc, chứng minh quan điểm của mình có lý, có sở rõ ràng 27 2.3.2.3 Tác phẩm kịch Xét theo nội dung kịch gồm ba loại là chính kịch, bi kịch, hài kịch Tác phẩm kịch chủ yếu xây dựng hệ thống lời đối thoại giữa các nhân vật Kịch đặc trưng bởi hành động và xung đột kịch Việc phân tích tác phẩm kịch cần xem xét dựa các hành động, lời đối thoại giữa các nhân vật kịch Giữa các nhân vật có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhằm đến một xung đột kịch, cao trào của tác phẩm kịch Học sinh cần xem xét mối quan hệ logic giữa chúng để thấy những tác nhân dẫn đến xung đột kịch đó Hiểu lí về những hành động, lời nói của nhân vật Ví dụ: đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” trích kịch Vũ Như tô thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào Lớp kịch hồi V chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi người đọc Tương tự tác phẩm thơ và tự sự, giáo viên cần cận dụng các phương pháp đặt câu hỏi và quan sát, giúp các em không chỉ phát triển mà tính chủ thể, tích cực sáng tạo của các em Hướng đến kết quả cuối là xây dựng người cá tính 28 Chương 3: ĐÁNH GIÁ 3.1 Nguyên tắc rèn luyện phát triển loại hình duy: logic hình tượng Dạy học Ngữ Văn ngày hướng đến tuân thủ nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình duy: logic và hình tượng cho học sinh bên cạnh những nguyên tắc về tiếp cận giao tiếp, quan điểm lịch sử, tích hợp,… 3.2 Phát triển lực toàn diện học sinh Ngày chuẩn lực cần đạt của học sinh học môn Ngữ Văn càng nâng cao và mở rộng Không quá trọng kiến thức học sinh cần đạt, dạy học Ngữ Văn dần hướng đến việc giúp học sinh có lực tự các vấn đề một cách logic và hình tượng mà bản thân có thể nắm bắt vấn đề hiệu quả nhất Mọi vấn đề chính bản thân giải quyết và đến đúc kết là kiến thức lâu bền và vững chắc nhất 3.3 Phát triển lực phương pháp giảng dạy giáo viên Đoi hỏi đảm bảo nguyên tắc dạy học phát triển toàn diện và rèn luyện, phát triển toàn diện cho học sinh đưa đến một hệ quả là người giáo viên phải tự trau dồi và phát triển các kỹ năng, các phương pháp dạy học để có thể đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy Để có thể dạy học nhằm phát triển toàn diện cho học sinh thì giáo viên cũng cần tự phát triển lực của mình để có thể giúp học sinh hiệu quả Bên cạnh đó, những phương pháp dạy học mới rất phù hợp để phát triển lực duy, người giáo viên cần phải tìm kiếm, học hỏi không ngừng nghỉ 29 KẾT LUẬN Nguyên tắc rèn luyện và phát triển cho học sinh là một nguyên tắc quan trọng nhằm hướng đến sự đổi mới cách thức tiếp nhận tri thức đề cao vai tro chủ thể của người tiếp nhận Nguyên tắc này đảm bảo phát triển một cách toàn diện về cả logic và hình tượng ở người học Với vai tro là một bộ môn mang tính nghệ thuật tạo ưu thế cho môn Ngữ Văn so với các bộ môn khác chương trình dạy học việc đảm bảo tính hiệu quả của nguyên tắc này 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đăng Châu (2016), Lí luận và dạy học Ngữ văn PDF, khoa Ngữ Văn - Đại học Sư phạm Đà Nẵng http://nguvan.ued.udn.vn/wp-content/uploads/2016/11/LLDHNV.pdf Nguyễn Đăng Châu, Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh phổ thông trung học, khoa Ngữ Văn - Đại học Sư phạm Đà Nẵng http://nguvan.ued.udn.vn/?p=401 Vũ Văn Viên (2006), logic – bộ phận hợp thành của khoa học, Tạp chí Triết học, số 12 (187) 31 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ST HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC 100% T Hà Thị Thanh Huyền - Viết bài: khái quát, tiếng 100% Việt, đánh giá - Thuyết trình Nguyễn Thị Lan - Viết bài: khái quát, tập làm 100% văn, đánh giá - Làm powerpoint Lê Thị Hà Trang - Viết bài: mở đầu - kết luận, 100 khái quát, đọc - hiểu, đánh giá - Tổng hợp bài, chỉnh sửa bản world 32 ... cách logic văn bản Chương 2: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MƠN NGỮ VĂN 2.1 Tiếng Việt Đối với phân mơn tiếng Việt, dạy học Ngữ Văn trọng phát triển tư logic cho học sinh... loại hình tư duy: tư logic tư hình tư ng Dạy học Ngữ Văn ngày hướng đến tuân thủ nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư logic và tư hình tư ng cho học sinh... 3.2 Phát triển lực tư toàn diện học sinh Ngày chuẩn lực cần đạt của học sinh học môn Ngữ Văn càng nâng cao và mở rộng Không quá trọng kiến thức học sinh cần đạt, dạy học

Ngày đăng: 13/12/2017, 00:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Tư duy logic

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Đặc điểm

      • 1.2. Tư duy hình tượng

        • 1.2.1. Khái niệm

        • 1.2.2. Đặc điểm

        • 1.3. Mối quan hệ giữa tư duy logic và tư duy hình tượng

        • 1.4. Vì sao môn Ngữ Văn có lợi thế trong việc rèn luyện phát triển tư duy

        • Chương 2: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

          • 2.1. Tiếng Việt

            • 2.1.1. Lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữ

              • 2.1.1.1. Khái quát

              • 2.1.1.2. Phương pháp dạy học

              • 2.1.2. Từ ngữ

                • 2.1.2.1. Khái quát

                • 2.1.2.2. Phương pháp dạy học

                • 2.1.3. Ngữ pháp

                  • 2.1.3.1. Khái quát

                  • 2.1.3.2. Phương pháp dạy học

                  • 2.2. Tập làm văn

                    • 2.2.1. Khái quát chung

                    • 2.2.2. Văn miêu tả, tự sự

                      • 2.2.2.1. Khái quát

                      • 2.2.2.2. Phương pháp dạy học

                      • 2.2.3. Văn nghị luận

                        • 2.2.3.1. Khát quát

                        • 2.2.3.2. Phương pháp dạy học

                        • 2.3. Đọc – hiểu văn bản

                          • 2.3.1. Khái quát chung

                          • 2.3.2. Phương pháp dạy học

                            • 2.3.2.1. Tác phẩm tự sự

                            • 2.3.2.2. Tác phẩm trữ tình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan