Nghiên cứu một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành

51 567 5
Nghiên cứu một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Động kinh là một bệnh đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn là vấn đề y tế có tính thời sự luôn cần được quan tâm nghiên cứu cho mỗi quốc gia. Động kinh là một bệnh lý thường gặp, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ động kinh chiếm 0.5-1% dân số. Tỷ lệ mắc mới mỗi năm trung bình là 50/100000 dân. Đây là một bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già với các tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa tuổi khác nhau [6], [8]. Động kinh là loại bệnh lý mạn tính của não, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh [2]. Là bệnh lý xuất phát từ tổn thương ở não nên ngoài hậu quả biểu hiện trực tiếp và rõ ràng là các cơn động kinh, động kinh còn có thể gây tổn thương các chức năng cao cấp của não trong đó có chức năng nhận thức [13]. Rối loạn nhận thức mà mức độ nặng hơn là sa sút trí tuệ là hội chứng rối loạn chức năng của vỏ não bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán [12]. Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn trí nhớ được công bố. Trong đó, động kinh là một trong những bệnh mà hiện nay đang được nhiều tác giả nghiên cứu những ảnh hưởng của nó đối với lĩnh vực trí nhớ của bệnh nhân [20, 21, 22]. Để đánh giá về rối loạn trí nhớ ngoài thăm khám lâm sàng chuyên khoa tâm thần kinh thì bộ câu hỏi trắc nghiệm thần kinh tâm lý của ICD10 là công cụ khách quan để đánh giá tính chất và mức độ rối loạn trí nhớ. Trong đó, bộ câu hỏi trắc nghiệm Trí nhớ được xem là một công cụ có giá trị sàng lọc ban đầu để đánh giá sơ bộ về những rối loạn trong lĩnh vực trí nhớ. Với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, bộ câu hỏi trắc nghiệm Trí nhớ hiện nay trên thế giới đang được sử dụng rộng rãi trong vấn đề nghiên cứu sàng lọc bệnh nhân rối loạn trí nhớ nói chung và rối loạn trí nhớ trong sa sút trí tuệ nói riêng. Bộ câu hỏi trắc nghiệm trí nhớ ra đời đầu tiên từ năm 1975, với sự sửa đổi không đáng kể của nhiều tác giả, nó đã chứng tỏ giá trị và khả năng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu về trí nhớ. Ở nước ta Bộ câu hỏi trắc nghiệm trí nhớ được sử dụng để nghiên cứu sàng lọc trên các bệnh nhân Alheimer, sa sút trí tuệ do mạch máu não, sa sút trí tuệ trên bệnh nhân Parkinson [1;3; 4]. Tuy nhiên, về nghiên cứu ảnh hưởng của động kinh đến lĩnh vực trí nhớ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nhằm mục đích tìm hiểu bước đầu và đánh giá sơ bộ một số biến đổi trí nhớ tổng quát dựa vào trắc nghiệm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành”. Địa điểm nghiên cứu là Viện lão khoa quốc gia và khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai với mục tiêu: - Mô tả một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, bệnh viện, gia đình bạn bè và cả những bệnh nhân. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban giám hiệu nhà trường, bộ môn Thần Kinh, Phòng đào tạo đại học trường đại học Y Hà Nội, khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai, khoa Tâm Thần Kinh viện Lão Khoa Trung Ương, ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai và viện Lão Khoa Trung Ương đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này. Với lòng kính trọng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hướng - thạc sĩ, giảng viên bộ môn Thần Kinh, trường đại học Y Hà Nội, người thầy đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới quý Thầy, Cô, các Anh Chị Bác Sỹ, Y tá, hộ lý khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai, khoa Tâm Thần Kinh viện Lão Khoa Trung Ương, những bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân đã hợp tác, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các GS. PGS. TS. Ths trong hội đồng thẩm định đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2011 Nguyễn Thị Phương Đông 1 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH .7 1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRÍ NHỚ 11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU: 21 3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TRẮC NGHIỆM TRÍ NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH .23 Chương 4: BÀN LUẬN 30 4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30 4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM TRÍ NHỚ 33 KẾT LUẬN 41 PHỤ LỤC 1 45 PHỤ LỤC 2 49 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 23 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH .7 1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRÍ NHỚ 11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU: 21 3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TRẮC NGHIỆM TRÍ NHỚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH .23 Chương 4: BÀN LUẬN 30 4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30 4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM TRÍ NHỚ 33 KẾT LUẬN 41 PHỤ LỤC 1 45 PHỤ LỤC 2 49 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ILAE : International League Against Epilepsy - MMSE : Mini Mental State Examination - DSM-IV : Diagnostic and Statistical manual of Mental disorders - CERAD : Consortium to Establish a Registry for Alzheimer’s Disease - DRS : Dementia Rating Scale - TLE : Temporal lobe Epilepsy - AEDs : Anti Epilepsy Drugs 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Động kinhmột bệnh đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn là vấn đề y tế có tính thời sự luôn cần được quan tâm nghiên cứu cho mỗi quốc gia. Động kinhmột bệnh lý thường gặp, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ động kinh chiếm 0.5-1% dân số. Tỷ lệ mắc mới mỗi năm trung bình là 50/100000 dân. Đây là một bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sinh đến người già với các tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa tuổi khác nhau [6], [8]. Động kinh là loại bệnh lý mạn tính của não, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh [2]. Là bệnh lý xuất phát từ tổn thương ở não nên ngoài hậu quả biểu hiện trực tiếp và rõ ràng là các cơn động kinh, động kinh còn có thể gây tổn thương các chức năng cao cấp của não trong đó có chức năng nhận thức [13]. Rối loạn nhận thức mà mức độ nặng hơn là sa sút trí tuệ là hội chứng rối loạn chức năng của vỏ não bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán [12]. Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn trí nhớ được công bố. Trong đó, động kinhmột trong những bệnh mà hiện nay đang được nhiều tác giả nghiên cứu những ảnh hưởng của nó đối với lĩnh vực trí nhớ của bệnh nhân [20, 21, 22]. Để đánh giá về rối loạn trí nhớ ngoài thăm khám lâm sàng chuyên khoa tâm thần kinh thì bộ câu hỏi trắc nghiệm thần kinh tâm lý của ICD10 là công cụ khách quan để đánh giá tính chất và mức độ rối loạn trí nhớ. Trong đó, bộ câu hỏi trắc nghiệm Trí nhớ được xem là một công cụ có giá trị sàng lọc ban đầu để đánh giá bộ về những rối loạn trong lĩnh vực trí nhớ. Với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, bộ câu hỏi trắc nghiệm Trí nhớ hiện nay trên thế giới đang được sử dụng rộng rãi trong vấn đề nghiên 5 cứu sàng lọc bệnh nhân rối loạn trí nhớ nói chung và rối loạn trí nhớ trong sa sút trí tuệ nói riêng. Bộ câu hỏi trắc nghiệm trí nhớ ra đời đầu tiên từ năm 1975, với sự sửa đổi không đáng kể của nhiều tác giả, nó đã chứng tỏ giá trị và khả năng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu về trí nhớ. Ở nước ta Bộ câu hỏi trắc nghiệm trí nhớ được sử dụng để nghiên cứu sàng lọc trên các bệnh nhân Alheimer, sa sút trí tuệ do mạch máu não, sa sút trí tuệ trên bệnh nhân Parkinson [1;3; 4]. Tuy nhiên, về nghiên cứu ảnh hưởng của động kinh đến lĩnh vực trí nhớ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nhằm mục đích tìm hiểu bước đầu và đánh giá bộ một số biến đổi trí nhớ tổng quát dựa vào trắc nghiệm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành”. Địa điểm nghiên cứu là Viện lão khoa quốc gia và khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai với mục tiêu: - Mô tả một số đặc điểm về trí nhớ trên bệnh nhân động kinh người trưởng thành 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH Do sự hiểu biết về động kinh khác nhau tùy từng nước, phương pháp nghiên cứu không giống nhau tùy theo từng tác giả, các khái niệm về cơn động kinh cấp tính triệu chứng và động kinh còn được áp dụng chưa đúng đắn, điều đó dẫn đến các kết quả nghiên cứu nhiều khi rất khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau. Ngày nay, hai bảng phân loại theo cơn động kinh (1981) và phân loại theo hội chứng động kinh (1989) của Liên hội Chống Động kinh Quốc tế (ILAE)[15], được sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng động kinh. Để giúp các nghiên cứumột phương pháp thống nhất cho phép so sánh các kết quả thu được với nhau, ILAE đã đưa ra một bản hướng dẫn (1993) bao gồm các khái niệm và định nghĩa cơ bản trong nghiên cứu dịch tễ học động kinh. 1.1.1 Cơn động kinh: Là “biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát và quá mức của một nhóm tế bào thần kinh ở não”. Các thay đổi này bao gồm biến đổi ý thức, vận động, cảm giác, tự động, hoặc tâm tríngười bệnh hoặc những người xung quanh cảm nhận được. Các rối loạn chức năng vỏ não này có thể cấp tính và thường tạm thời (trường hợp này nhiều khi chỉ là một cơn động kinh đơn độc). 1.1.2 Động kinh: Là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên trên 24 giờ, không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hoá, ngừng thuốc hay rượu đột ngột gây nên. 1.1.3 Phân loại động kinh Phân loại động kinh có vai trò quan trọng không những trong thực hành lâm sàng thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu 7 động kinh trên toàn thế giới. Hiện nay ILAE đưa ra hai cách phân loại động kinh [15] là: - Phân loại động kinh theo cơn (1981). - Phân loại động kinh theo hội chứng (1989). 1.1.4 Phân loại quốc tế về các cơn động kinh (1981) 1.1.4.1 Cơn động kinh toàn bộ - Cơn vắng ý thức: đặc hiệu và không đặc hiệu - Cơn lớn còn gọi là cơn trương lực - co giật - Cơn giật cơ - Cơn co giật - Cơn mất trương lực - Cơn trương lực 1.1.4.2 Các cơn động kinh cục bộ - Các cơn động kinh cục bộ đơn giản: Với những dấu hiệu vận động, cảm giác thân thể hoặc giác quan, thực vật, tâm trí. - Các cơn động kinh cục bộ phức tạp : Khởi đầu là cơn cục bộ đơn giản tiếp theo là những rối loạn về ý thức và/hoặc các biểu hiện tự động. Rối loạn ý thức ngay lúc bắt đầu có cơn có hoặc không có động tác tự động kèm theo. - Các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát: Các cơn động kinh cục bộ đơn giản tiến triển thành các cơn động kinh cục bộ phức tạp sau đó toàn bộ hoá thứ phát. 1.1.4.3 Cơn không phân loại Là các cơn không biểu hiện như trên hoặc kết hợp từ hai loại cơn trở lên. 8 1.1.5 Phân loại quốc tế về hội chứng động kinh (1989) 1.1.5.1 Động kinh và các hội chứng động kinh cục bộ - Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi + Động kinh lành tính ở trẻ nhỏ có biểu hiện kịch phát ở vùng Rolando + Động kinh nguyên phát khi đọc - Động kinh triệu chứng + Hội chứng Kojewnikow hay động kinh cục bộ liên tục + Các loại động kinh ở thuỳ: thuỳ thái dương, thuỳ trán, thuỳ chẩm, thuỳ đỉnh. - Động kinh căn nguyên ẩn Khi các căn nguyên còn chưa tìm ra người ta gọi là động kinh cục bộ căn nguyên ẩn. 1.1.5.2 Động kinh và các hội chứng động kinh toàn bộ - Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi (từ tuổi nhỏ đến lớn) + Cơn co giật sinh lành tính có tính chất gia đình + Cơn co giật sinh lành tính + Động kinh rung giật cơ lành tính ở trẻ nhỏ + Động kinh cơn vắng ở trẻ nhỏ + Động kinh cơn vắng ở tuổi thiếu niên + Động kinh giật cơ ở tuổi thanh niên + Động kinh cơn lớn khi tỉnh giấc + Động kinh xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt 9 + Các loại động kinh khác có thể được xếp vào động kinh toàn bộ, nguyên phát nhưng không nằm trong phần phân loại hội chứng này. - Động kinh căn nguyên ẩn hay động kinh triệu chứng đặc biệt + Các cơn co thắt tuổi thơ (hội chứng WEST).\ + Hội chứng Lennox-Gastaut + Động kinh với các cơn giật cơ đứng không vững + Động kinh với các cơn vắng giật cơ - Động kinh triệu chứng + Động kinh không có căn nguyên đặc hiệu: bệnh não giật cơ sớm, bệnh não tuổi thơ sớm với các đợt dập tắt (hội chứng Ohtahara) và các cơn khác. + Các hội chứng đặc hiệu: Các căn nguyên chuyển hoá và thoái hoá - Động kinh không xác định được đặc điểm cục bộ hay toàn bộ + Phối hợp với các cơn động kinh toàn bộ và cục bộ, đặc biệt là các cơn sinh, động kinh giật cơ nặng nề, động kinh với các nhọn - sóng liên tục trong giấc ngủ chậm, động kinh kèm thất ngôn mắc phải (hội chứng Landau - Kleffner). + Không có đặc điểm điển hình là cục bộ hay toàn bộ. - Các hội chứng đặc biệt + Các cơn động kinh xảy ra không thường xuyên, liên quan đến một số tình trạng gây động kinh thoảng qua (co giật do sốt cao, cơn động kinh chỉ xảy ra khi có yếu tố nhiễm độc hoặc chuyển hoá). + Các cơn động kinh đơn độc, trạng thái động kinh đơn độc. 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan