BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

71 298 0
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU  TỈNH ĐỒNG NAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP CAO THẾ HIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP TP.HCM 082007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP CAO THẾ HIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh TP.HCM 082007 LỜI CẢM ƠN  Gặt hái được thành quả như hôm nay tôi chân thành cảm ơn quý Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn tất chương trình học. Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến: Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô giáo Khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn các anh trong Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng phía Nam và tập thể Ban Giám đốc Lâm trường Mã Đà đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và các tài liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn Tp.HCM, tháng 08 năm 2007 Sinh viên thực hiện Cao Thế Hiệp SUMMARY Cao The Hiep, student of forestry faculty of Nong Lam University, Thu Duc District, Ho Chi Minh City. The thesis “First step research on some structural characteristics of natural forest (IIIA1 type) at 104 sub area – Bo Hao Hamlet – Ma Da Village – Vinh Cuu District – Dong Nai Province” has been carried out from February to July 2007. Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh The main research methods of the thesis are mensurement and collection of the data in the study fields. The software Excel 2003 was used to treat data and establish the correlation models. The research results could be summarized with some main contents as follows: 1. Structure of botanic species: The number of species in natural forest (IIIA1 type) at study area is 59 species; Sapindaceace has the highest ratio (16.07 percent) with species Xerospermun noronhianum. 2. Distribution of stem number according to tree height – rank (NHVN) Correlation of (N) according to height rank (H) of natural forest (IIIA1 type) at study area is well fitted by Weibull equation with  = 1,5 and  = 0,052. 3. Distribution of stem number according to diameter at breast height (ND1.3) Correlation of (N) according to diameter (D1,3), to be a mathematical model with an Meyer equation as: LnN% = 4,3582 – 0,1207D1,3 or N% = 78,11.e0,1207D1,3 4. Distribution of mass according to diameter at breast height (MD1.3) MD1.3 of natural forest (IIIA1 type) at study area is not continuous; the mass decreases gradually when the diameter increases, M = 109,6 m3. 5. Correlative equation between the tree height and the diameter (HVND1.3) At study area, the best mathematical equation to model the correlation of the tree height (HVN) with the diameter (D1,3) with an equation as: H = 0.8474 + 11,3361 LogD1,3 with r = 0,66 6. Forest reproductive situation Density of reproductive tree of natural forest (IIIA1 type) at study area is about 8.590 trees per ha. The number of trees with H < 2 m has a high ratio (H < 1 m has 30.6 percent; 1 m < H < 2 m has 42.5 percent). The number of prospect trees has 6923 trees per ha (80.6 percent). 7. Crown density of the forest at study area The thesis has calculated the crown density of the forest at study area is 0.68. PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN i MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Tóm tắt Phiếu nhận xét của giáo viên hướng dẫn Phiếu nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục i Danh sách các chữ viết tắt iii Danh sách các bảng iv Danh sách các hình v CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Giới hạn phạm vi và địa điểm vùng nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 4 2.1. Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới 4 2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam 6 2.3. Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng 9 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11 3. 1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 11 3.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 12 3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 17 CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 4.1. Nội dung nghiên cứu 24 4.2. Phương pháp nghiên cứu 24 4.2.1. Cơ sở phương pháp luận 24 4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 25 ii 4.2.3. Nội dung điều tra và các biện pháp kỹ thuật 26 4.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 27 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 5.1. Kết cấu tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIIA1 tại tiểu khu 104, thôn Bà Hào – xã Mã Đà – huyện Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai 33 5.2. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (NHvn) của lâm phần IIIA1 tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 35 5.3. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (ND1,3) của lâm phần IIIA1 tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai38 5.4. Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang (NG) của lâm phần IIIA1 tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 41 5.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (MD1,3) của lâm phần IIIA1 tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 43 5.6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (HvnD1,3) 45 5.7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng 47 5.8. Xác định độ tàn che của rừng 49 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 51 6.1. Kết luận 51 6.2. Tồn tại 52 6.3. Kiến nghị 53 Tài liệu tham khảo Phụ biểu iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng UBND: Ủy ban nhân dân Bộ NN PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn VAC: Vườn ao chuồng CBCNV: Cán bộ công nhân viên D 1,3 Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm D 1,3_tn Đường kính 1,3 m thực nghiệm D 1,3_lt Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết H Chiều cao của cây, m H vn Chiều cao vút ngọn, m H_tn Chiều cao thực nghiệm, m H_lt Chiều cao lý thuyết, m log Logarit thập phân (cơ số 10) ln Logarit tự nhiên (cơ số e) P Mức ý nghĩa (xác suất) 5.1. Số hiệu của bảng hay hình theo chương r Hệ số tương quan R Biên độ biến động R2 Hệ số xác định mức độ tương quan S Độ lệch tiêu chuẩn S2 Phương sai mẫu SK Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố SYX Sai số của phương trình hồi quy iv DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dân cư trên địa bàn Lâm trường Mã Đà .................. 18 Bảng 5.1. Bảng tổ thành loài thực vật tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào xã Mã Đà – huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. ...................................................................... 34 Bảng 5.2. Bảng phân bố % số cây theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIIA1 và các thông số thống kê ............................................................................................. 36 Bảng 5.3. Bảng phân bố (ND1,3) trạng thái rừng IIIA1 và các thông số thống kê .................................................................................................................................. 39 Bảng 5.4. Phân bố % số cây theo cấp tiết diện ngang ........................................ 42 Bảng 5.5. Phân bố trữ lượng (M) theo cấp đường kính ..................................... 44 Bảng 5.6. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao trạng thái IIIA1......................... 48 v DANH SÁCH HÌNH Hình 5.1. Phân bố % số cây theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIIA1 ...................37 Hình 5.2. Phân bố % số cây theo cấp đường kính trạng thái rừng IIIA1 .............40 Hình 5.3. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp tiết diện ngang (%NG)........... 42 Hình 5.4. Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3 trạng thái IIIA1 44 Hình 5.5. Biểu đồ mô tả tương quan giữa chiều cao và đường kính ................ 46 Hình 5.6. Biểu đồ phân bố % số cây tái sinh theo cấp chiều cao ...................... 48 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài sản vô giá đối với con người và cuộc sống, là một hệ sinh thái vô cùng phức tạp. Rừng giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện điều kiện khí hậu, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học … Bởi thế mà rừng được coi như là một lá phổi của trái đất. Cùng với sự phát triển hiện nay của nhiều ngành công nghiệp, áp lực dân số ngày càng gia tăng, cộng với sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân về tầm quan trọng và các chức năng của rừng đã dẫn đến sự suy giảm về diện tích cũng như chất lượng rừng một cách nghiêm trọng, làm giảm tác dụng của rừng đối với môi trường, làm cho đất bị suy thoái do quá trình rữa trôi, xói mòn ngày càng cao, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn đã góp phần phá hủy môi trường sống của con người. Theo Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO, 1990), ở các nước nhiệt đới, tổng số diện tích rừng bị tàn phá và mất đi hàng năm là 16,8 triệu ha mỗi năm, chiếm khoảng 1,2 % tổng số diện tích rừng của các nước thuộc vùng nhiệt đới. Trong đó, Việt Nam là một nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, chủ yếu là rừng nhiệt đới. Năm 1945, diện tích rừng nước ta còn khoảng 14,3 triệu ha, chiếm 43 % tổng diện tích tự nhiên thì đến năm 1990 chỉ còn 9,3 triệu ha, chiếm 28,4 % tổng diện tích tự nhiên. Bên cạnh đó, tốc độ mất rừng ngày càng tăng trong khi tốc độ trồng rừng còn rất hạn chế, tình trạng này đã làm cho rừng thoái hóa rất nhanh cả về chất và lượng. Vấn đề này đã đặt ra cho các nhà lâm nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là phải nhanh chóng khôi phục lại rừng, đáp ứng nhu cầu về gỗ, củi của con người và môi trường sinh thái, bảo đảm tính ổn định và phát triển bền vững vốn rừng. 2 Trong những năm gần đây, công tác phục hồi và khoanh nuôi rừng tự nhiên đang được các nhà lâm nghiệp đặc biệt quan tâm. Vì vậy, để công tác tổ chức, quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả cần phải có những hiểu biết sâu sắc về các đặc trưng của cấu trúc rừng nhằm lựa chọn và đề xuất một số biện pháp lâm sinh phù hợp và hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự đó, được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Minh Cảnh, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cuối khóa, đề tài “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 tại tiểu khu 104, thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2007. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (a) Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 tại tiểu khu 104, thuộc thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. (b) Góp phần đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với tình hình thực tế của rừng tại khu vực nghiên cứu. 1.3. Giới hạn phạm vi và địa điểm vùng nghiên cứu 1.3.1. Giới hạn về nội dung Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tổ thành loài, phân bố số cây theo cấp đường kính ngang ngực, phân bố số cây theo cấp chiều cao, phân bố trữ lượng theo cấp đường kính, tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực, đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng, độ tàn che của rừng… 1.3.2. Giới hạn về khu vực và đối tượng nghiên cứu Do điều kiện trình độ và thời gian có hạn, đề tài chỉ thực hiện ở một số diện tích rừng trạng thái IIIA1 tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện 3 Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Do vậy đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra những nhận định chung về cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu, vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mặc dù đã cố gắng hết sức trong cuộc điều tra, khảo sát, tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan để thực hiện đề tài, nhưng do những hạn chế nhất định, nhất là sự phức tạp và phong phú về mặt lâm học của rừng nhiệt đới, nên đây chỉ là những kết quả bước đầu nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 4 Chương 2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới Khái niệm về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp nên các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật theo không gian và thời gian. Phân bố của quần thể thực vật trong không gian có thể biểu hiện ở hai khía cạnh: theo chiều thẳng đứng (tính thành tầng, tầng phiến) và theo chiều nằm ngang của rừng (trạng thái khảm). Đó là sự chọn lọc mang tính quy luật trong tự nhiên. Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần thể sinh vật. Trên thế giới, thuật ngữ cấu trúc được sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và nó có ý nghĩa khác nhau đối với từng tác giả. Theo PW.Richards (1939) “cấu trúc” nghĩa là phân bố cây rừng theo chiều thẳng đứng. Năm 1952, với tác phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” mà điểm đặc trưng ở đây là tuyệt đại bộ phận thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh; ưa ẩm; thân có bạnh vè; hoa quả; ngoài ra còn có một số thực vật của rừng ôn đới. Theo Meyer (1952), Turnbull (1963), Rollet (1969) thì “cấu trúc” dùng để chỉ rõ sự phân bố của thành phần cây gỗ theo các cấp đường kính hoặc phân bố của tiết diện ngang thân cây theo cấp đường kính. Theo Golley và cộng tác viên (1969), “cấu trúc” là phân bố sinh khối theo gỗ, thân, lá, rễ, ... Theo T.A.Rabotnov (1978), “cấu trúc” quần xã thực vật đó là đặc điểm phân bố của các cơ quan thành phần tạo nên quần xã theo không gian và thời gian. 5 Đối với mỗi tác giả thì việc nghiên cứu các quy luật cấu trúc lâm phần theo các phương pháp khác nhau ứng với từng mục đích do chính tác giả đề ra. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này từ rất lâu, một số nhà bác học và một số nhà nghiên cứu về điều tra như: Weise (1880); Prodan (1951); V.S.Moisew (1966, 1969, 1971)… và còn nhiều tác giả khác nữa. Xác định cấu trúc của một loại hình rừng được Wenk (1995) nghiên cứu nhằm mục đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của cây rừng qua các quy luật phân bố cây theo chiều cao Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3, đường kính tán, tổng diện ngang G (cấu trúc ngang), mà còn có thể xác định được chính xác kích thước bình quân của lâm phần phục vụ công tác điều tra quy hoạch rừng. Ở loại hình rừng trồng thuần loại đều tuổi, phân bố số cây theo H, D1,3 khi mới trồng thường có quy luật chính thái, sau đó lệch trái khi đã bước vào khép tán và dần chuyển sang lệch phải khi rừng lớn tuổi hơn. Theo Weise, trong việc nghiên cứu vị trí của cây rừng có đường kính bình quân. Đối với rừng thuần loại, đều tuổi, một tầng, ông đã xác định đường kính bình quân là cỡ đường kính của cây nằm ở vị trí thứ 57,5% tính từ cỡ nhỏ trong cột số cây (ni) từ số liệu điều tra đo đếm. Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố của cây rừng, chủ yếu theo đường kính D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và các biện pháp kinh doanh. Theo ông , sự phân bố cây theo đường kính có giá trị tiêu biểu nhất cho lâm phần. Những quy luật phân bố mà ông xác định được ở rừng tự nhiên được chấp nhận và kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố đường kính của rừng tự nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung rất nhiều ở các cấp đường kính nhỏ. Do bởi có nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các cỡ đường kính lớn, chỉ có một số loài nhất định do bởi đặc tính sinh học hay do bởi vị trí thuận lợi trong rừng chúng ta mới có khả năng tồn tại và phát triển. Về phân bố chiều cao, rừng tự nhiên thường có dạng nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ hay bởi các biện pháp chặt chọn không quy tắc nên phân bố 6 chiều cao của rừng thường có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi. Giáo sư N.V. Tretiakov đã đi đến kết luận, quy luật cấu trúc của những phân tử rừng thường xuyên mang những đặc điểm đặc trưng hiện tại, không phụ thuộc vào tuổi rừng, loài cây, điều kiện sinh trưởng và thậm chí điều này cũng được chỉ ra đúng ngay cả lâm phần phức và hỗn loài. Rutkowski Boleslaw (1963) đã nghiên cứu bằng phương pháp biểu đồ sự phân bố cây theo đường kính trên một hecta theo đại lượng tương đối. Cách dùng đường biểu thị đường kính và số cây theo đơn vị đã cho phép so sánh những lâm phần khác nhau. Qua những nghiên cứu của rất nhiều tác giả cũng đã chỉ rõ ra rằng, các biểu đồ mặt cắt đứng chỉ minh họa được cách sắp xếp trên hướng thẳng đứng của cây gỗ trong một diện tích riêng và có hạn. Một dãy kề ngay bên cạnh có thể biểu lộ những đặc điểm hoàn toàn khác biệt; và vì lý do này, dãi càng dài thì càng có thêm cơ hội để thu thập được những mẫu về sự biến động trong cấu trúc của quần lạc. 2.2. Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp hết sức quan tâm. Trong đó, đáng kể nhất là cuốn “Lâm Nghiệp Đông Dương” của Paul Maurand (1943), “Rừng thưa ở Nam Đông Dương” của Rollet (1969); “Kiểu rừng thưa vùng Đông Nam Á” của R. Champsoloix (1959). Về cấu trúc và trạng thái rừng ở Miền Bắc Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu của M. Loeschau (1962, 1964, 1966). Dựa trên cơ sở cấu trúc về các đặc điểm lâm sinh và trữ lượng rừng… các tác giả đã đề xuất ra các chỉ tiêu định lượng để phân loại các trạng thái rừng tự nhiên ở Miền Bắc Việt Nam và được áp dụng trong việc điều tra quy hoạch và điều chế rừng khá rộng rãi. 7 Cho đến nay, tuy những nghiên cứu về lĩnh vực lâm nghiệp được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nhưng các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Trong đó có một số tác giả như công trình nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1961) về thảm thực vật rừng ở Việt Nam, Trần Ngũ Phương (1965) cùng những người cộng tác đã cho ra tập “Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam”. Song việc xác định loại cấu trúc ở các kiểu rừng của các tác giả trên chỉ mang tính chất mô phỏng định tính, thuyết minh cho kết quả phân loại của mình mà thôi. Việc đi sâu nghiên cứu về cấu trúc rừng trong những năm gần đây thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao, đường kính nhưng kết quả này lại phục vụ cho mục tiêu tương đối khác. Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền khi lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng gỗ hỗn loài ở Miền Bắc nước ta, tác giả đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố chiều cao và phân bố của các nhân tố hình dạng thân cây. Qua kết quả nghiên cứu ,tác giả đã rút ra kết luận là: quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài nước ta có dạng phân bố giảm theo đường kính và dạng phân bố nhiều đỉnh theo chiều cao và sự phân bố của các chỉ tiêu hình dạng f0,1 và f1,3 của các loài cây trong rừng tự nhiên hỗn loài có dạng phân bố tiệm cận với phân bố chuẩn và các quy luật này khác hẳn so với rừng thuần loại đều tuổi. Nguyễn Ngọc Lung và những cộng sự (1986) đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng, tác giả đã tổng kết các quy luật khí hậu vùng Thông và đã xây dựng bản đồ phân hạng đất trồng rừng, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh. Về mặt cấu trúc rừng Thông ba lá , tác giả đã sơ kết trên những cơ sở dữ liệu lớn, đã đo đạc trên những ô tiêu chuẩn có kích thước khác nhau từ 1.000 m2 – 10.000 m2 đều thấy sự phân bố số cây theo cỡ đường kính, chiều cao theo thời gian và trong không gian, đồng thời xây dựng các phân bố đỉnh của hàm Pearson cho số cây theo cỡ kính. Quy luật chỉ tồn tại một tầng phiến, tiêu biểu cho những lâm phần đều tuổi. Quy luật phân bố theo đám trên mặt đất theo cách mọc, điểm này có liên quan đến quy cách khai thác, 8 tái sinh lại, và điều chỉnh mật độ trong nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất rừng trong tương lai. Nguyễn Văn Trương (1983) trong phương pháp nghiên cứu đã sử dụng ô tiêu chuẩn có diện tích từ 0,25 ha đến 1 ha để đo đếm các chỉ tiêu cần thiết về D 1,3, Hvn, Dtán,… của các cây có D1,3  1 cm. Cự ly cấp kính là 4 cm, chiều cao là 2 m, cấp tiết diện ngang là 0,025 m2. Trần Văn Con (1990) đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc số cây theo cấp đường kính (ND1,3) của rừng khộp và đã cho rằng khi rừng con non thì phân bố có dạng giảm, và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang phân bố đỉnh và lệch dần từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên về lập địa có lợi hay không có lợi cho quá trình tái sinh. Về sau này, có rất nhiều các luận án thạc sĩ chuyên ngành Lâm nghiệp, đề tài tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lâm nghiệp có nghiên cứu hoặc đề cập đến cấu trúc rừng như: Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng IIIA2 làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp điều chế rừng tại lâm trường Bù Đăng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước của Nguyễn Kim Anh (1998). Cấu trúc kiểu rừng kính thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Cát Tiên của Nguyễn Khoa Thảo (2002). Bước đầu tìm hiểu cấu trúc về kiểu rừng rụng lá tại khu vực Bầu Sấu – Vườn Quốc gia Cát Tiên của Lê Thanh Hồng (2003). Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp và đặc điểm sinh trưởng loài Dầu đồng của rừng khộp tại lâm trường Chư Phả Đăk lăk của Phạm Văn Đến (2003). Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA1 tại phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Trần Anh Tú (2005). 9 Nhìn chung, việc nghiên cứu cấu trúc dựa trên phương pháp nghiên cứu đường cong phân bố là phương pháp tổng quát nhất, dựa vào nó có thể xác định vị trí của cây bình quân lâm phần và phạm vi biến động, phương pháp biểu đồ vừa đơn giản rõ ràng, cho hình ảnh sinh động về quy luật phân bố, đáp ứng yêu cầu về tính quy luật phân bố và các vấn đề khác trong nghiên cứu cấu trúc rừng. Những kết quả nghiên cứu đạt được của một số tác giả về cấu trúc rừng sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho tôi học tập và đi theo hướng nghiên cứu đã định để thực hiện đề tài tốt nghiệp này. 2.3. Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng Theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng 1984 (QPN684) các trạng thái rừng chính được phân theo hệ thống phân loại của Loschaus (1962) như sau: Nhóm kiểu I: Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa hình thành rừng, chỉ có cây cỏ, cây bụi hoặc cây gỗ, tre nứa có độ che phủ dưới mức 0,3. Tùy theo hiện trạng nhóm này được chia thành: Kiểu hiện trạng rừng Kiểu IA: Trảng cỏ Kiểu IB: Trảng cỏ, cây bụi Kiểu IC: Trảng cỏ, cây bụi có cây gỗ rải rác Nhóm kiểu II: Kiểu rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tuỳ theo hiện trạng, nguồn gốc mà chia ra: Kiểu IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh đều tuổi, một tầng. Kiểu IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Nhóm kiểu III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. 10 Các quần thụ đã bị tác động khai phá bởi con người ở những mức độ khác nhau làm cho kết cấu ổn định của rừng ít nhiều đã có sự thay đổi khác nhau. Tùy theo mức độ tác động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia làm 2 kiểu: Kiểu IIIA: Được đặc trưng bỡi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm 3 kiểu phụ: Kiểu phụ IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Đặc trưng của kiểu này là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây gỗ đại bộ phận đường kính 2030 cm. Rừng có hai tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rãi rác còn một số cây to khỏe vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Kiểu phụ IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (trên 35cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn. Kiểu IIIB: Được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quý, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng, khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao. Rừng hỗn giao Gỗ + Lồ ô Rừng gỗ xen tre nứa, lồ ô: (Tầng cây gỗ phải đạt tiêu chuẩn là rừng như quy định ở trên và chiếm ưu thế so với tầng tre nứa): Tầng cây gỗ chia theo tiêu chuẩn rừng gỗ, tầng tre nứa để nguyên. 11 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu Tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thuộc sự quản lý của Lâm trường Mã Đà . 3.1.1. Giới thiệu chung Lâm trường Mã Đà được thành lập năm 1977 khi đó là một Lâm trường quốc doanh với diện tích khá lớn bao gồm cả Lâm trường Hiếu Liêm và lòng hồ Trị An ngày nay. Nhưng sau đó một thời gian, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chia cắt ra thành Lâm trường Mã Đà và Lâm trường Hiếu Liêm và một phần diện tích bị khai thác trắng làm lòng hồ Trị An. Kể từ năm 1997 Lâm trường chuyển sang thành một Lâm trường hoạt động công ích và hiện nay đã sát nhập cùng hai Lâm trường Vĩnh An và Hiếu Liêm thành một khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu. Lâm trường Mã Đà có diện tích tự nhiên là 27.497 ha và có địa bàn nằm trên hai xã: xã Mã Đà và xã Phú Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, nhưng đa phần là thuộc xã Mã Đà và một diện tích rất nhỏ (220 ha) nằm trên địa bàn xã Phú Lý. Lâm trường Mã Đà nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai quản lý. Trong diện tích tự nhiên của Lâm trường bao gồm có diện tích rừng tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư, diện tích đất trống, diện tích ao hồ, diện tích rừng trồng và một số diện tích khác … Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 21.642,6 ha chiếm 78,7 % tổng diện tích tự nhiên của Lâm trường. Rừng tự nhiên của Lâm trường Mã Đà chủ yếu là rừng nghèo và rừng non đang được phục hồi, khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh tự nhiên sau khi bị chiến tranh tàn phá và hậu quả của việc khai thác quá mức trước kia. Rừng trồng của Lâm trường bao gồm rất nhiều loài như: Tếch, Keo lá tràm, Sao 12 đen, Dầu, Bằng lăng … và diện tích rừng trồng này chủ yếu được trồng trên những diện tích đất trống do bị chiến tranh tàn phá không thể tái sinh rừng tự nhiên được. Rừng của Lâm trường Mã Đà ngoài mục đích là phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên còn là di tích lịch sử chiến khu Đ. Do vậy Lâm trường xác định công tác QLBVR – Xây dựng và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Lâm trường. 3.1.2. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của Lâm trường là quản lý tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có. Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả diện tích rừng và đất rừng. Ngày càng nâng cao độ che phủ của rừng tự nhiên và rừng trồng. Ngày càng năng cao chất lượng rừng cũng như trữ lượng rừng. Ổn định dân cư và phát triển kinh tế trong vùng nhằm giảm thiểu sự tác động của người dân vào rừng. Hạn chế tối đa các vụ vi phạm về rừng đặc biệt là các vụ cháy rừng. 3.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 3.2.1. Vị trí địa lý Lâm trường Mã Đà nằm trong vùng có vị trí địa lý như sau: Từ 107o18’ đến 107o58’ kinh độ đông. Từ 11o28’ đến 11o58’ vĩ độ bắc 3.2.2. Phạm vi ranh giới Với tổng diện tích tự nhiên là 27.497 ha (theo số liệu kiểm kê năm 1999) thuộc phạm vi quản lý hành chính. Xã Mã Đà: 27.277 ha Xã Phú Lý: 220 ha. Nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai Lâm trường Mã Đà giáp các khu vực sau: + Phía Bắc giáp: tỉnh Bình Phước và Lâm trường Vĩnh An. 13 + Phía Nam giáp: hồ Trị An. + Phía Đông giáp: hồ Trị An và xã Phú Lý. + Phía Tây giáp: Lâm trường Hiếu Liêm thuộc xã Trị An. 3.2.3. Địa hình – Đất đai Lâm trường Mã Đà nằm trong vùng núi thấp bán bình nguyên, tương đối bằng phẳng. Địa hình có dạng gợn sóng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Độ dốc không quá 15o, trung bình vào khoảng 8o đến 10o. Độ cao lớn nhất là 125 m, trung bình vào khoảng từ 70 m đến 80 m. Với địa hình trên rất thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp song lại là điều kiện bất lợi trong công tác QLBVR vì lâm tặc có thể xâm nhập vào rừng trái phép bất kỳ lúc nào. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thì đất trong Lâm trường chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên nền đá mẹ sa phiến thạch, tầng đất canh tác từ mỏng đến trung bình, kết von nhiều, nghèo chất dinh dưỡng, ít nguyên tố vi lượng. Tuy vậy, trong phạm vi Lâm trường có hai khu vực là: đồi Mỹ (đất đỏ bazan) với diện tích khoảng 100 ha và dọc sông Mã Đà giáp tỉnh Bình Phước với bề rộng dọc sông khoảng 50 ha là phù sa ven sông có khả năng trồng cà phê và cây ăn quả cho năng suất và chất lượng cao. 3.2.4. Khí hậu thủy văn Lâm trường Mã Đà nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bộ có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm khá lớn trên 2000 mm tập trung vào các tháng 7, 8, 9 (chiếm 60%). Nhiệt độ trung bình cả năm là 26,4oC cao nhất 35oC (vào tháng 4) và thấp nhất là 16,5oC (vào tháng 1). Độ ẩm tương đối : 80 % đến 82 %. Hướng gió chính là Đông Bắc – Đông Nam. 14 Ít có gió bão và sương mù. 3.2.5. Tài nguyên rừng Thực vật rừng Rừng của Lâm trường Mã Đà nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Tổ thành loài cây rất phong phú đa dạng với 120 loài 61 họ trong đó tầng cây gỗ có 62 loài 32 họ, tầng cây bụi có 23 loài 19 họ, tầng thảm tươi có 15 loài 10 họ. Trong tổ thành cây thì họ Sao Dầu chiếm ưu thế, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Dầu (Dipterocarpus alatus, Dipterocarpus dyeri), Chai (Shorea guiso), Vên Vên (Anisoptera costatus), Gỏ mật (Sindora cochichinensis)… Theo số liệu kiểm kê rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp tháng 101999 của ban kiểm kê Trung Ương và kết quả phúc tra đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng của Lâm trường năm 2001 và cập nhật diễn biến tài nguyên năm 2003, Lâm trường có tổng diện tích tự nhiên là 27.494 ha với hiện trạng sử dụng đất như sau: 1 Đất có rừng 23.247,3 (chiếm 84,5% tổng diện tích) a) Rừng tự nhiên 21.642,6 (chiếm 78,7%) b) Rừng trồng 1.604,7 (chiếm 5,8%) 2 Đất chưa có rừng 4.249,7 (chiếm 15,5%)  Tình hình phân bố và đặc tính xung yếu: Tổng diện tích rừng và đất rừng Lâm trường quản lý là 27.497 ha với tổng chiều dài đường ranh giới là 222 km, trong đó 2 phía: phía Nam và phía Đông tiếp giáp với hồ Trị An có chiều dài trên 157 km, đây là khu vực xung yếu nhất. Vì trên vành đai này theo quy hoạch tổng quan của lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai và phương án điều chế rừng của Lâm trường có 7.543 ha được quy hoạch cho phòng hộ đầu nguồn, trong đó có 4.041 ha rừng tự nhiên và 594,3 ha rừng trồng. Toàn bộ đường bờ hồ Trị An giáp ranh với các khu rừng là một dãi đất vùng bán ngập. 15  Đặc điểm về rừng và đất chưa có rừng: Rừng tự nhiên: + Diện tích: theo kết quả kiểm kê rừng tháng 101999 tổng diện tích rừng tự nhiên của Lâm trường là 21.642,6 ha chiếm 78,7% diện tích tự nhiên của Lâm trường. + Trữ lượng: ở thời điểm kiểm kê rừng tháng 101999 tổng trữ lượng rừng tự nhiên của Lâm trường là: 1.521.302 m3. Theo đề án nghiên cứu về rừng của Phân viện Điều tra Quy hoạch II thuộc Bộ NN PTNT thì lượng tăng trưởng về sinh khối hàng năm đối với rừng tự nhiên khu vực miền Đông Nam Bộ là 2% trữ lượng rừng, trong đó đã trừ đi lượng hao hụt do đào thải hàng năm của rừng. Như vậy nếu QLBVR tốt thì hàng năm trữ lượng rừng của Lâm trường tăng thêm được 30000 m3. Rừng trồng: Lâm trường thực hiện nhiệm vụ trồng rừng mới từ năm 1978 tính đến nay, diện tích của Lâm trường đã trồng được: 1.604,7 ha trong đó: + Rừng trồng theo chương trình 661 (R.327): 273,9 ha + Rừng trồng theo chương trình 661 (vốn dân): 60,4 ha + Rừng trồng theo chương trình 661 (R. PH): 594,3 ha + Rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách cấp từ thuế tài nguyên là 369,8 ha. + Rừng trồng bằng nguồn vốn liên doanh liên kết: 127,3 ha + Rừng TTTH: 179 ha Trong đó diện tích rừng trồng cây gỗ lớn chu kỳ kinh doanh là: 1.087,2 ha, còn lại: 517,5 ha là rừng trồng nguyên liệu giấy. Phần lớn diện tích rừng trồng của Lâm trường trồng theo phương thức quản canh trên các loại đất hoang hóa bạc màu, do nhiểm chất độc hóa học. Từ năm 2000 đến nay, lâm trường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đưa vào trồng loài: cây Keo lai (nhân giống vô tính) có năng suất và chất lượng cao, rút ngắn chu kỳ sản xuất. 16 Đất chưa có rừng: + Đất sản xuất nông nghiệp: thực hiện nghị định 01CP ngày 04011995 của chính phủ Vv: “Giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp – lâm nghiệp – nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước”. Từ năm 1996 đến nay Lâm trường tiến hành giao được: 1.698,7 ha đất sản xuất nông nghiệp và 29,4 ha giao cho: 1.112 hộ dân nhận khoán để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. + Hồ: 445 ha, bao gồm: 421 ha hồ Bà Hào; 21,6 ha hồ vườn ươm và 2,6 ha đầm Suối Sai. + Đất trồng cây gỗ rải rác (Ic): 274,4 ha, diện tích này Lâm trường sẽ áp dụng giải pháp khoanh nuôi mới, phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên phân tán của hạt giống cây rừng. + Đất trống trảng cỏ và đất trống cây bụi (Ia – Ib): 407 ha, Lâm trường sẽ tiến hành trồng rừng hàng năm theo các chương trình và dự án của chính phủ. Động vật rừng Lâm trường Mã Đà rất đa dạng và phong phú về thành phần thực vật, động vật. Mặt khác lại gần với Vườn Quốc gia Cát Tiên thông qua rừng của Lâm trường Vĩnh An nên thành phần động vật rừng rất đa dạng và phong phú, nhất là từ khi UBND tỉnh Đồng Nai có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đã thấy xuất hiện trở lại các loài động vật rừng quý hiếm như: Voi, Bò rừng…cùng với sự định cư thường xuyên của Heo rừng, Nai, Mễn, Chồn, Cheo và một số động vật hoang dã khác. Tuy nhiên việc săn bắn, bẩy các loài động vật rừng vẫn còn xảy ra mặc dù lực lượng QLBVR Lâm trường thường xuyên truy quét phá hủy hàng trăm bẩy mỗi năm. Đây mà vấn đề mà Lâm trường sẽ đề ra biện pháp khắc phục ngăn chặn có hiệu quả hơn trong thời gian tới nhằm bảo đảm tính đa dạng sinh học và bảo tồn các loài động vật rừng quý hiếm trên lâm phần của Lâm trường quản lý. 3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 17 3.3.1. Thực trạng phân bố dân cư Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế của năm 2002 phục vụ cho việc xây dựng phương án quy hoạch di dời ổn định dân cư. Cán bộ công nhân viên (CBCNV) Lâm trường đã kết hợp với các tổ chức dân cư tiến hành điều tra phân loại dân cư cho thấy trên địa bàn Lâm trường có 1.568 hộ với 7.532 nhân khẩu sinh sống. Qua biểu thống kê dân cư cho thấy có 11 cụm dân cư lớn với 27 điểm dân cư nhỏ, có điểm dân cư chỉ có 11 hộ (khu dân tộc). Đa phần các cụm dân cư sinh sống giáp với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng của Lâm trường. Hệ thống quản lý chính quyền địa phương chưa thể quản lý hết, Lâm trường trước đây thuộc thị trấn Vĩnh An quản lý dân cư nhưng với ban quản lý dân cư quá ít không thể đảm đương hết công việc. Do vậy trên địa bàn Lâm trường có hai hệ thống lãnh đạo quản lý các hộ dân cư: Hệ thống chính quyền: thông qua ban khu phố theo dõi quản lý hộ, nhân khẩu, an ninh chính trị, y tế, giáo dục. Hệ thống Lâm trường: quản lý chỉ đạo việc sản xuất của các hộ dân nằm trong phạm vi của Lâm trường quản lý và quản lý đất đai tài nguyên của các hộ dân. Theo điều tra được thì thống kê phân loại trình độ dân cư như sau: Trình độ văn hóa: đa phần lao động chỉ có trình độ văn hóa cấp I hoặc cấp II, không có lao động trình độ cấp III. Trình độ chuyên môn: toàn bộ lao động không có tay nghề chuyên môn kỹ thuật mà chỉ có lao động chân tay là chính. Với hiện trạng như trên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế và phối hợp QLBVR. 3.3.2. Nguyên nhân hình thành dân cư Dân cư phát triển theo xã hội nghề rừng, theo chủ trương của Đảng và nhà nước chiếm 20%. 18 Dân tham gia khai thác dọn trắng hồ Trị An sau khi két thúc công việc định cư trên lâm phần của Lâm trường là 30 %. Cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ chế độ và một số dân cư từ nơi khác di dời tới … Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dân cư trên địa bàn Lâm trường Mã Đà Cụm dân cư Số hộ Nhân khẩu Lao động Nam Lao động Nữ Đi học Không đi học Mất sức Lao động Tổng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ LT bộ 278 1.226 602 624 337 325 188 196 7 9 70 94 Rang Rang 27 93 47 46 31 23 1 2 9 8 6 13 Suối sai 15 69 33 36 15 20 9 10 6 2 2 3 Bà Hào 287 1.349 660 689 362 374 157 156 31 45 110 114 Bàu Điền 98 495 265 230 131 126 78 61 19 6 37 37 Suối Boon 94 441 209 232 112 110 60 70 8 9 29 43 Suối Trau 118 546 281 265 141 137 47 43 21 23 72 62 Cai Nha 279 1.592 806 786 339 368 217 181 58 84 123 153 Cây Sung 194 915 483 432 258 231 126 110 26 29 73 62 Bà Cai 45 204 107 97 56 52 23 25 1 1 27 19 Suối 133 602 310 292 145 147 89 78 33 8 43 49 19 Rộp 11 cụm 1.568 7.532 3.803 3.729 1.987 1.913 995 932 219 224 601 659 3.3.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Hiện trên địa bàn có 1733 ha đất sản xuất nông nghiệp và có 42 ha ao hồ được Lâm trường hợp đồng giao khoán cho 1112 hộ dân để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 6,5% quỹ đất toàn Lâm trường. Đất nông nghiệp các hộ bố trí cây trồng như sau: Ao hồ: 42 ha Trồng cây nông nghiệp dài ngày: 1547,6 ha Trồng cây nông nghiệp ngắn ngày: 185,4 ha Tuy diện tích trồng điều và cây ăn trái lớn 1547,6 ha song do không được đầu tư thâm canh và chọn giống tốt, nên năng suất rất thấp, có diện tích chỉ đạt 80 – 100 kgha (điều). Qua thống kê điều tra thu thập cho thấy các khu vực: Lâm trường bộ, Suối Rộp, Bà Cai, Suối Trau có thu thập khá, đời sống người dân tương đối ổn định. Những cụm dân cư có lao động tham gia ở các khu công nghiệp hoặc cán bộ công nhân viên Lâm trường có phương pháp kinh doanh khá tổng hợp, đặc biệt khâu chăn nuôi gà thả vườn và nuôi heo kết hợp với ao cá. Các khu vực còn lại bình quân thu nhập nằm trong diện nghèo, cá biệt có nơi đói như suối Tượng, khu dân tộc có 11 hộ sinh sống. Qua điều tra dân sinh kinh tế của UBND thị trấn Vĩnh An tháng 72001 thì trên địa bàn Lâm trường có 50 % hộ dân nghèo. 3.3.4. Tập quán canh tác Từ những nguyên nhân hình thành dân cư trên địa bàn Lâm trường, chúng ta nhận thấy: Dân cư trên địa bàn có đủ mọi thành phần từ mọi miền đất nước về đây sinh sống. Đa phần là dân di cư theo dòng tộc vào sinh sống tại Lâm trường. Do 20 vậy mà đặc điểm canh tác ở đây mang màu sắc khá đa dạng theo nhiều tập quán của nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận ra một số đặc điểm chung là: dân cư ở đây sản xuất mang tính quảng canh, trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vốn sản xuất còn phụ thuộc vào sự cho vay của ngân hàng, do vậy năng suất không ổn định, mùa màng còn bấp bênh nhiều rủi ro, sản phẩm hàng hóa ít không đủ cạnh tranh trên thị trường. Một số đồng bào thiểu số sống định cư tại Lâm trường vẫn mang nặng thói quen tập quán sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, kỹ thuật trồng tỉa vẫn mang nặng tính dân gian nên năng suất kém. Hệ thống canh tác trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch từ canh tác rẫy thuần túy canh tác nông lâm kết hợp. Từ chổ chỉ sản xuất độc canh với một số cây lương thực như: mì, bắp,…Thời gian gần đây đã xuất hiện mô hình canh tác với sự kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày, giữa cây lương thực và cây ăn trái. Đặc biệt trên địa bàn Lâm trường đã xuất hiện một số mô hình trang trại đặc trưng VAC song còn quá ít và chưa có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Do vốn đầu tư còn thiếu nên dẫn đến vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế, chăn nuôi ở các hộ cũng chưa phát triển. Người dân chỉ quen bón phân hóa học vì vậy chất lượng đất ngày càng giảm, bạc màu và kết von nhanh. Việc lựa chọn giống cây trồng, kỹ thuật trồng của các hộ dân còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sự hỗ trợ của khoa học chưa nhiều. Do vậy dẫn đến năng suất thấp, rủi ro nhiều, kém bền vững. 3.3.5. Cơ sở hạ tầng  Giao thông vận tải Trục lộ chính của Lâm trường là trục lộ 761, nối trung tâm huyện Vĩnh Cửu với xã Phú Lý đi qua lâm phần của Lâm trường 40 km, hai mặt giáp hồ Trị An và trên 100 km đường trục nối vào các phân trường, cụm dân cư và tỉnh Bình 21 Phước. Hiện tại giao thông đáp ứng cơ bản cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, hàng hóa đến các khu vực dân cư. Ngoài ra Lâm trường còn có địa thế rất thuận lợi chỉ cách Biên Hòa 45 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 80 km nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế sau này, khi các cụm dân cư được sắp xếp ổn định theo định hướng, đồng thời nâng cấp các trục đường chính nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông. Tuy nhiên đây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc dễ dàng vào rừng lấy cắp, vận chuyển các lâm sản và tiêu thụ các lâm sản vi phạm, gây khó khăn cho công tác QLBVR.  Văn hóa Là khu vực xa trung tâm thành phố, dân cư phân bố rải rác, lãnh đạo địa phương chưa quán xuyến được hết, hình thành ban dân cư và chi bộ địa phương chưa được lâu. Người dân chỉ biết tiếp cận thông tin bằng cách xem ti vi là chính (khoảng 40 %) trình độ dân trí thấp, lại sống trong vùng kinh tế nghèo nàn, điều kiện văn hóa còn nghèo hạn chế. Do vậy tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao, bình quân 5 nhân khẩuhộ. Đó cũng là yêu cầu cần quy hoạch dân cư để tạo điều kiện nâng cao dân trí, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.  Y tế Trừ CBCNV Lâm trường, những cán bộ về hưu định cư tại chổ còn lại 100 % hộ dân định cư trên địa bàn không có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy được cấp thuốc miễn phí điều trị bệnh sốt rét, song chỉ được cấp thuốc đặc trị, còn các loại thuốc khác phải tự mua điều trị. Dân cư lại phân bố rải rác, xa bệnh viện nên rất khó khăn trong việc khám chữa bệnh, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.  Giáo dục Hiện trên địa bàn Lâm trường có một số cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trong vùng. Song với đội ngủ giao viên như hiện nay và cơ sở vật chất hiện tại thì không đủ nhu cầu về việc học tập của con em trong vùng như: Cơ sở vật chất thiếu Dân cư phân bố rải rác không tập trung do vậy rất khó bố trí giáo viên 22 Điều kiện đi lại khó khăn và kinh tế không đáp ứng được nhu cầu của con em trong vùng. Trước những đặc điểm trên của khu vực có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về kinh tế cũng như xã hội: Tự nhiên Thuận lợi: rừng tự nhiên ở đây là rừng thường xanh, nhiều tầng tán, rậm rạp nên khó khăn cho bọn lâm tặc muốn khai thác gỗ trộm. Rừng khó xảy ra cháy vào mùa khô. Mặt khác, hệ thống giao thông ở đây cũng khá hoàn chỉnh và địa hình ở đây cũng khá bằng phẳng ít dốc thuận lợi cho việc QLBVR . Hệ thống cấp nước khá nhiều và có dung tích khá lớn như ao, hồ, sông, suối…có thể cung cấp đầy đủ và kịp thời để chửa cháy rừng . Khó khăn: do dịa hình ở đây khá bằng phẳng, ít dốc, hệ thống giao thông khá thuận lợi cho nên lâm tặc có thể xâm nhập vào bất cứ lúc nào dể ăn cấp lâm sản và vận chuyển đi tiêu thụ cũng khá dễ dàng cho lâm tặc khi mà ở đây chỉ cách các thành phố như Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước không xa. Đồng thời với địa hình tiếp giáp với nhiều khu vực nhạy cảm tạo nên rất nhiều ngõ ngách cho bọn lâm tặc xâm nhập khai thác và vận chuyển làm cho lực lượng QLBVR ở đây không quản lý nỗi. Xã hội Thuận lợi: dân cư ở đây đã tạo nên một lực lượng lao động dồi dào có thể phối hợp với lực lượng QLBVR ở đây để cùng tham gia các công tác QLBVR và các hoạt động lâm sinh. Khó khăn: sự phân bố dân cư ở đây khá lớn và ở khắp nơi trong rừng nên đã tạo một áp lực lớn đến nguồn tài nguyên rừng hiện có với một lực lượng dân cư đông đảo như vậy họ có thể tiếp tay cho bọn lâm tặc khai thác lâm sản trái phép. Mặt khác, cùng với nhu cầu sống của họ, họ có thể vào rừng khai thác trộm lâm sản để phục vụ cho cuộc sống của họ. Cùng với áp lực tăng dân số và di dân tăng cao đã làm cho việc quản lý càng khó khăn hơn; và một điều bất cập 23 nữa là trình độ dân trí khá thấp, đời sống nghèo nàn nên họ chưa có ý thức QLBVR. 24 Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu đề tài đã đề ra nhằm tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc rừng trạng thái rừng IIIA1, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp tại tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vì vậy các nội dung nghiên cứu trong luận văn được xác định bao gồm: + Xác định cấu trúc tổ thành loài cây. + Phân bố số cây theo cấp chiều cao (NHvn). + Phân bố số cây theo cấp đường kính (ND1,3). + Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang (NG). + Phân bố trữ lượng rừng theo cấp đường kính (MD1,3). + Tương quan giữa chiều cao và đường kính (HvnD1,3). + Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng. + Xác định độ tàn che của rừng theo phương pháp của David và Richards. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ những mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu được phân ra như sau: 4.2.1. Cơ sở phương pháp luận Trên cơ sở nội dung nghiên cứu cụ thể được xác định như trên, phương pháp sử dụng chủ yếu trong đề tài là khảo sát khu vực nghiên cứu, điều tra, quan sát và thu thập số liệu trên thực địa, thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài, thu thập số liệu tại các ô mẫu và phân tích những hiện tượng thấy được ở rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng 25 Nai trên đối tượng là trạng thái rừng IIIA1 (dựa trên khung phân loại của Loeschau (1962) đã được cụ thể hóa trong quy phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Lâm nghiệp ban hành năm 1984) để phân chia trạng thái và thu thập tài liệu. Từ đó, tổng hợp và rút ra những nhận định chung về một số đặc điểm và cấu trúc của rừng tự nhiên IIIA1, qua đó đề xuất ra những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp với tình hình rừng. 4.2.2.Phương pháp thu thập số liệu Trong nghiên cứu về cấu trúc rừng: Có nhiều phương pháp thực hiện thông qua các hệ thống các loại ô điều tra: + Hệ thống ô điều tra định vị + Hệ thống ô điều tra tạm thời:  Ô điều tra với diện tích cố định: Loại ô này có ba dạng được quy định là: 2500m2, 1000m2, 500m2. Việc lựa chọn hình dạng ô và kích thước tùy thuộc vào địa hình, địa thế cũng như kích thước của lô rừng cần tiến hành điều tra.  Ô điều tra theo cự ly cây: Đây là ô điều tra tạm thời không có hình dạng cố định thường được sử dụng để điều tra đo rừng, đặc biệt là các loại hình rừng trồng, rừng ngập mặn và rừng tự nhiên lá kim.  Ô điều tra 6 cây của Prodan: Đây là loại ô điều tra rừng do Prodan đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của không gian sinh trưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.  Ô điều tra tổng hợp Brunn: Đây là loại ô điều tra tổng hợp để trên cùng một diện tích rừng, cùng một thời điểm điều tra, người ta có thể đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của các thế hệ cây rừng (phân chia theo kích thước) từ lớp cây dự trữ, kế cận cho tới lớp cây tạo thành tầng tán chính của rừng mà không cần thiết lập lại ô. (Dẫn nguồn Giáo trình Điều tra rừng – TS. Giang Văn Thắng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM) 26 Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả đã căn cứ vào quy trình điều tra quy hoạch rừng ban hành năm 1998 và kết hợp thêm một số biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế của rừng. Điều tra lâm học đánh giá cấu trúc rừng, tình hình tái sinh tự nhiên, tổ thành loài thực vật rừng căn cứ vào tình hình cụ thể của khu vực điều tra. Đồng thời áp dụng các quy trình điều tra trong công tác ngoại nghiệp (Giáo trình Điều tra rừng của TS. Giang Văn Thắng) để điều tra trên các ô mẫu điển hình với ô tiêu chuẩn tạm thời có dạng hình chữ nhật diện tích 2000 m2, đại diện cho tình hình sinh trưởng và sinh thái rừng theo phương pháp điều tra lâm học. Số lượng ô mẫu cho trạng thái này là 3 ô. 4.2.3. Nội dung điều tra và các biện pháp kỹ thuật 4.2.3.1. Nội dung thu thập số liệu Số liệu điều tra, thu thập được ghi vào phiếu mẫu biểu theo quy định trong quy trình Điều tra lâm học do Viện Điều tra Quy hoạch rừng ban hành như sau: Mô tả tình hình chung của lâm phần. Đo đếm các chỉ tiêu: D13, Hvn, Dt, phẩm chất cây, tình hình vật hậu. Vẽ trắc đồ dọc, ngang thể hiện cấu trúc tầng tán rừng và phân bố các cá thể trong lâm phần, từ đó xác định độ tàn che của rừng. Điều tra tình tình tái sinh Đề xuất các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng, phục hồi rừng. 4.2.3.2. Biện pháp kỹ thuật Sử dụng địa bàn cầm tay để mở ô tiêu chuẩn, đường quanh ô phát rộng đủ để cắm tiêu và dể dàng nhận ra vị trí 4 góc của ô. Tại 4 góc đóng 4 cọc cao 1 m, cọc mốc có đường kính 10 cm, đỉnh cọc mốc được vót 4 mặt và có ghi ký hiệu ô. Các yếu tố đo đếm và ghi chép thay đổi tùy theo từng loại thực vật.  Đo đếm cây gỗ lớn Tên cây: Xác định đến loài cây không biết ghi theo ký hiệu sp1, sp2, …. Xác định tầng thứ (theo ký hiệu phân tầng của Thái Văn Trừng, 1978). 27 Đo D 1,3 bằng thước mét dây và ghi số hiệu cây ở vị trí 1,3 m. Đo toàn bộ cây đứng có đường kính D1,3  8cm. Đo chiều cao: Đo chiều cao của 5 cây có đường kính bình quân cộng của ô bằng mục trắc chiều cao (có kết hợp với sào đo cao để điều chỉnh sai số). Xác định phẩm chất cây: Phẩm chất cây phân theo 3 loại: a, b, c và ghi chú tình hình dây leo ảnh hưởng trực tiếp cây đứng.  Loại a: Cây thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối không có hiện tượng sam bọng, sâu bệnh, cụt ngọn,hại thân.  Loại b: Thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có hiện tượng sam bọng, sam bọng, sâu bệnh.  Loại c: Thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có từ hai thân trở lên, có hiện tượng sam bọng, sâu bệnh.  Đo đếm cây tái sinh Đo đếm toàn bộ cây tái sinh trên 25 ô dạng bản thiết kế ở dạng bàn cờ. Diện tích của mỗi ô dạng bản là 4m2 (22) trên cùng một ô tiêu chuẩn. Nội dung thu thập trong ô tái sinh gồm: Xác định tên cây, chiều cao Hvn, đường kính tán, chất lượng cây, nguồn gốc (đo đếm những cây có D1,3 < 8 cm).  Xác định mật độ cây tái sinh, thành phần loài cây tái sinh.  Cây tái sinh được phân theo 3 cấp chất lượng: khỏe, yếu, trung bình.  Số liệu điều tra được ghi biểu riêng cho từng ô dạng bản.  Vẽ trắc đồ Theo dãi, diện tích 200 m2 (20 m  10 m) trạng thái rừng IIIA1. Đo chiều cao cây vượt tán bằng mục trắc. Trắc đồ vẽ theo phương pháp David và Richards, vẽ trên giấy kẻ ly

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP CAO THẾ HIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU - TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP TP.HCM 08/2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP CAO THẾ HIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU - TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Cảnh TP.HCM 08/2007 LỜI CẢM ƠN!  Gặt hái thành hôm chân thành cảm ơn quý Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, q Thầy Cơ giáo Khoa Lâm nghiệp, gia đình bạn bè tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn tất chương trình học Nhân dịp xin chân thành gửi lời cám ơn đến: Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, q Thầy, Cơ giáo Khoa Lâm nghiệp giảng dạy truyền đạt kiến thức cho suốt thời gian học tập trường Chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Minh Cảnh tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi suốt q trình thực đề tài Xin chân thành cám ơn anh Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng phía Nam tập thể Ban Giám đốc Lâm trường Mã Đà tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi suốt q trình thu thập số liệu ngoại nghiệp tài liệu liên quan đến đề tài Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất người giúp đỡ suốt thời gian thực đề tài Xin chân thành cám ơn!!! Tp.HCM, tháng 08 năm 2007 Sinh viên thực Cao Thế Hiệp SUMMARY Cao The Hiep, student of forestry faculty of Nong Lam University, Thu Duc District, Ho Chi Minh City The thesis “First step research on some structural characteristics of natural forest (IIIA1 type) at 104 sub - area – Bo Hao Hamlet – Ma Da Village – Vinh Cuu District – Dong Nai Province” has been carried out from February to July 2007 Scientific Advisor: MSc Nguyen Minh Canh The main research methods of the thesis are mensurement and collection of the data in the study fields The software Excel 2003 was used to treat data and establish the correlation models The research results could be summarized with some main contents as follows: Structure of botanic species: The number of species in natural forest (IIIA1 type) at study area is 59 species; Sapindaceace has the highest ratio (16.07 percent) with species Xerospermun noronhianum Distribution of stem number according to tree height – rank (N/HVN) Correlation of (N) according to height - rank (H) of natural forest (IIIA1 type) at study area is well fitted by Weibull equation with  = 1,5 and  = 0,052 Distribution of stem number according to diameter at breast height (N/D1.3) Correlation of (N) according to diameter (D1,3), to be a mathematical model with an Meyer equation as: LnN% = 4,3582 – 0,1207*D1,3 or N% = 78,11.e-0,1207*D1,3 Distribution of mass according to diameter at breast height (M/D1.3) M/D1.3 of natural forest (IIIA1 type) at study area is not continuous; the mass decreases gradually when the diameter increases, M = 109,6 m3 Correlative equation between the tree height and the diameter (HVN/D1.3) At study area, the best mathematical equation to model the correlation of the tree height (HVN) with the diameter (D1,3) with an equation as: H = - 0.8474 + 11,3361* LogD1,3 with r = 0,66 Forest reproductive situation Density of reproductive tree of natural forest (IIIA1 type) at study area is about 8.590 trees per The number of trees with H < m has a high ratio (H < m has 30.6 percent; m < H < m has 42.5 percent) The number of prospect trees has 6923 trees per (80.6 percent) Crown density of the forest at study area The thesis has calculated the crown density of the forest at study area is 0.68 PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN - PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN - PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN - MỤC LỤC Trang * Lời cảm ơn * Tóm tắt * Phiếu nhận xét giáo viên hướng dẫn * Phiếu nhận xét giáo viên phản biện * Mục lục i * Danh sách chữ viết tắt iii * Danh sách bảng - iv * Danh sách hình - v CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.3 Giới hạn phạm vi địa điểm vùng nghiên cứu - CHƯƠNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN 2.1 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên giới - 2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên Việt Nam 2.3 Khái niệm nguyên tắc phân chia trạng thái rừng CHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU - 11 Tổng quan khu vực nghiên cứu - 11 3.2 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu - 12 3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 17 CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 4.1 Nội dung nghiên cứu 24 4.2 Phương pháp nghiên cứu 24 4.2.1 Cơ sở phương pháp luận - 24 4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 25 i 4.2.3 Nội dung điều tra biện pháp kỹ thuật - 26 4.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 27 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 5.1 Kết cấu tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIIA1 tiểu khu 104, thôn Bà Hào – xã Mã Đà – huyện Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai - 33 5.2 Quy luật phân bố số theo cấp chiều cao (N/Hvn) lâm phần IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 35 5.3 Quy luật phân bố số theo cấp đường kính (N/D1,3) lâm phần IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai38 5.4 Phân bố số theo cấp tiết diện ngang (N/G) lâm phần IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 41 5.5 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) lâm phần IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 43 5.6 Tương quan chiều cao đường kính (Hvn/D1,3) - 45 5.7 Tình hình tái sinh tán rừng - 47 5.8 Xác định độ tàn che rừng - 49 CHƯƠNG KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ - 51 6.1 Kết luận - 51 6.2 Tồn - 52 6.3 Kiến nghị 53 * Tài liệu tham khảo * Phụ biểu ii suy trữ lượng theo cấp kính tính hectare Kết tính tốn thể bảng 5.5 hình 5.4 sau: Bảng 5.5 Phân bố trữ lượng (M) theo cấp đường kính D1,3 STT 10 11 12 Giới hạn lớp 4-8 8-12 12-16 16-20 20-24 24-28 28-32 32-36 36-40 40-44 44-48 48-52 Tổng Trị tổ 10 14 18 22 26 30 34 38 42 46 50 Tần số 152 142 113 44 26 13 15 1 523 N/ha 253 237 188 73 43 22 25 10 13 2 872 M/ha 31,86 29,77 23,68 9,23 5,44 2,73 3,14 1,26 1,67 0,21 0,21 0,42 109,6 M(m /ha) 35.0 30.0 25.0 M/ha 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 4-8 8-12 12-16 16-20 20-24 24-28 28-32 32-36 36-40 40-44 44-48 48-52 Hình 5.4 Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3 trạng thái rừng IIIA1 44 Nhận xét: Từ kết phân tích bảng 5.5 hình 5.4 nhận thấy, phân bố trữ lượng theo cấp đường kính giảm dần theo cấp đường kính tử nhỏ đến lớn Trữ lượng bình quân lâm phần trạng thái IIIA1 đạt khoảng 109,6 m3/ha Trữ lượng tập trung chủ yếu cấp đường kính – 16 cm chiếm khoảng 78 % tổng trữ lượng lâm phần Đây lớp kế cận, trình kinh doanh rừng, cần ý tới cấp đường kính áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh Trữ lượng tập trung chủ yếu cấp đường kính tạo nên cạnh tranh gay gắt Do cần phải có biện pháp quản lý bảo vệ tốt, hạn chế tác động xấu từ bên ngồi vào rừng Bên cạnh đó, cần chặt bỏ dần có giá trị kinh tế thấp, phẩm chất chiếm giữ vị trí khơng gian sinh trưởng lớn ảnh hưởng tới khả sinh trưởng phát triển lớp kế cận tái sinh hình thành phát triển, góp phần tham gia vào vốn sản xuất rừng 5.6 Tương quan chiều cao đường kính (Hvn/D1,3) Đường kính D1,3 chiều cao Hvn tiêu quan trọng việc đánh giá trình sinh trưởng phát triển rừng, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với Nhiều nghiên cứu cho thấy nhân tố đường kính nhân tố chiều cao có mối tương quan chặt Tuy nhiên cúng tùy vào loại điều kiện lập địa mà mối tương quan có quy luật riêng mơ tả phương trình tốn học phương trình tương quan Dựa phương trình tương quan thiết lập, ứng với cỡ kính bình qn xác định cỡ chiều cao bình quân với độ tin cậy cho phép Vì vậy, việc nghiên cứu quy luật tương quan chiều cao đường kính nhằm hiểu rõ quy luật cấu trúc rừng, từ đề xuất biện pháp cải thiện cấu trúc rừng thông qua đại lượng sinh trưởng mối quan hệ chúng Để nghiên cứu quy luật tương quan chiều cao đường kính trạng thái rừng IIIA1 khu vực nghiên cứu, từ số liệu thu thập đường kính chiều cao từ ô điều tra Sau bước chỉnh lý, tính tốn nội 45 nghiệp sở phân tích qui luật sinh học tốn học mối quan hệ tiêu tham gia mơ hình, thử nghiệm dạng mơ hình tốn học nhằm tìm mơ hình tối ưu Các hàm toán học chọn thử nghiệm đề tài là:  Hàm bội : y = a.xb  Hàm nghịch đảo : y = a + b/x  Hàm logarit : y = a + b.logx  Hàm Parabol : y = a + b.x + c.x2  Hàm Schumacher : y  a e b x k Sau so sánh tiêu thống kê như: hệ số tương quan (r), sai số phương trình (SY-X), tồn tham số phương trình (trắc nghiệm T), tồn phương trình (trắc nghiệm F), quy luật sinh học rừng, hướng đường cong biểu diễn hàm lý thuyết so với đám mây điểm (Hvn thực nghiệm), đề tài nhận thấy hàm Logarit y = a + b.logx phù hợp so với dạng lại Kết xử lý thực phần mềm Excel Sau kết tính tốn cụ thể: Hvn = -0,8474+ 11,3361*LogD1,3 Với r = 0,66; SY-X = 2,64; Ftính = 406 > Fbảng; 2tính < 20,05 (P = 0,99 > 0,05) Hvn 30 25 20 Hvn H_lt (y = a+blogx) 15 10 D1.3 0 10 20 30 40 46 50 60 Hình 5.5 Biểu đồ mơ tả tương quan chiều cao đường kính Nhận xét: Từ kết phân tích trình bày cho thấy, phương trình thiết lập có hệ số tương quan tương đối chặt (r = 0,66), sai số phương trình SY–X = 2,64, tham số phương trình tồn tại, đồng thời qua kiểm tra phù hợp dạng phương trình cho kết 2t < 20,05 (ứng với mức xác suất P = 0,99 > 0,05), chứng tỏ phương trình chọn phù hợp để mô mối tương quan Một số tác giả như: Nguyễn Đức Trung, Hồ Thị Thu Thảo, Phạm Văn Thưởng, Nguyễn Thị Ái Nhi, Mai Trí Mân lựa chọn dạng phương trình để biểu diễn tương quan Hvn D1,3 cho rừng tự nhiên Vì vậy, đề tài chọn dạng phương trình để biểu thị mối quan hệ Hvn/D1,3 cho trạng thái rừng IIIA1 khu vực nghiên cứu 5.7 Tình hình tái sinh tán rừng Tình hình tái sinh tán rừng coi việc làm quan trọng nghiên cứu cấu trúc rừng Đặc điểm tái sinh rừng diễn theo quy luật định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc tính sinh vật học, sinh thái học loài cây, điều kiện địa lý, lập địa hồn cảnh rừng, phát triển lên tạo thành quần thụ có điều kiện tốt Việc đưa phương thức tái sinh cần phải nắm rõ quy luật tái sinh đối tượng cần tác động Dựa quy luật mà ta đề xuất biện pháp kỹ thuật tái sinh có hiệu Từ số liệu đo đếm ngồi thực địa với 39 dạng (2 m x m) ô tiêu chuẩn tiến hành phân chia lớp tái sinh tán rừng thành cấp chiều cao Kết cụ thể trình bày đây: 47 Bảng 5.6 Phân bố tái sinh theo chiều cao trạng thái IIIA1 Cấp H (m) Tổng số (N/ha) Tỷ lệ % 4m 385 4,48 Tổng 8590 100 Số tái sinh có triển vọng 6923 chiếm tỷ lệ 80,6 % % tái sinh < 1m – 2m – 4m > 4m > 4m – 4m – 2m C pH < 1m 45.0 40.0 35.0 30.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 Hình 5.6 Biểu đồ phân bố % số tái sinh theo cấp chiều cao Nhận xét: Qua kết điều tra cho ta thấy tình hình tái sinh tán rừng có mật độ tái sinh khoảng 8.590 cây/ha Song chủ yếu dạng mạ cấp chiều cao m chiếm tỷ lệ cao (< m chiếm 30,6 %, – m chiếm 42,5 %), số lượng tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ 6923 cây/ha (80,6 %) Với mật độ khẳng định tái sinh triển vọng bổ sung cho tầng cao tương lai tiềm tái sinh rừng khu vực nghiên cứu lớn 48 Qua tính tốn dựa biểu đồ ta thấy số lượng tái sinh giảm cấp chiều cao tái sinh tăng Do đào thải tự nhiên, lồi cấu tạo nên tán rừng Trường, Chò chai, … có đại diện lớp tái sinh số lượng cá thể khác Do để nâng cao tỷ lệ chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cần thiết phải ngăn chặn nạn cháy rừng tác động xấu đến rừng, điều tiết tái sinh phân bố đồng lâm phần,… ‫ ٭‬Tầng bụi: Cao từ – m, mức độ nhiều Cop1 – Cop2, gồm loài: Ba gạc, Sầm, Tam lang, Bọt ếch, … Ngoài có nhiều dạng dây leo có độ cao lớn thường lẫn bám thân gỗ nhỏ, đặc biệt có số dây leo lớn lấn áp gỗ nhỏ ‫ ٭‬Tầng thảm tươi: Với loài Cỏ ba cạnh, Nghệ, Dong riềng, Sâm nam, … chiếm ưu thế, độ nhiều từ Cop1 – Cop2 Trong năm gần nhìn chung rừng phát triển tốt, số lượng gỗ lớn dần nhiều lên, mật độ tái sinh tương đối dày, nhiên phần lớn giá trị, khơng bị tác động rừng dần phục hồi 5.8 Xác định độ tàn che rừng Độ tàn che (ký hiệu chữ C) tỷ lệ phần mười hay phần trăm diện tích hình chiếu nằm ngang tán rừng (St, m2) mặt phẳng nằm ngang lơ đất có rừng (S, m2), nghĩa C = St/S Giá trị C thay đổi giới hạn nhỏ Độ tàn che tiêu có ý nghĩa quan trọng việc đánh giá mức độ thiếu hụt ánh sáng tán rừng, mức độ che bóng tái sinh, mức độ tỉa thưa quần thụ khai thác khai thác trung gian (chặt ni dưỡng, hay tỉa thưa rừng), tình trạng lâm phần … Độ tàn che rừng cho ta thấy mối quan hệ với rừng, việc điều chỉnh độ tàn che giai đoạn phát triển rừng 49 điều chỉnh mật độ rừng nhiều phương pháp (trồng bổ sung, tỉa thưa ) độ tàn che độ giao tán rừng lớn Đề tài xác định độ tàn che lâm phần IIIA1 khu vực nghiên cứu theo phương pháp trắc đồ David Richards Biểu đồ trắc diện vẽ sau đo xác tọa độ, chiều cao, đường kính D1,3, đường kính tán chiều dài tán cho tất dãi hẹp có hình chữ nhật với diện tích 20 m x 10 m lên giấy kẻ ly Sau tính độ tàn che thông qua việc xác định tỷ lệ tổng diện tích hình chiếu tán với diện tích trắc diện (20 m x 10 m) Qua biểu đồ phẩu diện chiếu tán, đề tài xác định độ tàn che lâm phần IIIA1 khu vực nghiên cứu 0,68 (xem phần phụ biểu trắc đồ rừng tự nhiên) 50 Chương KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Từ kết thu ứng với nội dung nghiên cứu xác định, đề tài rút số kết luận trạng thái rừng IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào - xã Mã Đà – huyện Vĩnh Cửu - tỉnh Đồng Nai sau:  Về tổ thành loài Tổ thành lồi than gỗ có 59 lồi lồi chiếm ưu lồi: Trường, Bồ An, Chò góp phần vào tầng tán rừng có giá trị kinh tế  Kết cấu rừng Rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIIA1 gồm tầng gỗ, tầng bụi tầng thảm tươi hạ mộc  Phân bố N/Hvn Phân bố số theo cấp chiều cao có dạng hàm phân bố Weibull Số tập trung nhiều chiều cao – 14 m chiếm 81,45 % số lượng lâm phần Chiều cao bình quân lâm phần H = 11 m, phạm vi biến động R = 22 m, hệ số biến động Cv = 21 % cho thấy phân hóa chiều cao rừng cao  Phân bố N/D1,3 Phân bố theo cấp đường kính rừng tự nhiên trạng thái rừng IIIA1 có dạng hàm mũ Phương trình cụ thể: LnN% = 4,3582 – 0,1207*D1,3 hay N% = 78,11.e-0,1207*D1,3  Phân bố N/G 51 Phân bố số theo tiết diện ngang giảm dần tiết diện tăng lên Ở cấp 0,0026 – 0,0226 m2 có số lượng nhiều (chiếm 80,7 %) sau giảm mạnh cấp 0,0226 – 0,0426 m2 giảm chậm cấp lại Tiết diện ngang bình quân 0,0176 m2  Phân bố M/D1,3 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính giảm dần theo cấp đường kính tử nhỏ đến lớn Trữ lượng bình quân lâm phần trạng thái IIIA1 đạt khoảng 109,6 m3/ha Trữ lượng tập trung chủ yếu cấp đường kính – 16 cm chiếm khoảng 78 % tổng trữ lượng lâm phần  Tương quan H/D Tương quan chiều cao đường kính trạng thái IIIA1 khu vực nghiên cứu cho hệ số tương quan tương đối chặt, tham số phương trình tồn tại, đồng thời phương trình thiết lập tồn mức ý nghĩa cao Phương trình cụ thể: Hvn = -0,8474+ 11,3361*LogD1,3  Tình hình tái sinh tán rừng Mật độ tái sinh khoảng 8.590 cây/ha, chủ yếu dạng mạ cấp chiều cao m chiếm tỷ lệ cao, số lượng tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ 6923 cây/ha (đạt 80,6 %) Tầng bụi, cao từ – m, mức độ nhiều Cop1 – Cop2 gồm loài cây: Ba gạc, Sầm, Tam lang, Bọt ếch, tầng thảm tươi với loài: Cỏ cạnh, Nghệ, Dong riềng, Sâm nam, chiếm ưu thế, độ nhiều từ Cop1 – Cop2  Độ tàn che lâm phần khu vực nghiên cứu 0,68 6.2 Tồn Do thời gian thực đề tài có hạn, cộng thêm trình độ chun mơn hạn chế đề tài tiến hành nghiên cứu số quần xã thực vật rừng điển hình trạng thái IIIA1 khu vực nghiên cứu nhiều kiểu trạng 52 thái khác nhau, diện tích tương đối lớn nên chắn bao quát hết đặc điểm toàn khu vực quản lý Lâm trường Mã Đà 6.3 Kiến nghị Hiện Đồng Nai tỉnh lượng rừng tự nhiên nhiều với nhiều lồi có giá trị kinh tế cao thuộc họ Bồ hòn, họ Đay, họ Dầu phân bố diện rộng Do cần phải bảo vệ tốt phần diện tích rừng nói trên, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rừng, bảo tồn loài đặc chủng khu vực hệ sinh thái vùng gần rừng Tăng cường phối hợp hiệu ban ngành có liên quan cơng tác bảo vệ phát triển nguồn lợi cho rừng Nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật lâm sinh Điều quan trọng hết quan tâm đến kết cấu rừng, tiếp tục đầu tư nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng quần thụ loài chính, điều chỉnh độ tàn che lâm phần để điều tiết ánh sáng lọt vào rừng cho rừng sinh trưởng, phát triển cường độ tốt - Tất công việc chặt tỉa thưa, phát dây leo, bụi rậm cần phải có cán kỹ thuật lâm sinh thiết kế cụ thể thực biện pháp kỹ thuật quy định để khơng gây tổn thất đến có tán rừng TpHCM, ngày 10 tháng 08 năm 2007 Sinh viên thực Cao Thế Hiệp 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đĩa sinh vật rừng Việt Nam 2.0 (2000) – Cty TNHH tin học Hoàng Lực Phạm Văn Đến, 2003 Bước đầu nghiên cứu số đặc điểm cấu trúc rừng khộp đặc điểm sinh trưởng loài dầu đồng rừng khộp lâm trường Chư Phả – ĐắkLắk Luận văn tốt nghiệp Đại Học Nơng Lâm Tp.HCM Hồng Sĩ Động, 2002 Rừng rộng rụng miền Nam Việt Nam quản lý bền vững Nhà xuất khoa học kỹ thuật Hà Nội Bùi Việt Hải, 2003 Bài giảng thống kê lâm nghiệp Tủ sách Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Võ Đại Hải – Một số phương pháp bố trí thí nghiệm quản lý, lưu trữ, xử lý số liệu máy vi tính Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Thượng Hiền, 2002 Bài giảng thực vật rừng Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hồng, 2003 Bước đầu tìm hiểu cấu trúc kiểu rừng rụng khu vực Bầu Sấu - Vườn Quốc Gia Cát Tiên Luận văn tốt nghiệp Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Trần Hợp, Cây gỗ Việt Nam, nhà xuất nông nghiệp Mai Trí Mân, 2007 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác trạng thái IIIA2 tiểu khu 279 thuộc xã Bắc ruộng, lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Trị An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình thuận làm sở đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 10 Nguyễn Thị Ái Nhi, 2006 Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA2 lâm trường Lộc Bắc - huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm 54 Đồng làm sở đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ phát triển rừng Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 11 Giang Văn Thắng, 2003 Giáo trình Điều tra rừng Tủ sách Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 12 Giang Văn Thắng, 2001 Bài giảng Sản lượng rừng dành cho học viên cao học Lâm nghiệp Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 13 Nguyễn Văn Thêm, 1995 Bài giảng Kỹ thuật lâm sinh Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM 14 Thái Văn Trừng, 1978 Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội 15 Nguyễn Văn Trương, 1983 Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb KHKT, Hà Nội 16 Sổ tay điều tra quy hoạch rừng (1995) – nhà xuất nông nghiệp 55 56 PHIẾU ĐO TRẮC DIỆN DAVID & RICHARDS (Biểu 01) TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tên Mít nài Chặt khế Trường Săng trắng Trường Bứa Trường Gội Trường Nhãn rừng Săng trắng Gội Trâm Săng mây Chò chai Săng đen Bằng lăng Bằng lăng Hvn 12 12 13 11 14 13 13 12 11 10 15 9 Hdc 9 7 4 X 4.5 2.4 8.5 4.2 3.7 1.8 6.5 5.7 4.7 1.9 4.3 5.5 Y 3.5 2.3 8.5 9.4 9.8 5.5 12 12.5 18.5 19 19.5 17 20 19 7.5 13.5 ĐT 7 NB 3.5 5 5 6 2 PHIẾU ĐO TRẮC DIỆN DAVID & RICHARDS (Biểu 02) TT 10 11 12 13 14 15 16 Tên Săng đen Vàng nghệ Trâm Trâm Trường Nhãn rừng Nhãn rừng Máu chó Mít nài Mít nài Trâm Cà đuối Máu chó Bồ an Bồ an Bồ an Hvn 11 9 10 8 13 11 15 18 10 13 13 12 57 Hdc 6 5 10 13 9 X 7.0 6.7 5.0 5.5 3.4 1.8 2.0 0.0 2.2 4.6 5.6 4.1 7.5 8.0 10.0 2.0 Y 6.4 6.6 4.5 2.5 10.5 12.5 13 13.5 14.5 18.3 18 14.2 16.2 ĐT 4 5 6 NB 4 4 5 5 6 PHIẾU ĐO TRẮC DIỆN DAVID & RICHARDS (Biểu 03) TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tên Huỳnh đường Trường Chò chai Trường Trường Còng Cà đuối Chò chai Lòng mang Sấu Lòng mang Trường Trâm Trâm Lòng mang Huỳnh đường Trường Thành ngạnh Hvn 11 13 14 12 15 12 15 12 17 16 14 12 14 15 15 58 Hdc 10 12 12 12 8 12 X 9.5 10 7.5 5.5 5.6 5.6 0.9 4.2 2.8 4.7 6.8 6 5.5 3.8 Y 9.8 5.9 4.5 4.6 4.5 7.4 8.7 8.8 10.8 16 19 19 19 17 12.5 11 ĐT 4 4 NB 5 12 5 10 7 ... Cảnh, khu n khổ luận văn tốt nghiệp cuối khóa, đề tài Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 tiểu khu 104, thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ... IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 35 5.3 Quy luật phân bố số theo cấp đường kính (N/D1,3) lâm phần IIIA1 tiểu khu 104 thôn Bờ Hào, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, ... VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP CAO THẾ HIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 104 THUỘC THÔN BỜ HÀO – XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH

Ngày đăng: 28/11/2017, 15:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan