PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY

3 60.7K 488
PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM  QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY

PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY Vi Văn Lâm: Học viên: CH17-TT-HVCSND I. Các khái niệm: - Quản lý: Là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. - Lãnh đạo: Nghĩa rộng là: Sự dẫn đường chỉ lối, dẫn dắt, điều khiển (đề ra chủ trương, đường lối tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân tổ chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Nghĩa hẹp: là sự tác động điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra. - Chỉ huy: là sự điều khiển hoạt động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức nhằm thực hiện một mục đích nhất định, gắn liền với hoạt động cụ thể có tính cấp bách, khẩn trương đòi hỏi phải có sự phục tùng tuyệt đối ngay lập tức của cấp dưới; II. Sự giống nhau: - Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một công việc theo một mục đích nhất định. Quản lý, lãnh đạo, chỉ huy đều là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của chủ thể (quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) tới đối tượng ( bị quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) để đạt mục tiêu đã đề ra. Hoạt động này đều là tác động điều khiển có hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận đó là: chủ thể ( là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo, chỉ huy ) đối tượng bị điều khiển ( là bộ phận bị quản lý, lãnh đạo, chỉ huy ). - Đều gắn với con người, quan hệ người với người, giữa chủ thể đối tượng. - Xét về bản chất nội dung thì Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy cũng đều chính là hoạt động bao gồm quá trình ra quyết định tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động của đơn vị tổ chức đạt đến mục đích đã đặt ra. - Xét về hình thức phương pháp thì đều là đều là sự vận động của thông tin, sự điều khiển, định hướng, dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới đối tượng bị điều khiển thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện. - Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý, lãnh đạo chỉ huy không phải là hoạt động ra quyết định đơn thuần là định hướng chung chung, mà cả ba hoạt động này còn phải trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác cụ thể trong phạm vi chức trách của mình. Thậm chí có nhiều khâu công tác để đạt sự tác động có hướng đích có tổ chức người quản lý, người lãnh đạo người chỉ huy phải giữ vị trí trực tiếp thực hiện, do vậy chúng đồng nghĩa với hoạt động định hướng điều khiển chỉ đạo thực tiễn. - Quản lý, lãnh đạo chỉ huy có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích, gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Trong một số trường hợp cụ thể thì quản lý, lãnh đạo, chỉ huy có thể gắn liền với nhau trong một chủ thể trong một quá trình, cùng có một quá trình tác động nội dung, phạm vi hoạt động giống nhau. Trong thực tế thường khó có sự phân định tách bạch giữa ba loại công tác này, đặc biệt với mô hình tổ chức nhỏ, không có nhiều sự phân cấp, phân hệ rõ nét. - Quản lý, lãnh đạo chỉ huy đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ chức, đơn vị, tập thể, thống nhất ý chí các nguồn lực, phát huy “tính trồi” của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. III. Sự khác nhau: Các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được về một định nghĩa rõ ràng, rành mạch cho ba khái niệm này, chúng không đồng nhất được giải thích tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứư, xong đều bao hàm ý tác động điều khiển nhưng khác nhau về mức độ phương thức tiến hành, đều có chung khẳng định: quản lý, lãnh đạo chỉ huy là ba công việc khác nhau, thậm chí khác nhau rất cơ bản. Theo Từ điển tiếng Việt, "lãnh đạo" là đề ra chủ trương tổ chức động viên thực hiện, còn "quản lý" là tổ chức điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra, còn “ chỉ huy” là điều khiển hoạt động của một tập thể, Hoặc trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Như vậy có thể hiểu, lãnh đạo quyết định đường lối, sách lược, gắn với những vấn đề tổng quát, còn quản lý là tổ chức thực hiện, xử lý những vấn đề rất thực tế, chỉ huy là hoạt động tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong thời gian cấp bách, khẩn trương. Lãnh đạo nặng về lĩnh vực chính trị, chủ trương, đường lối, bao quát; còn quản lý nặng về lĩnh vực hành chính, điều hành, chấp hành, chỉ huy là hoạt động điều hành nhưng mang tính cụ thể cấp bách, đòi hỏi phục tùng tuyệt đối. So sánh nội hàm ngoại diên của các khái niệm trên có thể thấy: - Khác về phương thức tác động hiệu lực: + Lãnh đạo: sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng, để ra nguyên tắc, mô hình + Quản lý dựa vào pháp luật các thể chế, quy chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước. + Chỉ huy sử dụng thường dựa vào phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, điều lệ, kỷ luật. + Về hiệu lực, lãnh đạo tập hợp các cá nhân đối tượng bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa ra trong toàn tổ chức; còn quản chỉ huy thường thông qua hoạt động của điều hành, tác động trực tiếp đến các các nhân, nhóm của tổ chức, hiệu lực là trực tiếp. - Khác về nội dung chức năng: + Lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ động viên thuyết phục con người. + Quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành kiểm soát tiến trình hoạt động. +Chỉ huy bao gồm sử dụng nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt được giao một cách độc lập, chủ động, yêu cầu cấp dưới phải chấp hành phục tùng tuyệt đối. - Khác về phạm vi tác động hình thức thể hiện: + Quản lý: là một phạm trù rộng, để tiến hành quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh đạo. để chủ thể thực hiện tổ chức liên kết tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng tác động dài hạn đã được định trước. Quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn chuẩn xác hơn, quản lý tập hợp các nguồn lực, điều khiển tổ chức để thực hiện mục tiêu, định hướng thành hiện thực( mục tiêu đã được định trước của hoạt động lãnh đạo ). Ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính vật chất, giữa vật chất con người, giữa con người tài chính, các nguồn lực khác. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo chỉ huy. + Lãnh đạo: hoạt động điều khiển của chủ thể lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ mô( hoạt động lãnh đạo là hoạt động có tầm vĩ mô) . Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm, nguyên tắc, chính sách hoạt động, xây dựng những quyết sách lớn ở tầm vĩ mô được thực hiện trong một không gian rộng lớn bao quát một khoảng thời gian tương đối dài. Thực hiện những công việc chung, lớn, theo đuổi hiệu quả của toàn bộ tổ chức, lực lượng. Lãnh đạo là quản lý nhưng mục tiêu xa hơn rộng hơn, khái quát cụ thể hơn, đồng thời lãnh đạo cũng là chỉ huy khi yêu cầu điều khiển là cấp bách, khẩn trương mang tính thời điểm cụ thể. Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo. Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo. Quản lý ở đây chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác. Thông thường, lãnh đạo chỉ huy chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệtquan hệ cấp trên cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý. + Chỉ huy: Là tổ chức thực hiện làm sao để chủ trương, đường lối, kế hoạch do lãnh đạo đặt ra được áp dụng trong khi thực thi một nhiệm vụ nhất định. Đi sâu vào việc chấp hành, tổ chức thực hiện một công việc cụ thể (ở tầm vi mô). Gắn liền với hoạt động cụ thể, nhiệm vụ cấp bách khẩn trương cần tập trung sức lực trí tuệ để thực hiện trong một thời gian nhất định (ở khoảng thời gian tương đối ngắn ). Thực hiện những công việc cụ thể, rõ ràng, tính kỷ luật chặt chẽ, thường mang đặc trưng công tác vũ trang, trong điều kiện khó khăn yêu cầu phức tạp, thời gian gấp gáp ( ví dụ như chỉ huy bộ đội, chỉ huy công an, chỉ huy công trình đang thi công, chỉ huy phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn ). Trong thực tế chỉ huy thường gắn với vai trò lãnh đạo trực tiếp. III. Kết luận: Qua phân tích trên cho thấy, để hoạt động của một tổ chức cũng như một xã hội ổn định hài hoà hiệu quả cũng đều cần cả lãnh đạo, chỉ huy quản lý. Tuy vậy, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xa trông rộng, vạch đường chỉ lối nói chung, không thể có sai lầm hệ thống; lại phải luôn theo dõi tiến trình quản lý, chỉ huy bằng nhận thức chiến lược đánh giá kết quả chung, không chỉ của quá trình quản lý cũng như hoạt động chỉ huy cụ thể. - Các tài liệu tham khảo: + Giáo trình khoa học lãnh đạo chỉ huy công an nhân dân- GS-TS Nguyễn Xuân yêm, PGS-TS Nguyễn văn Cảnh- NXB CAND-năm 2007. + Giáo trình quản trị học-NXB Giao thông vận tải- năm 2006. + http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=17134752&News_ID=18654016 +http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Ly-thuyet- 360/Quan_ly_Su_thong_nhat_giua_li_luan_va_thuc_tien/ . PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY Vi Văn Lâm: Học viên: CH17-TT-HVCSND I. Các khái niệm: - Quản lý: Là sự. định. Quản lý, lãnh đạo, chỉ huy đều là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của chủ thể (quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) tới đối tượng ( bị quản lý, lãnh đạo,

Ngày đăng: 23/07/2013, 12:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan