ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

31 2K 13
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, cho đến nay vẫn chưa có một thống kê dịch tễ nào ở Việt Nam khảo sát về tỷ lệ mắc bệnh, cũng như chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Để góp phần đưa ra một số liệu xác thực nhất về thực trạng bệnh VKDTTN ở Việt Nam, tìm hiểu về việc sử dụng thuốc trong điều trị VKDTTN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sinh hoạt của bệnh nhi và hạn chế tối đa những TDKMM của các thuốc chữa bệnh VKDTTN, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai”, với các mục tiêu cụ thể sau:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2010 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ TRANG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ: 60 73 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Vui PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng 2 HÀ NỘI 2010 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: TS. Đào Thị Vui- Bộ môn Dược lý- Trường Đại học Dược Hà Nội, là người thầy đã giành nhiều thời gian quý báu trực tiếp hướng dẫn tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai, người thầy đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu, giúp tôi xây dựng và hoàn thành bản luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn: Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tập thể khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Các thầy, các cô Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là Bộ môn Dược lý và Dược lâm sàng đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn lớp Dược lâm sàng- Cao học 13 đã chia sẻ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân của tôi đã luôn ở bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 Phạm Thị Trang MỤC LỤC Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang DANH MỤC HÌNH Trang 6 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ANA : Kháng thể kháng nhân (Anti Nuclear Antibody) CCP : Cyclic Citrullinated Peptide COX : Enzym cyclo-oxygenase CRP : Protein C phản ứng (C Reactive Protein) DMARD : Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatis Drug) HLA : Kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen) ILAR : Hội thấp khớp học quốc tế (the International League of Associations for Rheumatology) IL -1 : Interleukin 1 JRA : Juvenile Rheumatoid Arthritis KTKN : Kháng thể kháng nhân MRI : Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) NK : Tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer) NSAID : Thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal Anti-inflamatory Drug) OR : tỷ số chênh (Odds ratio) PG : Prostaglandin RF : Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor) RNA : Ribonucleic acid SAARD : Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm(Slow Acting Anti Rheumatis Drug) TDKMM: Tác dụng không mong muốn TNF : Yếu tố hoại tử khối u (Tumor Necrosis Factor) TSGĐ : Tiền sử gia đình VKDTTN : Viêm khớp dạng thấp thiếu niên ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh thường gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng nói chung và các bác sĩ nhi khoa nói riêng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh. Trong đó viêm khớp dạng thấp thiếu niên (VKDTTN) là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất [32]. Đó là một bệnh lý về khớp mạn tính khá phổ biến ở trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những di chứng nặng nề như teo cơ, cứng khớp, viêm mống mắt, gây tàn tật suốt đời cho trẻ [5], là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hơn nữa nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh của VKDTTN còn chưa rõ ràng [6], [32], do đó việc điều trị bệnh không hề đơn giản. Thuốc điều trị bệnh VKDTTN bao gồm 3 nhóm thuốc chính: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống viêm corticoid và các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) [6], [37]. Cả ba nhóm này đều là những thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn (TDKMM) [14]. Trong đó NSAID đứng hàng thứ 2 và corticoid đứng hàng thứ 4 về tỷ lệ gây ra TDKMM trong các nhóm thuốc được sử dụng tại bệnh viện Bạch Mai [11], với các TDKMM thường gặp là: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày- tá tràng, loãng xương, nguy cơ nhiễm trùng Các TDKMM này làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhi, nhất là khi phải điều trị trong thời gian dài và là một trong những vấn đề quan tâm của thầy thuốc khi kê đơn. Ở nước ta, bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã được nghiên cứu nhiều, trong khi đó bệnh VKDTTN ở trẻ em thì chưa được quan tâm nhiều, thậm chí có nhiều bác sĩ còn nhầm lẫn bệnh VKDTTN với các dạng bệnh tổn thương xương khớp khác. Theo các tài liệu mà chúng 8 tôi thu thập được, cho đến nay vẫn chưa có một thống kê dịch tễ nào ở Việt Nam khảo sát về tỷ lệ mắc bệnh, cũng như chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Để góp phần đưa ra một số liệu xác thực nhất về thực trạng bệnh VKDTTN ở Việt Nam, tìm hiểu về việc sử dụng thuốc trong điều trị VKDTTN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sinh hoạt của bệnh nhi và hạn chế tối đa những TDKMM của các thuốc chữa bệnh VKDTTN, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai”, với các mục tiêu cụ thể sau: 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh VKDTTN. 2. Đánh giá hiệu quả chống viêm, giảm đau của các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticoid và DMARD trong điều trị bệnh VKDTTN. Qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh VKDTTN. 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên Viêm khớp dạng thấp thiếu niên (VKDTTN) là danh từ được thống nhất dùng để chỉ tất cả những bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mãn tính, kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Bệnh còn được gọi là viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh Still, Chauffard- Still, viêm khớp thiếu niên. Về bản chất, VKDTTN giống VKDT người lớn nhưng khác ở biểu hiện lâm sàng [4], [6]. 1.1.1. Dịch tễ học VKDTTN là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất trong các loại tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 0,8- 22,6/100 000 trẻ em [32]. Lý do chính của sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh là do sự khác nhau về thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu và các cách phân loại bệnh khác nhau. Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố địa lý, yếu tố môi trường hoặc yếu tố gen. Theo Moe và Rygg (1998), tỷ lệ mắc bệnh VKDTTN ở Norway là 22,6/100 000 trẻ. Một nghiên cứu gần đây (2003) của Berntson cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được phát hiện ở Phần Lan là 21/100 000 và ở hai vùng của Na Uy là 19 và 23/100 000. Bệnh VKDTTN ảnh hưởng trên trẻ gái nhiều hơn trẻ trai, nhưng sự phân bố về giới cũng khác nhau giữa các thể lâm sàng. Theo Schaller (1997), thể viêm vài khớp khởi bệnh sớm trội hơn ở trẻ gái, còn thể khởi phát muộn trội hơn ở trẻ trai. Trong thể viêm vài khớp tỷ lệ giữa nam/nữ là 1/5; trong thể viêm nhiều khớpviêm khớp hệ thống tỷ lệ này là 1/3 và 1/1 tương ứng. 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan