KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN

66 294 0
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN Ngành : Thú Y Khóa : 2002 2007 Lớp :Thú Y 19 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRUNG HOÀI 2007 i KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN Tác giả NGUYỄN TRUNG HOÀI Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÂM QUANG NGÀ Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ. Người đã sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho con có được ngày hôm nay. Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm. Đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Chân thành cảm ơn Thạc Sĩ : Lâm Quang Ngà Đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành cuốn luận văn này. Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An Kỹ sư: Đoàn Minh Trí kỹ thuật trưởng Tổ phối giống, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. iii TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Qua 4 tháng đã tiến hành khảo sát phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của 3 nhóm đực giống tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An, từ ngày 0152007 đến 3082007 trên 12 đực giống đang làm việc, chúng tôi thu được kết quả như sau: 1. Kết quả nhận xét về xếp cấp tổng hợp của đàn nọc giống thí nghịêm Nhóm Landrace (L): có 2 con đặc cấp và 2 con cấp I Nhóm Pietrain (P): có 3 con đặc cấp và 1 con cấp I Nhóm Pietrain Landrace (PL): có 2 con đặc cấp và 2 con cấp I 2. Kết quả về phẩm chất tinh dịch Tích VAC tinh dịch (109 tinh trùnglần lấy) + Về tháng: Tích VAC tinh dịch cao nhất vào tháng 6 (53,55) > 8 (50,54) > 7 (50,42) > 5 (46,68). + Về giống: Tích VAC tinh dịch cao nhất thuộc giống lai PL (56,02) > L (49,97) > P (44,91). 3. Kết quả về khả năng sinh sản Tỷ lệ đậu thai (%) Tỷ lệ đậu thai trung bình cao nhất ở nhóm giống P (72,92) > L (71,01) > PL(62,39) Số con sơ sinh còn sốnglứa của từng nọc phối Số con sơ sinh còn sốnglứa trung bình cao nhất ở nhóm giống P (10,69) > L (10,24) > PL (10,12). Trọng lượng heo toàn ổ sơ sinh bình quân do từng cá thể nọc phối (kgổ) Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh bình quân cao nhất ở giống P (16,63) > L (16,17) > PL(15,57). Trọng lượng heo sơ sinh bình quân do từng cá thể nọc phối (kgcon) Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cao nhất ở giống L (1,58) > PL (1,54) = P (1,54) iv MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ................................................................ ix CÁC CHỬ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN ............................................................. x Chương1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 11 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 11 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2 1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 3 2.1. SỰ TRƯỞNG THÀNH VỀ TÍNH DỤC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỰC GIỐNG ......................................................................................................................... 3 2.2. TINH DỊCH(SEMEN) .......................................................................................... 3 2.2.1. Tinh Thanh (Seminal plasma) ........................................................................ 4 2.2.2. Tinh Trùng (Spermatozoa) ............................................................................. 4 2.3. CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ ........................................ 5 2.4. CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ ............................................................. 5 2.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TINH VÀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH ......................................................................................... 6 2.5.1. Yếu tố dinh dưỡng .......................................................................................... 6 2.5.2. Giống .............................................................................................................. 8 2.5.3. Thời tiết – khí hậu .......................................................................................... 8 2.5.4. Cường độ chiếu sáng ...................................................................................... 9 2.5.5. Lứa tuổi .......................................................................................................... 9 2.5.6. Chăm sóc quản lý ......................................................................................... 10 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................ 12 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM ................................ 12 3.1.1. Thời gian ...................................................................................................... 12 3.1.2. Địa điểm ....................................................................................................... 12 v 3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN . 12 3.2.1. Vị Trí địa lý .................................................................................................. 12 3.2.2. Quá trình hình thành Trung Tâm .................................................................. 12 3.2.3. Nhiệm vụ của Trung Tâm ............................................................................ 12 3.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm .................................................................... 13 3.2.5. Công tác chọn giống..................................................................................... 13 3.2.6. Cơ cấu đàn của trại ....................................................................................... 14 3.2.7. Công tác phối giống tại trại .......................................................................... 14 3.2.8. Vệ sinh thú y ................................................................................................ 15 3.2.9. Chuồng trại ................................................................................................... 15 3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 17 3.4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 17 3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 18 3.5.1. Thành lập hội đồng giám định ..................................................................... 18 3.5.2. Đo nhiệt độ chuồng heo qua các tháng khảo sát .......................................... 20 3.5.3. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch ....................................................................... 20 3.5.4. Khảo sát chỉ tiêu sinh sản ............................................................................. 22 3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................ 23 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................................ 24 4.1 KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ ĐÀN NỌC THÍ NGHIỆM ..................................... 24 4.1.1 Kết quả xếp cấp đàn nọc ............................................................................... 24 Kết quả xếp cấp đàn nọc được tính qua bảng 4.1 và 4.3 ...................................... 24 4.1.2 Nhận xét đàn nọc khảo sát ............................................................................ 24 4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH TRONG CÁC THÁNG KHẢO SÁT ................................................... 25 4.2.1 Kết quả so sánh và nhận xét về dung lượng tinh trùng (V,ml) ...................... 26 4.2.2.Kết quả so sánh về hoạt lực tinh trùng .......................................................... 33 4.2.3 Kết quả đánh giá về nồng độ tinh trùng (106 ml tinh trùngml) .................... 39 4.2.4 Kết quả so sánh đánh giá về tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng lần lấy tinh) ........................................................................................................................ 44 4.3. CHỈ TIÊU SINH SẢN ........................................................................................ 50 vi 4.3.1. Kết quả so sánh đánh giá tỷ lệ thụ thai (%) ................................................. 50 4.3.2 Tỷ lệ đậu thai trung bình của nhóm giống .................................................... 51 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 53 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 53 5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 55 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 56 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tuổi thành thục của các loài gia súc 3 Bảng 2.2: Thành phần hoá học tinh dịch của heo theo Sergin và Milovanob 3 Bảng 2.3: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ của các loài 6 Bảng 2.4: Phẩm chất tinh dịch của heo nội và heo ngoại. 8 Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa 9 Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch theo tuổi 10 Bảng 2.7: Chu kỳ khai thác tinh 11 Bảng 3.1: Công tác tiêm phòng trên các loại heo tại trung tâm 15 Bảng 3.2:Thức ăn cho đực làm việc 17 Bảng 3.3: Nguồn gốc của đực khảo sát 17 Bảng 3.4: Ngoại hình thể chất của đàn nọc và đàn nái hậu bị được đánh giá và cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 – 3667 – 89 18 Bảng 3.5: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản và cấp tổng hợp 19 Bảng 3.6: Bảng tính điểm sinh sản của heo nọc giống 19 Bảng 3.7: Nhiệt độ các tháng khảo sát 20 Bảng 3.8: Hệ số điều chỉnh theo phương pháp Cuba 23 Bảng 4.1: Đánh giá xếp cấp các cá thể đàn nọc giống thí nghiệm 24 Bảng 4.2 : Tuổi của đàn nọc khảo sát 25 Bảng 4.3: Xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống 25 Bảng 4.4: Kết quả về dung lượng tinh dịch (V, ml) 29 Bảng 4.5: Kết quả về dung lượng tinh dịch từng cá thể (V, ml) 30 Bảng 4.6: Kết quả về họat lực tinh trùng 35 Bảng 4.7: Kết quả hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các tháng khảo sát 36 Bảng 4.8: Kết quả vể nồng độ tinh trùng (10 6 tinh trùngml) 40 Bảng 4.9: Kết quả nồng độ tinh trùng của từng cá thể nọc qua các tháng khảo sát (10 6 tinh trùng ml) 41 Bảng 4.10: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình (109tinh trùnglần lấy tinh) 46 viii Bảng 4.11: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể nọc (109tinh trùnglần lấy) 47 Bảng 4.12 : Tỷ lệ đậu thai (%)của đàn nọc khảo sát 50 Bảng 4.13: Khả năng sinh sản của từng cá thể nọc phối 52 ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch theo nhóm giống (ml) ............................................ 31 Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch theo tháng (ml) ..................................................... 31 Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch theo giống (ml) ..................................................... 31 Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng theo tháng và giống ................................................... 37 Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng theo tháng .................................................................. 37 Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng theo giống .................................................................. 37 Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng và giống (106 ttml) .................................. 42 Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng (106ttml) ................................................. 42 Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng theo giống (106 ttml) ................................................. 42 Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng và giống (109 tinh trùng lần lấy ) ......... 48 Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng (109 tinh trùng lần lấy) ........................ 48 Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch theo giống (109 tinh trùng lần lấy) ........................... 48 Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng cá thể giống L(ml) .............. 32 Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng cá thể giống P(ml) .............. 32 Đồ thị 4.3: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng cá thể giống lai PL(ml) ...... 32 Đồ thị 4.4: Hoạt lực tinh trùng theo tháng của cá thể giống L ...................................... 38 Đồ thị 4.5:Hoạt lực tinh trùng theo tháng của cá thể giống P ....................................... 38 Đồ thị 4.6: Hoạt lực tinh trùng theo tháng của cá thể giống lai PL ............................... 38 Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng của cá thể giống L(106 ttml) ...................... 43 Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng của cá thể nhóm P(106ttml) ........................... 43 Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng theo tháng của cá thể nhóm giống lai PL(106ttml) ...... 43 Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng của cá thể L (109 tinh trùng lần lấy) ....... 49 Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng của cá thể nhóm giống P (109 tinh trùng lần lấy) ........................................................................................................................... 49 Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch theo tháng của cá thể giống lai PL(109 tinh trùng lần lấy) ................................................................................................................................. 49 x CÁC CHỬ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN L : Landrace P: Pietrain PL: Pietrain x Landrace X : Số trung bình SD : Độ lệch chuẩn tttt: Tinh trùng tiến thẳng ll: Lân lấy n: Là số mẫu lấy CV(%): là hệ số biến động X: Số trung bình xi Chương1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nông nghiệp nước ta nói chung và chăn nuôi nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì ngành Chăn nuôi Thú y đã đóng một trong những vai trò hết sức quan trọng, trong đó chăn nuôi heo được chú ý nhằm tạo nguồn giống tốt .Vì thế phương pháp thụ tinh nhân tạo trên heo đã được nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. Khi đã hội nhập kinh tế thế giới, ngành Chăn nuôi Thú y đang đứng trước những cơ hội lớn cùng với những thử thách đi kèm, đó là đáp ứng nhu cầu khắc khe của thị trường trong nước và quốc tế. Để thực hiện được điều đó, ngành chăn nuôi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có năng xuất cao, có chất lượng tốt. Trong đó công tác giống rất quan trọng, mà muốn đạt được kết quả tốt thì việc kiểm tra và đánh giá phẩm chất tinh dịch của đực giống là hết sức cần thiết.Từ đó ta có thể đánh giá được những ưu khuyết điểm của từng cá thể hay từng nhóm giống và đưa ra những biện pháp thích hợp như duy trì và nâng cao những ưu điểm có lợi, cũng như hạn chế hay loại bỏ những ưu điểm bất lợi để nâng cao phẩm chất của đàn đực giống, nâng cao tỷ lệ đậu thai, tăng hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên được sự phân công của Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM và sự đồng ý của ban giám đốc Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An, cùng với sự hướng dẫn của Thầy Lâm Quang Ngà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của các nhóm heo đực giống tại Trung tâm giống vật nuôi Long An”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Khảo sát sự biến động về phẩm chất tinh qua các tháng thí nghiệm. Đánh giá khả năng sinh sản của đàn nọc. Chọn và giữ lại những cá thể tốt. Có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời các nọc có phẩm chất tinh dịch xấu và sinh sản kém. 1.2.2. Yêu cầu Đánh giá ngoại hình thể chất và sinh sản để xếp cấp tổng hợp. Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh, từ đó so sánh giữa các nhóm nọc giống qua các tháng. Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. SỰ TRƯỞNG THÀNH VỀ TÍNH DỤC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỰC GIỐNG Heo cũng như các loài khác, khi đến độ tuổi nhất định thì sẽ thành thục về tính dục, thể hiện qua một số điểm như sau: Bản thân cá thể có thể sản xuất ra các tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng) hoàn chỉnh có khả năng thụ thai. Dưới tác dụng của các hormone làm cho các cơ quan sinh dục phát triển, từ đó các đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển và con vật có phản xạ về tính dục. Tuổi thành thục của gia súc phụ thuộc vào: loài, giống, dinh dưỡng, giới tính, khí hậu, điều kiện chăm sóc quản lí. Bảng 2.1: Tuổi thành thục của các loài gia súc Giới tính Loài Con Cái Con Đực Trâu 2025 tháng 2530 tháng Bò 0812 tháng 1218 tháng Heo (ngoại) 0607 tháng 0708 tháng Ngựa 1218 tháng 1824 tháng Chó, Dê, Cừu 0507 tháng 0708 tháng 2.2. TINH DỊCH(SEMEN) Khái niệm: là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục, được tạo ra ngay khi phối. Tinh dịch gồm hai phần chính: tinh thanh và tinh trùng. Bảng 2.2: Thành phần hoá học tinh dịch của heo theo Sergin và Milovanob Loài Protid Theo (N) Lipid Fructose Acid citric % Acid lactic P Cl Na K Ca Mg Heo 3831 29 68 0.13 21 8 329 646 243 5 11 (Theo bài giảng truyền tinh truyền phôi của Lâm Quang Ngà) 4 2.2.1. Tinh Thanh (Seminal plasma) Do chất tiết của tuyến sinh dục phụ tiết ra, số lượng tinh thanh phụ thuộc vào kích thước và tốc độ tiết ra của tuyến sinh dục phụ. Những gia súc giao phối ở tử cung như heo, ngựa thì số lượng tinh thanh nhiều nhưng nồng độ tinh trùng thấp. Còn gia súc giao phối ở âm đạo như dê, bò, cừu thì ngược lại là số lượng tinh thanh thấp, nồng độ tinh trùng cao. Theo Ogiun F (1977) và Levin KH (1980) thì: ở heo đực số lượng tinh thanh bao gồm: 55 – 70% được tạo ra từ tuyến tiền liệt; 20 – 26% do tuyến tinh nang; 15 – 18% do tuyến Cowper. Chỉ có 2 – 3% là của dịch hoàn phụ. Thành phần chủ yếu của nó gồm: fructose, protein, photphotasa và men proteasa để tiêu hóa protein. Tác dụng của tinh thanh: + Rửa sạch niệu đạo. + Làm môi trường cho tinh trùng vận động. + Trung hoà pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng. 2.2.2. Tinh Trùng (Spermatozoa) Do dịch hoàn phụ tiết ra. Được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hoàn, thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ tùy thuộc vào từng loài gia súc. Đối với heo là 20 ngày. Thành phần của tinh trùng: + 75% nước + 25% vật chất khô. Trong đó: 13,2% lipid 85% protein 1,8% khoáng Tinh trùng heo có tổng chiều dài là 5557m. Gồm 3 phần: đầu, cổ, thân và đuôi. 2.2.2.1. Đầu tinh trùng Chiếm 51% khối lượng tinh trùng, dạng hình trứng, bên ngoài được bao bọc bởi màng mỏng lipoprotein. Màng này được thành lập sau khi đi qua dịch hoàn phụ và nó có tính bán thấm giúp cho tinh trùng định hình và chống chọi lại các điều kiện bất lợi. 5 Phần trên đầu có hệ thống Acrosome có tác dụng quyết định năng lực đậu thai của tinh trùng, Acrosome có chứa hai protein (Lipoglycoprotein gồm 16 – 17 acid amin) 7% đường, 2% photphatid và gần 1% acid nucleic. Acrosome bài tiết ra men hyaluronidase. Men này có tác dụng làm tan màng tế bào trứng, nhờ vậy mà tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng. Acrosome dễ bị biến dạng bởi những tác động của môi trường bên ngoài: nhiệt độ, hóa chất, chất bẩn…. 2.2.2.2. Cổ và thân tinh trùng Chiếm 16% khối lượng tinh trùng, gắn liền với phần đầu nhưng lỏng lẻo, đây là nơi chủ yếu chứa nguyên sinh chất của tinh trùng, phần này chứa nhiều enzyme hô hấp. 2.2.2.3. Đuôi tinh trùng Chiếm 33% khối lượng tinh trùng, đuôi tinh trùng có nhiệm vụ giúp tinh trùng vận động bằng cách xoắn dọc quấn quanh đuôi theo chiều dài của nó. 2.3. CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ Tuyến tiền liệt (Prostate Gland): Chất tiết của tuyến này có mùi hăng hắc đặc trưng, nó có chứa dịch thể protein trung tính có khả năng hấp thụ CO2, tinh trùng tăng hoạt động khi gặp chất tiết của tuyến này. Đối với thú giao phối ở âm đạo (dê, bò, cừu…) thì chất tiết này rất ít, ở heo chiếm >50 % dung lượng tinh dịch. Tuyến cầu niệu đạo (Cowper Gland): Chất tiết của tuyến này chứa nhiều dịch thể globulin, dưới tác dụng của men vezikinase để tạo thành keo phèn (tapioca) chất này có tác dụng hút nước mạnh. Trong giao phối trực tiếp keo phèn có nhiệm vụ như nút đóng kín cổ tử cung không cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài. Tuyến này phát triển mạnh ở heo và ngựa. Tuyến tinh nang (Vesicular Gland): Chất tiết của tuyến này có pH kiềm tác dụng tẩy rửa niệu đạo và làm môi trường đệm cho tinh trùng vận động, cung cấp năng lượng. 2.4. CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ Tinh trùng được sinh ra ở dịch hoàn và hoàn chỉnh dần ở dịch hoàn phụ. Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ có sự khác nhau ở các loài gia súc như sau: 6 Bảng 2.3: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ của các loài Loài Thời gian(ngày) Bò 79 Thỏ 911 Dê, Cừu 11 Heo 20 Trong dịch hoàn phụ: + pH = 6,13 + Nồng độ ion H+ cao gấp 10 lần so với dịch hoàn + Áp suất CO2 trong dịch hoàn phụ cao ức chế quá trình phân giải đường. + Nhiệt độ của dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn. + Tế bào của dịch hoàn phụ tiết ra lipoprotein mang điện tích âm do đó tinh trùng không bị kết lại với nhau. Trong quá trình chuyển từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ tinh trùng hấp thu lipoprotein tạo thành màng mỏng bao bọc quanh nó, giúp cho tinh trùng chống chịu với một số yếu tố bất lợi. Qua kiểm tra cho thấy nếu lấy tinh trùng ở phần đầu của dịch hoàn phụ thì tinh trùng chỉ sống được vài giờ. Còn nếu lấy tinh trùng ở phần đuôi dịch hoàn phụ thì tinh trùng sẽ sống được vài ngày. Với những điều kiện nói trên trên giúp cho tinh trùng sống ở trạng thái tiềm sinh, việc tiêu hao năng lượng ở mức thấp nhất. Cho nên tinh trùng có thể sống trong dịch hoàn phụ từ 12 tháng vẫn đủ khả năng thụ thai. Tuy nhiên những thú trong một thời gian dài không lấy tinh thì lần lấy tinh đầu tiên sẽ có nhiều tinh trùng kỳ hình, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai. 2.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TINH VÀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH Khả năng sinh tinh và phẩm chất tinh dịch bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: dinh dưỡng, giống, loài, kỹ thuật lấy tinh, khí hậu, lứa tuổi, chăm sóc quản lí… 2.5.1. Yếu tố dinh dưỡng Đây là một trong những là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch. 7 Dinh dưỡng trong khẩu phần đực giống vừa đảm bảo duy trì trọng lượng tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh. Đối với thú non nếu thiếu ăn thú chậm tăng trưởng, chậm thành thục. Đối với thú đực sản xuất nếu thiếu ăn sẽ gây giảm phẩm chất tinh dịch nếu kéo dài làm suy kiệt và xáo trộn sinh lý. Vai trò của protein: + Protein là thành phần chính để cấu tạo tế bào, kích thích thích tố, kháng thể, dựa vào thành phần mà người ta phân chia hai loại protein: + Protein đơn giản: Albumin, Globulin. Có cấu tạo đơn giản, gia súc dễ dàng hấp thu. + Protein phức tạp: gia súc khó hấp thu trực tiếp phải có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa. + Protein đóng vai trò quan trọng đối với mọi lứa tuổi heo: heo sinh sản nếu thiếu protein thì gây rối loạn hoạt động sinh lý, sinh hóa, bào thai không phát triển được... Heo đực giống protein tham gia vào quá trình hình thành nhân tế bào tinh trùng. Nếu thiếu protein thì sinh tinh kém, chất lượng tinh dịch sẽ giảm, nồng độ tinh trùng giảm, giảm tính hăng. Tuy nhiên protein dư thừa cơ thể không tích trữ mà bài thải ra ngoài dưới dạng ure, uric... Nếu protein dư thừa trong thời gian dài thì cơ quan tiết niệu bị viêm do phải hoạt động quá tải, giảm tính hăng và giảm tuổi thọ heo. + Nên phải khống chế protein ở mức 16 – 18% và chú trọng cân bằng giữa protein động vật và protein thực vật. Vai trò Lipid: Giúp hòa tan các Vitamin A, D, E, K. Nếu dư thừa sẽ làm cho thú mập mỡ, chậm chạp, ù lì, dẫn đến làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch, thời gian sử dụng đực giống sẽ giảm xuống. Vai trò của Vitamin  Vitamin A: ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ chung của gia súc. Nó góp phần bảo vệ mô của cơ quan sinh dục. Đây là loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và đề kháng bệnh. Vitamin A cần thiết cho heo đực và heo nái để sản xuất ra giao tử. Nếu thiếu vitamin A, heo đực cho sẽ ít tinh trùng và tinh trùng yếu đưa đến tỷ lệ đậu thai thấp. Còn trên heo nái, nếu thiếu thì trứng rụng ít đôi khi thấy đàn heo đẻ ra không có tròng mắt (do vitamin A cần thiết để hình thành). Ngoài ra vitamin A có vai trò đặc biệt trong việc hình thành hoàng thể. 8  Vitamin D: Là vitamin cần thiết cho sự chuyển hoá Ca, P trong cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu vitamin D làm cho heo bị yếu chân. Đối với heo đực khi yếu chân ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Còn đối với heo nái thì ảnh hưởng đến sinh sản (yếu chân, xương mềm, dễ gãy, rối loạn tiêu hóa).  Vitamin E: Là chất chống hiện tượng oxy hoá các chất béo không no. Màng tế bào chứa các chất béo không no, nếu thiếu vitamin E sẽ làm tổn thương màng tế bào. Đối với thú đực nếu thiếu vitamin E sẽ sản xuất tinh ít, tinh trùng có sức sống kém, tỷ lệ đậu thai thấp. Đối với nái cần thiết cho sự sinh sản. Nếu thiếu thì nái giảm rụng trứng, sự định vị phôi kém, heo con sơ sinh yếu.  Khoáng: Rất cấn thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường của gia súc nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hai quá trình trên. Có hai loại khoáng: đa lượng và khoáng vi lượng. 2.5.2. Giống Các giống heo khác nhau cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng cũng khác nhau. Giống heo ngoại cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng cao hơn so với giống heo nội. Bảng 2.4: Phẩm chất tinh dịch của heo nội và heo ngoại. Chỉ tiêu Giống Dung lượng(V) (mllần lấy tinh) Nồng độ (C) (106tt1 ml) V x C 109ttlần lấy tinh Heo nội 50 200 15 – 60 1,3 – 10 Heo ngoại 150 300 150 300 16 90 (Nguồn : Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện 1993) 2.5.3. Thời tiết – khí hậu Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa. Thường phân chia theo hai mùa nắng và mưa: Như vậy, vào mùa nắng nóng (mùa hè) nhiệt độ rất cao nên ảnh hưởng đến sức khỏe như giảm tính thèm ăn của gia súc. Vì vậy, vào những mùa nắng nóng nên cho gia súc ăn thức ăn có chất lượng cao. Khi nhiệt độ cao sẽ gây stress nhiệt ảnh hưởng đến sự phân tiết kích dục tố. Trong chăn nuôi, nếu có điều kiện nên khống chế nhiệt độ chuồng nuôi ở 1622oC, ẩm độ 6575%. Ở nhiệt độ 27oC kéo dài 2 – 6 tuần gây ra stress nhiệt và làm giảm dung lượng tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao, sức 9 kháng thấp, hoạt lực giảm…(Hội nghị thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn công nghiệp). Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) nghiên cứu trên hai giống heo nội và ngoại đã cho thấy nồng độ tinh trùng biến động theo mùa. Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa Giống Nồng độ tinh trùng (triệu tt ml) Mùa đông xuân Mùa hè thu Heo nội 30 – 50 20 30 Heo ngoại 300 500 150 200 (Nguồn : Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện 1993) Trong mùa nóng ta nên một số biện pháp để giảm nguy cơ gây stress nhiệt như: sử dụng quạt gió, trồng cây tạo bóng mát, phun nước lên cơ thể thú, hệ thống phun sương trên mái chuồng… Để kiểm tra các phương pháp làm mát có hiệu quả không ta căn cứ vào nhịp thở của heo, bình thường 15 – 20 lầnphút, nhịp thở heo quá 40 lầnphút thì chứng tỏ heo có triệu chứng bị stress nhiệt. 2.5.4. Cường độ chiếu sáng Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy: heo được chiếu sáng từ 10 12 giờ ngày và cường độ chiếu sáng 250 lux thì thấy heo sẽ sản sinh ra tinh trùng tốt nhất. 2.5.5. Lứa tuổi Đối với heo tuổi sử dụng lần đầu và thời gian sử dụng khác nhau nó tùy thuộc vào giống như khi sử dụng nhảy trực tiếp. Duroc thời gian sử dụng khoảng 25 tháng còn Landrace thời gian có thể sử dụng đến 36 tháng. Trong cùng một giống, tuổi heo khác nhau thì phẩm chất tinh dịch cũng thay đổi thường thì dung lượng tăng dần theo tuổi nhưng hoạt lực, nồng độ, sức kháng có chiều hướng giảm dần. Theo Võ Văn Ninh 1999 thì dung lượng tinh dịch tăng dần lên theo tuổi và gắn liền với sự hoàn chỉnh của cơ quan sinh dục, hormone, cấu tạo cơ thể. Phẩm chất tinh tốt nhất từ 2 – 3 năm tuổi và sau đó giảm dần. Theo Đặng Đình Thông (Trạm thụ tinh nhân tạo Hà Nội) quan sát trên giống heo Yorkshire Large White: 10 Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch theo tuổi Tuổi (năm) V (ml) A C (106ml) VAC (109ttll) 1 2 185 0,88 286 46,5 2,5 3,5 261 0,84 242 41,8 4 5 284 0,81 176 40,6 (Nguồn : Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện 1993) 2.5.6. Chăm sóc quản lý 2.5.6.1. Chuồng trại Trong chăn nuôi heo đực giống, mỗi cá thể đực giống phải được nhốt riêng để tránh cắn lẫn nhau. Chuồng phải chắc chắn, thành chuồng phải cao ráo để tránh heo nhảy khỏi chuồng. Chuồng trại phải được xây dựng hợp lý: nền chuồng không quá nhám, gồ ghề để tránh gây nứt móng, không quá trơn trợt tránh heo té ngã trong khi nhảy giá. Chuồng trại xây dựng có độ dốc hợp lý để thuận tiện việc làm vệ sinh nền chuồng (dội phân, thức ăn rơi vãi…) tắm nọc, vừa giúp giảm mầm bệnh, khí độc và làm tăng tính dục của nọc. Chuồng nọc phải được lắp đặt thêm các hệ thống làm mát vì stress nhiệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh tinh và phẩm chất tinh. 2.5.6.2. Vận động Tạo điều kiện sân cho heo vận động giúp cho nọc có cơ thể rắn chắc, tăng tính dục, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường trao đổi chất. Vì vậy nên cho đực giống vận động lúc sáng sớm hay chiều tối khoảng 3060 phútngày tránh cho nọc vận động lúc ăn no. 2.5.6.3. Chu kỳ khai thác Chu kỳ khai thác phải hợp lý, khoảng cách giữa hai lần khai thác ngắn hay dài đều ảnh hưởng đến sức khỏe của nọc. Nếu lấy tinh quá ngắn giữa hai lần lấy từ 1 – 2 ngày lần thì lượng tinh ít, nồng độ tinh trùng thưa, kỳ hình nhiều dễ làm nọc suy kiệt, giảm thời gian sử dụng nọc. Nhưng nếu khoảng cách giữa hai lần lấy tinh quá dài thì kỳ hình tăng, giảm tính dục, nhiều tinh trùng chết không khai thác hết hiệu suất của nọc. Do đó để tinh tốt và ổn định ta nên có lịch khai thác hợp lí. 11 Bảng 2.7: Chu kỳ khai thác tinh Chỉ tiêu Khoảng cách lấy tinh 4 ngày 2 ngày Hàng ngày V (ml lần lấy) 278,62 226,28 158,82 C (106 ttml) 317,09 281,35 183,59 V.A.C(109 ttlần lấy) 74,22 53,30 27,07 % tt bình thường 93,30 93,30 84,50 Theo Feredean (Nguồn Trần Thanh Phương, 2001) Theo Lâm Quang Ngà (bài giảng) chu kỳ lấy tinh đối với nọc + Heo lớn hơn 1 năm tuổi khai thác 2 3 lần tuần. + Heo nhỏ hơn 1 năm tuổi khai thác 12 lần tuần 2.5.6.4. Kỹ thuật lấy tinh Kỹ thuật lấy tinh ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng tinh dịch, khi lấy tinh nếu kích thích bất thường sẽ làm cho nọc xuất tinh ít và đôi khi không xuất tinh. Do đó đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề cao và nên cố định người lấy, giờ lấy tinh và khu vực lấy tinh. Có nhiều kỹ thuật lấy tinh, nhưng hiện nay thường dùng hai phương pháp là: Phương pháp lấy tinh bằng tay: đòi hỏi người lấy tinh phải đúng kỹ thuật thì nọc mới xuất tinh nhiều. Trước khi lấy tinh chuồng trại phải được dọn vệ sinh để tránh trường hợp heo bị trượt ngã và tinh dịch bị nhiễm chất bẩn. Phương pháp lấy tinh bằng âm đạo giả: Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (Nhà XBNN – 1993). Nếu lấy tinh bằng âm đạo giả nhiệt độ trong lòng âm đạo quá lớn, hơn 40oC thì sẽ gây bỏng dương vật hoặc bao qui đầu sẽ làm cho nọc sợ hãi, nếu nhiệt độ nhỏ hơn 35oC sẽ không đủ kích thích cho phản xạ xuất tinh. 2.5.6.5. Bệnh tật Nọc giống nhảy trực tiếp hay lấy tinh đều có thể mắc một số bệnh lây lan qua đường sinh dục, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của thú đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất tinh dịch (kém về số lượng lẩn chất lượng). 12 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM 3.1.1. Thời gian Thời gian thực tập từ ngày 01 5 2007 đến ngày 30 8 2007 3.1.2. Địa điểm Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An. 3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN 3.2.1. Vị Trí địa lý Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An có địa chỉ là đường Nguyễn Thị Bảy, phường 6, Thị xã Tân An, Long An. Cách Thị xã Tân An 3 km về hướng Bắc và cách TP. HCM khoảng 50 km. Diện tích toàn Trung Tâm là 6 ha. Diện tích khu vực chuồng trại là 1,5 ha. Hiện nay do việc phát triển đô thị nên Sở nông nghiệp đang có kế hoạch di dời Trung tâm về cây số 11, trên đường về Mộc Hoá để tránh ô nhiễm môi trường xung quanh. 3.2.2. Quá trình hình thành Trung Tâm Trung tâm được xây dựng năm 1977 với tên gọi là Công ty chăn nuôi Long An. Tháng 1 năm 2005 Công ty chăn nuôi Long An đổi tên thành Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long An. 3.2.3. Nhiệm vụ của Trung Tâm Cung cấp tinh heo, sản xuất heo thịt Cung cấp heo con thương phẩm và heo con hậu bị Cung cấp cá sấu, trùn quế, cá và định hướng Trung Tâm sẽ mở rộng thêm về nuôi bò và dê. 13 3.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Trung tâm có 44 cán bộ công nhân viên Đại học 10 người Trung cấp 11 người Công nhân viên 23 người. 3.2.5. Công tác chọn giống Chọn giống được bắt đầu từ lúc heo con mới sinh, chọn những con sơ sinh trọng lượng lớn hơn 0,8 kg có ngoại hình đẹp, lông da bóng mượt, chọn những con bố là giống thuần, mẹ là giống thuần hoặc lai hai, ba máu. Heo đực và cái hậu bị được chọn có 12 vú trở lên, núm vú lộ rõ, khoảng cách giữa các vú đều nhau, cơ quan sinh dục phát triển bình thường. Các bước tiến hành chọn lọc để làm giống: Ban Giám Đốc Các phòng chức năng Phòng hành chánh Phòng kỹ thuật Thư ký Kế toán Thủ quỹ Phân xưởng chăn nuôi Phân xưởng thức ăn Tổ đực Tổ nái Tổ các loại Tổ cá 14 Vào giai đoạn sơ sinh: xem gia phả, đếm số vú, cân trọng lượng (trọng lượng sơ sinh > 0,8 kg), giới tính, bấm số tai. Vào giai đoạn cai sữa: cân trọng lượng, căn cứ vào ngoại hình, sức khỏe và sự tăng trưởng để chọn. Vào giai đoạn sáu tháng tuổi: đo vòng ngực, đo vòng ống chân, kiểm tra vú, độ dày mỡ lưng, rộng mông. Giai đoạn này, heo được chọn phải mang những đặc điểm của giống, lông da bóng mượt, chân thẳng, cứng cáp, lanh lợi, khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, đã tiêm phòng đầy đủ các bệnh. Lập phiếu cho từng cá thể đực hậu bị và sinh sản nhằm theo dõi để phối giống tránh đồng huyết. Hàng năm, trại điều có kế hoạch nhập heo hậu bị từ trại giống cấp I TP. HCM hoặc xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn để làm tươi máu đàn heo của trại và góp phần nâng cao năng suất đàn heo hiện có của trại cũng như toàn tỉnh Long An. 3.2.6. Cơ cấu đàn của trại Do kế hoạch di dời Trung tâm vào quí III năm 2007 nên mật độ đàn heo giảm đáng kể và tính đến ngày 30082007 tổng đàn chỉ có 1801 con, trong đó: Đực: 43 con Hậu bị: 10 con Nái sinh sản: 224con Hậu bị: 100 con Heo thịt: 322con Heo cai sữa: 524con Heo con theo mẹ: 578 con. 3.2.7. Công tác phối giống tại trại Công tác phối giống được thực hiện chủ yếu vào các buổi sáng và chiều với phương pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối 23 lần vào mỗi chu kì lên giống. 15 3.2.8. Vệ sinh thú y Vệ sinh thức ăn: phân xưởng chế biến thức ăn thường được sát trùng định kỳ, các nguyên liệu được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng. Các máng ăn được vệ sinh hằng ngày. Vệ sinh chuồng trại: cổng chính đi vào trại và mỗi khu chuồng đều có hố sát trùng. Khi xe ra vào trại đều được bảo vệ phun xịt thuốc sát trùng. Dung dịch sát trùng được sử dụng là Biocid. Vệ sinh công nhân và khách tham quan: công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động trong khi làm việc và chỉ di chuyển trong khu vực mình phụ trách. Khách tham quan phải thay đổi đồng phục của trại trước khi đi vào khu chăn nuôi. Công tác tiêm phòng được thực hiện định kì đầy đủ các loại vaccin theo qui trình của trại. Bảng 3.1: Công tác tiêm phòng trên các loại heo tại trung tâm S T T Loại vaccin Heo con theo mẹ (ngày tuổi) Heo thịt (ngày tuổi) Heo cai sữa (ngay tuổi) Heo đực cái hậu bị (ngày tuổi) Heo chửa (ngày tuổi) Nái nuôi con (ngày tuổi) Đực làm việc (tháng tuổi) 1 Dịch tả 25 130 140 45 170 70 25 6 2 FMD 100 40 175 80 6 3 THT 150 30 4 PPVVAC 2 tuần > phối 20 6 5 PRVac Plus 65 6 M+PAC 90 (Nguồn Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An) 3.2.9. Chuồng trại Chuồng trại được phân thành nhiều dãy, mỗi dãy cách nhau khoảng 4,5m và được đặt tên là C1, C2, C3, C4,….., chuồng được xây dựng theo hướng Tây Bắc Đông Nam. 16 Chuồng heo đực hậu bị là kiểu chuồng 2 mái được lợp bằng tôn xi măng, ở đầu dãy chuồng có hố sát trùng và quạt thông gió. Nền chuồng được đổ bằng bê tông, vách chuồng được xây bằng gạch cao khoảng 20 cm, phần còn lại được hàn bằng sắt. Heo hậu bị sau khi nhập về được nuôi cách ly ở chuồng này, mỗi con 1 ô. Chuồng nuôi heo đực giống là kiểu chuồng 2 mái kép có khe thông khí, được lợp bằng ngói, nền chuồng được làm bằng bê tông. Chuồng được làm mát bằng các vòi phun mưa nhân tạo trên nóc, bên trong có lắp hệ thống phun sương và quạt thông gió bảo đảm cho heo được mát mẻ. Mỗi heo đực giống được nhốt trong mỗi ô chuồng làm bằng sắt có máng ăn và núm uống riêng để tiện cho việc chăm sóc và tránh đánh nhau. Chuồng được lắp đặt 2 ô lấy tinh. 3.2.10. Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng Dọn vệ sinh chuồng và tắm đực mỗi ngày 2 lần vào lúc 9 giờ sáng và 13 giờ chiều. Cho đực ăn đủ 2 lầnngày vào lúc 8 giờ 30, 9 giờ 30 và 15 giờ 30, dọn vệ sinh máng trước khi cho ăn. Số kg thức ănconngày dựa vào trọng lượng đực, cho ăn từ 2 2,5kg. Tăng giảm 10% số kg thức ăn theo thể trạng ốm hay mập của đực. Trộn thêm các loại vitamine A, D, E, C dạng thuốc bột vào thức ăn. Cho đực vận động trước khi lấy tinh một ngày, lầntháng, chăm sóc da, lông, móng, xịt móng bằng sulfat đồng 5% ít nhất 3 lầntháng. Kiểm tra sức khoẻ đực 2 lầnngày, điều trị nếu có và ghi vào sổ điều trị. Huấn luyện đực hậu bị khi đạt 8 tháng tuổi, kiểm tra phẩm chất tinh (V, A, C, sức kháng, tỉ lệ chết, tỉ lệ kì hình) tối thiểu 10 lần trước khi đưa vào lịch khai thác chính thức 17 Bảng 3.2:Thức ăn cho đực làm việc Thành phần dinh dưỡng Đạm Xơ Độ ẩm Năng lượng trao đổi (kcalkg) Ca (minmax) P(min) NaCl 16,5 7 13 2900 0,7 1,0 0,6 0,3 0,8 (cám hổn hợp Proconco Pháp C18B) Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo qui trình của trại. 3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT Trực tiếp: kiểm tra phẩm chất tinh dịch sau mỗi lần lấy tinh, theo dõi và thu thập số liệu hàng ngày những ổ nái đẻ mà đực khảo sát phối. Gián tiếp: sử dụng hồ sơ lưu trữ tại trại chăn nuôi. 3.4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 12 đực giống đang làm việc tại trại, gồm 3 nhóm giống: Landrace, Pietrain, giống lai PietrainLandrace. Để tiện cho việc theo dõi chúng tôi kí hiệu nhóm giống: Landrace: L Pietrain: P Pietrain Landrace: PL Bảng 3.3: Nguồn gốc của đực khảo sát Tai nọc Nguồn gốc Tai nọc Nguồn gốc Tai nọc Nguồn gốc L4463 TT Giống LA P1957 CấpI TP.HCM PL6158 CấpI TP.HCM L4471 TT Giống LA P4128 CấpI TP.HCM PL6201 CấpI TP.HCM L8480 CấpI TP.HCM P4908 CấpI TP.HCM PL6301 CấpI TP.HCM L11411 Phước Long P5676 CấpI TP.HCM PL7780 CấpI TP.HCM 18 3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 3.5.1. Thành lập hội đồng giám định Thành lập hội đồng giám định gồm các thành viên sau: hai cán bộ kỹ thuật và một sinh viên thực tập. Xếp cấp đực theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 – 3667 – 89. a. Xếp cấp ngoại hình Nọc và nái được xếp cấp ở nơi có đầy đủ ánh sáng, bằng phẳng cho chúng đi tự nhiên, giám định từng con một. Đầu tiên ta đánh giá chung tổng quát về đặc điểm giống, thể chất, sau đó mới đánh giá từng phần theo thứ tự quy định của tiêu chuẩn. Trong hội đồng giám định mỗi người cho điểm riêng sau đó tổng hợp lấy trung bình rồi nhân với hệ số tương ứng trong bảng 3.4 để xếp cấp. Cách cho điểm và xếp cấp ngoại hình thể chất (TCVN, 1989) Mỗi bộ phận cơ thể thú được đánh giá bằng cách cho điểm tùy theo mức độ ưu, khuyết điểm. Mức điểm không cho quá 5 điểm và không dưới 1 điểm cụ thể như sau: Rất điển hình tốt: 5 điểm Phù hợp với yêu cầu: 4 điểm Có 1 đến 2 điểm nhẹ: 3 điểm Có nhiều (hơn 2) nhược điểm nhẹ hoặc 1 nhược điểm nặng: 2 điểm Có 2 nhược điểm nặng trở lên: 1 điểm Bảng 3.4: Ngoại hình thể chất của đàn nọc và đàn nái hậu bị được đánh giá và cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 – 3667 – 89 STT Bộ phận Điểm tối đa Hệ số 1 Đặc điểm giống, thể chất, lông da 5 5 2 Đầu cổ 5 1 3 Vai ngực, đùi trước 5 2 4 Lưng, sườn, bụng 5 3 5 Mông và đùi sau 5 3 6 Bốn chân 5 3 7 Vu và bộ phận sinh dục 5 3 (Tiêu chuẩn VN, 1989) 19 Bảng 3.5: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản và cấp tổng hợp ĐẶC CẤP CẤP I CẤP II CẤP III > 85 điểm 70 – 84 điểm 60 – 69 điểm 50 – 59 điểm (Dưới 50 điểm không xếp cấp) b. Xếp cấp sinh trưởng Chúng tôi tiến hành đo chiều dài thân thẳng, chu vi vòng ngực của đàn heo nọc khảo sát để tính trọng lượng bằng công thức (Tiêu chuẩn VN, 1989): Trọng lượng =Dài thân thẳng(cm) x Vòng ngực(cm)214.400 Sau khi tính trọng lượng, chúng tôi dựa vào bảng sinh trưởng heo đực trên 6 tháng tuổi theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 – 89 để xếp cấp từng đực giống. c. Xếp cấp sinh sản Khả năng sinh sản của nhóm đực giống làm việc tại trại chăn nuôi giống chọn lọc hạt nhân được xét trên hai chỉ tiêu.  Số con sơ sinh còn sống bình quân của các ổ đẻ mà nó phối, số liệu không dưới 10 ổ đẻ của 10 heo nái từ cấp II trở lên mà nó phối.  Trọng lượng bình quân một heo con lúc sơ sinh của 10 ổ đẻ. Điểm số các chỉ tiêu trên được tính theo bảng 3.6 và cấp sinh sản của heo nọc này được xếp theo thang điểm quy định ở bảng 3.5. Bảng 3.6: Bảng tính điểm sinh sản của heo nọc giống Số con Điểm Khối lượng một con sơ sinh Điểm 5 25 0,8 20 6 30 0,9 23 7 35 1,0 26 8 40 1,1 30 9 45 1,2 33 10 50 1,3 35 11 55 1,4 38 12 trở lên 60 1,5 trở lên 40 (Tiêu chuẩn VN, 1989) 20 d. Xếp cấp tổng hợp Đàn heo khảo sát được chúng tôi xếp cấp tổng hợp bằng công thức (Tiêu chuẩn VN, 1989): Đối với đực làm việc: Điểm tổng hợp= (Điểm ngoại hình x3) + (Điểm sinh trưởng x 4) + (Điểm sinh sản x3)10 Đối với heo hậu bị: Điểm tổng hợp = (Điểm ngoại hình x 4) + (Điểm sinh trưởng x 6) 10 3.5.2. Đo nhiệt độ chuồng heo qua các tháng khảo sát Buổi sáng: 7 giờ 7 giơ30 Buổi Trưa: 11 giờ 11 giờ 30 Buổi chiều: 4 giờ 4 giờ 30 Bảng 3.7: Nhiệt độ các tháng khảo sát Tháng 5 6 7 8 Sáng 26,89 26,35 26,42 25,90 Trưa 32,53 31,58 31,67 31,42 Chiều 29,82 28,78 28,59 28,52 Trung bình 29,74 28,90 28,89 28,61 3.5.3. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch Các thao tác lấy tinh và kiểm tra phẩm chất tinh được chúng tôi thực hiện suốt quá trình thực tập, nhưng số liệu được chúng tôi thu thập gián tiếp qua hồ sơ lưu trữ tại trại. a. Chu kỳ và thời gian lấy tinh Đàn nọc khảo sát được lấy tinh vào lúc 7 giờ sáng. Sau đó tinh được pha chế, một phần trại sử dụng, một phần dùng để bán. Khoảng cách giữa hai lần lấy tinh của đàn nọc khảo sát là 3 – 7 ngày. b. Thao tác chuẩn bị trước khi lấy tinh Nọc được tắm sạch trước khi lấy tinh. Các dụng cụ lấy tinh và tay của người lấy tinh đều đảm bảo sạch sẽ. Bình chứa tinh thường sử dụng bằng sành để tránh ánh sáng. 21 c. Kỹ thuật lấy tinh Chúng tôi tiến hành lấy tinh những con đực giống đã được huấn luyện nhảy giá. Sau khi nọc lên giá, dùng tay kích thích để cho nọc đưa dương vật ra ngoài dùng tay nắm lấy đầu dương vật, nắm vừa phải ngay các vòng xoắn để không bị tuột ra, đồng thời cũng để gây khoái cảm cho nọc, dùng tay nhu động và nhiệt độ của lòng bàn tay kích thích để nọc đưa hết dương vật ra ngoài, khi nọc suất tinh thì ngưng nhu động. Nọc xuất tinh trung bình ba pha, mỗi pha gồm 3 giai đoạn: keo phèn, tinh thanh và tinh dịch. ở một số nọc sự phân biệt ở các giai đoạn không rõ ràng, nghĩa là tinh thanh, keo phèn và tinh dịch ra cùng một lượt, trong trường hợp này ta phải hứng hết vào lọ. Khi lấy tinh phải lấy hết các pha, khi nào đực giống nhảy xuống mới ngừng lại, không nên xô đẩy hoặc đánh đực giống xuống giá. Nếu chưa lấy hết tinh mà đánh nọc xuống có thể gây nguy hiểm cho người lấy tinh. Sự lập lại nhiều lần như thế sẽ ảnh hưởng đến lượng tinh dịch xuất ra sau này. d. Kiểm tra tinh dịch bằng mắt thường Màu sắc: màu tinh dịch đục trắng như sữa cho thấy chứa nhiều tinh trùng, trắng trong cho biết ít tinh trùng. Tinh có màu bất thường như: vàng, nâu, có máu… thì phải ngưng lấy tinh và nhốt riêng theo dõi. Mùi: tinh dịch bình thường có mùi hăng tanh, nếu có mùi khác như: khai, hôi, thối… là tinh không bình thường. Dung lượng (V): là số lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Dùng giấy lọc loại bỏ keo phèn và đo bằng lọ có chia vạch (ml). e. Kiểm tra tinh dịch bằng kính hiển vi: Hoạt lực (A): mục đích xem khả năng vận động của tinh trùng. Hoạt lực tinh trùng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường. Sau khi nhỏ một giọt tinh tươi lên lame, quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hoạt lực của tinh trùng. Tinh trùng có 3 hình thức vận động: Vận động tiến thẳng: tinh trùng chuyển động tiến nhanh hoặc theo vòng tròn có đường kính lớn hơn chiều dài một con tinh trùng. Các tinh trùng vận động theo hình thức này có hoạt lực cao, khả năng thụ thai cao. 22 Vận động vòng quanh: tinh trùng chuyển động theo vòng tròn có đường kính nhỏ hơn chiều dài của nó. Đây là hình thức vận động của những tinh trùng có hoạt lực kém, khả năng thụ thai thấp. Vận động tại chỗ: tinh trùng lắc lư tại chỗ, biểu hiện hoạt lực thấp, không có khả năng thụ thai. Phẩm chất tinh dịch tốt khi số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%. Hoạt lực tinh trùng được cho điểm từ 0 – 1. Nồng độ (C, 106 tinh trùngml): xác định tinh trùng bằng máy đo bước sóng, số tinh trùng trong mỗi ml là 100 triệu đến 300 triệu. Cách làm: Mở máy IMV(342) và để máy ở chế độ làm việc, dùng hai ropet (ropet một hút 2,4ml nước muối 0,9% bơm vào lọ chuyên dụng và ropet hai hút thêm 0,1ml tinh nguyên) cho vào lọ chuyên dụng của máy lắc cho đều sau đó đặt lọ vào khe đo bước sóng nhấn nút Reader. Kết quả hiện lên màn hình máy đo bước sóng và tra bảng để suy ra nồng độ tinh trùng. Chú ý: Nếu bơm mạnh tinh khi cho vào lọ sẽ tạo thành bọt khí làm cho máy đếm không chính xác. Tích VAC (109 tinh trùnglần lấy): Là số tinh trùng có khả năng thụ thai trong một lần lấy tinh, VAC càng cao thể hiện phẩm chất tinh càng tốt. 3.5.4. Khảo sát chỉ tiêu sinh sản a. Tỷ lệ phối giống đậu thai Tỉ lệ đậu thai % = (Số nái đậu thaiSố nái được phối) x 100 b. Số heo con sơ sinh bình quân sốnglứa (conổ) 23 Bảng 3.8: Hệ số điều chỉnh theo phương pháp Cuba Lứa Cộng thêm 1 0,76 2 0,38 3 0 4 0 5 0 6 0,52 7 0,52 8 1 (Trích dẫn: Đoàn Quốc Thanh, 2004) c. Trọng lượng heo sơ sinh bình quân (kgcon) 3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu thu thập tại trại được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Minitab for windows 12.21 và Excel 2000. 24 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ ĐÀN NỌC THÍ NGHIỆM 4.1.1 Kết quả xếp cấp đàn nọc Kết quả xếp cấp đàn nọc được tính qua bảng 4.1 và 4.3 Bảng 4.1: Đánh giá xếp cấp các cá thể đàn nọc giống thí nghiệm Giống Số tai Tháng tuổi Ngoại hình Sinh trưởng Sinh sản Tổng hợp Điểm Cấp Điểm Cấp Điểm Cấp Điểm Cấp L4463 L4471 L8480 L11411 20 20 25 25 82 87 86 84 I ĐC ĐC I 93 82 99 93 ĐC I ĐC ĐC 0 0 89 83 0 0 ĐC I 88,6 84 92,1 84 ĐC I ĐC I P1957 P4128 P4908 P5676 34 34 39 39 87 80 87 85 ĐC I ĐC ĐC 91 81 88 87 ĐC I ĐC ĐC 85 90 90 95 ĐC ĐC ĐC ĐC 88 83,4 88,3 90,9 ĐC I ĐC ĐC PL6158 PL6201 PL6301 PL7780 34 34 34 34 80 83 89 78 I I ĐC I 85 93,5 90 71 ĐC ĐC ĐC I 87 91 86 93 ĐC ĐC ĐC ĐC 84,1 89 88,5 79,7 I ĐC ĐC I (Trong đó: Pietrain: P; Landrace : L; Pietrain x Landrace: PL) 4.1.2 Nhận xét đàn nọc khảo sát Đàn nọc chúng tôi theo dõi gồm 12 cá thể. Tuổi đàn nọc biến động từ 20 – 39 tháng tuổi chúng tôi phân đều 3 nhóm: 25 Bảng 4.2 : Tuổi của đàn nọc khảo sát Tháng tuổi Giống 1224 2436 >36 P PL L 2 2 4 2 2 Nhận xét đàn nọc thí nghiệm đạt cấp tổng hợp như sau: Bảng 4.3: Xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống GIỐNG Số con đạt cấp Tỷ lệ (%) Đặc cấp Cấp I Đặc cấp Cấp I P 3 1 75% 25% L 2 2 50% 50% PL 2 2 50% 50% Tổng 7 5 58,33% 41.67% Qua bảng 4.3 cho thấy số con đạt đặc cấp chiếm 58,33%, 41,67% đạt cấp I. Như vậy đàn nọc chúng tôi khảo sát đạt tiêu chuẩn xếp cấp của nhà nước (nọc, nái đạt từ cấp I trở lên). 4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH TRONG CÁC THÁNG KHẢO SÁT Trong thời gian tiến hành khảo sát từ 01052007 đến này 30082007 chúng tôi thu thập số liệu và xử lý đánh giá từng chỉ tiêu về phẩm chất tinh trùng của các nọc như sau: Dung lượng (V,ml) Hoạt lực (A) Nồng độ (C,106 tinh trùngml). Tích (VAC,109 tinh trùng lần lấy). So sánh giữa các tháng, các giống, sự tương tác giữa tháng và giống. Do số lần lấy tinh giửa các cá thể nọctháng không điều nhau, trên đây chúng tôi lấy đặc trưng 4lầntháng để tiện so sánh. 26 4.2.1 Kết quả so sánh và nhận xét về dung lượng tinh trùng (V,ml) 4.2.1.1 Kết quả Kết quả đánh giá dung lượng tinh dịch được trình bày qua bảng 4.4 Qua bảng 4.4 và kết quả xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt sau: Giữa các tháng P >0,05. Giữa các giống P 0,05. +Ảnh hưởng của tháng Dung lượng trung bình của tháng 7 (295,20) > 6 (289,80) > 8 (287,50) > 5 (277,92). Mức độ biến động tinh dịch trung bình của tháng 7 (CV%=27,57) > 6 (CV%=27,29) > 5 (CV%=24,78) > 8 (CV%=24,70). Dung lượng ổn định nhất ở tháng 8 (CV(%) = 24,70) và biến động nhất ở tháng 7 (CV(%) = 27,57). + Ảnh hưởng của giống Dung lượng tinh dịch trung bình của giống lai PL (356,88) > P (287,66) > L (218,28). Mức độ biến động dung lượng tinh dịch trung bình của giống lai PL (CV%=17,11) > P (CV%=16,72) > L (CV%=16,13). Dung lượng ổn định nhất ở nhóm giống L (CV(%) = 16,13) và biến động nhất ở nhóm giống lai PL (CV(%) = 17,11). + Sự tương tác giữa các tháng và giống Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về dung lượng tinh dịch giữa các tháng và giống không có ý nghĩa với (P >0,05). + Sự tương tác giữa các cá thể nọc Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa các cá thể nọc giống trong cùng một giống là rất có ý nghĩa với (P < 0,001). 4.2.1.2 Nhận xét và so sánh Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy dung lượng giống lai PL cao nhất do nhóm này có trọng lượng lớn nhất và đồng đều nhau nên thu được dung lượng tinh dịch trung bình cao nhất (356,88). So với các nhóm giống khảo sát chứng tỏ các nhóm giống lai PL cho dung lượng tinh cao hơn. Như vậy cùng một mức độ chăm sóc như nhau, các nhóm cho dung lượng thấp phụ thuộc vào cá thể nhóm giống đó. 27 So sánh kết quả trên với kết quả của Nguyễn Văn Bôn (LVTN 2005 ),cùng nhóm giống khảo sát nhưng cá thể nọc khác nhau và thời điểm khảo sát cũng khác nhau: Kết quả khảo sát Nguyễn Văn Bôn Giống lai PL : 356,88 > 167,29 Giống L : 218,28 > 172,19 Giống P : 287,66 29 Bảng 4.4: Kết quả về dung lượng tinh dịch (V, ml) Tháng 5 6 7 8 Giống L P PL L P PL L P PL L P PL n 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 X 220,00 269,40 344,40 218,13 288,80 362,50 225,63 295,06 364,40 209,38 296,29 356,25 SD 38,30 42,30 56,90 34,49 56,80 63,90 37,23 50,06 80,90 31,93 40,30 38,97 CV(%) 17,41 15,70 16,52 15,81 19,67 17,63 16,50 16,97 22,20 15,25 13,60 10,94 Tháng 5 6 7 8 n 48 48 48 48 X 277,92 289,80 295,20 287,50 SD 68,88 79,10 81,40 71,00 CV(%) 24,78 27,29 27,57 24,70 Giống L P PL n 64 64 64 X 218,28 287,66 356,88 SD 35,21 48,10 61,05 CV(%) 16,13 16,72 17,11 30 Bảng 4.5: Kết quả về dung lượng tinh dịch từng cá thể (V, ml) Tháng 5 6 7 8 Cá thể X SD CV% X SD CV% X SD CV% X SD CV% L4463 212,50 33,04 15,55 207,50 15,00 7,23 230,00 16,33 7,10 202,50 9,57 4,73 L4471 197,50 22,17 11,23 220,00 48,30 21,95 212,50 22,17 10,43 200,00 43,20 21,60 L8480 255,00 54,47 21,36 245,00 38,73 15,81 262,50 47,87 18,24 240,00 21,60 9,00 L11411 215,00 19,15 8,91 200,00 18,26 9,13 197,50 27,54 13,94 195,00 3109 15,94 P1957 287,50 9,57 3,33 312,50 5,00 1,60 320,00 8,17 2,55 315,00 5,77 1,83 P4128 230,00 21,60 9,39 215.00 17,32 8,06 247,50 43,49 17,57 237,50 25,00 10,53 P4908 255,00 38,73 15,19 315,00 50,66 16,08 320,00 42,43 13,26 317,50 26,30 8,28 P5676 305,00 49,33 16,17 312,50 59,65 19,09 295,00 66,08 22,40 317,50 22,17 6,98 PL6158 307,00 62,92 20,50 292,50 28,72 9,82 340,00 106,77 31,40 352,50 18,93 5,37 PL6201 330,00 67,82 20,55 380,00 41,63 10,96 367,50 66,52 18,10 335,00 38,73 11,56 PL6301 390,00 45,46 11,66 422,50 61,31 14,51 407,50 83,02 20,37 402,50 12,58 3,13 PL7780 350,00 25,82 7,38 355,00 47,96 13,51 342,50 78,05 22,79 335,00 38,73 11,56 31 Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch theo nhóm giống (ml) 0 100 200 300 400 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Dung lượng (V ml) LP PL Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch theo tháng (ml) 277,92 289,80 295,20 287,50 0 100 200 300 400 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Dung lượng (V ml) Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch theo giống (ml) 218.28 287.66 356.88 0 100 200 300 400 L P PL Dung lượng (V ml) 32 Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng cá thể giống L(ml) Dung lượng V(ml) 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 L4463 L4471 L8480 L11411 Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch qua các tháng của từng cá thể giống P(ml) Dung lượng V(ml) 0 100 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NI THÚ Y KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHĨM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NI LONG AN Ngành : Thú Y Khóa : 2002 - 2007 Lớp :Thú Y 19 Sinh viên thực : NGUYỄN TRUNG HOÀI - 2007 - KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI LONG AN Tác giả NGUYỄN TRUNG HỒI Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS LÂM QUANG NGÀ Tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ Người sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho có ngày hơm Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Ni Thú Y Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn giúp đỡ em suốt thời gian thực tập vừa qua Chân thành cảm ơn Thạc Sĩ : Lâm Quang Ngà Đã hết lòng giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành luận văn Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Giống Vật Ni Long An Kỹ sư: Đồn Minh Trí kỹ thuật trưởng Tổ phối giống, tồn thể cán công nhân viên Trung Tâm Giống Vật Ni Long An nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho suốt thời gian thực tập tốt nghiệp ii TĨM TẮT KHỐ LUẬN Qua tháng tiến hành khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh sản nhóm đực giống Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An, từ ngày 01/5/2007 đến 30/8/2007 12 đực giống làm việc, thu kết sau: Kết nhận xét xếp cấp tổng hợp đàn nọc giống thí nghịêm - Nhóm Landrace (L): có đặc cấp cấp I - Nhóm Pietrain (P): có đặc cấp cấp I - Nhóm Pietrain - Landrace (PL): có đặc cấp cấp I Kết phẩm chất tinh dịch -Tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/lần lấy) + Về tháng: Tích VAC tinh dịch cao vào tháng (53,55) > (50,54) > (50,42) > (46,68) + Về giống: Tích VAC tinh dịch cao thuộc giống lai PL (56,02) > L (49,97) > P (44,91) Kết khả sinh sản - Tỷ lệ đậu thai (%) Tỷ lệ đậu thai trung bình cao nhóm giống P (72,92) > L (71,01) > PL(62,39) - Số sơ sinh sống/lứa nọc phối Số sơ sinh cịn sống/lứa trung bình cao nhóm giống P (10,69) > L (10,24) > PL (10,12) - Trọng lượng heo toàn ổ sơ sinh bình quân cá thể nọc phối (kg/ổ) Trọng lượng tồn ổ heo sơ sinh bình qn cao giống P (16,63) > L (16,17) > PL(15,57) - Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc phối (kg/con) Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cao giống L (1,58) > PL (1,54) = P (1,54) iii MỤC LỤC MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC BẢNG vii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ix CÁC CHỬ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN .x Chương1 MỞ ĐẦU 11 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 11 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích .2 1.2.2 Yêu cầu Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 SỰ TRƯỞNG THÀNH VỀ TÍNH DỤC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỰC GIỐNG 2.2 TINH DỊCH(SEMEN) 2.2.1 Tinh Thanh (Seminal plasma) 2.2.2 Tinh Trùng (Spermatozoa) .4 2.3 CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ 2.4 CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ .5 2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TINH VÀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH 2.5.1 Yếu tố dinh dưỡng 2.5.2 Giống 2.5.3 Thời tiết – khí hậu 2.5.4 Cường độ chiếu sáng 2.5.5 Lứa tuổi 2.5.6 Chăm sóc quản lý 10 Chương NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 12 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM 12 3.1.1 Thời gian 12 3.1.2 Địa điểm .12 iv 3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NI LONG AN 12 3.2.1 Vị Trí địa lý 12 3.2.2 Quá trình hình thành Trung Tâm 12 3.2.3 Nhiệm vụ Trung Tâm 12 3.2.4 Cơ cấu tổ chức Trung Tâm 13 3.2.5 Công tác chọn giống 13 3.2.6 Cơ cấu đàn trại .14 3.2.7 Công tác phối giống trại 14 3.2.8 Vệ sinh thú y 15 3.2.9 Chuồng trại 15 3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 17 3.4 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 17 3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .18 3.5.1 Thành lập hội đồng giám định .18 3.5.2 Đo nhiệt độ chuồng heo qua tháng khảo sát 20 3.5.3 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch .20 3.5.4 Khảo sát tiêu sinh sản .22 3.6 XỬ LÝ SỐ LIỆU 23 Chương KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24 4.1 KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ ĐÀN NỌC THÍ NGHIỆM .24 4.1.1 Kết xếp cấp đàn nọc .24 -Kết xếp cấp đàn nọc tính qua bảng 4.1 4.3 24 4.1.2 Nhận xét đàn nọc khảo sát 24 4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH TRONG CÁC THÁNG KHẢO SÁT 25 4.2.1 Kết so sánh nhận xét dung lượng tinh trùng (V,ml) 26 4.2.2.Kết so sánh hoạt lực tinh trùng 33 4.2.3 Kết đánh giá nồng độ tinh trùng (106 ml tinh trùng/ml) 39 4.2.4 Kết so sánh đánh giá tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/ lần lấy tinh) 44 4.3 CHỈ TIÊU SINH SẢN 50 v 4.3.1 Kết so sánh đánh giá tỷ lệ thụ thai (%) 50 4.3.2 Tỷ lệ đậu thai trung bình nhóm giống 51 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1 KẾT LUẬN 53 5.2 ĐỀ NGHỊ .54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .55 PHỤ LỤC 56 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tuổi thành thục loài gia súc Bảng 2.2: Thành phần hoá học tinh dịch heo theo Sergin Milovanob Bảng 2.3: Thời gian tinh trùng từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ loài Bảng 2.4: Phẩm chất tinh dịch heo nội heo ngoại Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch theo tuổi 10 Bảng 2.7: Chu kỳ khai thác tinh 11 Bảng 3.1: Cơng tác tiêm phịng loại heo trung tâm 15 Bảng 3.2:Thức ăn cho đực làm việc 17 Bảng 3.3: Nguồn gốc đực khảo sát 17 Bảng 3.4: Ngoại hình thể chất đàn nọc đàn nái hậu bị đánh giá cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 – 3667 – 89 18 Bảng 3.5: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả sinh sản cấp tổng hợp 19 Bảng 3.6: Bảng tính điểm sinh sản heo nọc giống 19 Bảng 3.7: Nhiệt độ tháng khảo sát 20 Bảng 3.8: Hệ số điều chỉnh theo phương pháp Cuba 23 Bảng 4.1: Đánh giá xếp cấp cá thể đàn nọc giống thí nghiệm 24 Bảng 4.2 : Tuổi đàn nọc khảo sát 25 Bảng 4.3: Xếp cấp tổng hợp nhóm giống 25 Bảng 4.4: Kết dung lượng tinh dịch (V, ml) 29 Bảng 4.5: Kết dung lượng tinh dịch cá thể (V, ml) 30 Bảng 4.6: Kết họat lực tinh trùng 35 Bảng 4.7: Kết hoạt lực tinh trùng trung bình cá thể đực giống qua tháng khảo sát 36 Bảng 4.8: Kết vể nồng độ tinh trùng (10 tinh trùng/ml) 40 Bảng 4.9: Kết nồng độ tinh trùng cá thể nọc qua tháng khảo sát (10 tinh trùng /ml) 41 Bảng 4.10: Kết tích VAC tinh dịch trung bình (109tinh trùng/lần lấy tinh) 46 vii Bảng 4.11: Kết tích VAC tinh dịch trung bình cá thể nọc (109tinh trùng/lần lấy) 47 Bảng 4.12 : Tỷ lệ đậu thai (%)của đàn nọc khảo sát 50 Bảng 4.13: Khả sinh sản cá thể nọc phối 52 viii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch theo nhóm giống (ml) 31 Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch theo tháng (ml) .31 Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch theo giống (ml) .31 Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng theo tháng giống 37 Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng theo tháng 37 Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng theo giống 37 Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng giống (106 tt/ml) 42 Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng (106tt/ml) 42 Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng theo giống (106 tt/ml) .42 Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng giống (109 tinh trùng/ lần lấy ) 48 Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng (109 tinh trùng/ lần lấy) 48 Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch theo giống (109 tinh trùng/ lần lấy) 48 Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch qua tháng cá thể giống L(ml) 32 Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch qua tháng cá thể giống P(ml) 32 Đồ thị 4.3: Dung lượng tinh dịch qua tháng cá thể giống lai PL(ml) 32 Đồ thị 4.4: Hoạt lực tinh trùng theo tháng cá thể giống L 38 Đồ thị 4.5:Hoạt lực tinh trùng theo tháng cá thể giống P .38 Đồ thị 4.6: Hoạt lực tinh trùng theo tháng cá thể giống lai PL .38 Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể giống L(106 tt/ml) 43 Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể nhóm P(106tt/ml) 43 Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể nhóm giống lai PL(106tt/ml) 43 Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể L (109 tinh trùng/ lần lấy) .49 Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể nhóm giống P (109 tinh trùng / lần lấy) 49 Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể giống lai PL(109 tinh trùng/ lần lấy) 49 ix Nồng độ C (106 tt/ ml) 400 300 L P PL 200 100 Tháng Tháng Tháng Tháng Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng giống (106 tt/ml) Nồng độ C (106 tt/ ml) 400 300 266,02 237,70 218,70 217,60 200 100 Tháng Tháng Tháng Tháng Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng (106tt/ml) Nồng độ C (106 tt/ ml) 400 300 237,70 200 199,39 199,56 100 L P PL Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng theo giống (106 tt/ml) 42 Nồng độ C (10 tt/ml) 500.00 400.00 L4463 300.00 L4471 200.00 L8480 100.00 L11411 0.00 Tháng Tháng Tháng Tháng Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể giống L (106 tt/ml) Nồng độ C (10 tt/ml) 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 50.00 0.00 P1957 P4128 P4908 P5676 Tháng Tháng Tháng Tháng Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể nhóm P (106tt/ml) Nồng độ C (10 tt/ml) 400.00 PL6158 300.00 PL6201 200.00 PL6301 100.00 PL7780 0.00 Tháng Tháng Tháng Tháng Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng theo tháng cá thể nhóm giống lai PL (106tt/ml) 43 4.2.4 Kết so sánh đánh giá tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/ lần lấy tinh) 4.2.4.1 Kết - Kết tích VAC tinh dịch trình bày qua bảng 4.10 Qua xử lý thống kê thu kết Giữa tháng P >0,05 Giữa giống P 0,05 +Ảnh hưởng tháng -Tích VAC tinh dịch trung bình tháng (53,55) > (50,54) > (50,42) > (46,68) -Mức độ biến động tích VAC tinh dịch trung bình vào tháng (CV(%) = 35,76) > 5(CV(%) = 35,48) > 7(CV(%) = 31,26) > 8(CV(%) = 24,69) Ổn định tháng (CV(%) = 24,69) biến động tháng (CV(%) = 35,76) +Ảnh hưởng giống -Tích VAC tinh dịch trung bình giống lai PL (56,02) > L (49,97) > P (44,91) -Mức độ biến động tích VAC tinh dịch trung bình giống lai PL (CV(%) = 35,49) > L (CV(%) = 29,16) > P (CV(%) = 25,12) Ổn định nhóm giống P (CV(%) = 25,12) biến động nhóm giống lai PL (CV(%) = 35,49) +Sự tương tác tháng giống Qua xử lý thống kê nhận thấy khác biệt tích VAC tinh dịch trung bình tháng giống khơng có ý nghĩa với (P > 0,05) +Sự tương tác cá thể nọc Qua xử lý thống kê nhận thấy khác biệt cá thể nọc giống giống có ý nghĩa với (P < 0,001) 4.2.4.2 Nhận xét so sánh Về tháng Qua xử lý thống kê chúng tơi nhận thấy có khác biệt có ý nghĩa với (P < 0,001) 44 - Tháng có tích VAC tinh dịch trung bình cao (53,55.109tinh trùng/lần lấy) Do thời điểm tháng có cá thể nọc cho phẩm chất tinh dịch cao (PL7780) - Tháng có tích VAC tinh dịch trung bình thấp (46,68.109 tinh trùng/lần lấy) ảnh hưởng nhiệt độ cao dẫn đến làm giảm tiêu A, C Đưa đến tích VAC tháng thấp Về giống Qua xử lý thống kê chúng tơi nhận thấy khác biệt có ý nghĩa với (P 46,55 Giống P 44,91 < 48,09 45 Bảng 4.10: Kết tích VAC tinh dịch trung bình (109tinh trùng/lần lấy tinh) Tháng Giống n X SD CV(%) Tháng n X SD CV(%) Giống n X SD CV(%) L P PL L P PL L P PL L P PL 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 46,65 42,14 51,25 55,41 45,11 60,14 49,85 46,13 55,29 47,96 46,27 57,41 14,87 10,82 21,82 17,31 12,74 23,68 13,14 11,69 20,59 12,24 10,34 12,44 31,88 35,29 29,01 26,84 32,96 24,73 29,83 32,23 26,89 31,01 32,14 21,67 48 48 48 48 46,68 53,55 50,42 50,54 16,56 19,15 15,76 12,48 35,48 35,76 31,26 24,69 L P PL 64 64 64 49,97 44,91 56,02 14,57 11,28 19,88 29,16 25,12 35,49 46 Bảng 4.11: Kết tích VAC tinh dịch trung bình cá thể nọc Tháng Cá thể L4463 L4471 L8480 L11411 P1957 P4128 P4908 P5676 PL6158 PL6201 PL6301 PL7780 X Sx CV(%) X Sx CV(%) X Sx CV(%) X Sx CV(%) 36,61 5,82 15,90 36,60 3,16 8,63 41,62 3,88 9,32 37,10 2,53 6,82 57,61 14,97 25,99 73,49 13,64 18,56 60,12 6,33 10,53 59,07 7,32 12,39 38,49 14,60 37,93 53,41 17,35 32,48 43,15 12,39 28,71 43,46 11,97 27,54 53,91 13,46 24,97 58,13 8,88 15,28 54,50 18,29 33,56 52,19 13,15 25,20 43,86 2,01 4,58 46,53 2,84 6,10 47,75 0,99 2,07 47,09 3,06 6,50 30,73 10,14 33,00 32,04 4,04 12,61 33,78 1,04 3,08 32,32 3,92 12,13 45,08 12,19 27,04 51,41 19,45 37,83 50,85 16,73 32,90 49,76 9,44 18,97 8,92 18,24 50,48 9,34 18,50 52,12 10,80 20,72 55,95 4,49 8,03 22,15 56,40 50,21 13,24 26,37 39,95 9,99 25,01 54,69 5,46 9,98 56,92 23,74 41,71 64,23 12,83 19,98 61,11 11,05 18,08 59,55 11,31 18,99 40,01 17,52 43,79 41,24 8,83 21,41 39,22 15,16 38,65 43,12 4,83 68,82 14,38 20,90 84,88 30,66 36,12 80,90 9,48 11,72 72,28 3,00 48,91 39,27 47 11,20 415,05 Tích VAC (109 tt/ll) 80 60 40 L 20 P PL Tháng Tháng Tháng Tháng Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng giống (109 tinh trùng/ lần lấy) Tích VAC (109 tt/ll) 60 50 40 30 20 10 53,55 50,42 Tháng Tháng 46,68 Tháng 50,54 Tháng Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng (109 tinh trùng/ lần lấy) Tích VAC (109 tt/ll) 60 50 40 30 20 10 49,97 L 56,02 44,91 P PL Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch theo giống (109 tinh trùng/ lần lấy) 48 Tích VAC (10 tt/ll) 80 60 L4463 40 L4471 20 L8480 L11411 Tháng Tháng Tháng Tháng Tích VAC cá thể L Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể L (109 tinh trùng/ lần lấy) Tích VAC (10 tt/ll) 60 40 P1957 20 P4128 P4908 Tháng Tháng Tháng Tháng P5676 Tích VAC cá thể P Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể nhóm giống P (109 tinh trùng / lần lấy) Tích VAC (10 tt/ll) 100 80 60 40 20 PL6158 PL6201 PL6301 Tháng Tháng Tháng Tháng PL7780 Tích VAC cá thể PL Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch theo tháng cá thể giống lai PL(109 tinh trùng/ lần lấy) 49 4.3 CHỈ TIÊU SINH SẢN 4.3.1 Kết so sánh đánh giá tỷ lệ thụ thai (%) Số liệu chúng tơi thu thập từ phịng kỹ thuật Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An Kết tỷ lệ thụ thai nhóm giống nọc trình bày qua bảng 4.12 Bảng 4.12 : Tỷ lệ đậu thai (%)của đàn nọc khảo sát Tỷ lệ TB đậu thai Đậu thai (%) (%) Số nái phối Số nái đậu thai (Con) (Con) L4463 0 L4471 0 L8480 69 52 75,36 L11411 21 14 66,66 P1957 90 62 68,89 P4128 35 27 77,14 P4908 75 57 76,00 P5676 56 39 69,64 PL6158 14 57,14 PL6201 16 10 62,5 PL6301 26 15 57,69 PL7780 18 13 72,22 Giống 71,01 72,92 62,39 Qua bảng 4.12 Chúng nhận thây sau: - Tỷ lệ đậu thai (%) cá thể nhóm giống - Nhóm giống Landrace : L8480 (75,36) > L11411 (66,66) - Nhóm giống Pietrain :P4128 (77,14)> P4908 (76,00) > P5676 (69,64) > P1957(68,89) 50 - Nhóm giống lai PL: PL7780(72,22) > PL6201 (62,5) > PL 6301(57,69) > PL6158 (57,14) 4.3.2 Tỷ lệ đậu thai trung bình nhóm giống - Tỷ lệ đậu thai (%) nhóm P (72,92) > L (71,01) > PL (62,39) 4.3.2.1 Số sơ sinh sống điều chỉnh/lứa nọc phối Chúng khảo sát tất nái cá thể nọc phối - Dựa vào bảng 4.13 nhận thấy số sơ sinh sống điều chỉnh cá thể nọc nhóm giống sau: - Giống L: Số sơ sinh sống điều chỉnh cá thể nọc L8480 (10,96) > cá thể nọc L (9,52) - Giống P: Số sơ sinh sống điều chỉnh cá thể nọc P1957 (10,93) > cá thể nọc P4128 (10,91) > cá thể nọc P4908 (10,61) > cá thể nọc P5676 (10,30) - Giống lai PL: Số sơ sinh sống điều chỉnh cá thể nọc PL6201 (10,54) > cá thể nọc PL7780 (10,24) > cá thể nọc PL6301 (10,06) > cá thể nọc PL6158 (9,64) Số sơ sinh sống điều chỉnh cá thể nọc phối trung bình nhóm giống P (10,69) > L(10,24) > PL (10,12) 4.3.2.2 Trọng lượng heo tồn ổ sơ sinh bình qn cá thể nọc phối (kg/ổ) - Giống L: Trọng lượng heo tồn ổ sơ sinh bình qn cá thể nọc L8480 (17,17) > cá thể nọc L11411 (15,17) - Giống P: Trọng lượng heo toàn ổ sơ sinh bình quân cá thể nọc P4128 (17,39) > cá thể nọc P1957 (17,12) > cá thể nọc P4908 (16,77) cá thể nọc P5676 (15,25) - Giống lai PL: Trọng lượng heo tồn ổ sơ sinh bình quân cá thể nọc PL6158 (15,93) > cá thể nọc PL7780 (15,72) > cá thể nọc PL6301 (15,51) > cá thể nọc PL6201 (15,14) Trọng lượng heo toàn ổ sơ sinh bình quân cá thể nọc phối trung bình nhóm giống P (16,63) > L (16,17) > PL (15,57) 51 4.3.2.3 Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc phối (kg/con) - Giống L: Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc L11411 (1,59) > cá thể nọc L 8480 (1,57) - Giống P: Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc P4128 (1,59) > cá thể nọc P1957 (1,57) > cá thể nọc P4908 (1,52) > cá thể nọc P5676 (1,48) - Giống lai PL: Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc PL6158 (1,65) > cá thể nọc PL6301(1,542) > cá thể nọc PL7780 (1,535) > cá thể nọc PL6201 (1,44) Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc phối trung bình nhóm giống L (1,58) > P (1,54) = PL (1,54) Bảng 4.13: Khả sinh sản cá thể nọc phối Tổng số Số P Heocả nái sơ sinh ổ sơ sinh cá sống thể nọc lứa quân phối (con) (kg/ổ) 4463 - - - 4471 - - - 8480 52 10,96 11411 14 9,52 15,17 1,59 1957 62 10,93 17,12 1,57 4128 27 10,91 4908 57 10,61 16,77 1,52 5676 39 10,30 15,25 1,48 6158 9,64 15,93 1,65 6201 16 10,54 6301 26 10,06 15,51 1,542 7780 18 10,24 15,72 1,535 Nhóm Số giống tai L P PL X 10,24 10,69 10,12 52 bình 17,17 17,39 15,14 P Heo sơ X sinh bình quân X (kg/con) 16,17 16,63 15,57 1,57 1,59 1,44 1,58 1,54 1,54 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua bốn tháng khảo sát ba nhóm đực giống Landrace, Pietrain, PL chúng tơi có kết luận đề nghị sau: 5.1 KẾT LUẬN -Tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/lần lấy) + Về tháng: Tích VAC tinh dịch cao vào tháng (53,55) thấp vào tháng (46,68) + Về giống: Tích VAC tinh dịch cao thuộc giống lai PL(56,02) thấp thuộc giống P (44,91) - Tỷ lệ đậu thai (%) Tỷ lệ đậu thai trung bình cao nhóm giống P (72,92) thấp nhóm giống lai PL(62,39) - Số sơ sinh sống/lứa nọc phối Số sơ sinh cịn sống/lứa trung bình cao nhóm giống P (10,69) thấp nhóm giống lai PL (10,12) - Trọng lượng heo tồn ổ sơ sinh bình quân cá thể nọc phối (kg/ổ) Trọng lượng tồn ổ heo sơ sinh bình qn cao giống P (16,63) thấp nhóm giống lai PL(15,57) - Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cá thể nọc phối (kg/con) Trọng lượng heo sơ sinh bình quân cao giống L (1,58) thấp nhóm giống lai PL (1,54) = P (1,54) 53 5.2 ĐỀ NGHỊ Nên tiếp tục bố trí nhiều nhóm thực tập tiếp để khảo sát hết khả sản xuất đực giống - Nên có sân vận động ( sân cát sân cỏ) cho nọc vận động khơng bị mịn móng, giãn cơ, tự gặm ũi - Nghiên cứu độ tuổi sử dụng thích hợp với giống - Cần làm lại chuồng hư hỏng, tránh làm động nước, dễ gây nên tình trạng viêm móng - Những nọc dùng gieo tinh nhân tạo không nên phối trực tiếp - Phát huy khai thác nọc có phẩm chất tinh dịch tốt như: L4471,P5676 54 cá thể TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tấn Anh – Nguyễn Quốc Đạt (1997) Thụ tinh nhân tạo gia súc - gia cầm NXB Nông nghiệp Tp.HCM Nguyễn Văn Bôn (2005) Khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh trưởng, sinh sản nhóm nọc trại 30/4 Tiền Giang luận văn tốt nghiệp Tủ sách trường Đại Học Nơng Lâm Tp HCM Trần Văn Chính (1998) Gi trình chọn giống nhân giống gia súc - gia cầm Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM Trần Văn Chính (1999) Giáo trình thực hành giống gia súc - gia cầm Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM Nguyễn Thị Ngọc Lập (2002) Khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh sản nhóm đực giống xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, Luận văn tốt nghiệp Tủ sánh trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM Lâm Quang Ngà (1999) Bài giảng thụ tinh nhân tạo Khoa Chăn nuôi Thú y, ĐHNL, Tp.HCM Lê Trung Nhơn (2002) Khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh sản sinh trưởng nhóm nọc xí nghiệp chăn ni Thân Cửu Nghĩa – Tiền Giang luận văn tốt nghiệp Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM Võ Văn Ninh (1999) Bài giảng chăn nuôi heo Khoa Chăn nuôi Thú y, ĐHNL, Tp.HCM Nguyễn Thiện – Nguyễn Tấn Anh (1993) Thụ tinh nhân tạo cho lợn Việt Nam NXB Nông nghiệp 10 Lê Văn Thọ – Đàm Văn Tiện (1992).Sinh lý học gia súc.NXB Nơng Nghiệp Hà Nội 11 Vũ Đình Tiến (2002) Khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh sản sinh trưởng nhóm nọc xí nghiệp chăn ni heo Gị Sao Luận văn tốt nghiệp Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM 12 Võ Thị Tuyết (1999) Bài giảng phương pháp thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, ĐHNL, Tp.HCM 55 PHỤ LỤC General linear Model: V Source Giống Tháng Giống*Tháng Đực(giống) Tháng*Đực(Giống) Error Total DF 27 144 191 Seq SS 614664 7510 6324 147159 28691 268950 1073298 Adj SS 614664 7510 6324 147159 28691 268950 Adj MS 307332 2503 1054 16351 1063 1868 F 164,55 1,34 0,56 8,75 0,57 P 0,000 0,264 0,758 0,000 0,596 General linear Model: A Source Giống Tháng Giống*Tháng Đực(giống) Tháng*Đực(Giống) Error Total DF 27 144 191 Seq SS 0,1123344 0,0154391 0,0025531 0,0999922 0,0037641 0,0827750 0,3168578 Adj SS 0,1123344 0,0154391 0,0025531 0,0999922 0,0037641 0,0827750 Adj MS 0,0561672 0,0051464 0,0004255 0,0111102 0,0001394 0,0005748 F 97,71 8,95 0,74 19,33 0,24 P 0,000 0,000 0,618 0,000 1,000 General linear Model: C Source Giống Tháng Giống*Tháng Đực(giống) Tháng*Đực(Giống) Error Total DF 27 144 191 Seq SS 250258 12298 11984 441172 28266 341332 1085311 Adj SS 250258 12298 11984 441172 28266 341332 Adj MS 125129 4099 1997 49019 1047 2370 F 52,79 1,73 0,84 20,68 0,44 P 0,000 0,164 0,539 0,000 0,992 Seq SS 3960,7 1139,3 425,2 21763,2 1476,9 21488,4 50253,7 Adj SS 3960,7 1139,3 425,2 21763,2 1476,9 21488,4 Adj MS 1980,4 379,8 70,9 2418,1 54,7 149,2 F 13,27 2,54 0,47 16,20 0,37 P 0,000 0,058 0,826 0,000 0,998 General linear Model: VAC Source DF Giống Tháng Giống*Tháng Đực(giống) Tháng*Đực(Giống) 27 Error 144 Total 191 56 ...KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NI LONG AN Tác giả NGUYỄN TRUNG HỒI Khóa luận đệ trình để đáp... chất tinh dịch khả sinh sản nhóm heo đực giống Trung tâm giống vật nuôi Long An? ?? xi 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU 1.2.1 Mục đích - Khảo sát biến động phẩm chất tinh qua tháng thí nghiệm - Đánh giá khả sinh. .. gian thực tập tốt nghiệp ii TĨM TẮT KHỐ LUẬN Qua tháng tiến hành khảo sát phẩm chất tinh dịch khả sinh sản nhóm đực giống Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An, từ ngày 01/5/2007 đến 30/8/2007 12 đực

Ngày đăng: 04/12/2017, 12:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan