Một số lưu ý khi chọn mua linh kiện ráp máy tính

3 523 0
Một số lưu ý khi chọn mua linh kiện ráp máy tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số lưu ý khi chọn mua linh kiện ráp máy tính Với những thông tin mới về thị trường phần cứng, bài viết sẽ giúp bạn cân nhắc chọn mua các linh kiện rời về ráp cho mình một chiếc máy tính theo tiêu chí “phù hợp nhất, với chi phí thấp nhất”. Mainboard Khi đã chọn được loại mainboard định dùng, bạn hãy lướt qua các loại mainboard khác đắt hơn khoảng chừng 150.000 đồng trở lại để so sánh tính năng của nó với loại đã chọn. Hiện nay, chỉ cần thêm chừng ấy tiền là bạn có thể tìm ra loại mainboard có nhiều tính năng hơn; có thể là số khe cắm RAM DDR2 và cổng cắm SATA nhiều gấp đôi. Nhiều khe cắm RAM, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải đắn đo chọn dung lượng bộ nhớ RAM. Cổng cắm SATA cũng vậy. Nếu đã quyết định dùng card màn hình rời, và có đủ số tiền để mua card màn hình rời. Bạn hãy chọn loại mainboard chỉ có 1 hoặc 2 khe cắm card màn hình PCI Express 16x, đừng chọn loại vừa có card màn hình onboard vừa có khe cắm card màn hình rời. Thực tế, loại mainboard vừa có card màn hình onboard, vừa có khe cắm card màn hình lại rẻ hơn chừng 100.000 đồng so với loại chỉ có khe cắm card màn hình. Tuy nhiên, về tốc độ xử lý, loại mainboard không có card màn hình onboard hơn hẳn loại kia, do chipset không bị chi phối bởi card màn hình onboard. CPU Hiện nay, giữa 2 loại CPU cùng nhóm (Celeron D, Pentium D - Dual Core, Core2 Duo, Core2 Quad), cùng bộ nhớ đệm (cache) và cùng tốc độ bus, tốc độ xử lý chỉ hơn nhau từ 100 - 200 MHz nhưng phải tốn thêm từ 200.000 - 400.000 đồng. Chẳng hạn, loại Intel Core2 Duo 2.8 GHz được bán 2,3 triệu đồng, trong khi đó loại Intel Core2 Duo 2.93 GHz có giá tới 2,7 triệu đồng; Intel Core2 Quad 2.33 GHz là 3,3 triệu đồng, còn Intel Core2 Quad 2.5 GHz lên tới 3,7 triệu đồng… Do vậy, việc bỏ thêm đến 400.000 đồng để hơn được tốc độ be bé như thế là không cần thiết. Bộ nhớ RAM Mặc nhiên các mainboard mới đã hỗ trợ RAM DDR2 nên bạn không phải hoảng khi xem bảng giá loại RAM DDR. Hiện nay, loại RAM DDR2 dung lượng 1 GB chỉ hơn loại 512 MB (dung lượng chỉ bằng phân nửa loại 1 GB) cùng nhãn hiệu, cùng bus khoảng 70.000 đồng. Còn loại 2 GB có giá gấp đôi loại 512 MB cùng nhãn hiệu, cùng bus. Mặc khác, Windows XP hoặc Vista 32 bit chỉ nhận được tổng dung lượng bộ nhớ RAM là 3 GB. Do vậy, nếu bạn cắm 2 thanh RAM 2 GB thì thực tế chỉ dùng được có 3 GB; muốn dùng hết 4 GB thì phải cài lại Windows 64 bit. Chính vì vậy, nếu mainboard chỉ có 2 khe cắm RAM hỗ trợ kênh đôi (dual channel), và đang dùng Windows 32 bit, bạn chỉ cần sắm 2 thanh RAM dung lượng 1 GB mỗi thanh là đủ. Ở thời điểm hiện tại, bạn chưa nên vội sắm mainboard hỗ trợ khe cắm RAM DDR3 để rồi phải bóp bụng mua RAM DDR3 với giá khá cao. Đĩa cứng Không nên chọn loại giao tiếp ATA, hoặc loại giao tiếp SATA II nhưng dung lượng ít hơn 250 GB. Thực tế, loại 160 GB đắt hơn loại 80 GB gần 100.000 đồng; loại 250 GB cao hơn loại 160 GB khoảng 100.000 đồng; 320 GB cũng chỉ hơn loại 250 GB có 100.000 đồng. Do vậy, loại 250 GB xem ra là được nhất. Ổ đĩa quang Nếu sắm ổ đĩa CD, bạn mất khoảng 250.000 đồng; còn ổ đĩa DVD là 320.000 đồng, tức là chỉ thêm 70.000 đồng nữa. Chưa dừng lại ở nhu cầu xem phim DVD, bạn hãy chi thêm 200.000 đồng nữa để mua ổ đĩa DVD-RW. Làm như vậy, bạn vừa có thể xem phim, vừa có thể copy hoặc ghi đĩa CD, DVD. Không chỉ dừng lại ở tính năng của chúng, bạn hãy chọn loại dùng giao tiếp SATA. Chọn theo cách này, bên trong thùng máy tính của bạn trông khá gọn ràng và thoáng mát, không còn thấy sợi cáp ATA chiếm hết không gian thùng máy. Bạn không cần thiết phải tốn tiền để sắm loại ổ đĩa DVD-RW có hỗ trợ tính năng LightScribe cho việc khắc nhãn đĩa, bởi thời gian khắc xong nhãn đĩa khá lâu và phải dùng đĩa chuyên dụng. Màn hình Nếu định dùng loại 15 inch, hãy chọn loại LCD thay vì CRT, bạn chỉ cần bỏ thêm 400.000 đồng là đạt được mục đích này. Còn nếu thích loại LCD 17 inch nhưng không đủ tiền, thay vì phải “ngậm ngùi” lấy loại CRT 17 inch, bạn hãy chọn loại LCD 16 inch có giá chỉ nhỉnh hơn loại CRT 17 inch một chút. Tương tự, bạn cũng nên so sánh giá giữa 2 loại màn hình LCD 18.5 inch và 19 inch. Card màn hình Ở thời điểm này, bạn hãy chọn card màn hình PCI Express 16x có bộ nhớ từ 512 MB trở lên. Bởi, tương tự như nhiều linh kiện phần cứng khác, giá của loại 512 MB chẳng hơn loại 256 MB là bao. Chính vì đang ở mức giá phù hợp với nhu cầu và túi tiền của đa số người dùng, hiện nay loại card 512 MB khá là đa dạng. Khi chọn, bạn hãy ưu tiên chọn loại có chỉ số bit là 128 hoặc cao hơn; lựa chọn này thường đi đôi với việc chọn được bộ xử lý card màn hình (GPU) mới. Thùng máy (case) Đừng chọn loại có giá quá rẻ để rồi chấp nhận một bộ nguồn không ổn định, thùng yếu ớt, khung lắp thiết bị bên trong thùng đong đưa… Nếu đã lỡ chọn loại thùng như vậy, bạn hãy bỏ thêm chừng 50.000 đồng nữa để chọn loại thùng có bộ nguồn tốt hơn, công suất lớn hơn và khung lắp thiết bị nối dài đến mặt đáy của thùng, trông khá vững chắc. Chuột Hiện nay giá của loại chuột quang dùng đầu cắm tròn (PS/2) và USB là bằng nhau nên bạn chọn loại nào cũng được. Tuy nhiên, nếu ít thay đổi chuột, bạn hãy chọn loại đầu cắm tròn để không phải mất 1 cổng USB như khi dùng chuột đầu dẹp (USB). Việc chọn bàn phím cũng hoàn toàn tương tự. . Một số lưu ý khi chọn mua linh kiện ráp máy tính Với những thông tin mới về thị trường phần cứng, bài viết sẽ giúp bạn cân nhắc chọn mua các linh kiện. mua các linh kiện rời về ráp cho mình một chiếc máy tính theo tiêu chí “phù hợp nhất, với chi phí thấp nhất”. Mainboard Khi đã chọn được loại mainboard

Ngày đăng: 27/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan