PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

63 322 0
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa đất nước, từng bước đi lên trở thành một nước phát triển để khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên toàn thế giới. Hướng đi mà Đảng ta đa chọn là con đường công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa vì vậy ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trên con đường phát triển của đất nước trong những năm tới đây. Các khu công nghiệp ngày càng được đầu tư xây dựng nhiều hơn với quy mô ngày càng lớn hơn, công nghệ ngày cang hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến. Trong bối cảnh đó của đất nước thủ đô Hà Nội là trái tim của quốc gia là niềm tự hào của dân tộc phải luôn đi đầu trong quá trình phát triển của đất nước; vì vậy phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn toàn thủ đô là việc cần thiết để phát triển kinh tế của thành phố cũng như góp phần xây dựng nền công nghiệp hiện đại phát triển cho đất nước. Thành phố Hà nội là một trong những trung tâm kinh tế phát triển nhất khu vưc miền bắc vì vậy việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất có rất nhiều điều kiện thuận lợi và cũng rất cần thiết trong công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế , phát triển ngành công nghiệp . Thành phố Hà Nội cũng đã chủ trương xây dựng các KCN, khu chế xuất tập trung với quy mô lớn và các trang thiết bị hiện đại nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài qua đó thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tăng nguồn vốn để phát triển kinh tế của thành phố. Tuy vậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Hà Nội, công nghiệp thủ đô phát triển không ngừng, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO đã kéo theo các vấn đề mà các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế thường gặp phải đó là: mật độ dân số ngày càng đông đúc, diện tích quỹ đất trong trung tâm thành phố ngày càng ít, quỹ đất để xây dựng các KCN, để phát triển công nghiệp ngày càng eo hẹp. Do vậy xu hướng phát triển mới của thành phố Hà Nội là phát triển công nghiệp ra các huyện ngoại thành có diện tích đất còn khá dồi dào; các KCN thường phải xây dựng ở các khu vực không tập trung nhiều dân cư nên các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội như: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn,.. .. . là các địa điểm lý tưởng để xây dựng và phát triển các KCN tập trung, KCN vừa và nhỏ. Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành xa trung tâm thành phố của thủ đô Hà Nội nhưng kinh tế của huyện còn rất kém phát triển so với các khu vực ngoại thành khác của thành phố như Đông Anh hay Gia Lâm. Vì vậy với mục tiêu phát triển đồng đều toàn diện của thành phố việc phát triển công nghiệp và xây dựng các KCN, khu chế xuất ra địa bàn huyện Sóc Sơn là chủ trương rất đúng đắn. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của huyện còn rất to lớn, đầy tiềm năng. Với điều kiện tự nhiên là vùng duy nhất có diện tích rừng núi rộng của thủ đô (trước khi sát nhập Hà Tây ) nên khí hậu của khu vực rất lý tưởng để phát triển dịch vụ sinh thái; trên địa bàn huyện có các nguồn khoáng sản như cát, sét kaolin, . . . rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Về vị trí địa lý, Sóc Sơn nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô, tiếp giáp với Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh nên rất thuận lợi để lưu thông các sản phẩm công nghiệp từ Hà Nội ra các tỉnh và cùng thuận lợi để hợp tác phát triển giữa thành phố với các tỉnh lân cận. Phát triển các KCN trên địa bàn huyện Sóc Sơn là một hướng đi chiến lược của thành phố Hà Nội vừa giảm bớt gánh nặng cho trung tâm thành phố đang gặp phải các vấn đề quá tải và ô nhiễm, vừa đưa kinh tế huyện Sóc Sơn phát triển đi lên thu hẹp khoảng cách với các huyện ngoại thành lân cận và toàn thành phố Hà Nội thoát khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát triển lâu nay. Trong quá trình thực tập ở phòng TC – KH của huyện Sóc Sơn, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Đức Tuân em đã chọn đề tài là: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa đất nước, từng bước đi lên trở thành một nước phát triển để khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên toàn thế giới. Hướng đi mà Đảng ta đa chọn là con đường công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa vì vậy ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trên con đường phát triển của đất nước trong những năm tới đây. Các khu công nghiệp ngày càng được đầu tư xây dựng nhiều hơn với quy mô ngày càng lớn hơn, công nghệ ngày cang hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến. Trong bối cảnh đó của đất nước thủ đô Hà Nội là trái tim của quốc gia là niềm tự hào của dân tộc phải luôn đi đầu trong quá trình phát triển của đất nước; vì vậy phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn toàn thủ đô là việc cần thiết để phát triển kinh tế của thành phố cũng như góp phần xây dựng nền công nghiệp hiện đại phát triển cho đất nước. Thành phố Hà nội là một trong những trung tâm kinh tế phát triển nhất khu vưc miền bắc vì vậy việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất có rất nhiều điều kiện thuận lợi và cũng rất cần thiết trong công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế , phát triển ngành công nghiệp . Thành phố Hà Nội cũng đã chủ trương xây dựng các KCN, khu chế xuất tập trung với quy mô lớn và các trang thiết bị hiện đại nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài qua đó thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tăng nguồn vốn để phát triển kinh tế của thành phố. Tuy vậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Hà Nội, công nghiệp thủ đô phát triển không ngừng, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO đã kéo theo các vấn đề mà các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế thường gặp phải đó là: mật độ dân số ngày càng đông đúc, diện tích quỹ đất trong trung tâm thành phố ngày càng ít, quỹ đất để xây dựng các KCN, để phát triển công nghiệp ngày càng eo hẹp. Do vậy xu hướng phát triển mới của thành phố Hà Nội là phát triển công nghiệp ra các huyện ngoại thành có diện tích đất còn khá dồi dào; các KCN thường phải xây dựng ở các khu vực không tập trung nhiều dân cư nên các huyện ngoại SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân thành của thành phố Hà Nội như: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, . là các địa điểm lý tưởng để xây dựng và phát triển các KCN tập trung, KCN vừa và nhỏ. Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành xa trung tâm thành phố của thủ đô Hà Nội nhưng kinh tế của huyện còn rất kém phát triển so với các khu vực ngoại thành khác của thành phố như Đông Anh hay Gia Lâm. Vì vậy với mục tiêu phát triển đồng đều toàn diện của thành phố việc phát triển công nghiệp và xây dựng các KCN, khu chế xuất ra địa bàn huyện Sóc Sơn là chủ trương rất đúng đắn. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của huyện còn rất to lớn, đầy tiềm năng. Với điều kiện tự nhiên là vùng duy nhất có diện tích rừng núi rộng của thủ đô (trước khi sát nhập Hà Tây ) nên khí hậu của khu vực rất lý tưởng để phát triển dịch vụ sinh thái; trên địa bàn huyệncác nguồn khoáng sản như cát, sét kaolin, . . . rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Về vị trí địa lý, Sóc Sơn nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô, tiếp giáp với Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh nên rất thuận lợi để lưu thông các sản phẩm công nghiệp từ Hà Nội ra các tỉnh và cùng thuận lợi để hợp tác phát triển giữa thành phố với các tỉnh lân cận. Phát triển các KCN trên địa bàn huyện Sóc Sơn là một hướng đi chiến lược của thành phố Hà Nội vừa giảm bớt gánh nặng cho trung tâm thành phố đang gặp phải các vấn đề quá tải và ô nhiễm, vừa đưa kinh tế huyện Sóc Sơn phát triển đi lên thu hẹp khoảng cách với các huyện ngoại thành lân cận và toàn thành phố Hà Nội thoát khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát triển lâu nay. Trong quá trình thực tập ở phòng TC – KH của huyện Sóc Sơn, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Đức Tuân em đã chọn đề tài là: SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN Dự kiến chuyên đề sẽ có 3 phần: 1. Chương 1: Lý luận chung về khu công nghiệpphát triển các khu công nghiệp. 2. Chương 2:Thực trạng phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 3. Chương 3: Kế hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn. SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆPPHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1, Lý luận chung về khu công nghiệp, cụm công nghiệp 1.1.1. Định nghĩa về KCN: Tuỳ điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Nhưng tập trung lại, hiện nay tên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN. Định nghĩa 1: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở . KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như: các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu Định nghĩa 2: KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Theo quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao - ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, KCN là “khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất ”. Như vậy trong KCN ở Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa 2. Trong đó: + Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. + Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN. + Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cáu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp. SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân =>Khu công nghiệpkhu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp va thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệpđịa lý ranh giới xác định không có dân cư tập trung được Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có các doanh nghiệp chế xuất, sản xuất các sản phẩm công nghiệp. 1.1.2, Đặc điểm của KCN: -Về mặt pháp lý: Các KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về KCN và khu chế xuất . . . . -Về mặt kinh tế: KCN là nơi tập trung để phát triển nguồn lực để phát triển công nghiệp, các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý nhất định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, những ngành mới được sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất – kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng các KCN là để thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm ,phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, tập trung nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường. 1.1.3, Phát triển các khu công nghiệp là hình thức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Xây dựng các KCN và KCX là chủ trương đúng đắn đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa diễn ra trong xu thế hội nhập quốc tế. Những thành tựu phát triển các KCN và KCX trong thời gian qua đã được khẳng định, đó là tiền đề quan trọng cho thực tiễn tiếp theo. Song ngay trong bản thân quá trình xây dựng phát triển các KCN đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế bất cập, tồn tại nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ như: về cơ chế chính sách, về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng, về môi trường hoạt động… SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân Sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới gắn liền với những mục tiêu của các nước thành lập KCN và những mục tiêu của nhà đầu tư. 1.1.4,Một số khái niệm về phát triển - Khái niệm về phát triển : Khái niệm phát triển kinh tế: Theo TS Trần Anh Phương “Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như : thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội…” - Khái niệm phát triển bền vững: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) 1.2, Vai trò của phát triển các khu công nghiệp, của ngành công nghiệp : 1.2.1, Vai trò của ngành công nghiệp : - Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế: + Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia: Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. Công nghiệp có vai SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân trò quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước. + Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế : Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế. + .Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư : Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc ở, đi lại, vui chơi, giải trí .). Khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người. + Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội: Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. + .Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển: Vì công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyển làm tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội tăng giá . Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân 1.2.2, Vai trò của các khu công nghiệp và việc phát triển các khu công nghiệp: - Sự hình thành các khu công nghiệp hiện nay không vượt ra ngoài những nguyên nhân mà chúng được hình thành cách gần 40 năm trên thế giới. Đó là tạo ra những điều kiện về kết cấu hạ tầng, thương mại, thủ tục hành chính, khả năng cung cấp nguồn nhân lực tốt nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển và cuối cùng là nâng cao mức sống dân cư, cải thiện an sinh xã hội. Các khu công nghiệp còn giúp xử lý tập trung các loại chất thải công nghiệp, hạn chế mức thấp nhất những tác động lên môi trường xung quanh và các hệ sinh thái. - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế trong nước hiện nay, cho dù kinh tế kém phát triển, tích lũy từ nội bộ thấp song vẫn có thể thu hút các nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, đổi lại có môi trường đầu tư hấp dẫn, bao gồm các khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, có lực lượng lao động rẻ, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Bằng cách này, nhiều địa bàn hay lãnh thổ có thể rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. - Chủ trương phát triển các khu công nghiệp tập trung của Đảng và Chính phủ những năm qua đã mang lại sự phát triển vượt bậc của công nghiệp cũng như hình thành và củng cố vai trò hạt nhân phát triển vùng của nó. Phát triển các KCN đang là một trong những hướng đi quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp nói riêng và tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng kinh tế động lực, hệ thống đô thị, phân bố dân cư, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ổn định và bền vững nói chung. - Các khu công nghiệp hiện được xem xét trên hai góc độ: hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp tiên tiến và hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Với cách nhìn nhận về các khu công nghiệp như đã nêu, sự phát triển của các khu công nghiệp cần phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đảm bảo sự phát triển chung của toàn huyện cũng như toàn thành phố. SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân - Ngày 21 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1107/QĐ- TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. - Trước tình hình phát triển khá nhanh các KCN ở các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 6017/VPCP-CN ngày 20/10/2007 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 9066/BKH- LCN&KCX ngày 16/4/2008 hướng dẫn một số nội dung, yêu cầu của việc lập đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN đến năm 2020 nhằm rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN một cách tổng thể trên phạm vi cả nước. 1.2.3, Đặc điểm phát triển các khu công nghiệp : - Phát triển các khu công nghiệp tạo ra những điều kiện về kết cấu hạ tầng, thương mại, thủ tục hành chính, khả năng cung cấp nguồn nhân lực tốt nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển và cuối cùng là nâng cao mức sống dân cư, cải thiện an sinh xã hội. Các khu công nghiệp còn giúp xử lý tập trung các loại chất thải công nghiệp, hạn chế mức thấp nhất những tác động lên môi trường xung quanh và các hệ sinh thái. - Nội hàm của phát triển bền vững khu công nghiệp không nằm ngoài ba mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển có hiệu quả về kinh tế ; phát triển hài hòa về mặt xã hộ i, nâng cao chất lượ ng cuộ c sống củ a người lao động; và khai thác hợ p lý , sử dụ ng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên , bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong và ngoài KCN . 1.2.4, Phân loại các khu công nghiệp -KCN tập trung là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hoá các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu công nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, và bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu công nghiệp tập trung còn hình thành SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Tuân cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại . cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. +Khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn : Thường là các khu công nghiệp của nhà nước, do nhà nước xây dựng hoặc là các KCN có vốn đầu tư của nước ngoài. Sản phẩm sản xuất trong các KCN này thường là các sản phẩm công nghiệp nặng, sản phẩm có công nghệ áp dụng cao. Các khu công nghiệp tập trung ít khi tuân theo hệ thống phân chia ngành tiêu chuẩn vì hệ thống này thường bỏ sót nhiều đối tượng liên quan cũng như các mối quan hệ cạnh tranh quan trọng. - Khu công nghiệp vừa và nhỏ : Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. Quy mô các KCN này thường không lớn thuận tiện về giao thông có thể đặt ở những khu vực có dân cư sinh sống, có thể đặt tại các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 1.3, Các nhân tố ảnh hưởng tơi sự phát triển các khu công nghiệp : -Vị trí địa lý:ảnh hưởng tới việc lựa chọn các địa điểm xây dựng cơ sở CN, phân bố và tổ chức lãnh thổ CN. -Tự nhiên: +Khoáng sản: là nguyên liệu của CN. Số lượng, chủng loại, chữ lượng, chất lượng và phân bố khoáng sản ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, tổ chức và phân bố các cơ sở CN. +Khí hậu, nước: Đia hình, thời tiết, khí hậu tác động tới hoạt động của các nghành CN. Nước: ảnh hưởng tới sự phân bố của các ngành CN (do các ngành CN thường phân bố ở nhữug nơi gần nguồn nước). Đất, rừng, biển: là nơi xây dựng các cơ sở CN=>Quỹ đất cho CN và đặc điểm địa chất công trình ảnh hưởng tới quy mô, công tác, thiết kế và chi phí xây dựng các cơ sở CN. Rừng và biển cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp SV: Vũ Đức Du Lớp: Kế hoạch 50A 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan