giao an bai chuyen chuc phan su den tan vien

8 486 3
giao an bai chuyen chuc phan su den tan vien

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu bài CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN -Nguyễn Dữ - I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Dữ (? ?) sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (này là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). - Xuất thân trong 1 gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông). - Thi đỗ và ra làm quan nhưng không lâu sau ông cáo quan về ở ẩn. 2. Truyền kì - Truyền kì mạn lục a. Truyền kì: là thể văn xuôit rung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. b. Truyền kì mạn lục: - Số lượng tác phẩm không nhiều, tiêu biểu là Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện. - Viết bằng chữ Hán, nội dung phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đầy bất công đương thời. Bằng ngòi bút nhân đạo, tác giả khẳng định quan niệm sống“ lánh đục về trong” của bản thân và lớp trí thức ẩn dật cùng thời. Giá trị nhân bản của tác phẩm còn là tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào nhân tài, văn hóa nơc Việt. II. Đọc - hiểu 1. Văn bản: SGK 2. Phân tích: a. Tính cách nổi bật ở nhân vật Ngô Tử Văn: là cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa(tình tiết, sự kiện…) - Trước hết, tính cách Ngô Tử Văn thể hiện qua lời kể của tác giả: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. - Ngay khi mới xuất hiện, tính cách Ngô Tử Văn đã bộc lộ khá rõ với thái độ không run sợ trước lời đe dọa của tên hung thần. Hành động của Tử Văn châm lửa đốt ngôi đền thiêng: “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ khấn trời, rỗi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”. + Phản ứng của Tử Văn trước thói xấu, thói ác nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát. + Hành động: “tắm gội sạch sẽ” trước khi đốt đền, “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền chứng tỏ Tử Văn quyết đấu, quyết sống mái với kẻ gian tà, dù đối thủ của Tử Văn là kẻ nào cũng phải kinh sợ. - Ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện, người cầm cán cân công lí - cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. + Tử Văn gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. + Tử Văn tỏ thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. + Chàng không chỉ ‘kêu to”, khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”, mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc. - Ngô Tử Văn với sự kiên định chính nghĩa của mình đã chiến thắng gian tà mang lại ý nghĩa: + Giải trừ được hậu họa, đem lại an lành cho nhân dân; + Diệt từ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt; + Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí. b. Tư tưởng đoạn đầu Tính cách, phẩm chất Ngơ Tử trả lời Văn : giả giới thiệu a Hồn cảnh xuất thân: nhân vật - Ngô Tử Văn tên Soạn, quê nào? (Q qn, n Dũng, Lạng Giang tính tình) - Là người nóng nảy, cương trực, thấy tà gian khơng chịu VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí → Cách mở truyện theo truyền thống: ngắn gọn, dễ hiểu - Trước đốt đền - HS phát biểu ý kiến b Ngô Tử Văn với việc đốt đền: Tử Văn có hành cá nhân * Trước đốt đền: động nào? Qua - Tử Văn tức giận, tắm gội sẽ, nhận xét thái độ khấn trời Tử Văn? → Tử Văn người cẩn trọng, - Sau đốt đền có kiện - HS điểm lại kiện xảy tra Tử liệt kê cơng khai, đàng hồng, liệt, lòng tin vào nghĩa * Sau đốt đền: Văn? Em liệt - Tử Văn bị bệnh kê? - Mở thấy có người đến đòi đền - Chàng mặc kệ, tự nhiên → Là người cương trực, coi thường kẻ lọc lừa - Tử Văn gặp Thổ Công hiểu rõ cớ sự, biết việc Thổ Công bị cướp - Thái độ lời nói Tử Văn đường ...Tìm hiểu bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 1. Thể loại Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyền truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người. 2. Tác giả Nguyễn Dữ (? ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. 3. Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở thành quan phán sự. Qua câu chuyện của Ngô Tử Văn, người viết ca ngợi những người trung thực ngay thẳng, khẳng định niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Tác phẩm thể hiện những đặc trưng tiêu biểu cho nghệ thuật viết truyện truyền kì của các nhà văn trung đại. 4. Cách đọc Đoạn đầu đọc chậm, từ "Tử Văn vâng lời" đến "vào ngục Cửu U" đọc nhanh, dồn dập thể hiện cao trào của câu chuyện. Cần thể hiện sự khác biệt giữa lời nhân vật và lời người kể. Đoạn cuối đọc giọng bình luận. * Lời bình: 1. Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép rộng rãi những chuyện lạ truyền ở đời) là một tập truyện ngắn chữ Hán gồm 20 truyện. Tất cả đều được viết bằng văn xuôi nhưng có xen văn biền ngẫu và thơ ca. Trừ chuyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, các truyện còn lại đều có lời bình, có thể là của người đời sau. Nội dung của các lời bình chủ yếu nhằm vào phẩm chất đạo đức của các nhân vật (theo quan điểm của người viết). Là một tập truyện ngắn được viết trong nhiều năm, Truyền kì mạn lục, dưới hình thức pha trộn những yếu tố hiện thực với những yếu tố hoang đường, kì ảo đề cập đến nhiều phương diện của đời sống xã hội, dựng nên những bức tranh sinh hoạt của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ; đặc biệt là tác giả đã bước đầu chú ý đến số phận và sự phản kháng của những con người bị dập vùi trong xã hội. (Bùi Văn Nguyên, Văn học Việt Nam, Sđd) 2. Truyện đã diễn tiến theo tình tiết của một cuộc xung đột, nổ ra ngay từ đầu, tiếp tục gay gắt thêm mãi cho đến điểm đỉnh mới từ đó mở nút và giải quyết. Hành động kịch với kịch tính ở chi tiết, với kịch biến những chỗ bản lề, đều được sử dụng với tất cả hiệu lực, dựa trên tính cách nhân vật ngày càng rõ nét, khiến cho truyện, qua từng màn từng cảnh, không ngừng gây được hứng thú cho người đọc. Cho đến hình tượng bay bổng cuối cùng cũng là một lời ca ngợi lí tưởng, đẹp đẽ và thấm thía. Đức cương trực, lòng nghĩa Phân tích bài " Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ - Bài làm 1 Người xưa từng răn dạy rằng "cây ngay không sợ chết đứng", "ở hiền thì gặp lành". Những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc. Sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đã mang đến cho truyện một sức hấp dẫn riêng. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được tác giả giới thiệu theo cách kể chuyện quen thuộc của văn học trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách. Tử Văn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương phương. Tính tình cương trực của Tử Văn đã nổi tiếng cả vùng Bắc, và chính tính cách là mấu chốt của câu chuyện. Tử Văn đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền. Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách "vốn ghét sự gian tà". Chàng đốt đền bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã "hưng yêu tác quái", đã làm hại dân lành. Hành động này của Tử Văn khẳng định tính tình ngay thẳng và quyết tâm trừ gian tà của chàng. Để trừ gian tà, chàng đã dám làm việc động trời như vậy. Hành động của chàng không phải là hành động ngang ngược của một kẻ vô đạo. Tử Văn là người đọc sách thánh hiền nên chàng hiểu rõ việc mình làm, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền". Những hành động tiếp theo của Tử Văn đều chứng tỏ chàng là một người ngay thẳng, không chịu khuất phục tà gian. Trước những lời đe doạ của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên", trước không khí đáng sợ ở âm phủ, trước lời mắng chửi và đe doạ của Diêm vương, Tử Văn vẫn bình tĩnh khẳng định "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian". Tính tình cương trực đã giúp Tử Văn chiến thắng kẻ ác, chàng đã vạch trần được tội ác của hồn ma lưu vong, đã lấy lại được ngôi đền cho Thổ thần, và trở thành một viên quan phán sự ở Minh ti. Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong Phân tích bài " Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ - Bài làm 2 Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành".Ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút". Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Tryền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Lục là sách, mạn là ghi chép tản mạn, truyền kì là chuyện lạ kì lưu truyền trong dân gian. Truyền kì mạn lục là sách ghi chép lại những câu chuyên lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ ko phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuầnTrong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ viết về các nhân vật, các sự việc kỳ lạ xảy ra thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại. Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn Dữ đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ. Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn - người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì ko thể chịu được. Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn ko phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) NGUYỄN DỮ I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, hiện chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Ông là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu, người đỗ tiến sĩ năm 1496. Thi đỗ hương tiến và ra làm quan ở huyện Thanh Tuyền chưa được một năm thì ông từ quan về phụng dưỡng mẹ già. Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được xem như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại nói chung, văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam nói riêng. 2. Chuyện chức hán sự đền Tản Viên, cũng như các truyện khác của Truyền kì mạn lục, thuộc thể loại truyền kì. Truyền kì là thể văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Ở Việt Nam thời trung đại, thể loại này rất được ưa chuộng. Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô-típ truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất yếu tố hiện thực và chất nhân văn. 3. Ngô Tử Văn vốn là người khảng khái, cương trực. Tức giận vì tiếng là đền làng linh ứng, nhưng tên giặc tử trận ở gần đền lại biến thành yêu quái trong dân gian, Tử Văn đã đốt đền. Đốt đền xong, về nhà, Tử Văn thấy người khó chịu, rồi lên cơn sốt. Trong cơn sốt, Tử Văn thấy một người cao lớn khôi ngô, đầu đội mũ trụ tự xưng là cư sĩ đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ. Tử Văn vẫn thản nhiên. Người kia tức giận doạ sẽ kiện Tử Văn ở toà cõi âm. Chiều tối, lại có một ông già phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng, hỏi ra mới biết đó là Thổ công bị viên tướng bại trận giả làm cư sĩ kia tranh chiếm mất đền. Ông già dặn rằng nếu âm phủ có tra hỏi thì cứ khai ra những lời ông nói, nếu tên kia chối thì cứ đến mà xác minh. Đến đêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Đến âm phủ, người canh cổng truyền rằng Tử Văn tội sâu ác nặng không được khoan giảm. Tử Văn kêu oan và được dẫn vào gặp Diêm Vương. Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói và tranh cãi mãi với người đội mũ trụ, không phân phải trái. Diêm Vương sinh nghi, người đội mũ trụ định lảng chuyện, sợ bị lộ ra sự thực. Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực thì thấy đúng như lời Tử Văn nói. Kẻ kia bị đẩy vào địa ngục tầng thứ chín. Tử Văn về đến nhà thì mới biết mình đã chết được hai ngày. Ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành. Sau đó một tháng, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sựđền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Sau đó, có người thấy Tử Văn trên xe ngựa cưỡi gió. Người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự !”. 4. Nguyễn Dữ quan tâm phản ánh, phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, thể hiện khát vọng chân chính của con người với tinh thần nhân văn cao đẹp. Bằng một nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những yếu tố kì ảo mang nội dung hiện thực sâu sắc, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện nổi bật gương người cương trực, can đảm, mạnh mẽ đấu tranh chống lại gian tà, loại trừ cái ác, đòi công lí, công bằng. II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm hiểu xuất xứ Gợi ý: Truyền kì mạn lục được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, gồm 20 truyện. 2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích - Đoạn 1 (từ đầu đến… vung tay không cần gì cả.): Tử Văn đốt đền. - Đoạn 2 (từ Đốt đền xong… đến… ... VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí + Một mực kêu oan, đòi phán xét công khai + Bị kết tội bướng bỉnh, ngoan cố + Chàng thắng lợi trở tiến cử làm chức phán → Không khiếp sợ,... HS tự suy nghĩ nêu lên ý nghĩa phê phán tác phẩm Ý nghĩa tác phẩm: a Ý nghĩa phê phán: - Hồn ma Bách Hộ Họ Thôi: Sống, chết ác, xảo huyệt, tham la, hại dân, hại thần - Tố cáo thần thánh, quan lại... em truyện có Nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật đáng ý? (GV chốt ý bổ sung) - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, - HS tìm liệt kê theo an xen nhiều yếu tố kì ảo ý kiến thân - Tình gây xung đột, nhiều

Ngày đăng: 10/11/2017, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan