Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19 515 2
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môi giới là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một Công ty chứng khoán. Nó có ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán nói chung và của Công ty chứng khoán nói riêng. Môi giới chứng khoán không chỉ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho bản thân Công ty chứng khoán mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của Thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã bắt đầu hoạt động được hơn 10 năm. Các công ty chứng khoán cũng lần lượt được thành lập để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến nay trên cả nước đã có hơn 106 công ty chứng khoán đang hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội được thành lập năm 2007. Với mục tiêu trở thành 1 trong 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, công ty đã phải không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng và phát triển hơn nữa các hoạt động của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội và dựa trên sự tìm hiểu về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty và hoạt động môi giới trên thị trường chứng khoán, em đã chọn đề tài “ Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp” .

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Môi giới là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một Công ty chứng khoán. Nó có ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán nói chung và của Công ty chứng khoán nói riêng. Môi giới chứng khoán không chỉ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho bản thân Công ty chứng khoán mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của Thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã bắt đầu hoạt động được hơn 10 năm. Các công ty chứng khoán cũng lần lượt được thành lập để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến nay trên cả nước đã có hơn 106 công ty chứng khoán đang hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Công ty chứng khoán Sài Gòn Nội được thành lập năm 2007. Với mục tiêu trở thành 1 trong 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, công ty đã phải không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng và phát triển hơn nữa các hoạt động của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty chứng khoán Sài Gòn Nội và dựa trên sự tìm hiểu về hoạt động môi giới chứng khoán của công tyhoạt động môi giới trên thị trường chứng khoán, em đã chọn đề tàiPhát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn Nội làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp” . Nội dung đề tài gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động môi giới tạ công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn - Nội Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Sài Gòn - Nội. Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hương Lan cùng các anh chị trong phòng Giao dịch, môi giới và lưu kí tại công ty chứng khoán Sài Gòn Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - CTCK: Công ty chứng khoán - CTCP: Công ty cổ phần - TNHH: Trách nhiệm hữu hạn - SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán - SHS: Công ty chứng khoán Sài Gòn Nội - TTCK: Thị trường chứng khoán - UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước - DN: Doanh nghiệp - NĐT: Nhà đầu tư - MG: Môi giới - MGCK: Môi giới chứng khoán - GTGD: Giá trị giao dịch SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1.1: Vị trí của CTCK trên TTCK chính thức………………………… .1 Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch chứng khoán……………………………….….22 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lí công ty …………………………………33 Bảng 2.2 : Cơ cấu danh mục đầu tư….…………………………………………40 Bảng 2.3: Tỉ trọng doanh thu môi giới chứng khoán qua các năm………….…43 Bảng 2.4: Tỉ trọng chi phí hoạt động môi giới chứng khoán qua các năm…….44 SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một định chế trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán Ở Việt Nam, theo luật Chứng khoán 2007 thì: “Công ty chứng khoáncông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp”. 1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán: 1.1.2.1. Dựa vào loại hình tổ chức: Hiện nay có ba loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là: công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Công ty hợp danh: - Là loại hình kinh doanh có từ 2 chủ sở hữu trở nên - Thành viên của CTCK hợp danh gồm: Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cùa mình về nghĩa vụ của Công ty. Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành công ty, họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình đối với những khoản nợ của công ty. - Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ một chứng khoán nào. * Công ty cổ phần - CTCP là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - CTCP có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành. * Công ty TNHH - Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. - Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu. Do các ưu điểm của loại hình CTCP và Công ty TNHH so với Công ty hợp danh, vì vậy, hiện nay chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH và CTCP 1.1.2.2. Dựa vào hình thức kinh doanh: Do đặc điểm của một CTCK có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định do đó hiện nay, có quan điểm phân chia CTCK thành các loại sau: * Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ thực hiện việc trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. * Công ty bão lãnh phát hành chứng khoán là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá. SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Công ty kinh doanh chứng khoán là CTCK chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh. * Công ty trái phiếu là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu. * Công ty chứng khoán không tập trung là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường. 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán: Với những đặc điểm trên, công ty chứng khoán có vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán. 1.1.3.1. Đối với các tổ chức phát hành Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động của đại lí phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu các nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán. 1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư Thông qua các hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán sự biến đổi thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. 1.1.3.3. Đối với thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán thể hiện hai vai trò chính: SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa gia mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khác hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỉ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. * Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì công ty chứng khoán tạo cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thì trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua và bán các công ty chứng khoán giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính. 1.1.3.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường. Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lí thị trường để thực hiện mục tiêu đó. Các công ty chứng khoán thực hiện các công ty chứng khoán thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoánthực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là qui định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của công ty chứng khoáncông ty chứng khoán cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư . Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống lại các hiện trượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung. Những vai trò này được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán. 1.1.4. Khái quát những nghiệp vụ chính của một công ty chứng khoán 1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán * Khái niệm: Môi giới chứng khoán là việc công ty CK đại diện khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. * Chức năng: Cung cấp dịch vụ môi giới theo yêu cầu của khách hàng và các dịch vụ liên quan: cung cấp thông tin, các báo cáo nghiên cứu thị trường, đưa ra khuyến nghị đầu tư; mở và quản lý tài khoản giao dịch (bằng tiền và bằng chứng khoán cho khách hàng) * Phân loại: môi giới trung gian và thương gia chứng khoán + Môi giới trung gian: + Môi giới dịch vụ (toàn phần): CTCK cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán cho khách hàng: mua bán CK, giữ hộ CK, cho khách hàng vay tiền/CK, cung cấp tài liệu, tư vấn đầu tư cho khách hàng. + Môi giới bán phần: CTCK cung cấp một số dịch vụ nhất định theo yêu cầu của khách hàng, thông thường là thương lượng mua-bán chứng khoán theo sự SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ủy nhiệm của khách hàng. + Môi giới tại sàn: nhân viên của CTCK thành viên được bố trí thực hiện các giao dịch của CTCK hay của khách hàng của CTCK trên sàn giao dịch. + Môi giới độc lập (thương gia chứng khoán): là những cá nhân hay pháp nhân làm việc cho chính họ và hưởng lợi từ chênh lệch giá mua-bán, giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Môi giới độc lập có thể thực thi các lệnh theo yêu cầu của các CTCK thành viên khác của Sở và được trả một khoản tiền nhất định. 1.1.4.2. Tự doanh chứng khoán * Khái niệm: Tự doanh chứng khoánnghiệp vụ mà công ty CK thực hiện mua bán chứng khoán cho chính mình. * Mục đích: nhằm tìm kiếm lợi nhuận, điều tiết giá cả và bình ổn thị trường. * Quy định: + CTCK phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình. + CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của mình. + CTCK phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí của khách hàng trong trường hợp này. + Trường hợp lệnh mua/bán một loại chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng nhiều đến giá của loại chứng khoán đó, CTCK không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua/bán lọai chứng khoán đó. 1.1.4.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán * Khái niệm: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc CTCK bảo đảm với đơn vị phát hành rằng họ sẽ thu về được một số vốn nhất định từ một đợt phát hành. Sự bảo đảm đó cho phép đơn vị phát hành chủ động hơn trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn được huy động. CTCK (tổ chức BLPH) được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. * Các hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán: + Bảo lãnh cam kết chắc chắn: công ty BLPH nhận mua toàn bộ số chứng SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoán của đợt phát hành từ đơn vị phát hành, sau đó sẽ bán dần ra công chúng. + Bảo lãnh cố gắng tối đa: công ty BLPH hứa sẽ cố gắng đến mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Trường hợp không bán hết, số chứng khoán còn lại sẽ được trả về cho công ty phát hành. + Bảo lãnh tất cả hoặc không: hình thức BLPH hết, nếu không phát hành hết thì sẽ hủy bỏ tất cả. + Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu (NHBL theo phương thức tối thiểu, tối đa): tổ chức phát hành yêu cầu CTCK (tổ chức bảo lãnh) bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định, nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này đợt phát hành sẽ được hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc sẽ được trả cho nhà đầu tư. + Bảo lãnh dự phòng: áp dụng trong trường hợp tổ chức phát hành bổ sung thêm một số cổ phiếu thường chào bán cho cổ đông cũ trước khi chào bán cho công chúng bên ngoài. Nếu số cổ phiếu này không được cổ đông cũ mua hết, CTCK/tổ chức bảo lãnh (dự phòng) đứng ra mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành cổ phiếu bán cho công chúng bên ngoài. 1.1.4.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán * Khái niệm: là việc CTCK thông qua những hoạt động phân tích đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính cách dịch vụ cho khách hàng. CTCK không được tư vấn khách hàng đầu tư vào lọai chứng khoán khi không cung cấp đủ thông tin cho khách hàng. * Phân loại: theo hình thức và đối tượng Theo hình thức tư vấn + Tư vấn trực tiếp: CTCK sẽ đóng góp ý kiến với khách hàng về hoạt động đầu tư chứng khoán có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc trao đổi qua các phương tiện truyền thông: fax, điện thọai, internet. + Tư vấn gián tiếp: thông qua việc cung cấp các ấn phẩm nội bộ cho khách hàng. Theo đối tượng tư vấn + Tư vấn cho người phát hành: - xác định giá trị doanh nghiệp; - tư vấn loại chứng khoán phát hành; SV: Dương Thị Như Quỳnh MSSV: CQ 492316 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan